MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘC CHẤT part 3 doc

21 291 0
MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘC CHẤT part 3 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

43 và nó có thể thay đổi nhiều lần trong ngày. 3.3. Hiệu ứng nhà kính và lỗ thủng tầng ozon - Các khí gây hiệu ứng nhà kính là CO 2 , hơi nước, bụi. - Các khí gây lỗ thủng tầng ozon là: CO 2 : Có khả năng cho bức xạ mặt trời đi qua CFC (Clorofluorocarbon): là những hóa chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, kể cả các bộ phận làm lạnh, từ đó xâm nhập vào khí quyển. CH 4 (Mêtan): khả năng phát thải ra môi trường ngày càng nhiều do hoạt động mạnh mẽ của các ngành công nghiệp. N 2 O (Nitơ oxyd): sinh ra do phát thải các nhiên liệu hóa thạch. 4. Tác nhân, nguồn gây ô nhiễm không khí 4.1. Khái niệm ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là khi trong không khí có mặt một chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí gây nên những tác động có hại hoặc gây ra một sự khó chịu cho con người. Chất ô nhiễm là một chất có trong khí quyển ở nồng độ cao hơn nồng độ bình thường của nó hoặc chất đó thường không có trong không khí. Việc phân loạ i, xác định tính năng của hoạt động dẫn đến nhiễm bẩn không khí dựa vào nhiều quan điểm, người ta cho rằng nhiễm bẩn không khí là kết quả hoạt động của con người. Ở các nước Tây Âu từ sau thế kỷ VIX, có tình trạng nhiễm bẩn không khí là do hoạt động của con người gây nên như sử dụng than đá làm nguồn năng lượng, khói của các nhà máy. Chất ô nhiễm không khí có thể có nguồn gốc thiên nhiên nh ư SO 2 , bụi sinh ra từ các núi lửa, các khí oxyd carbon (CO, CO 2 ), oxyd nitơ (NOx). 4.2. Các tác nhân gây ô nhiễm không khí 4.2.1. Ô nhiễm không khí do tác nhân lí học - Ô nhiễm không khí do bụi: Bụi là những hạt nhỏ bé, nó được phân tán trong không khí, bụi trong không khí có nguồn gốc là hoạt động công nghiệp như bụi than, bụi các loại quặng kim loại, bụi do giao thông thì phân bố dọc các tuyến đường quốc lộ và xung quanh các ngã tư, ngã năm hàm lượng bụi tăng cao làm ô nhiễm không khí cục bộ từng vùng, từng nơi và từng lúc. Đặc biệt là bụi giao thông là bụi có ch ứa SiO 2 tự do có khả năng gây xơ hóa phổi. Nồng độ bụi trong không khí dược dùng làm chỉ điểm đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí, tiêu chuẩn bụi lắng là dưới 96 tấn/km 2 /năm. Ô nhiễm không khí do các tia phóng xạ và đồng vị phóng xạ: Những chất phóng xạ là những chất có khả năng phát ra những tia a, b, y trong điện tử và các lượng tử khác có năng lượng lớn. Những đồng vị phóng xạ nguy hiểm nhất ở dạng khí và khí dung là I 131 , F 32 , CO 60 , 44 C 14 , S 35 , Ca 45 , Au 198 ngoài ra chúng còn dưới dạng các hợp chất. Các chất phóng xạ và đồng vị phóng xạ có nguồn gốc: + Khai thác quặng phóng xạ. + Các khí dung phóng xạ rơi xuống từ khí quyển. + Do sử dụng các đồng vị phóng xạ vào mục đích điều trị và mục đích nghiên cứu khoa học. + Sử dụng phóng xạ làm nguyên tử đánh dấu trong công nghiệp và trong nông nghiệp. + Lò phản ứng công nghiệp, nhà máy điện nguyên tử, lò ph ản ứng hạt nhân, nhiệt hạch, khoa học vũ trụ. + Máy gia tốc thực nghiệm. Khả năng phát sinh những tổn thương phóng xạ và thời gian xuất hiện triệu chứng thường khác nhau phụ thuộc vào số lượng, chất tiếp xúc, bản chất lý hóa học của chúng và thời gian bán phân hủy. Do tính chất nguy hiểm của phóng xạ nên phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên. 4.2.2. Ô nhiễm không khí do tác nhân hóa học a. Ô nhiễm không khí do các h ợp chất có chứa carbon - Co là một chất khí không gây kích thích và không gây tổn thương niêm mạc vì CO là một chất khí, không màu, không mùi, không vị do đó con người ít phát hiện thầy., CO được tạo thành do đốt cháy hợp chất carbon không hoàn toàn, CO có ái tính rất mạnh với hemoglobin gấp từ 250 - 300 lần so với O 2 . Khi hít thở phải khí CO thì CO + Hb → HbCO (carboxyl hemoglobin). - CO 2 : (Dioxyd cacbon) là do quá trình hô hấp của sinh vật, nhất là trong khí thở ra của người, các sinh vật thở ra hoặc là khi đốt cháy C và các hợp chất chứa carbon sẽ sinh ra khí CO 2 , các trạm điện, nhà máy, xe hơi, sự hoạt động và đốt cháy than đá, dầu và khí đốt tự nhiên đã sinh ra một lượng khí CO 2 khổng lồ. - CFC: Được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp làm lạnh, bao gồm CFC 11 hoặc CFCCl 3 , CFCCl 2 , CHC 1 F 2 . - CH 4 (Mê tan): Theo Khali và Rasmussen cho thấy hàng năm tổng lượng phát thải khí mê tan vào khí quyển là 550 tấn, nguồn sinh ra chính là từ các quá trình sinh học. b. Ô nhiễm không khí do những hợp chất có chứa lưu huỳnh (S) Do quá trình đốt cháy các hợp chất có lưu huỳnh, đặc biệt là các loại than đá chất lượng xấu và các loại dầu mỏ sinh ra SO 2 . Ở Mỹ (Newyork) do đốt 30 triệu tấn than đá trong 1 năm do đó mà lượng SO 2 thải vào trong không khí là 1,5 triệu tấn. SO 2 có trong lượng phân tử là 64 nặng gấp đôi S, SO 2 bị oxy hóa tạo thành SO 3 . - Khi hít thở phải SO 2 mặc dù ở nồng độ thấp cũng gây co thắt các cơ phế quản, ở nồng độ cao hơn thì gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp, làm cho niêm mạc dày lên gây khản cổ và ho. 45 - SO 2 khi bị oxy hóa tạo thành SO 3 , dưới dạng sương mù, nó tác động rất mạnh và mạnh hơn cả SO 2 . - Cả hai loại SO 2 và SO 3 khi gặp hơi nước sẽ tạo thành H 2 SO 3 và H 2 SO 4 tạo thành mưa acid, ảnh hưởng rất lớn tới sinh vật và các công trình kiến trúc. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta thường dùng SO 2 làm tiêu chuẩn để đánh giá mức độ ô nhiễm tại các nhà máy và các khu dân cư trong thành phố. Tiêu chuẩn cho phép là dưới 0,002mg/lít. c. Ô nhiễm không khí do hợp chất có chứa nitơ (N) - Nguồn phát sinh chủ yếu là do phát triển công nghiệp, chế biến và sản xuất phân đạm, quá trình sản xuất dầu khí, hoặc trong cơn mưa có sét NO 2 sẽ được giải phóng ra. - Bao gồm các oxyd nitơ như: NO, N 2 O 5 , NO 2 , các hợp chất có chứa nitơ thường không bền vững, riêng NO 2 có mùi hắc đặc biệt, màu vàng nâu. - Khi hít thở không khí có chứa NO 2 ở nồng độ cao gây phù phổi cấp, ở nồng độ thấp gây Met Hb, ngăn cản quá trình vận chuyển O 2 của hemoglobin dẫn tới thiếu O 2 ở các tổ chức. d. Ô nhiễm không khí do các hợp chất trừ sâu - Nguồn gốc: Các nhà máy sản xuất các loại hóa chất trừ sâu nhóm clo và các loại thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp và trong y tế để phòng chống các bệnh do côn trùng. - Điều kiện khí tượng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố nồng độ thuốc trừ sâu trong không khí, cự ly vùng sử dụng cũng như thời gian vùng sử dụng. Không khí đóng vai trò quan trọng vận chuyển DDT giữa các vùng ở nông thôn. - Ngoài ra còn thấy nhóm phospho hữu cơ như DDVP, parathion, TEDD, malathion, chúng từ không khí qua da, niêm mạc vào cơ thể và gây độc cho cơ thể, chúng dược tích lũy trong các mô mở, tủy xương, gan. 4.2.3. Tác nhân sinh học - Trong không khí vi sinh vật gây bệnh liên tục chịu tác động huỷ diệt của nhiều yếu tố môi trường gồm các yếu tố khí tượng, sự luân chuyển không khí làm giảm nồng độ vi sinh vật và làm sạch không khí nhanh chóng. + Trự c khuẩn dịch hạch sống trong môi trường không khí khô hanh được 5 ngày. + Trực khuẩn bạch hầu 30 ngày. + Trực khuẩn lao sống được 70 ngày trong không khí và 10 tháng trong những giọt nước bọt đã khô. + Nha bào trực khuẩn than sống trong môi trường không khí từ 10 năm trở lên. + Liên cầu khuẩn tan máu cộng với bụi tồn tại 10 tuần trong không khí. Trong 1 gam bụi người ta đã tìm thấy 200.000 liên cầu khuẩn tan máu còn sống, còn phế cầu sống từ 55 - 140 ngày trong đờm khô, 19 - 55 ngày trong đờm khô dây trên quần áo, 12 giờ trên quần áo phơi nắng. 46 Cho đến gần đây virus cúm vẫn được coi là ít có khả năng tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài song qua thực nghiệm trong dịch mũi họng nổi lên mặt kính chúng sống được 5 ngày bảo quản ở nhiệt độ không khí trong bóng râm. - Vi khuẩn có nhiều nhất trong không khí vào mùa hè và mùa thu, vào tháng 8 thì lượng vi khuẩn cao gấp 10 lần so với tháng mùa đông, ngày trời quang có số lượng vi khuẩn nhiều hơn ngày mưa. 4.3. Nguồn gây ô nhiễm không khí 4.3.1. Ô nhiễm không khí do sản xu ất công nghiệp, nông nghiệp - Sản xuất công nghiệp bao gồm các sở công nghiệp cũ và các sở công nghiệp mới. gây ô nhiễm môi trường không khí. - Tro bụi, hơi nước và hóa chất độc hại có trong môi trường không khí là do: + Hiện tượng đốt cháy nhiên liệu ở điều kiện nhiệt độ cao làm gia tăng sự lưu chuyển không khí nên các nguyên liệu sẽ bị đốt cháy không hoàn toàn tạo ra các sản phẩm độc hại CO, CO 2 , SO 2 , bụi Ví dụ: Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, Cao Ngạn, khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên đã dưa vào môi trường không khí một hàm lượng lớn bụi và các chất độc hại CO, CO 2 , SO 2 , bụi + Các nguyên liệu hóa chất độc hại bốc hơi, rò rỉ thất thoát trên dây chuyền sản xuất, các đường ống dẫn tải như: clo, sulfua - Một số các cơ sở sản xuất thực phẩm không những dưa vào không khí một số hóa chất độc hại (hữu cơ, vô cơ) mà còn đưa vào không khí một lượng đáng kể các sản phẩm sinh học như vi sinh vật gây bệnh. Ví dụ: ở xung quanh các xí nghi ệp rượu, bia, sản xuất bánh kẹo hàm lượng các chất có nguồn gốc hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí thường rất cao như indol mercapton nấm, các vi sinh vật tan huyết. - Các nhà máy hóa chất thường đưa vào không khí các chất độc hại mang tính đặc thù. Ví dụ: Nhà máy thuốc trừ sâu, hóa chất Việt Trì gây ô nhiễm môi trường không khí ở một khu vực rộng lớn lượng 666. Nhà máy phân lân Văn Điển, phân đạm Hà Bắc cũng đưa vào môi trường không khí mộ t lượng chất độc hại lớn: kiềm urê Sản xuất nông nghiệp làm tăng hơi thuốc trừ sâu vào môi trường không khí. 4.3.2. Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải. - Hoạt động giao thông vận tải không những tự nó sinh ra các chất độc hại do đốt cháy nhiên liệu mà còn làm khuyếch tán bụi và các chất ô nhiễm từ môi trường đất sang môi trường không khí. Ví dụ: Các khu vực đường xá giao thông có chất lượng xấu mật độ xe qua lại nhi ều, hàm lượng bụi trong không khí thường rất cao. - Với hoạt động này các vi sinh vật gây bệnh như nấm, lao, bạch hầu là những loại có khả 47 năng tồn tại lâu ở môi trường ngoại cảnh sẽ có điều kiện gây ô nhiễm không khí và gây tác hại đến sức khỏe con người. - Trong quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông, sự đốt cháy và đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu khác nhau cũng đưa vào môi trường không khí các sản phần độc hại tương ứng. Ví dụ: Các xe có sử dụng xăng, dầu khi đốt cháy sẽ đưa vào không khí một hàm lượng lớn các chất nh ư oxydcarbon (CO), Dioxydcarbon (CO 2 ), carbuahydro, chì Một số động cơ sử dụng than mỡ sẽ đưa vào môi trường không khí lượng SO 2 đáng kể. 4.3.3. Ô nhiễm không khí do hoạt động sinh hoạt của con người: - Con người sử dụng các phương tiện đun nấu ngay trong nhà ở như: bếp lò, lò sưởi bếp than bếp củi, bếp ga, bếp dầu Các phương tiện đun nấu này sẽ sinh ra các chất độc hại như CO, CO 2 , SO 2 , Carbuahydro, bụi gây ô nhiễm không khí nội thất. - Các đồ dùng trong gia đình như: tủ lạnh, máy điều hòa trong khi hoạt động cũng sinh ra một lượng cloronuoro carbon (CFC) gây lỗ thủng tầng ozon. - Dân số tăng làm tăng lượng chất thải sinh hoạt (rác thải, thức ăn thừa, chất thải bỏ của người ) việc quản lý và xử lý không tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm không khí một cách đáng kể. Ví dụ: Từ trong các chấ t thải, do quá trình phân hủy tự nhiên bởi tác động của các vi sinh vật hoại sinh sẽ đưa vào môi trường không khí nhiều sản phẩm độc hại như H 2 S, NO, NO 2 , CO 2 và các vi sinh vật gây bệnh, các côn trùng: ruồi, muỗi từ đó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người. 4.3.4. Ô nhiễm do tự nhiên - Sự hoạt động của núi lửa, phun ra nham thạch nóng và khói bụi giàu mê tan, sulfua, chúng bay khá cao và khá xa. - Cháy rừng: các đám cháy rừng do tự nhiên thường lan truyền rộng, thải nhiều bụi khí độc. - Bão bụi: gây nên do gió mạnh cuốn theo bụi lan truyền trong phạm vi rộng. 5. Tác động ô nhiễm không khí tới sức khỏ e con người 5.1. Bệnh do thời tiết, khí hậu Thông thường thì khí hậu thay đổi đột ngột có ảnh hưởng rất.lớn tới sức khỏe con người. Thống kê của các bệnh viện cho thấy về mùa lạnh hay gặp các bệnh tai biến mạch máu não, viêm phổi, viêm phế quản các bệnh đường hô hấp trên, bệnh loét dạ dày tá tràng. Thời tiết lạnh còn tạo điều kiện cho bệnh viêm thận cấp phát triể n, viêm thần kinh, các bệnh mũi họng. - Về mùa hè thường thấy các bệnh đường tiêu hóa, theo thống kê cho thấy số người lao động nghỉ việc mùa hè tăng hơn, ảnh hưởng của nóng ẩm là một yếu tố chi phối tới nhiều vấn đề về ăn mặc. - Về mùa đông từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau có phong trào chống bệnh đường hô hấp và các biện pháp phòng chống rét cho trẻ em và người già. Mùa rét có thể d ễ thích ứng hơn và chồng rét dễ hơn do có quần áo rét, nhà ở ấm áp, chế độ ăn uống thích hợp. 48 5.2. Bệnh do ô nhiễm môi trường không khí 5.2.1. Ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp Một số loại tác nhân có nguồn gốc hữu cơ: bụi, phấn hoa, bông, đay, gai có khả năng gây co thắt phế quản, gây hen v.v làm suy giảm chức năng hô hấp. - Các khí SO 2 , NO 2 , carbuahydro không những gây kích thích tế bào bề mặt đường hô hấp làm tăng tiết, thủng phế nang mà nó còn gây phản ứng co thắt các cơ trơn, gây Mệt Hb làm giảm khả năng vận chuyển các chất khí của hồng cầu, thậm chí nhiều trường hợp gây tử vong. - CO là tác nhân gây suy hô hấp mạnh và nhanh nhất có thể gây tử vong vì CO kết hợp Hb tạo thành methemoglobin, vô hiệu hóa khả năng vận chuyển O 2 của hồng cầu. - Viêm phế quản mạn tính: những người tiếp xúc với bụi, tỉ lệ bị viêm phế quản mạn nhiều khi lên tới 10 – 15%, còn đối với các hơi khí độc tỉ lệ bệnh này là 15 - 35%. - Tỷ lệ bệnh ung thư vòm, ung thư phổi ở vùng ô nhiễm càng ngày càng tăng cao. 5.2.2. Ảnh hưởng tới cơ quan thần kinh Hệ thống thần kinh rất nhạy cảm với các chấ t độc có khả năng hòa tan trong mỡ như: carbuahydro, aldehyt, dầu mỏ Nhiều khi những chất này gây rối loạn quá trình oxy hóa khử dẫn đến hiện tượng tổn thương các tế bào và gây nên các bệnh thần kinh. Ví dụ: benzen, carbuahydro gây rối loạn quá trình oxy hóa khử ở tế bào thần kinh gây nhiễm độc thần kinh cấp tính. Một số loại bụi phấn hoa có khả năng gây bệnh tâm thần theo mùa. Nhiễm độc chì hữu cơ - viêm não chì. 5.2.3. Ảnh hưởng tới cơ quan tuần hoàn và máu - Có nhiều chất độc có tác dụng gây co mạch ngoại vi ở các vùng có nhiều tế bào non gây rối loạn chuyển hóa tế bào. Ví dụ: chì, asen, gây nhiễm độc cấp và ảnh hưởng đến mạch máu vùng tiếp xúc (dãn mạch, hoại tử mao mạch). - Một số chất độc: CO, NO 2 , S gây rối loạn chuyển hóa trao đổi chất của tế bào máu, làm rối loạn quá trình trao đổi và vận chuyển chất khí, gián tiếp gây thiểu dưỡng các tế bào của các tổ chức, trong đó có tế bào của hệ tuần hoàn. 5.2.4. Ảnh hưởng tới cơ quan tiêu hóa Nhiều chất độc có trong môi trường không khí bị ô nhiễm có khả năng gây độc trên hệ thống tiêu hóa. Ví dụ: Các bụi chì, thuốc trừ sâu, người và động vật ăn phải có thể gây rối loạn tiêu hóa trầm trọng, tác động xấu, tác động trực tiếp trên gan, tụy, lách và cơ trơn. 5.2.5. Ảnh hưởng tới cơ quan tiết niệu Cơ quan tiết niệu là nơi đào thải các chất độc, những người hít phải các chất độc trong môi trường không khí bị ô nhiễm như: benzen, arsen, chì sẽ được chuyển hóa để đào thải qua 49 thận, nếu hàm lượng các chất độc có trong môi trường không khí cao hơn ngưỡng cho phép thì sẽ gây viêm ông thận cấp. 5.2.6. Ảnh hưởng tới các giác quan - Đặc biệt là mũi, mắt dễ bị tác động của môi trường, nếu môi trường không khí bị ô nhiễm thì sẽ dẫn đến tình trạng mắt, mũi bị viêm nhiễm cấp tính. Ví dụ: bụi, hơi thuốc trừ sâu gây viêm mũi, tổn thương giác mạc mắt. - Nguồ n gây ung thư: amiang, arsen, các chất có nguồn gốc phóng xạ gây ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư da. - Không khí bị ô nhiễm còn ảnh hưởng tới toàn thân được biểu hiện qua Hội chứng SBS (Sieb Building Syndrome: Hội chứng ô nhiễm không khí nội thất), bao gồm các triệu chứng về mắt, mũi, họng, da, toàn thân. 6. Biện pháp phòng chống ô nhiễm không khí, điều luật liên quan đến môi trường không khí 6.1. Đối với cấp tính, trung ương - Quản lí và ki ểm soát môi trường: Thực hiện luật bảo vệ môi trường: Có những biện pháp hành chính để ngăn cấm, xử lí nghiêm khắc những người, đơn vị, nhà máy cố tình gây ô nhiễm môi trường. Biện pháp kinh tế, đòn bẩy quyền lợi trong phòng chống ô nhiễm môi trường: đánh thuế cao đối với những hoạt động gây tăng chất thải độc hại, giảm thuế cho các cơ sở có kế ho ạch tốt trong xử lí chất thải bỏ. Quy định nồng độ giới hạn cho phép của các chất gây ô nhiễm môi trường để kiểm soát chúng. Cần tổ chức hệ thống kiểm tra tự động về nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường không khí trong phạm vi đô thị hay một khu công nghiệp, nhà máy. - Quản lý và kiểm soát các loại xe cộ: Để giảm bớt độ nhiễm bẩn bầu khí quyể n bởi các khí xả của xe ô tô, cần sử dụng rộng rãi điện năng trong giao thông vận tải, cung cấp cho xe chạy trong thành phố loại xăng cao cấp hay sử dụng rộng rãi khí ép làm chất đốt. + Để giảm bớt chất độc thải qua khí xả, cần thực hiện luật an toàn giao thông như tốc độ vận động liên tục, không dừng xe lâu ở các ngã ba, ngã tư. Do vậy nên xây dựng đường ngầm dành riêng cho khách đi b ộ khi qua lại ở các ngã ba, ngã tư. + Chuyển các xưởng sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới ra khỏi thành phố. - Quy hoạch xây dựng đô thị, khu công nghiệp: + Địa điểm xây dựng nhà máy, xí nghiệp: cần được đặt cuối hướng gió chủ đạo, cuối nguồn nước so với khu dân cư. 50 + Các nguồn gây ô nhiễm môi trường như ống khói, các phân xưởng thải chất độc hại, cần được xây dựng tập trung để dễ dàng xử lí. + Xây dựng vùng cách li vệ sinh công nghiệp: Để cách li giữa khu vực nhà máy với khu dân cư cần có những khoảng đệm trồng cây xanh. Diện tích vùng đệm phụ thuộc vào những nguy cơ mà nhà máy có thể gây ra. + Chiều rộng vùng cách li của khoảng cách bảo vệ vệ sinh như sau: Mức độc h ại I II III IV V Chiều rộng vùng cách li (m) 1000 m 500 m 300 m 100 m 50 m Khoảng cách vùng cách li được xác định từ khoảng cách nguồn thải chất ô nhiễm đến khu dân cư. - Trồng cây xanh: + Cây xanh có tác dụng che nắng, hấp thụ bớt bức xạ mặt trời, hút bụi và giữ bụi, lọc sạch không khí, giảm, che chắn tiếng ồn, hấp thụ CO 2 . + Chỉ số an toàn: diện tích đất để trồng cây xanh phải gấp 4 lần diện tích đất ở của con người. + Quy định nơi trồng cây trên đường phố, công viên, trồng rừng có quy hoạch. - Biện pháp công nghệ và làm sạch khí thải: Đây là biện pháp cơ bản vì nó cho phép đạt hiệu quả cao nhất để hạ thấp và đôi khi ngăn chặn chất thải độc hại ra môi trường. + Áp dụng công nghệ "Không có ch ất thải": Kín - Tự động hoá. Thay thế chất độc hại dùng trong sản xuất bằng chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn. Độ kín của thiết bị máy móc là điều cần thiết trong sản xuất hiện đại. - Phương pháp làm sạch khí thải: cần có hệ thống thông gió, thải độc, hút bụi ở những cơ sở sản xuất. 51 52 [...]... giảng sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 6 Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám Trường đại học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường Dịch tễ Trường Đại học Y khoa Hà Nội 7 Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường đại học Y khoa Thái Nguyên 8 Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại... khảo thêm cuốn sách "Vệ sinh môi trường" , tr 10 - 18, sinh thái môi trường - Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường -Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội, các điều luật về môi trường để hiểu rõ thêm phần các giải pháp - Tự đọc tài liệu hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu bằng... Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục 2 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường Đại học Y khoa Hà Nội 3 Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học 4 Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học 56 5 Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001),... không khí là trong không khí có: A Chất lạ hoặc có sự thay đổi thành phần không khí B Chất lạ và sự thay đổi thành phần không khí C Chất lạ hoặc chất gây ô nhiễm D Chất lạ và các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm 10 Những chất phóng xạ là nhưng chất có khả đang phát ra: A Các tia α, β năng lượng điện tử khác B Các tia α, β, γ và năng lượng điện tử khác C Các tia α, β, γ các chất đồng vị phóng xạ D Các tia α,... hợp chất carbon hoàn toàn, hoạt động của các phương tiện giao thông, nhà máy D Quá trình hô hấp của sinh vật, đốt cháy hợp chất carbon không hoàn toàn, hoạt động của nhà máy sản xuất phân đạm 13 Các chất gây hiệu ứng nhà kính gồm: A CO2, NH3, CH4, SO3 B CO2, CH4, CFC C CO2, CH4, SO2, NO2 D CO2, CH4, CFC, NO3 3 Phân biệt đúng sai cho các câu từ 14 đến 28 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và. .. thuộc vào nhiệt độ không khí Nước ngầm càng sâu thì nhiệt độ càng ổn định, ít dao động và nó cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá độ trong sạch của nguồn nước 1.2.2 Tính chất hóa học 59 Chất hữu cơ được sinh ra do quá trình phân hóa phức tạp, lâu dài của xác các loại động vật, thực vật và các chất thải bỏ Đây là môi trường tốt cho các vi sinh vật gây bệnh có thể sống nhờ vào đó Phương pháp xác định chất. .. tiếp, tức là sử dụng chất hóa học có giải phóng ra nhiều O2 để oxy hóa các chất hữu cơ đó Tiêu chuẩn quy định: Chất hữu cơ thực vật là < 3mg O2/lít Chất hữu cơ động vật < 2 mg O2/lít Ý nghĩa vệ sinh: Nếu hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao chứng tỏ nước đó đã bị nhiễm bẩn và mới bị nhiễm bẩn bởi các chất thải của người và động vật hoặc do sự thối rữa xác động vật, thực vật - NH3 là sản phẩm phân huỷ... khuẩn) 1.2 Tính chất của nước 1.2.1 Tính chất lý học - Độ trong phải đảm bảo từ 25 - 30 cm Sneller, nếu không trong là nước đã bị nhiễm bẩn bởi cát và chất lơ lửng, độ trong của nước phụ thuộc vào các hạt đất, cát hạt bụi lơ lửng trong nước Ngược lại với độ trong là độ đục đo được bằng số lượng các chất có trong 1 lít nước (mg/lít) và không có độ đục quá 1mg/lít - Màu của nước: do các chất bẩn trong... hôi 23 Các nhà máy sản xuất chế biến phân đạm sẽ sinh ra khí NO2 24 Chất ô nhiễm là chất có trong khí quyển với nồng độ cao hơn TCCP 25 CO có ái tính mạnh với Hb gấp 200 - 30 0 lần 26 Tiêu chuẩn của vận tốc gió ở trong nhà với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường là 0 ,3 - 0,5 m/s 27 Độ ẩm tương đối là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa 28 Trực khuẩn dịch hạch sống trong môi trường. .. bài ô nhiễm không khí và sức khỏe cộng đồng, cần hiểu rõ các tác nhân và nguồn gây ô nhiễm không khí để từ đó có những nhận định về các chất từ các nguồn nào sinh ra để có những biện pháp phòng chống và tuyên truyền cho cộng đồng trong khu vực của mình sinh sống để biết cách bảo vệ môi trường không khí cho trong sạch, phòng tránh lây nhiễm các bệnh từ trong môi trường không khí 3 Tài liệu tham khảo . môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường. Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, . sinh môi trường& quot;, tr 10 - 18, sinh thái môi trường. - Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Bài gi ảng Vệ sinh - Môi

Ngày đăng: 25/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan