CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU GIAI ĐOẠN XI - XV_1 ppsx

7 395 2
CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU GIAI ĐOẠN XI - XV_1 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU THỜI TRUNG KỲ TRUNG ĐẠI GIAI ĐOẠN XI - XV I -THÀNH THỊ VÀ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP TÂY ÂU 1- Sự ra đời của thành thị - Thế kỷ XI, kinh tế Tây âu có một bước phát triển đáng kể * Trong nông nghiệp : Rừng rậm được khai phá, đầm lầy được tát cạn, nên diện tích canh tác được mở rộng. Phương pháp canh tác được cải tiến ( luân canh 3 khu, dùng cày nặng có bánh xe, sử dụng phân bón, ) nên thu hoạch tăng ( đạt 5, 6 lần thóc giống). * Trong chăn nuôi : Số lượng Bò, Ngựa tăng lên nhiều. Ðặc biệt nuôi cừu để lấy lông dệt dạ. * Trong thủ công nghiệp : • Nghề khai thác quặng, chế tạo đồ sắt ( công cụ sản xuất và vũ khí) • Nghề làm đồ gốm cũng phát triển, làm xuất hiện những người làm nghề thủ công riêng biệt. Như vậy, nhờ sự phát triển của nến kinh tế, thủ công nghiệp dần dần tách ra khỏi nông nghiệp, tuy nhiên những người thợ thủ công vẫn là nông nô và sống trong lãnh địa, nên phải nộp tô thuế cho lãnh chúa.Vì thế những người thợ thủ công bắt đầu rời khỏi lãnh địa bằng cách chuộc lại tự do thân thể hoặc bỏ trốn. Họ tìm đến những nơi thuận lợi như ngã ba sông, ngã tư đường, những chân tường của nhà thờ, tu viện, mở xưởng thủ công để việc trao đổi mua bán được dễ dàng. Những ngành thủ công sớm thoát khỏi nông thôn và lãnh địa là những ngành luyện kim, dệt dạ, làm đồ gốm, thuộc da, xây dựng, Những ngành nầy yêu cầu kỹ thuật cao, cần phân công chuyên môn hóa và cần đông người , nên sớm tập trung lại. Những nơi tập trung những người thợ thủ công dần dần lập thành thành thị. Thành thị trung đại có 3 loại : - Thành thị mới : Do những người thợ thủ công thoát ly khỏi nông thôn lập nên - Thành thị cổ : Thành thị có từ thời cổ đại được phục hồi lại - Thành thị do lãnh chuá qúi tộc phong kiến xây dựng lên cho thị dân thuê. Các thành thị đều có thành lũy và tháp canh bao bọc chung quanh ( để ngăn ngừa chiến tranh và cướp bóc). Trong thành thị được hcia thành nhiều khu phố, mỗi khu phố tập trung những người thợ thủ công cùng ngành nghề. Nhà cửa trong thành thị thì nhỏ bé, lụp xụp, đường phố chật hẹp bẩn thỉu. Ngoài ra trong thành thị còn có những khu chợ, nhà thờ, tòa thị chính là những nơi tập trung công cộng. 2- Hoạt động của thành thị Cư dân sống trong thành thị gọi là thị dân (gồm thợ thủ công tự do, thương nhân tự do) . Trong buổi đầu hoạt động của thành thị gặp khó khăn do thành thị còn nằm dưới quyền thống trị của lãnh chúa PK. Dần dần về sau hoạt động của thành thị ngày càng phồn thịnh, dân cư ở nông thôn kéo lên thành thị ngày càng nhiều, làm cho đất đai trong thành thị chật hẹp, cư dân phải xây dựng nhà cửa bên ngoài thành lũy. Như vậy thành thị ngày càng được mở rộng theo hình tròn đồng tâm. Hoạt động thủ công nghiệp : Thành thị là nơi sản xuất hàng hóa chủ yếu của xã hội phong kiến. Sản phẩm được chế tạo tại các xưởng thủ công của thợ thủ công. Xưởng thủ công có qui mô nhỏ, lao động hoàn toàn bằng tay với những công cụ thô sơ, đơn giãn. Mỗi xưởng thủ công có 1 thợ Cả ( thợ chính ) và vài ba thợ học việc ( thợ bạn ). Họ phải tự cung cấp nguyên vật liệu, dụng cụ và tự tiêu thụ hàng hóa. Quan hệ giữa thợ bạn và thợ cả là quan hệ hợp tác thầy trò hay gia trưởng. Những người thợ thủ công cùng sản xuát một loại hàng hóa ở trong cùng một thành thị thì tập hợp lại trong một tổ chức gọi là phường hội. Phường hội lập ra nhằm mục đích : - Giữ độc quyền sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - Ðảm bảo quyền lợi giữa những người thợ thủ công cùng ngành nghề - Ngăn cản những người thợ thủ công không có chân trong thành thị cùng làm nghề thủ công đó. - Ðấu tranh chống lại sự sách nhiễu của lãnh chúa PK. Mỗi phường hội có một qui chế riêng gọi là phường qui . Tức những điều khoản bắt buộc người thợ phải thực hiện trong qúa trình sản xuất hàng hóa như : - Qui định mỗi xưởng có mấy thợ. - Mỗi ngày làm mấy giờ , dùng những công cụ sản xuất và nguyên vật liệu gì. - Quy cách, chất lượng, giá cả sản phẩm, Phường hội ngoài là một tổ chức đoàn thể (có cờ hiệu) nó còn là một tổ chức quân sự (mỗi phường hội là một dội tự vệ để bảo vệ thành thị) Hoạt động thương mại : Trong buổi đầu của thành thị, hàng hóa được bày bán ở cửa hàng (đồng thời cũng là nhà ở của thợ thủ công), nên việc buôn bán chậm chạp,khó khăn. Dần dần về sau xuất hiện tầng lớp thương nhân bao mua , họ đem hàng hó từ thành thị nầy đến thành thị khác hoặc về nông thôn đề bán hay trao đổi những sản phẩm khác. Ðến thế kỷ XIII, thương mại mới bắt đầu phát triển, xuất hiện con đường buôn bán giữa các nước, nhiều đường bộ, đường sông chạy ngang dọc khắp Châu âu và từ Âu sang Á. Ðường biển cũng phát triển, xuất hiện nhiều hải cảng sầm uất từ Ðịa trung hải đến Hắc hải. Ðể thuận tiện trong việc buôn bán, thương nhân Tây âu lập ra một tổ chức gọi là Hanse (thương hội) Mục đích của Hanse : Giúp đở nhau vận chuyển, bảo vệ dọc đường đi. Ðiều chỉnh chế độ tiền tệ, cân đo lường. Nắm độc quyền thương mại ở những khu vực nhất định. Ðể thuận tiện cho việc buôn bán quốc tế, thương nhân còn mở hội chợ (hay chợ phiên). Hội chợ mở tại một địa điểm cố định, thương nhân các nước mang hàng đến bán , trao đổi, đặt hàng. Hội chợ còn xuất hiện những quầy đổi tiền và nhận chuyển tiền 3 - Ðấu tranh của thành thị chống lãnh chúa phong kiến Thành thị khi mới ra đời đều nằm trên lãnh thổ của lãnh chúa PK. Do đó thành thị bị lệ thuộc vào lãnh chúa phong kiến và bị lãnh chúa sách nhiễu mọi thứ : đóng thuế thân, đi sưu dịch, binh dịch, bị xét sử bất công, Ðể hạn chế sự phụ thuộc vào lãnh chúa, thị dân đã lập nên những hội nghề nghiệp (Phường hội cúa thợ thủ công, Hanse của thương nhân) nhưng không mấy kết qủa. . CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN TÂY ÂU THỜI TRUNG KỲ TRUNG ĐẠI GIAI ĐOẠN XI - XV I -THÀNH THỊ VÀ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP TÂY ÂU 1- Sự ra đời của thành thị - Thế kỷ XI, kinh tế Tây âu có. - Thành thị mới : Do những người thợ thủ công thoát ly khỏi nông thôn lập nên - Thành thị cổ : Thành thị có từ thời cổ đại được phục hồi lại - Thành thị do lãnh chuá qúi tộc phong kiến. phẩm khác. Ðến thế kỷ XIII, thương mại mới bắt đầu phát triển, xuất hiện con đường buôn bán giữa các nước, nhiều đường bộ, đường sông chạy ngang dọc khắp Châu âu và từ Âu sang Á. Ðường biển

Ngày đăng: 26/07/2014, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan