Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 4 doc

5 312 0
Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 4 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tăng tỷ lệ tiêu hoá. Ngoài ra vệ sinh tắm chải làm cho người chăn nuôi gần gủi với gia súc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phối giống. - Theo dõi sức khoẻ và phát hiện động dục và phối giống kịp thời: tiến hành theo dõi sức khoẻ hằng ngày, tiến hành đánh giá chất lượng con giống qua các tháng tuổi để chọn lọc và loại thải. Ðồng thời phải có sổ sách theo dõi phát hiện động dục và phối giống kịp thời. Các phương pháp theo dõi phát hiện động dục: quan sát triệu chứng lâm sàng, dùng đực thí tình, đo điện trở âm đạo, nhiệt độ âm đạo và pH âm đạo. - Phối giống cho lợn nái hậu bị: + Tuổi và trọng lượng cho phối giống: nguyên tắc chung là khi lợn thành thụ về tính, phải để thêm một thời gian nữa cho nó tiếp tục phát triển về thể vóc và đạt được trọng lượng nhất định mới cho phối giống. Mục đích để nâng cao thể vóc, đảm bảo sự phát triển bình thường của bào thai, chất lượng đàn con và kéo dài thời gian sử dụng lợn mẹ. Ðối với lợn nái nội tuổi và khối lượng phối giống thích hợp là 7 - 8 tháng tuổi và 30 - 35 kg trở lên. Lợn nái ngoại là 8 - 9 tháng tuổi và khối lượng là 70 - 90 kg trở lên. + Phối giống cho lợn nái vào thời điểm thích hợp (có nhiều nhất các tinh trùng còn khả năng thụ thai gặp nhiều tế bào trứng có khả năng thụ tinh): tức là sau khi xuất hiện triệu chứng động dục đầu tiên 24 - 36 giờ. Nếu phối giống quá sớm hoặc quá muộn sẽ dẫn đến tỷ lệ thụ thai thấp. Vì số lợn nái xuất hiện động dục vào sáng sớm chiếm 63,44%, buổi tối chiếm 36.56%, do đó trong thực tiển để lợn đạt được tỷ lệ thụ thai cao phải quan sát các biểu hiện động dục để xác định thời điểm phối giống thích hợp. Nói chung khi âm hộ lợn chuyển từ màu đỏ hồng sang tím, khi lợn mê ì. Ðối với lợn nội, thời gian động dục thường kéo dài 3 - 4 ngày thì thời điểm phối giống thích hợp là vào cuối ngày thứ 2 đầu ngày thứ 3. Ðối với lợn ngoại thời gian động dục thường kéo dài 4 - 5 ngày thì nên phối giống vào cuối ngày thứ 3 đầu ngày thứ 4. 4.3.3. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái có chửa Thời gian nuôi lợn nái có chửa trung bình là 114 ngày kể từ khi phối giống có kết quả đến khi lợn đẻ. a) Ðặc điểm sinh lý của lợn nái có chửa - Ðặc điểm phát triển của bào thai: sau khi trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ di chuyển về làm tổ ở hai bên sừng tử cung. Trong hai tháng đầu của thời gian mang thai, bào thai phát triển chậm. Nếu tính về mức độ tăng trọng tuyệt đối chỉ đạt xấp xỉ 100g. Nhưng từ 2,5 - 3 tháng tuổi bào thai có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, 3/4 khối lượng của thai hình thành trong giai đoạn cuối kỳ có chửa, đặc biệt là trong 2 tuần lễ cuối cùng. Trọng lượng bào thai lúc 28 ngày tuổi nặng khoảng 1 - 1,5 g, 50 ngày tuổi nặng 50g, 70 ngày tuổi nặng 220 g, 90 ngày nặng 600 g và lúc sơ sinh (114 ngày) nặng khoảng 1000 - 1300 g. Cùng với sự tăng lên về khối lượng, thành phần hoá học của bào thai cũng thay đổi: hàm lượng nước giảm, hàm lượng vật chất khô tăng. - Ðặc điểm phát triển của các bộ phận có liên quan: + Nhau thai: là bộ phận quan trọng, là nơi thực hiện trao đổi dinh dưỡng giữa cơ thể mẹ và thai. Ðồng thời nó cũng tham gia vào quá trình bài tiết, là kho dự trử dinh dưỡng cung cấp cho thai phát triển. Khối lượng cực đại của nhau thai có thể đạt là 2,5 kg. + Dịch ối, dịch niệu: là dịch chứa trong bọc ối và bọc thai có tác dụng bảo vệ thai tránh các va chạm cơ giới từ bên ngoài, là nơi dự trử khoáng và chứa các sản phẩm trao đổi trung gian. Khối lượng của hai loại dịch này có thể đạt cực đại khoảng 6 kg. + Tử cung của lợn nái: tăng khối lượng theo thời gian có chửa. Nó là nơi tích luỹ glycogen để cung cấp cho sự phát triển của bào thai. Nó có thể đạt được khối lượng cực đại là 3 kg. - Ðặc điểm sinh lý cơ thể lợn mẹ: khi lợn mẹ có chửa quá trình trao đổi chất được tăng cường, đồng hoá chiếm ưu thế do tuyến giáp trạng và tuyến cận giáp trạng tăng tiết. Lợn mẹ tăng trọng và tích luỹ nhiều chất dinh dưỡng chuẩn bị cho quá trình tiết sữa nuôi con. Trung bình lợn mẹ tăng trọng khoảng 20 kg, do vậy lợn sẽ béo lên. Trong giai đoạn mang thai lợn mẹ không có biểu hiện động dục, lợn chịu ăn, chịu nằm. Ngoài ra hoạt động của hệ tuần hoàn, hô hấp, bài tiết và thành phần của máu, nước tiểu đều có sự thay đổi. Ví dụ: trong nước tiểu của lợn nái có chửa có Prolan A và Prolan B. Từ đặc điểm phát triển của bào thai, các bộ phận liên quan và cơ thể lợn mẹ trong giai đoạn mang thai cần chú ý cung cấp dinh dưỡng đầy đủ về cả số lượng lẫn chất lượng đáp ứng sự phát triển của thai và các bộ phận liên quan. Thức ăn cho lợn phải đủ khoáng, đủ vitamin, giàu protein, dễ tiêu hoá, tỷ lệ choán thấp (số kg VCK/số ÐVTA). Phải cho lợn nái chửa ăn nhiều bữa, nhất là giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai. Ðối với chăm sóc; nền chuồng trại phải bằng phẳng, tránh đánh, đuổi lợn để tránh hiện tượng sẩy thai. b) Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nái có chửa ở các giai đoạn khác nhau thì khác nhau. Thời gian có chửa của lợn có thể chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn chửa kỳ 1: 80 ngày đầu, giai đoạn chửa kỳ 2: 34 ngày cuối của thời kỳ mang thai. Ðặc điểm sinh lý và sự phát triển của thai trong các giai đoạn có chửa khác nhau thì khác nhau. Do vậy nhu cầu dinh dưỡng qua các giai đoạn cũng khác nhau. * Nhu cầu năng lượng (E): + Giai đoạn chửa kỳ 1(E1): E1 = E duy trì 1 (dt) + E sản xuất 1(sx) E dt1 = 0,5MJDE x W 0.75 E sx1: do trong giai đoạn chửa kỳ 1 sự phát triển của bào thai, các tổ chức liên quan còn chậm nên có thể bỏ qua việc tính nhu cầu năng lượng cho sự phát triển của bào thai, các tổ chức liên quan trong giai đoạn này. Nhu cầu năng lượng sản xuất chỉ tính cho sự tăng trọng của lợn mẹ. Người ta đã tính toán được nhu cầu năng lượng cần để tăng 1 kg trọng lượng sống của cơ thể là 26 MJDE. Vậy E sx1 (tăng trọng lợn mẹ) = 26 MJDE x tăng trọng lợn mẹ (kg/ngày đêm) (Tăng trọng lợn mẹ (kg/ngày đêm) = tăng trọng lợn mẹ trong thời gian có chửa/ 114 ngày). + Giai đoạn chửa kỳ 2 (E2): E2 = E duy trì 2 (dt) + E sản xuất 2 (sx) người ta tính được hệ số năng cho duy trì và sự tăng trọng của bào thai và các tổ chức liên quan là 0,611 MJDE/ W 0,75 . Vậy E dt2 = 0.611MJDE x W 0,75 . E sx2 (tăng trọng lợn mẹ) = 26 MJDE x tăng trọng lợn mẹ (kg/ngày đêm) (Tăng trọng lợn mẹ (kg/ngày đêm) = tăng trọng lợn mẹ trong thời gian có chửa/ 114 ngày). Ví dụ: tính nhu cầu năng lượng cho 1 lợn nái có trọng lượng lúc bắt đầu có chửa là 60 kg, giai đoạn cuối có chửa là 95 kg. Trong 35 kg tăng trọng có 15 kg là do tăng khối lượng bào thai và các tổ chức liên quan, 20 kg là tăng trọng cơ thể lợn mẹ. Tính toán nhu cầu năng lượng cho lợn mẹ ở 2 giai đoạn chửa kỳ 1 và 2? Giai đoạn chửa kỳ 1: Edt1 = 0.5 MJDE x 21,6 = 10.8MJDE E s x1 = 26 MJDE x (20/114) = 4.5.MJDE Tổng E1 = 15.3 MJDE Giai đoạn chửa kỳ 2: Edt 2 = 0.611 MJDE x 30.4 = 18.57 MJDE E s x 2=26 MJDE x (20/114) = 4.5.MJDE Tổng E 2 = 23.07 MJDE Nhu cầu năng lượng giai đoạn chửa kỳ 2 lớn hơn giai đoạn chửa kỳ 1 khoảng 1,5 lần. * Nhu cầu protein (Pr): - Giai đoạn chửa kỳ 1: nhu cầu Pr = Pr dt1 + Prsx1 + Pr dt 1: cho lợn nái chửa kỳ 1 ăn khẩu phần không có protein, thấy trong nước tiểu có 5 - 6 g N. Do vậy tính toán được nhu cầu protein duy trì khoảng 60 g/ngày đêm + Pr sx1=Pr cho tăng trọng lợn. Tăng trọng của lợn mẹ trong thời gian mang thai trung bình là 20 kg, hàm lượng protein trong cơ thể lợn mẹ khoảng 15 %. Do vậy ta có thể tính được lượng protein cần thiết cho tăng trọng cả thời gian mang thai là 20/100 x 15 =3 kg. Vậy nhu cầu cho 1 ngày đêm là 3kg/114 ngày = 26 g - Giai đoạn chửa kỳ 2: nhu cầu Pr=Pr dt2 + Prsx2 + Pr dt2: cho lợn nái chửa kỳ 1 ăn khẩu phần không có protein, thấy trong nước tiểu có 5 - 6 g N. Do vậy tính toán được nhu cầu protein duy trì khoảng 60 g/ngày đêm + Prsx2 = Pr cho tăng trọng lợn mẹ + Pr tăng trọng thai và các bộ phận có liên quan. * Pr cho tăng trọng lợn mẹ: ta biết rằng tăng trọng lợn mẹ trong thời gian có chửa trung bình 20 kg và tỷ lệ Pr trong cơ thể lợn mẹ là 15%, do đó lượng Pr cần cho tăng trọng lợn mẹ trong cả thời gian mang thai là: 20 kg/100 x 15 = 3 kg. Vậy nhu cầu protein/ngày = 3 kg / 114 ngày = 26 g. * Pr cho tăng trọng thai và các tổ chức có liên quan: Khi gần đẻ trọng lượng của thai 10 - 12 kg, nhau thai 2,5 kg, tử cung 3 kg, tuyến vú 2 kg. Tổng cộng trung bình là 18 kg. Khối lượng này được tăng lên chủ yếu trong giai đoạn chửa kỳ 2 (34 ngày). Tỷ lệ protein trong các cơ quan này trung bình là 12%. Vậy lượng pr cần cho tăng trọng thai và các tổ chức có liên quan là 18 kg/100 x 12 = 2.2 kg. Nhu cầu protein cho tăng trọng thai và các tổ chức có liên quan/ngày là: 2.2 kg/34 ngày= 65g. Vậy: Pr1 = Prdt + Pr tăng trọng lợn mẹ = 60g + 26g = 86 g Pr2 = Prdt + Pr tăng trọng lợn me + Pr tăng trọng thai và các tổ chức có liên quan = 60g + 26 g + 65g = 151g. Hàm lượng protein thô trong khẩu phần của lợn nái mang thai khoảng 13 - 14% cho giai đoạn chử kỳ 1, 15 - 16% cho giai đoạn chửa kỳ 2. Bên cạnh nhu cầu protein cần chú ý nhu cầu các acid amin. Bảng 4.8. Nhu cầu các acid amin (trên cơ sở nhu cầu tổng số, g/ngày) trong khẩu phần ăn hàng ngày của lợn nái chửa (NRC-1998) Khối lượng cơ thể tại lúc phối giống 125 150 175 200 200 Tăng trọng trong g.đ. có chửa (kg) 55 45 40 35 30 Arginin 0.6 0 0 0 0 Histidine 2.9 2.7 2.6 2.5 2.4 Isoleusine 5.1 4.8 4.7 4.5 4.3 Leusine 9.2 8.4 8.1 7.7 7.3 Lysine 8.9 8.2 7.9 7.6 7.2 Methionine 2.5 2.4 2.3 2.2 2.1 Methionine + Cysteine 6.0 5.7 5.7 5.6 5.3 Phenylanine 5.2 4.8 4.6 4.4 4.2 Phenylanine + Tyrosine 8.8 8.2 8.0 7.7 7.3 Threonine 6.3 6.0 6.0 6.0 5.7 Tryptophane 1.6 1.5 1.4 1.4 1.3 Valine 6.0 5.6 5.4 5.2 4.9 * Nhu cầu khoáng: Bảng 4.9. Nhu cầu chất khoáng hàng ngày của lợn nái chửa (NRC-1998) Các nguyên tố khoáng Ðơn vị Số lượng/ngày Canxi g 13.9 Photpho tổng số g 11.1 Photpho dễ hấp phụ g 6.5 Natri g 2.8 Clo g 2.2 Magie g 0.7 Kali g 3.7 Ðồng mg 9.3 Iot mg 0.3 Sắt mg 148 Mangan mg 37 Selen mg 0.3 Kẽm mg 93 Khoáng quan trọng đối với sự phát triển của bộ xương. Trong cơ thể khoáng chiếm khoảng 3% khối lượng sống. Có nhiều loại khoáng: đa lượng, vi lượng, siêu vi lượng, mỗi loại có vai trò khác nhau và quyết định hoạt động sống của cơ thể. Thiếu Ca và P sẽ gây ra tiêu biến thai, đẻ ít con, lợn mẹ dễ bị bại liệt sau khi đẻ, chất lượng sữa kém, ngoài ra lợn còn bị các bệnh về xương như mềm xương xốp xương (xem thêm chương 3). * Nhu cầu vitamin: vitamin rất quan trọng, nó tham gia và nhóm ghép của các hệ men, làm xúc tác cho các phản ứng hoá sinh trong cơ thể. Do vậy thiếu vitamin rất nguy hiểm. Ðối với lợn nái sinh sản nếu thiếu bào thai phát dục kém, có thể gây ra chết thai, lợn mẹ gầy yếu, khả năng chống đỡ bệnh tật kém.(xem thêm chương 3) * Một số chú ý khi phối hợp khẩu phần và cho ăn: - Khẩu phần phải đảm bảo tỷ lệ thức ăn tinh, thô xanh và củ quả thích hợp. Giai đoạn chửa kỳ 1: thức ăn tinh chiếm 60 - 70%, thức ăn thô xanh và củ quả 30 - 40% giá trị dinh dưỡng của khẩu phần. Giai đoạn chửa kỳ 2: thức ăn tinh chiếm 70 - 80%, thức ăn thô xanh và củ quả 20-30% giá trị dinh dưỡng của khẩu phần. - Không nên sử dụng các loại thức ăn có tác dụng kích thích như thức ăn ủ chua, bả bia rượu đối với lợn nái sau khi phối giống, tháng chửa đầu và giai đoạn trước khi đẻ. - Không sử dụng các loại thức ăn kém phẩm chất, thức ăn ôi thiu, mốc, không thay đổi thức ăn đột ngột. - Khẩu phần lợn nái chửa kỳ 2 phải có chất lượng tốt, có kích thước và thể tích nhỏ, dễ tiêu hoá, chia nhỏ khẩu phần và cho ăn nhiều bữa trong ngày. . 3. Ðối với lợn ngoại thời gian động dục thường kéo dài 4 - 5 ngày thì nên phối giống vào cuối ngày thứ 3 đầu ngày thứ 4. 4. 3.3. Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái có chửa Thời gian nuôi lợn nái có. Isoleusine 5.1 4. 8 4. 7 4. 5 4. 3 Leusine 9.2 8 .4 8.1 7.7 7.3 Lysine 8.9 8.2 7.9 7.6 7.2 Methionine 2.5 2 .4 2.3 2.2 2.1 Methionine + Cysteine 6.0 5.7 5.7 5.6 5.3 Phenylanine 5.2 4. 8 4. 6 4. 4 4. 2 Phenylanine. trọng lợn mẹ) = 26 MJDE x tăng trọng lợn mẹ (kg/ngày đêm) (Tăng trọng lợn mẹ (kg/ngày đêm) = tăng trọng lợn mẹ trong thời gian có chửa/ 1 14 ngày). Ví d : tính nhu cầu năng lượng cho 1 lợn nái

Ngày đăng: 25/07/2014, 21:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan