Đôi điều cần bàn lại về mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ_5 ppsx

10 534 0
Đôi điều cần bàn lại về mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ_5 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đôi điều cần bàn lại về mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ - Phùng Khắc Khoan dưới triều Lê” (43), và “không thể có việc Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính sách Truyền kỳ mạn lục để nó có thể trở thành một áng văn hay, một “thiên cổ kỳ bút”, bởi vì căn cứ vào nội dung tư tưởng các tác phẩm của hai ông, chúng tôi (tức NPH) đã xác định tư tưởng thẩm mỹ của hai ông là hoàn toàn khác nhau, thế giới quan và nhân sinh quan của hai ông cũng khác nhau, từ đó chúng tôi (tức NPH) rút ra kết luận rằng: Nguyễn Bỉnh Khiêm là người chủ trương cải tạo con người để bảo vệ trật tự chế độ, còn Nguyễn Dữ lại là người chủ trương cải tạo chế độ để bảo vệ quyền sống của con người” (44). Ở đây, về cơ bản chúng tôi đồng ý và xin được nói thêm là trong tất cả các tư liệu xưa hiện còn có đề cập đến vần đề này đều viết rằng Nguyễn Dữ sau khi cáo quan trước hoặc trong năm 1527 và viết tập Truyền kỳ. Sau đó, người cùng thời là Đại Hưng hầu Nguyễn Thế Nghi có diễn Nôm tác phẩm, còn Đại An Hà Thiện Hán, cũng là người cùng thời, viết tựa năm 1547 dưới đời Mạc. Thông tin này được chép trong Công dư tiệp ký tục biên, còn trong của Công dư tiệp ký Vũ Phương Đề (thường để phân biệt nên gọi nó là Công dư tiệp ký tiền biên), thì trong truyện về Đại Hưng hầu do cụ Vũ chép, chúng tôi không thấy có chi tiết trên (tức nói ông Nghi diễn sách ra chữ Nôm). Bài Tựa của Hà Thiện Hán có một chi tiết cần chú ý: “ông từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu, đến mấy năm không đặt chân đến chốn thị thành, thế rồi ông viết tập lục này để ngụ ý”. Còn Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục có chép tiểu sử Nguyễn Dữ mà ở trên đã nêu, cũng cung cấp chi tiết: “Sau vì nhà Mạc thoán đoạt, thề không đi làm quan, ở nhà dạy học, không đặt chân đến chốn thị thành, viết Truyền kỳ mạn lục bốn quyển”. Nhà Thư tịch học Thúc Ngọc Trần Văn Giáp trong Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 1, có viết: “làm Tri huyện Thanh Toàn rồi xin nghỉ về nhà nuôi mẹ. Trong khi nghỉ, ông soạn ra bộ Truyền kỳ mạn lục” (45). Nhờ những thông tin đó mà các nhà nghiên cứu mới nêu ra ức đoán, suy luận như ở trên đã dẫn. Như vậy, Nguyễn Dữ viết và hoàn thành tập truyện Truyền kỳ mạn lục trong khoảng thời gian từ 1527 đến trước năm 1547. Có thể trước cái mốc năm 1547 nhiều hơn, vì còn phải có thời gian để người đời chuyền tay nhau đọc và chép lại, Hà Thiện Hán viết Tựa, rồi Nguyễn Thế Nghi mới có cơ sở để diễn Nôm. Theo thiển ý, có thể Nguyễn Dữ viết tập truyện này vào năm 1527, và có thể hoàn thành nó trong năm này hoặc một vài năm sau đó, tức có thể từ khoảng năm 1527 đến trước năm 1530, vì “đương thời được nhiều người ưa thích”. Còn ý kiến phỏng đoán của Nguyễn Phạm Hùng khi cho rằng Nguyễn Dữ hoàn thành tập truyện từ trước năm 1527 là cần xem lại, dù nhà nghiên cứu này có biện minh và lý luận nhiều, mà theo chúng tôi là chưa thuyết phục lắm. Nhưng đây cũng là một đề xuất nghiêm túc, cần lưu ý để tiếp tục nghiên cứu và thẩm định thêm. 3. Ở trên, chúng tôi đã trích lại ý kiến của những nhà nghiên cứu trước đây đã viết xung quanh chuyện phủ chính văn bản của Nguyễn Dữ. Bên cạnh khối tư liệu trên, cũng còn có rất nhiều công trình văn học sử hay chuyên khảo khác có đề cập đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ với Truyền kỳ mạn lục, Phùng Khắc Khoan nhưng không nêu việc hai cụ Trạng có tham gia phủ chính tác phẩm của Nguyễn Dữ, chẳng hạn như công trình Việt Nam văn học sử yếu (1941) của Dương Quảng Hàm; công trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, 3 tập, (1965) của Phạm Thế Ngũ v.v Vì sao các nhà biên soạn văn học sử lại viết như thế? Trong khi, thực tế là Vũ Phương Đề trong Công dư tiệp ký không hề có một truyện nào chép riêng về Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan và đọc kỹ, soi từng chữ cũng không tìm thấy một dòng thông tin nào về việc Phùng Khắc Khoan tham gia phủ (bổ) chính, nhuận sắc văn bản Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Cụ Vũ Phương Đề cũng không viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm và cũng không nói chuyện Nguyễn Bỉnh Khiêm tham gia phủ (bổ) chính, nhuận sắc văn bản Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, mà chỉ chép lại bản Phả ký của Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân vào sách của mình thôi. Đến đây, chúng tôi chợt nghĩ, việc này chưa chắc cụ Vũ Phương Đề chép mà có thể một vị túc Nho nào đó ở đời sau chép lại bản Phả ký đó vào sách của cụ thì sao? Cho nên mới có Công dư tiệp ký tiền biên và Công dư tiệp ký tục biên. Khảo kỹ các truyện ký trong hai văn bản này và so sánh những truyện cùng viết về một đề tài thì mới thấy có nhiều chỗ, nhiều chi tiết khác xa nhau. Đó là chưa kể đến tổng số truyện giữa hai văn bản cũng chênh lệch nhau. Rồi tiếp theo là Tục Công dư tiệp ký của Trần Trợ nữa. Thật là rắc rối vô cùng! Thực tế, tư liệu xưa nhất hiện còn có đề cập chuyện Nguyễn Bỉnh Khiêm tham gia phủ chính Truyền kỳ mạn lục là bản Phả ký của Vũ Khâm Lân viết về hành trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm vào mùa đông năm Quý Hợi 1743, mang tên “Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký” (Phả ký về Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn Văn Đạt) trong đó có đoạn: “Nhắc lại khi Phùng Khắc Khoan còn theo học Bạch Vân tiên sinh, lúc thành tài rồi, bỗng có một đêm tiên sinh đến chỗ nhà trọ của ông, rồi ngài gõ cửa bảo rằng: “Gà gáy rồi đó, sao anh chưa dậy nấu ăn, mà còn nằm ỳ ở đó”. Khắc Khoan hiểu rõ ý thầy nên vội vàng thu xếp lẻn vào vùng Thanh Hoá, nhưng lại ẩn cư với ông Nguyễn Dữ, chứ chưa chịu ra làm quan, trong thời gian nhàn rỗi ấy, Nguyễn Dữ có soạn ra bộ Truyền kỳ mạn lục, được ông phủ chính rất nhiều, cho nên mới thành ra một cuốn Thiên cổ kỳ bút” (46). Có thể cụm từ “được ông phủ chính rất nhiều” làm cho người đọc hiểu người phủ chính là Phùng Khắc Khoan chăng? Còn trong mục từ Nguyễn Bỉnh Khiêm, mục Nhà Nho đức nghiệp, phần Nhân vật chí, quyển XI của bộ bách khoa thư Lịch triều hiến chương loại chí, học giả Phan Huy Chú đã viết: “khi Dữ viết quyển Truyền kỳ mạn lục được ông sửa chữa nhiều chỗ, sau thành áng văn hay của bậc đại gia” (47). Hay như tư liệu cổ cho biết An Quang hầu là người chép lại thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm có nói Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bổ chính Truyền kỳ mạn lục (48). Hãy khoan bàn việc Nguyễn Bỉnh Khiêm có tham gia phủ chính cuốn sách của Nguyễn Dữ như Vũ Khâm Lân đã nói, mà ở đây phải cần xác định lại thời điểm Phùng Khắc Khoan vào Thanh Hoá với ý định giúp nhà Lê trung hưng như lời thầy học đã dặn. Có xác định mốc thời điểm thì mới thấy mấu chốt vấn đề và sẽ có chìa khoá để góp phần giải mã nó. Trên cơ sở tư liệu hiện nay, chính xác mà nói thì Phùng Khắc Khoan đến Bạch Vân am trọ học là năm 1443, và sau một thời gian dùi mài kinh sử nơi đây thì nghe lời thầy, Phùng Khắc Khoan đã vào Thanh Hoá cuối năm Quý Sửu 1553 để tham gia công cuộc trung hưng, vì căn cứ vào những bài thơ có ghi rõ năm tháng trong tập Ngôn chí thi tập của ông. Nhưng theo sử ghi lại thì ông đã theo Lê Bá Ly vào Thanh Hoá năm 1550. Chỗ này, có thể các sử gia đã nhầm vì nếu Khắc Khoan theo Bá Ly vào xứ Thanh lúc này, thì tại sao ông không được vua Lê chúa Trịnh tin dùng, như đã tin dùng Lê Bá Ly, Lương Hữu Khánh ? Bá Ly là một vị quan to của nhà Mạc đã bỏ Mạc vào Nam theo Lê, còn Hữu Khánh (con cụ Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, một cựu thần nhà Lê) là đồng môn cũ ở Bạch Vân am, mà lúc này cụ Phùng phải sống khổ sở, đói khát, có lần phải làm kẹo để dụ dỗ trẻ con đến học, giành giật học trò của thầy đồ nghèo ở vùng Thanh Hoá kia mà! Giả sử nếu lúc này Nguyễn Dữ đang ẩn cư tại núi rừng Thanh Hoá như vài tư liệu cũ ghi chép thì giữa Nguyễn Dữ và Phùng Khắc Khoan là hai thế hệ cách xa nhau (bởi khi Nguyễn Dữ cáo quan được một năm (1527) thì năm sau Phùng Khắc Khoan mới chào đời (1528), và có thể trước đây họ chưa từng quan hệ, quen biết nhau, thì làm gì có việc Phùng Khắc Khoan “lại ẩn cư với ông Nguyễn Dữ, chứ chưa chịu ra làm quan” (tức đến ở nhờ nhà Nguyễn Dữ) như Vũ Khâm Lân đã viết ? Ở đây, Vũ Khâm Lân đã chép lại theo lời truyền trong dân gian mà không kiểm chứng khi cho rằng Phùng Khắc Khoan là bạn học của Nguyễn Dữ, giờ lại nói thêm họ Phùng vào Thanh Hoá sống ẩn cư cùng Nguyễn Dữ nữa! Theo chúng tôi, điều này thật là mơ hồ và phi sự thật ! Vấn đề này mục 3, chúng tôi đã khẳng định rồi. Hơn nữa, năm 1553, khi họ Phùng vào xứ Thanh thì có lẽ lúc này Nguyễn Dữ cũng đã già rồi ! Chuyện họ Phùng vào Thanh sống ẩn cư cùng Nguyễn Dữ mà cụ Vũ Khâm Lân đã chép không đúng, thì chuyện cụ Trạng Trình phủ chính, nhuận sắc “rất nhiều cho nên mới thành ra một cuốn Thiên cổ kỳ bút” thì làm sao mà tin cho được! Nguyễn Dữ không phải là học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm (dù cụ Vũ Khâm Lân cho ông là học trò), lại sống cùng thời, thành đạt và làm quan trước cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn nữa, theo tư liệu xưa thì Nguyễn Dữ viết tập Truyền kỳ lúc cáo quan về ẩn cư, tức năm 1527 hoặc trước năm này, và bấy giờ Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là một hàn sĩ, bạch diện thư sinh, với cái nghèo đeo bám, thì lúc này làm sao mà cụ có đủ kiến văn và bút lực để phủ chính cuốn sách rất nhiều, để cho nó thành Thiên cổ kỳ bút ? Hai người, hai thân phận và địa vị khác nhau, bỗng dưng trở thành “thầy – trò” và vị thầy lại phủ chính tác phẩm cho trò, để tác phẩm này thành một áng văn hay của bậc đại gia ! Cho nên, theo chủ kiến chúng tôi là những gì mà cụ Vũ Khâm Lân viết ở trên chỉ là theo lời truyền của dân gian, rất khó tin, thật đáng để nghi ngờ, nên cần phải xem xét lại cho kỹ càng. Còn việc vài bộ giáo trình văn học sử viết rằng theo Vũ Phương Đề thì Phùng Khắc Khoan đã tham gia phủ chính Truyền kỳ mạn lục là cách nói cách viết thiếu căn cứ, không cơ sở khoa học, cũng có thể do hiểu nhầm câu văn của Vũ Khâm Lân như trên có trích dẫn, cho dù đó là lời truyền miệng của dân gian, nhưng dân gian cũng không có lời truyền này và cụ Vũ Phương Đề cũng không có viết như thế. Đó chỉ là cách nói thiếu căn cứ của một số tác giả khi biên soạn văn học sử. Cụ Vũ Phương Đề không viết, cụ Trần Trợ sau này cũng không viết như thế, tại sao các nhà nghiên cứu lại gán cho cụ ? Rõ khổ! Hơn nữa, sách của Nguyễn Dữ viết xong, đương thời nhiều người truyền tụng và diễn Nôm, việc này xảy ra trước năm 1547 là năm Hà Thiện Hán viết lời tựa cho sách, thì có thể nói, lúc này Phùng Khắc Khoan chưa đầy 20 tuổi, còn là học trò ở am Bạch Vân của Nguyễn Bỉnh Khiêm, thì làm sao mà đủ trình độ và bút lực để nhuận sắc văn bản truyền kỳ của Nguyễn Dữ ? Điều đó có thể nói, cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như cụ Phùng Khắc Khoan không thể và cũng không có điều kiện để tham gia phủ chính, nhuận sắc truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Còn việc các bậc tiên Nho đã viết như đã dẫn ở trên là theo truyền thuyết, giai thoại dân gian rồi chép lại mà thôi, chứ các cụ chưa có điều kiện để kiểm chứng thực hư ra sao. Từ đó, các danh sĩ ở cuối thế kỷ XVIII và XIX trước đây, rồi các nhà nghiên cứu thời nay tin theo đó, y cứ mà viết lại, viết tiếp. Vì thế mà thế hệ hậu học hôm nay mới khổ tâm truy tìm, kiểm chứng. LỜI KẾT: Viết bài này chúng tôi muốn nêu lên những hoài nghi khoa học mà nhiều năm qua chúng tôi đã tự thắc mắc, để xin ý kiến chỉ bảo của quý vị độc giả, chứ không ngoài mục đích nào khác. Những thắc mắc trên, có lần chúng tôi đã tham vấn với GS. Lê Trí Viễn (trường ĐHSP TP. HCM), GS. Nguyễn Đình Chú (trường ĐHSP HN), PGS. TS. Nguyễn Đăng Na (trường ĐHSP HN), PGS. Mai Cao Chương (trường ĐHKHXH và NV – ĐHQG TP. HCM) là những chuyên gia đầu ngành về văn học trung đại Việt Nam và đã được chỉ dẫn nhiều điều bổ ích, nhân đây một lần nữa chúng tôi xin được tỏ lòng tri ân Quý Thầy. Những thắc mắc mà chúng tôi đã nêu ở trên, thiết nghĩ, khoa học là khoa học; lòng tôn quý kính trọng vẫn là lòng quý kính. Không thể nhập nhằng giữa hai lĩnh vực. Cho dù, nếu Phùng tiên sinh không phải là em ruột của cụ Trạng Trình và Bạch Vân cư sĩ không phải là thầy dạy học của Nguyễn Dữ, họ Phùng cũng không phải là bạn đồng môn với Nguyễn Dữ và càng không đủ điều kiện để phủ chính và nhuận sắc văn truyền kỳ của Nguyễn Dữ đi chăng nữa thì tấm lòng của kẻ hậu sinh lại thiển học như chúng tôi, đối với các bậc tiền bối danh sĩ như các cụ, chúng tôi vẫn tôn quý kính trọng như ngày nào, từ lúc cắp sách đến trường, vỏ vẻ đọc được vài ba trang sách, đến nay sau 30 năm giảng dạy văn học trung đại Việt Nam ở trường Cao đẳng và Đại học, thì tấm lòng ngưỡng vọng đối với các bậc tiền nhân vẫn không hề suy suyển. Những thắc mắc hoài nghi trên và lời giải đáp, ức đoán của chúng tôi là như thế. Khoa học là “cherché et recherché” tức tìm đi kiếm lại mà! Nếu những luận đoán trên là hợp lý thì chúng rất có ý nghĩa để chúng ta nhận thức lại thân thế, sự nghiệp, góp phần soi sáng tư tưởng nghệ thuật trong tác phẩm của các tác giả, nhất là nhận thức lại áng thiên cổ kỳ bút của Nguyễn Dữ. Rất mong quý vị cao minh, quý đồng nghiệp vui lòng chỉ giáo để chúng tôi được học hỏi thêm. . Đôi điều cần bàn lại về mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ - Phùng Khắc Khoan dưới triều Lê” (43), và “không thể có việc Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính sách. liệu cổ cho biết An Quang hầu là người chép lại thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm có nói Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bổ chính Truyền kỳ mạn lục (48). Hãy khoan bàn việc Nguyễn Bỉnh Khiêm có tham gia. của Nguyễn Dữ. Cụ Vũ Phương Đề cũng không viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm và cũng không nói chuyện Nguyễn Bỉnh Khiêm tham gia phủ (bổ) chính, nhuận sắc văn bản Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, mà

Ngày đăng: 26/07/2014, 07:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan