TÀI LIỆU SINH 10: CẤU TẠO TẾ BÀO Ở CÁ THỂ ĐA BÀO pps

5 298 1
TÀI LIỆU SINH 10: CẤU TẠO TẾ BÀO Ở CÁ THỂ ĐA BÀO pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU SINH 10: CẤU TẠO TẾ BÀO Ở CÁ THỂ ĐA BÀO CẤU TẠO CHUNG Cơ thể động vật, thực vật và người đều được tạo nên từ những đơn vị cơ sở là tế bào. Tế bào cũng đồng thời la` đơn vị chức năng của cơ thể, vì ở mức độ tế bào cũng đã có những hoạt động sinh lý quan trọng như trao đổi chất, cảm ứng nên có thể xem hoạt động sống của cơ thể đa bào cũng là kết quả tổng hợp của các hoạt động của từng tế bào riêng biệt. Nhờ kính hiển vi điện tử với độ phóng đại từ hàng chục vạn đến hàng triệu lần, cùng với máy li tâm siêu tốc có vận tốc vòng quay tới 5 – 9 vạn vòng/phút, người ta đã phát hiện ra những cấu trúc mới của tế bào ở mức độ siêu hiển vi. Những kết quả nghiên cứu cho thấy các tế bào thực vật, hay vi sinh vật không chỉ giống nhau về cấu tạo đại thể mà còn về cấu tạo siêu hiển vi của các bào quan, điều đó càng khẳng định về nguồn gốc chung của sinh giới. Điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào động vật và thực vật là tế bào thực vật có màng xenlulô và các lạp thể, còn ở tế bào động vật không có. CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO 1. Màng sinh chất Màng sinh chất được cấu tạo bởi những phân tử prôtêin nằm giữa những phân tử lipit, dài khoảng 70 – 120Å (1Å=10 -7 mm). Màng không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ khối sinh chất bên trong mà qua đó còn thực hiện sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong (quanh tế bào). Chất nguyên sinh nằm trong màng được phân hoá thành chất nhân nằm trong nhân và tế bào chất nằm ngoài nhân. 2. Tế bào chất Đây là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào. Ở tế bào của động vật và thực vật còn non, tế bào chất chiếm đầy khoang tế bào. Ở tế bào thực vật trưởng thành, trong tế bào chất có những không bào. Không bào là những khoang lớn chứa dịch bào, trong đó có những chất hữu cơ và vô cơ hoà tan. Tế bào chất chia thành 2 lớp: lớp nội chất ở gần nhân và lớp ngoại chất nằm gần màng. Trong tế bào chất có nhiều bào quan thực hiện những chức năng khác nhau. a) Ti thể Ti thể là những thể hình sợi, hình que hay hình hạt. Các tế bào có cường độ trao đổi chất cao, hoạt động sinh lí phức tạp thì có nhiều ti thể (mỗi tế bào có tới 2000 ti thể). Trong ti thể có hệ enzim bảo đảm cho quá trình hô hấp của tế bào, tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của chúng. b) Lạp thể Lạp thể chỉ có ở tế bào thực vật, gồm có lục lạp, sắc lạp và bột lạp. Trong đó lục lạp có cấu trúc khá phức tạp và giữ vai trò quan trọng trong quang hợp. c) Trung thể Trung thể nằm gần nhân và có vai trò quan trọng trong sự phân chia tế bào. d) Bộ máy Gôngi Bộ máy Gôngi gồm nhiều tấm màng xếp song song hình cung và những túi có khả năng tập trung các chất tiết, chất cặn bã trong hoạt động sống của tế bào cũng như các chất độc từ ngoài đột nhập vào cơ thể để loại ra khỏi tế bào. e) Lưới nội chất (màng nội nguyên sinh) Đây là một hệ thống ống và xoang phân nhánh, nối màng với nhân và các bào quan với nhau. Vách của các xoang và ống có cấu tạo như màng sinh chất. Trên bề mặt lưới nội chất (về phía tế bào chất) có các ribôxôm (vi thể), là bào quan nhỏ nhất, đường kính chỉ khoảng 100 – 150Å , là nơi tổng hợp nên các phân tử prôtêin. Ngoài các bào quan trên, trong tế bào chất còn có thể vùi là các hạt chất dự trữ và ở tế bào động vật còn có thể lizôxôm (thể hoà tan), có chức năng hoà tan (tiêu hoá) các chất do tế bào hút từ ngoài vào hoặc ở các bào quan trong tế bào và tiết men ra bề mặt tế bào để tiêu hoá các chất ở xung quanh hoặc tiêu hoá các tế bào già. Các chức năng trên liên quan đến hệ men thuỷ phân có trong lizôxôm. 3. Nhân Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, giữ vai trò quan trọng trong sự di truyền. Nhân được phân tách với tế bào chất bằng màng nhân, là một màng kép, có cấu tạo giống màng sinh chất. Trên màng nhân có nhiều lỗ nhỏ, đường kính 300 – 400 Å , qua đó thực hiện sự trao đổi chất giữa nhân với tế bào chất. Trong nhân có các nhân con và chất nhiễm sắc. Nhân con là nơi tổng hợp nên ribôxôm cho tế bào chất. Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng các sợi mảnh (sợi nhiễm sắc). Ở những chỗ sợi bị xoắn kết lại thì có dạng hạt (hạt nhiễm sắc), có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi. Lúc sắp phân chia tế bào, những sợi này sẽ co ngắn lại và dày lên thành các nhiễm sắc thể với số lượng và hình thái nhất định, đặc trưng cho từng loài. Thành phần của NST là một sự kết hợp phức tạp giữa prôtêin và axit nuclêic (ADN). . TÀI LIỆU SINH 10: CẤU TẠO TẾ BÀO Ở CÁ THỂ ĐA BÀO CẤU TẠO CHUNG Cơ thể động vật, thực vật và người đều được tạo nên từ những đơn vị cơ sở là tế bào. Tế bào cũng đồng thời. và tế bào chất nằm ngoài nhân. 2. Tế bào chất Đây là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào. Ở tế bào của động vật và thực vật còn non, tế bào chất chiếm đầy khoang tế bào. Ở tế bào. Ngoài các bào quan trên, trong tế bào chất còn có thể vùi là các hạt chất dự trữ và ở tế bào động vật còn có thể lizôxôm (thể hoà tan), có chức năng hoà tan (tiêu hoá) các chất do tế bào hút

Ngày đăng: 26/07/2014, 06:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan