25 GỢI Ý VÀ ĐỀ THI TỐT THPT MÔN VĂN ĐỀ 16+17+18 ppsx

11 307 0
25 GỢI Ý VÀ ĐỀ THI TỐT THPT MÔN VĂN ĐỀ 16+17+18 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

25 GỢI Ý VÀ ĐỀ THI TỐT THPT MƠN VĂN ĐỀ 16+17+18 ĐỀ 16 A.PHẦN CHUNG (5,0 điểm ) Câu 1.(2,0 điểm ) Kể lại cốt truyện Thuốc và cho biết nhân vật chính của truyện.Có thể chia nhân vật của truyện thành mấy nhóm, các nhóm khác nhau ở chỗ nào? Câu 2.(3,0 điểm ) Bàn về tính trung thực. B.PHẦN RIÊNG (5,0 điểm )Thí sinh học chương trình nào thì được làm câu dành riêng cho chương trình đó (Câu 3. a hoặc 3. b ) Câu 3.a.CTC(5,0 điểm) Cảm nhận của anh / chị về nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của nhà thơ Thanh Thảo qua tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lor-ca”. Câu 3.b. CTNC (5,0 điểm) Nét độc đáo trong cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân qua hình tượng người lái đò (Nguyễn Tuân – Người lái đò sông Đa ø( trích)) . HẾT Gỵi ý lµm bµi A.PHẦN CHUNG (5,0 điểm ) Câu 1.(2,0 điểm )  Kể lại cốt truyện (1,0 điểm ) +Lão Hoa đến pháp trường mua bánh bao tẩm máu người chiến sĩ Hạ Du chữa bệnh lao cho con trai. +Lão Hoa cho con ăn bánh và tin sẽ khỏi bệnh. +Những người khách trong quán bàn về hiệu quả của vị thuốc, về Hạ Du . +Buổi sáng thanh minh năm sau, bà Hoa và bà Hạ đến thăm mộ con, họ ngạc nhiên khi thấy vòng hoa trên mộ Hạ Du.  Chỉ ra nhân vật chính : Hạ Du.  Các nhân vật truyện chia làm 2 nhóm : Nhóm những người dân ngu muội,lạc hậu và Hạ Du -người cách mạng hy sinh. Câu 2.(3,0 điểm ) Bàn về tính trung thực. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau đây: 1. Giải thích khái niệm: Trung thực là thành thật, thẳng thắn, không làm sai lệch sự thật. 2. Bình luận về vai trò của trung thực: Trong cuộc sống, nhờ trung thực mà con người hiểu nhau, không nghi kị nhau. Trong học tập, nhờ trung thực mà học sinh biết được sức học của mình, từ đó mà cố gắng nhiều hơn. Trung thực giúp mọi người thấy được khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm. Trung thực với bản thân, chúng ta đã tự rèn luyện, hình thành cho mình một nhân cách cao đẹp. 3.Mở rộng, liên hệ: Cần trung thực với chính bản thân mình, với mọi người. Cần tự rèn luyện mình thành một con người trung thực. Kêu gọi mọi người cùng sống trung thực./. B.PHẦN RIÊNG (5,0 điểm ) Thí sinh học chương trình nào thì được làm câu dành riêng cho chương trình đó (Câu 3. a hoặc 3. b ) Câu 3.a.CTC(5,0 điểm Cảm nhận của anh / chị về nghệ thuật miêu tả tiếng đàn của nhà thơ Thanh Thảo qua tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lor-ca” I. Yêu cầu về kỹ năng: - Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, biết cách chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng rõ trọng tâm. - Văn trong sáng, lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt. II. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Thanh Thảo và tác phẩm “ Đàn ghi ta của Lor-ca”, học sinh trình bày những cảm nhận về hình ảnh tiếng đàn. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau miễn là đáp ứng được những ý chính sau: 1. Sự cách tân của Thanh Thảo theo trường phái thơ tượng trưng với những biểu hiện về kết cấu, hình thức nghệ thuật, sự hài hòa giữa thơ và nhạc  những tiếng đàn bọt nước : tiéng đàn nổi lên tròn trịa ,trẻ trung, nhảy nhót , nở bùng rồi lại tan đi, tan đi rồi laị nở bùng như những giọt nước mà cơn mưa rào to làm nảy lên trên mặt sân  tiếng đàn thanh xuân , sinh sôi nảy nở.  tiếng ghi ta nâu: từ màu nâu của chiếc đàn Tây Ban Nha truyền thống vẫn vang lên âm thanh vẻ đẹp của thiên nhiên và con người mà tâm hồn Lor-ca hướng tới ngay cả trước họng súng quân thù .  tiếng ghi ta lá xanh biết mấy: tiếng ghi ta màu lá xanh ,màu của sự sống,của tình yêu .  tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan;tiếng ca đẹp nhưng đã bị đập vỡ oà trong cái đẹp … 2 .Sự kết hợp của nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh… với sự chuyển đổi cảm giác theo thuyết tương giao khi miêu tả tiếng đàn.  Không ai chôn cất tiếng đàn (hoán dụ)  tiếng đàn như … > có sự hoá thân đẹp đẽ của người nghệ sĩ  tiếng li-la li-la li – la : tiếng đàn thánh thoát vang lên kết thúc bài thơ .linh hồn bất tử của Lor – ca vẫn ca hát, mãi mãi hát ca “li – la li –la ” là biểu tượng tượng thanh của tiếng hát trẻ trung, thanh xuân, đầy sức sống của người “nghệ sĩ du ca”Tây Ban Nha 3.Ý nghĩa của hình tượng tiếng đàn ghi- ta. + Tiếng đàn ấy là tâm hồn ,cuộc đời Lor-ca ,làm cho tên tuồi ông sống mãi. +Sự sáng tạo tiếng đàn là cách thể hiện sự ca ngợi, ngưỡng mộ với cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ, chiến sĩ Lor- ca – một con người tài hoa và cao cả của đất nước Tây Ban Nha. ĐỀ 17 A. Phần chung:(5 điểm) Câu 1:(2điểm) Giải thích ý nghĩa nhan đề “Thuốc” của Lỗ Tấn. Câu 2:(3điểm) Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng nêu ý kiến của anh (chị) về vấn đề tác hại của việc hút thuốc lá. B.Phần riêng:(5điểm) Câu 3a dành cho ban khoa học tự nhiên (5 điểm) Anh(chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến cho rằng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu có giá trị nhân đạo sâu sắc? Câu 3b dành cho ban khoa học xã hội (5 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật cô Hiền trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” của nhà văn Nguyễn Khải. Gîi ý lµm bµi Câu 1:(2 điểm) Cho 2 điểm khi HS nêu được 2 ý: - “Thuốc” phê phán sự lạc hậu, ngu muội, u mê của nhân dân Trung Quốc về mặt khoa học: tập quán chữa bệnh phản khoa học, dùng bánh bao chấm máu người trị bệnh lao. Đây là chủ đề chống mê tín dị đoan.(1điểm) - “Thuốc” phê phán sự lạc hậu, ngu muội của quần chúng về mặt chính trị và bệnh xa rời quần chúng của các chiến sĩ cách mạng dẫn đến bi kịch quần chúng không ủng hộ cách mạng. Phải có một phương thuốc khác đó là cách mạng vô sản.(1 điểm) Câu 2:(3 điểm) -Yêu cầu về kĩ năng: HS biết lập luận, biết viết 1 đoạn văn bàn về vấn đề xã hội, diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu. -Yêu cầu về kiến thức: Nêu suy nghĩ về :+Tình trạng hút thuốc lá phổ biến hiện nay. +Nguyên nhân. +Tác hại. +Biện pháp khắc phục. Cho 3 điểm khi trình bày được các ý trên. Nếu viết trên 1 đoạn, diễn đạt còn hạn chế, chưa đủ ý tùy mức độ cho điểm. Câu 3a:(5điểm) 1/Yêu cầu về kĩ năng: Đề bài đòi hỏi HS biết cách phân tích truyện ngắn theo định hướng nêu ở đề bài; biết cách làm bài nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ rang, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận. 2/Yêu cầu về kiến thức: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện ở các ý: Phản ánh chân thực cuộc sống lam lũ của người dân hàng chài, phân tích cụ thể tâm trạng, tính cách của các nhân vật: -Người chồng vũ phu, nạn nhân của hoàn cảnh khắc nghiệt. -Người vợ nhẫn nhịn, hi sinh vì chồng vì con, khát vọng hạnh phúc đời thường. -Nỗi lo lắng trước nạn bạo lực gia đình ảnh hưởng đến thế hệ trẻ. ĐỀ. 18 I. PHẦN CHUNG (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Anh (chị) hiểu thế nào về nguyên lí “tảng băng trôi” của Ơ-nít Hê-minh- uê (Ernest Hemingway) ? Câu 2. (3 điểm) Nói năng có văn hoá là sự thể hiện đồng thời cả hai yếu tố nhân cách và trình độ. Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá mười (10) câu) nói lên suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. II. PHẦN RIÊNG (5 điểm) Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó Câu 3 a. (Theo chương trình Chuẩn) Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Câu 3 b. (Theo chương trình Nâng cao) Cảm nhận của anh (chị) về cảnh thiên nhiên và con người Tây Bắc qua đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa. Gỵi ý lµm bµi I. PHẦN CHUNG (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau đây: Dựa vào hiện tượng vật lí, khi một tảng băng trôi trên đại dương, chỉ có một phần nổi lên bề mặt, bảy phần chìm khuất, Hê-minh-uê nêu lên nguyên lí “tảng băng trôi”. - Nguyên lí “tảng băng trôi”- theo Hê-minh-uê - được thực hiện khi nhà văn hiểu biết cặn kẽ mọi vấn đề mình muốn tái hiện, rồi loại bỏ hết các chi tiết không cần thiết, chỉ giữ lại những phần cốt lõi và sắp xếp sao đó để khi tiếp xúc với nó, độc giả vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã bỏ đi, không có trong văn bản. - Nhiệm vụ của người đọc, khi tiếp xúc với tác phẩm của Hê-minh-uê là phải vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của mình để tái hiện những “khoảng trống” tác giả cố tình bỏ qua, để hiểu hết những gì tác giả chưa nói hết. Ý nghĩa của truyện vì thế sẽ được mở rộng rất nhiều. Câu 2. (3 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ; không mắc lỗi diễn đạt. b. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau đây: + Giải thích khái niệm: Nói năng có văn hoá là nói năng đúng phong cách ngôn ngữ (có trình độ) và đúng về mặt tư cách đạo đức (có nhân cách). + Những biểu hiện của việc nói năng có văn hoá: - Trình độ sử dụng ngôn ngữ là sự sử dụng tổng hợp các phương tiện ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ thích hợp. Sử dụng ngôn ngữ không đúng phong cách cũng rất dễ bị chê trách. - Nói năng có văn hoá là một biểu hiện về mặt ngôn ngữ của người có tư cách đạo đức tốt. - Những câu nói sai về mặt tư cách đạo đức bao giờ cũng bị xem là những câu nói thiếu văn hoá. - Cách nói năng có văn hoá thường mang tính lịch sự, khiêm tốn, chân thành; lời nói thường có đặc tính giản dị, rõ ràng, dễ hiểu. + Mở rộng, liên hệ: - Cần rèn luyện bản thân mình trở thành người nói năng có văn hoá. II. PHẦN RIÊNG (5 điểm) Câu 3 a. (Theo chương trình Chuẩn) a. Yêu cầu về kĩ năng [...]... thể cần làm rõ những ý chính sau: - Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, được miêu tả công phu, đậm nét trong toàn bộ tác phẩm - Cây xà nu gắn bó mật thi t với đời sống của nhân dân làng Xô Man - Cây xà nu là biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô Man Qua hình tượng cây xà nu, người đọc hiểu biết thêm cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên và nhất là thêm yêu quý, tự hào về những phẩm... của đề bài: thực chất thí sinh phải biết cách phân tích nhân vật (cây xà nu) trong truyện ngắn, đồng thời nêu được cảm nhận của bản thân b Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở những hiểu biết về truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm …), thí sinh lựa chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để thể hiện rõ những hiểu biết và cảm . 25 GỢI Ý VÀ ĐỀ THI TỐT THPT MƠN VĂN ĐỀ 16+17+18 ĐỀ 16 A.PHẦN CHUNG (5,0 điểm ) Câu 1.(2,0 điểm ) Kể lại cốt truyện Thuốc và cho biết nhân vật chính của truyện.Có. hoa và cao cả của đất nước Tây Ban Nha. ĐỀ 17 A. Phần chung:(5 điểm) Câu 1:(2điểm) Giải thích ý nghĩa nhan đề “Thuốc” của Lỗ Tấn. Câu 2:(3điểm) Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng nêu ý. sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, biết cách chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng rõ trọng tâm. - Văn trong sáng, lưu loát,

Ngày đăng: 25/07/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan