Lịch sử Nhật Bản - A history of Japan_1 pdf

7 844 6
Lịch sử Nhật Bản - A history of Japan_1 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lịch sử Nhật Bản - A history of Japan Phần I Nhật Bản thời xưa Chương 1: Môi trường và vấn đề định cư ngày đầu Nhật Bản ngày xưa cũng như những dân tộc khác đã tạo nên những câu chuyện thần thoại để giải thích nguồn gốc tổ quốc họ. Từ thời xa xưa, trong quá khứ, đã có một câu chuyện thần thoại kể rằng có hai vị thần đứng trên Cầu Nổi trên Thiên Đình nhìn xuống hạ giới, không biết dưới chân mình có đất hay không, hai vị bèn lấy một cây giáo nạm ngọc chọc thẳng xuống biển. Giọt nước biển từ mũi giáo rỏ xuống tạo thành một hòn đảo. Hai vị thần bay xuống đảo, một nam, một nữ, dựng nên một cột trụ. Sau khi hai vị nhảy múa và chuyện trò với nhau (vị thần nam nói trước) họ tạo ra được tám hòn đảo chính của nước Nhật. Gần đây, người Nhật không thiên về thuyết tạo dựng nước Nhật của hai vị thần Izanagi và Izanami, mà người ta tìm đến công việc của các nhà khảo cổ cùng các đồng nghiệp, các nhà khoa học của họ, để tìm cách giải thích hợp lý hơn về sự hình thành đất nước cũng như vấn đề định cư ở đây từ thuở ban đầu Tuy nhiên, những câu chuyện cổ vẫn khiến người ta chú ý đến sự kiện đất nước này gồm một chuỗi những hòn đảo, và hình thái này là một cái gì đã ảnh hưởng đến người dân ở đây trong suốt chiều dài lịch sử. Nhật Bản có hình thế một chuỗi các hòn đảo rừ cách đây khoảng 20000 năm. Những sức mạnh thiên nhiên dữ dội đã cắt khỏi lục địa châu Á bốn đảo lớn nhất của Nhật cùng hàng mấy trăm những hòn đảo tạo thành một vòng cung trải dài hơn 2400 cây số. Thời xưa, những hòn đảo này về phương Nam nối liền với Siberi, tạo biển Nhật Bản thành một cái hồ mênh mông. Do nước biển ngày một nâng cao, thoạt tiên là những cầu đất nối ở phương Nam bị dìm xuống, sau đến những cầu đất phương Bắc. Chính trong thời địa hình thay đổi như vậy mà con người bắt đầu di chuyển đến sinh cơ lập nghiệp tại đây. Đã có thời những nhà khảo cổ học Nhật cho là con người đến sống ở đây sớm nhất cũng chỉ là trong những năm 5000 trước Công nguyên và những người dân đầu tiên đã biết dùng đồ gốm. Giờ đây họ tin chắc những người dân không dùng đồ gốm đã đến cư ngụ ở Nhật từ thời xa xưa hơn nhiều, và tuy không biết đích xác, nhưng hầu hết họ cho là khoảng 30000 năm về trước. Và người ta cũng không biết họ từ châu Á qua Nhật như thế nào, nhưng có lẽ là qua những cầu đất. Những cư dân ban đầu tại Nhật được biết đến chủ yếu do những dụng cụ bằng đá như những mũi dao, mảnh lưỡi gươm, những cái nạo, những lưỡi dao, rìu tay qua những di vật để lại trong những hang hốc con người ở và những bộ xương người đã tìm thấy. Hình ở giữa là một bình dày và dễ vỡ là hình tái tạo của một bình gốm thời cổ xa xưa ở Nhật, đoán chừng dùng vào nhiều việc; hình bên trái là một cái lọ vào giữa thời Jomon, có đặc điểm trang trí cầu kỳ (hoa văn vặn thừng); hình bên phải là cái bình để đựng, cho thấy điển hình đơn giản của các bình lọ thời Yayoi. Nghề gốm, một minh chứng về mặt thời gian của một dân tộc phát triển, được làm ở Nhật Bản từ thế kỷ thứ X trước Công nguyên, thời điểm này là thời điểm sớm nhất trên thế giới; nhưng khi đã có những kỹ thuật tiên tiến được sử dụng rộng rãi trong việc khám phá, khảo sát về sự cư trú sớm tại những khu vực lân cận Triều Tiên, Trung Quốc và Siberi thì sự phát triển của những ngày đầu của nghề gốm ở Nhật Bản có thể được nhìn theo cách khác. Tuy nhiên, những đặc tính về nghệ thuật của nghề gốm thay đổi theo cách dùng mới đã tiến triển và đạt được nhiều tác dụng trang trí, đạt đến trình độ bậc cao và đó cũng là một nét quan trọng về sự thay đổi theo vùng. Nghệ thuật đó có tên Jomon (vặn thừng) và cũng cái tên đó được người ta đặt tên cho nền văn hóa có liên quan đến nghệ thuật gốm này. Những gì chúng ta biết về cách sống của người Jomon xuất phát từ những vật liệu được tìm thấy trong những hang động họ ở và những đống phế thải còn lại. Họ sống bằng nghề lượm hái, săn bắn và đánh cá, nhưng về sau họ cũng thực hiện việc cày cấy vào khoảng thế kỷ V trước Công nguyên. Khi đã làm chủ được môi trường xung quanh, trong một thời, họ đã định cư sinh sống, cắm trại ở ven sông, suối, trên núi và gần bãi biển. Những mồ mả, đống vỏ sò hến mà người dân Jomon để lại là những bằng chứng đầy đủ về cách sống của họ và cho ta thấy họ đã từng săn hươu nai, lợn lòi và nhiều thú vật khác bằng cung tên và dùng lao móc hay các lưỡi câu bằng xương cá để đánh cá. Rất nhiều hài cốt của người Jomon đã được bảo toàn ở những nấm mồ nhờ có chất vôi của các vỏ sò đã tác động lên xác chết như một chất trung hòa (vì khí hậu ẩm ướt và chất axit có trong đất ở Nhật Bản nên những hài cốt chôn ở những nấm mồ không có vỏ sò, vỏ hến bị tiêu hủy rất nhanh). Thật khó nói rằng bằng các hài cốt của người Jomon mà cho rằng họ là tổ tiên của người Nhật hiện đại; chúng ta không thể biết rõ người Jomon có phải tổ tiên của những người dân tạo ra sự biến đổi sau này và cũng là sự thay đổi lớn nhất trong lịch sử của nước Nhật. Sự thay đổi này là đưa những hình thức làm nông nghiệp khá phức tạp vào một môi trường thuận lợi. Về mùa đông, do ở gần lục địa châu Á nên Nhật Bản có khí hậu không khác lắm với những vùng ven Siberi mặc dù gió từ Siberi sau khi thổi qua biển Nhật bản không còn khô và lạnh nữa. Về màu hè, với gió mang hơi ẩm nóng ấm thổi về lục địa, nhìn Nhật Bản càng thấy rõ đấy là một chuỗi các hòn đảo ở Thái Bình Dương. Những đợt gió mùa thổi từ đại dương sẽ mang lại mưa nhiều vào mùa hạ giúp cho cây lúa phát triển tốt. Nghề làm lúa nước được hình thành ở miền Tây Nhật Bản ít lâu sau thế kỷ V trước Công nguyên, có lẽ là do những người di cư từ lục địa chạy sang tránh loạn lạc xảy ra trong nước. Những mảnh đất trong các thung lũng và trên các cánh đồng, bờ biển đã được san phẳng, tưới tiêu, công việc đòi hỏi phải có sự phối hợp của cả một cộng đồng. Tương tự như vậy, việc trồng lúa, cấy, gặt cũng đòi hỏi sự chung sức của cả một cộng đồng. Con số những người dân di cư và các kiến thức của họ lan rộng nhanh chóng từ tây sang đông giúp cho có thể cùng một chỗ sống được một số dân đông đúc hơn nhiều. Những làng mạc ổn định bắt đầu xuất hiện. Theo cách đó, ở Nhật cũng như ở các nơi kahcs, nghề nông đã buết sử dụng một cách hiệu quả hơn đất đai xung quanh. Ngoài những bằng chứng gián tiếp về việc trồng lúa như liềm bằng đá, cuốc gỗ, những hạt gạo rang và trấu đã được tìm thấy trong các chum lọ, hay được in trên các bình. QUa những phát hiện đó ta có thể nói việc trồng lúa bắt nguồn từ miền Đông Trung Quốc, tuy cũng có thể là từ miền Bắc Trung Quốc và Triều Tiên. Lại một lần nữa, nghề gốm đã được đặt tên cho nền văn hóa của những người đã sáng tạo ra nó. Cái tên Yayoi, theo tên một huyện của Tokyo, nơi lần đầu tiên loại bình gốm đơn giản, cân đối đó được tìm thấy vào năm 1884, được dùng để gọi tên một thời kỳ trong lịch sử Nhật Bản khi việc trồng lúa, làm dụng cụ kim loại và làm quần áo cũng như nghề làm gốm được đưa vào từ lục địa châu Á sang. Cuối cùng thì những dụng cụ, vũ khí và các thanh gươm bằng đồng, bằng thép đã được chế tạo tại Nhật Bản. Những đồ vật bằng đồng (kiếm, gươm và một vật giống như chuông mà người Nhật thường gọi là dotaku) dường như chỉ được sử dụng như biểu tượng của uy quyền và trong những lễ nghi tôn giáo, còn sắt thép thì được nhà nông và người xây dựng sử dụng. Lưỡi thép sẽ làm tăng rất nhiều hiệu quả của những dụng cụ thường nhật để làm những việc như đẽo gỗ, làm mai, cào, cuốc và chẻ những thanh gỗ để củng cố các lối đi giữa những cánh đồng lúa. Những dụng cụ bằng gỗ dùng trong nông nghiệp thời Yayoi và còn nguyên vẹn được lấp trong bùn, trông rất giống những dụng cụ cách đây hơn 100 năm. Chỉ đến thế kỷ XX lao động mệt nhọc của con người mới được giảm nhẹ do việc sử dụng máy móc, điều đó đã tạo nên những tác động sâu sắc trong xã hội. Chiếc vũ khí dẹt bằng đồng là mũi giáo (bên trái) của dân địa phương làm, bắt chước mẫu của lục địa. ở Nhật thời đó có khuynh hướng bắt chước để tạo nên những vật làm trong nghi thức lễ lạt (huy hiệu công sở) hơn là dùng làm vũ khí chiến tranh. Toàn bộ cái gương (ở giữa) bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng các hình vẽ bên dưới cho thấy phần trung tâm chiếc gương làm về sau ở Nhật Bản có trang trí hình một nhà kho được xây dựng thời Yayoi. Những chiếc chuông đồng (bên phải) với thiết kế mang tính đặc trưng của dân tộc Nhật Bản, cho thấy trình độ điêu luyện mà người dân Nhật đã đạt tới trong thời Yayoi. . Lịch sử Nhật Bản - A history of Japan Phần I Nhật Bản thời x a Chương 1: Môi trường và vấn đề định cư ngày đầu Nhật Bản ngày x a cũng như những dân tộc. đây, người Nhật không thiên về thuyết tạo dựng nước Nhật c a hai vị thần Izanagi và Izanami, mà người ta tìm đến công việc c a các nhà khảo cổ cùng các đồng nghiệp, các nhà khoa học c a họ, để. đảo. Hai vị thần bay xuống đảo, một nam, một nữ, dựng nên một cột trụ. Sau khi hai vị nhảy m a và chuyện trò với nhau (vị thần nam nói trước) họ tạo ra được tám hòn đảo chính c a nước Nhật.

Ngày đăng: 25/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan