Nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa tại trường trung cấp y tế bắc giang trong giai đoạn hiện nay

70 1.1K 4
Nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa tại trường trung cấp y tế bắc giang trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các tổ chức nói chung bao giờ cũng có những mục đích nhất định và đều có tham vọng đạt được mục đích thông qua việc tạo dựng một môi trường phát triển bền vững. Trong quá trình tìm kiếm và tạo dựng môi trường đó, văn hoá được nhận diện như một yếu tè ngày càng trở nên bao trùm và rất quan trọng. Có thể nói văn hoá là một phần không thể xem nhẹ trong quá trình phát triển của các tổ chức. Ngày càng có nhiều bằng chứng rõ ràng và khẳng định rằng văn hoá đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của tất cả các tổ chức. Văn hoá cã ảnh hưởng rất quan trọng đến nhận thức và hành vi của các thành viên trong mọi tổ chức. Trong bối cảnh hiện nay, các tổ chức (trong đó có các nhà trường nói chung và trường Trung cấp chuyên nghiệp nói riêng) đang tìm cho mình một cách ứng xử thích hợp để có thể chủ động hội nhập với khu vực, quốc gia và thế giới một cách tự tin, có bản lĩnh. Quá trình giáo dục ở nhà trường là quá trình được tiến hành trong đó có Thầy và Trò cùng với các hoạt động dạy và học nhằm hướng tới mục tiêu phát triển tri thức, kỹ năng thực hành và hoàn thiện nhân cách con người. Quá trình này trong các thời kỳ khác nhau, ở các đối tượng khác nhau có những đặc thù khác nhau. Nhà trường cho dù không phải là địa chỉ duy nhất đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ khoa học công nghệ như hiện nay, nhưng vẫn được coi là môi trường chủ yếu để trang bị kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng nhân cách, nuôi dưỡng tâm hồn cho con người. Mục tiêu hoạt động của nhà trường, nhất là trường chuyên nghiệp là dạy chữ (chuyên môn), dạy người và dạy nghề. Đối với trường Trung cấp Y tế Bắc Giang, làm sao đào tạo ra được những người cán bộ y tế “vừa 2 hồng, vừa chuyên”? Truyền bá hay chia sẻ kiến thức? Làm thế nào để gắn học với hành? Làm sao để môi trường sống của nhà trường thực sự là một môi trường có văn hóa: ở đó có giá trị chân, thiện, mỹ là mục tiêu hướng tới của các em. Sản phẩm của Trường Y là một loại sản phẩm đặc thù, đặc biệt và độc đáo - là con người “Lương y như từ mẫu”. ĐÓ đạt được mục tiêu đó, môi trường y tế phải như thế nào? Nói cách khác, môi trường sống, đời sống văn hóa trong ngành y nói chung và trường Trung cấp Y tế nói riêng phải hướng tới những tiêu chí cơ bản nào? Đó là một vấn đề mà trong bối cảnh thực tế hiện nay luôn là sự quan tâm, trăn trở của các nhà lãnh đạo, quản lý các cấp. Bởi lẽ cách thức, con đường giáo dục bao giờ còng gắn với một môi trường văn hoa nhất định. Giáo dục, trước hết và suy cho cùng là nhằm phát triển con người một cách toàn diện, xây dựng nhân cách văn hóa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Chính vì vậy tổ chức xây dựng đời sống văn hóa trong nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, cùng với việc khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, là động lực của sự phát triển thì việc xây dựng đời sống văn hóa trong nhà trường cũng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Cũng giống như các trường Trung cấp chuyên nghiệp khác, trường Trung cấp Y tế Bắc Giang đang đứng trước nhiều cơ hội lẫn thách thức về việc tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu thời cuộc. Thực tiễn và lý luận cũng đã chứng minh rằng xây dựng đời sống văn hóa trong nhà trường (hay còn gọi là văn hóa học đường, văn hóa nhà trường) là một cách tiếp cận đúng đắn và cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, thấu đáo và kỹ càng hơn. Với tinh thần và ý nghĩa trên, trên cương vị công tác của mình - nhiều năm gắn bó với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế ở địa phương, tôi chọn đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐỜI 3 SỐNG VĂN HÓA TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ BẮC GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY” làm luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, cơ quan, đoàn thể; nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về công tác xây dựng đời sống văn hóa tại trường Trung cấp Y tế Bắc Giang. - Đánh giá thực trạng về hoạt động xây dựng đời sống văn hóa tại trường TCYT Bắc Giang. Tiếp tục hoàn thành và nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng môi trường văn hóa ở các phòng ban, bộ môn, các lớp học sinh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo thương hiệu cho nhà trường. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động xây dùng đời sống văn hóa trong nhà trường. - Kiện toàn hệ thống bộ máy tổ chức, xây dựng bổ xung nguồn nhân lực, tăng cường phối hợp giữa các phòng ban, bộ môn, các tổ chức đoàn thể về công tác xây dựng đời sống văn hóa trong đơn vị. - Đào tạo và đào tạo liên tục, bồi dưỡng cán bộ giáo viên, học sinh nhà trường có nhận thức tốt về công tác xây dựng đời sống văn hóa nhà trường. - Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền xây dựng văn hóa đơn vị tạo động lực, sức mạnh nội sinh phát triển nhà trường lớn mạnh. - Tích cực xã hội hóa hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. 3. Phương pháp nghiên cứu 4 Trên cơ sở phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của văn hóa và công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong giai đọan hiện nay, đề tài còn sử dụng các phương pháp khoa học cụ thể để tiếp cận thông tin và xử lý thông tin hiệu quả nhất nhằm giải quyết tốt mục tiêu của đề tài đặt ra. Phương pháp cụ thể: - Thu thập thông tin, điều tra, khảo sát, thống kê. - Phân tích tổng hợp. - Phân tích dự báo, so sánh đối chiếu. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn viết thành 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Chương 2: Thực trạng về công tác xây dựng đời sống văn hóa tại trường Trung cấp Y tế Bắc Giang trong thời gian qua (2005 - 2010). Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa nhà trường trong thời gian tới. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CƠ SỞ 1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vai trò của văn hoá và công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở 1.1. Vai trò của văn hoá Quan niệm về văn hoá: Lịch sử phát triển của văn hoá gắn liền với lịch sử phát triển lâu dài của loài người. Khi con người xuất hiện, tự khẳng định mình là người thì lịch sử văn hoá cũng bắt đầu từ đó. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, đến năm 1871 E.Taylo lần đầu tiên định nghĩa về văn hoá: “Văn hoá hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục cùng với những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội”. Trong thập kỷ thế giới vì sự phát triển văn hoá Phederico Mayo - Tổng giám đốc UNESCO lúc đó đưa ra quan niệm “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo Êy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Từ thực tiễn lịch sử lâu dài của dân tộc, trong tác phẩm văn hoá và đổi mới, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng các 6 dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sãng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được để không ngừng phát triển và lớn mạnh, viết lên những trang sử lạ lùng bởi tính kiên cường trong hoạn nạn, bởi khí phách hào hùng trong giữ nước và dựng nước”. “Cốt lõi của sức sống đó là văn hoá với ý nghĩa bao quát và cao đẹp của nó, bao gồm cả một hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sức nhạy cảm tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ bản lĩnh và bản sắc của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để tự bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” Trong quan niệm trên, tác giả đặc biệt nhấn mạnh văn hoá là sức sống, phẩm chất, bản lĩnh dân tộc. Hồ Chí Minh - danh nhân văn hoá thế giới đã đưa ra định nghĩa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thÝch ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Từ nhiều định nghĩa về văn hoá, ta có thể xác định được những nét tương đồng với nhau ở những điểm rất cơ bản: Theo nghĩa rộng, văn hoá là toàn bộ các hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiÔn lịch sử - xã hội, mang tính chân, thiện, mỹ, phục vụ cho sù sinh tồn và phát triển của con người và xã hội loài người. Văn hoá là đặc trưng khác biệt giữa con người với động vật, là sản phẩm nhân tạo và sản phẩm tự nhiên, là kết quả của sự thích nghi có ý thức và chủ động của con người với tự nhiên. 7 Văn hoá thể hiện đặc điểm đặc trưng của mỗi xã hội, mỗi cộng đồng, văn hoá là thước đo trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Những gì trái với chuẩn mực trên thì không phải là văn hoá. Theo nghĩa hẹp, quan niệm về văn hoá chỉ ở lĩnh vực sản xuất tinh thần, lĩnh vực sản xuất vật chất được tách riêng trong lĩnh vực kinh tế. Văn hoá là toàn bộ các giá trị tinh thần do con người sáng tạo, tích luỹ qua quá trình lịch sử xã hội. Trong Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ năm (khoá VIII), Đảng ta tiếp cận văn hoá dưới góc độ toàn bộ những giá trị tinh thần tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội và chia thành 8 lĩnh lực cơ bản, trong đó tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá được coi là những lĩnh vực quan trọng nhất hiện nay. Chóng ta cũng tiếp cận văn hoá dưới góc độ trên để xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. * Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển: Văn hoá có một vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy không có sự tiến bộ nào của kinh tế mà lại không có sự tham gia của văn hoá. Kinh tế có sự tăng trưởng tất sẽ ảnh hưởng tới văn hoá theo chiều tích cực hay tiêu cực. Kế thừa kinh nghiệm của dân tộc, tiếp thu tinh thần thời đại, dựa trên định hướng phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã sớm đổi mới tư duy về văn hoá, tiến đến nhận thức mới, sâu sắc, toàn diện về văn hoá và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, đặc biệt từ Đại hội VII đến nay, trong quan điểm, đời sống và chính sách phát triển, Đảng cộng sản Việt Nam luôn khẳng định: văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của văn hoá hàm chứa nội dung lý luận và thực 8 tiễn sâu sắc. Vừa bổ sung, phát triển lý luận văn hoá mácxít, vừa tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ của thời đại, đồng thời phù hợp với thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước ta trong thời kỳ đổi mới. - Văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội: quan điểm này chỉ rõ vị trí của văn hoá trong đời sống xã hội. Trong sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, kinh tế và văn hoá luôn giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Xã hội muốn phát triển bền vững cần có sự phát triển hài hoà giữa kinh tế và văn hoá. Bản chất của văn hoá là sáng tạo vươn tới các giá trị chân, thiện, mỹ, các giá trị nhân văn để xây dựng con người và phát triển xã hội loài người. “Hai vấn đề văn hóa và kinh tế - xã hội gắn chặt nhau, vừa là vấn đề cơ bản lâu dài, vừa cấp bách trước mắt. Nếu nhận thức đúng và giải quyết tốt sẽ thúc đẩy đất nước vượt qua khó khăn, phát triển mạnh mẽ bền vững, nhưng nếu nhận thức không đúng, giải quyết không tốt thì tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều”. Điều cần nhấn mạnh trong quan điểm về vai trò của văn hoá đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta chú trọng vai trò của văn hoá trong đời sống tinh thần. Xây dựng và phát triển văn hoá là xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội “Đảm bảo gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định đảm bảo sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI cũng tiếp tục nhấn mạnh phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội là một trong những nhiệm vụ lớn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong những năm tới. - Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội: 9 Mục tiêu của sự phát triển là phải nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trong sự kết hợp hài hoà giữa điều kiện vật chất và tinh thần, giữ mức sống cao và lối sống đẹp, vừa an toàn, vừa bền vững, không chỉ cho một số Ýt người mà cho tất cả mọi người, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn cho các thế hệ mai sau. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng năng lực của mình. Đi theo hướng đó, văn hoá phát triển và sử dụng năng lực của mình, văn hoá phải thực sự trở thành mục tiêu của sự phát triển. Nghị quyết Hội nghị TW 5 (khoá VIII) của Đảng chỉ rõ: Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. - Văn hoá là động lực, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế: Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, yếu tố quyết định cho sự phát triển là trí tuệ, tri thức, thông tin, sáng tạo và đổi mới không ngừng nhằm tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của cá nhân và cộng đồng. Việc đề cao yếu tố thông tin và tri thức đã dẫn đến yêu cầu coi trọng chất lượng và số lượng về tư bản con người (Human-Capital) yêu cầu phát huy tiềm năng sáng tạo của con người. Trong thời đại ngày nay, thời đại của cách mạng khoa học và công nghệ, của xu thế toàn cầu hoá, việc nhấn mạnh vai trò của khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo, giữ gìn và phát huy văn hoá dân tộc là hợp lý và cần thiết (nhất là đối với các nước đang phát triển). Với thiên chức hướng tới các giá trị chân - thiện - mỹ, văn hoá còn khơi dậy tiềm năng sáng tạo vô tận của nguồn lực con người từ đó khai 10 thác tốt nhất các nguồn lực phát triển nội lực và nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho sự phát triển. Quá trình xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng chính là quá trình đưa văn hoá trở thành mục tiêu, động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta rất chú ý đến giáo dục - đào tạo. Con người Việt Nam là sự kết tinh của nền tảng văn hoá Việt Nam. Vì thế, một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất để chúng ta thực hiện mục tiêu đề ra chính là: xây dựng con người Việt Nam về “trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, lối sống, tình cảm, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng, ngang tâm sự nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khoá VIII) đề ra nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam giai đoạn cách mạng mới có những đức tính như sau: - Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, có ý thức vươn lên vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. - Có ý thức tập thể, đoàn kết vì lợi Ých chung. - Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. - Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, có năng suất cao. - Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực. Để phát huy hơn nữa vai trò của văn hoá đối với sự phát triển ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, cần lưu ý những vấn đề sau: - Lấy con người làm mục đích cao cả: nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân. Không ngừng nâng cao chất lượng sống [...]... trong kết nối và thu hót quan tâm, đầu tư thông qua nhiều con đường trong đó có văn hóa 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC X Y DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA ( TỪ NĂM 2005 – 2010) 1 Khái quát lịch sử phát triển của nhà trường Trường trung cấp Y tế Bắc Giang là trường nằm trong hệ thống các trường TCCN của tỉnh Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực y tế. .. cán bộ văn hoá cơ sở cũng như các hạt nhân nòng cốt khác 3 Nâng cao chất lượng x y dựng đời sống văn hoá cơ sở là y u cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay 22 X y dựng đời sống văn hoá cơ sở là nền tảng, là bước đi ban đầu mang tính hiện thực, trực tiếp để x y dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc dân tộc Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá,... phòng dịch, Y sỹ sản nhi, Y sỹ Y học dân tộc, Y tá trung cấp, Hộ sinh trung cấp; đào tạo cán bộ Y tá, Hé sinh sơ học lên trung cấp * Giai đoạn từ 1997 đến nay Đầu năm 1997, tỉnh Hà Bắc tách thành 2 tỉnh: Bắc Giang và Bắc Ninh Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang được tái lập Phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, Trường được giao nhiệm vụ tiếp tục đào tạo cán bộ y tế cho 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh... sống vật chất và đời sống tinh thần - Y u tố cơ bản làm nên sự phát triển bền vững đất nước Việc đ y mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết x y dựng đời sống văn hoá” chính là hiện thực hoá của mục tiêu, chỉ tiêu về x y dựng đời sống văn hoá Đảng ta coi đ y là giải pháp quan trọng để x y dựng đời sống văn hoá nói riêng và x y dựng nền văn hoá nói chung Phong trào được thể hiện ở 5... kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xoá đói giảm nghèo - X y dựng tư tưởng chính trị lành mạnh 20 - X y dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm việc theo pháp luật - X y dựng môi trường xã hội xanh, sạch, đẹp, an toàn - X y dựng các thiết chế văn hóa thể thao và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá thể thao ở cơ sở Xã hội hoá các hoạt động x y đựng đời sống văn hoá cơ sở là một trong. .. trên Miền Bắc mở các trường Y sỹ, trường Y sỹ Bắc Giang được thành lập Trong 2 năm n y, nhà trường chủ y u đào tạo bổ túc y tá, hé sinh trong biên chế Nhà nước tại các xã thành y sỹ và đào tạo được hàng trăm y tá, hé sinh hợp tác xã; y tá, nữ hé sinh xã; bổ túc văn hoá cho cán bộ y tế - Thời kỳ 1963 - 1973: Năm 1963, hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh sáp nhập thành tỉnh Hà Bắc Trường Y sỹ tỉnh Bắc Giang. .. cấp Y tế Bắc Giang trong thời gian qua (2005 - 2010) 4.1 Những y u tố cơ bản ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của nhà trường Văn hóa nhà trường hình thành và phát triển trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Tuy nhiên nhà trường và văn hóa nhà trường lại tồn tại trong một bối cảnh lớn hơn, gồm nhiều y u tố ảnh hưởng: *Kinh tế thị trường Việt Nam đang chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang... thời là quy luật vận động văn hoá trong xã hội 15 - X y dựng đời sống văn hoá cơ sở là một quá trình kế thừa, phối hợp, chọn lọc những tinh hoa, những giá trị, những y u tố văn hoá nổi trội, thích hợp Văn hoá tồn tại ngay trong đời sống ở cơ sở chứ không trong ý muốn chủ quan của con người Văn hoá là cả một hành trình dài trong lịch sử chứ không phải chỉ là một khóc quanh - X y dựng đời sống văn hoá... thành Trường cán bộ Y tế Hà Bắc trực thuộc Bộ Y tế + Nhiệm vụ: Đào tạo cán bộ y tế cho các tỉnh phía Bắc từ Vĩnh Linh trở ra và chi viện cho chiến trường Miền nam + Các loại hình đào tạo: Đào tạo Y sỹ chính quy, Xét nghiệm viên trung cấp, bổ túc Y sỹ xã, đào tạo y tá sơ cấp, Nữ hộ sinh sơ cấp Lưu lượng học sinh trung bình 500, có lúc tại trường có đến 1800 học sinh /năm (năm 1967) Giai đoạn n y trường. .. triển x y dựng đời sống văn hoá cơ sở là khẳng định quan điểm “l y dân làm gốc” của Đảng và Nhà nước ta, hướng vào mục tiêu phát triển toàn diện, đáp ứng nhu cầu cơ bản của đời sống con người - Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, x y dựng cơ sở hạ tầng, cảnh quan, môi trường sống của cộng đồng - Nâng cao học vấn, kiến thức và kỹ năng sống bằng cách xoá mù chữ, phổ cập cấp học, mở rộng khuyến . ngành y tế ở địa phương, tôi chọn đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG X Y DỰNG ĐỜI 3 SỐNG VĂN HÓA TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TẾ BẮC GIANG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY làm luận văn tốt nghiệp cao cấp lý. tác x y dựng đời sống văn hóa tại trường Trung cấp Y tế Bắc Giang trong thời gian qua (2005 - 2010). Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng x y dựng đời sống văn hóa. động x y dựng đời sống văn hóa tại trường TCYT Bắc Giang. Tiếp tục hoàn thành và nâng cao chất lượng hoạt động x y dựng môi trường văn hóa ở các phòng ban, bộ môn, các lớp học sinh nhằm nâng cao

Ngày đăng: 26/07/2014, 08:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan