VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

148 539 2
VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Các quan điểm về “thông tin”, “hưởng thụ thông tin”, “mất cân đối” và “bất bình đẳng” trong việc hưởng thụ thông tin. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề hưởng thụ thông tin của công chúng báo chí 1.3. Phân chia các khu vực hưởng thụ thông tin trên thế giới theo hệ tiêu chí Chương 2: SỰ MẤT CÂN ĐỐI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN GIỮA CÁC KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Tổng quan chung về thực trạng mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới. 2.2. Khu vực Châu Á. 2.3. Khu vực Châu Âu. 2.4. Khu vực Châu Phi. 2.5. Khu vực Châu Mỹ. 2.6. Khu vực Châu Đại Dương. 2.7. Hậu quả của sự mất cân bằng và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin 2.8. Giải pháp giải quyết thực trạng mất cân đối và bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin giữa các khuc vực trên thế giới. Chương 3: SỰ MẤT CÂN ĐỐI VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG VIỆT NAM. 3.1. Thực trạng hưởng thụ thông tin của công chúng Việt Nam. 3.2. Các giải pháp giải quyết thực trạng mất cân đối về hưởng thụ thông tin của công chúng Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO MẤY LỜI THƯA TRƯỚC 1. Đề tài nghiên cứu “Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới” là một đề tài thú vị thuộc lãnh địa Lịch sử Báo chí Thế giới. Việc thực hiện đề tài này sẽ tạc dựng một bức tranh toàn cảnh về thực trạng hưởng thụ thông tin hiện nay trên thế giới, những khu vực tràn ngập thông tin và những khu vực thiếu thốn thông tin hết sức. 2. Nhóm tác giả đề tài, với vốn kiến thức ít ỏi của mình, hy vọng làm sáng rõ các cực hưởng thụ thông tin trên thế giới, sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắng trỏ ra căn nguyên của thực trạng, hệ luỵ cũng như kiến nghị những giải pháp bước đầu. 3. Đây là một địa hạt thú vị của truyền thông nhưng chưa có những đề tài nghiên cứu một cách bài bản và hệ thống. Nhóm tác giả đề tài dựa trên đối tượng, phạm vi nghiên cứu là các tài liệu hữu ích trên báo, đài, internet; các tài liệu là các cuốn sách, giáo trình về lịch sử báo chí . giải quyết vấn đề trên cơ sở các thao tác khoa học: tổng hợp, phân tích, đối chiếu so sánh . 4. Đề tài gồm 3 chương, được cấu trúc như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về việc hưởng thụ thông tin của công chúng trên thế giới Chương 2: Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới Chương 3: Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin của công chúng Việt Nam 5. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, thú vị cho các bạn sinh viên khoá sau của Khoa Báo chí - Truyền thông và cũng là tài liệu tham khảo cho bất cứ ai quan tâm tới lĩnh vực này. 6. Do hạn chế về khả năng, chắc chắn đề tài của chúng tôi còn có nhiều bất cập. Chúng tôi mong đợi những đóng góp thiện chí trên tinh thần xây dựng. Chương 1 1.1. Các quan điểm về “thông tin”, “hưởng thụ thông tin”, “mất cân đối” và “bất bình đẳng” trong việc hưởng thụ thông tin. 1.1.1. Quan điểm về “thông tin”, vấn đề “hưởng thụ thông tin” của công chúng. Khái niệm “thông tin” được bắt nguồn từ tiếng La Tinh infometio, gốc của từ tiếng Anh information. Lần đầu tiên thông tin được con người chú ý nghiên cứu về mặt ý nghĩa xã hội của nó và được đề cập đến trong lý thuyết báo chí vào những năm 20 - 30 của thế kỷ XX. Theo cách hiểu kinh điển thì thông tin chính là những cái mới khác với những điều đã biết. Kế thừa tư tưởng trên, khái niệm thông tin đi vào khoa học hiện đại, trước hết là lý thuyết thông tin của Shannon (nhà toán học, vật lý) đưa ra năm 1948. Có rất nhiều định nghĩa về thông tin. Ngoài cách tiếp cận theo góc độ trên, một số cách tiếp cận đã có tầm khái quát hơn, chẳng hạn "thông tin là dữ liệu mà có thể nhận thấy, hiểu được và sắp xếp lại với nhau hình thành kiến thức", hay "thông tin là sự truyền đưa độ đa dạng" (R.Esbi) hoặc "thông tin là nội dung thế giới bên ngoài được thể hiện trong sự nhận thức của con người" (N.Viner). Trong cuốn sách bùng nổ truyền thông, hai ông Philippe Breton và Serge Proulx giải thích theo hai hướng nghĩa: Thứ nhất là, nói về một hành động cụ thể để tạo ra một hình dạng (forme), thứ hai là, nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng. Hai hướng này cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức truyền đạt. Nó thể hiện sự gắn kết của hai lĩnh vực kĩ thuật và kiến thức. Theo từ Đại điển Tiếng Việt - Nguyễn Như Ý thì thông tin được hiểu một cách khái quát là: truyền tin, đưa tin báo cho nhau biết hoặc: tin tức được truyền đi cho biết; tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh. Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, các thành viên của nó hoạt động chủ yếu dựa trên nội dung củathông điệp, nhất là khi tiếp xúc với công chúng. Người ta gọi đó là thông tin chất lượng. Trong lí luận báo chí, khái niệm thông tin cũng đang tồn tại hai cách hiểu: Một là, sự loan báo cho mọi người biết. Hai là, tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống. Nó là công cụ chủ yếu để nhà báo thực hiện mục đích của mình. Tiếp cận vấn đề hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới, chúng ta hiểu khái niệm nghiêng về nghĩa thứ hai. Hưởng thụ: hưởng do có lao động, có cống hiến, Đại từ điển Tiếng Việt – Nguyễn Như ý. Hưởng thụ đó là quyền được hưởng những lợi ích trong xã hội. Hưởng thụ là thước đo đời sống của con người, con người được hưởng thụ càng nhiều thì chứng tỏ đời sống của họ càng cao. Việc hưởng thụ thông tin, được coi là quyền lợi chính đáng trong xã hội của mỗi công dân. Bởi xét cho cùng, thông tin là tri thức chung của nhân loại, con người cần có thông tin để ứng xử và hoạt biến trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhất định cho phù hợp và có lợi. Vấn đề hưởng thụ thông tin được thể hiện qua việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như số lượng báo, số đài, số tivi, số lượng máy internet . Tuy nhiên, trên thực tế, để đạt được sự đồng đều trong hưởng thụ thông tin đối với mọi người là một việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng không chỉ riêng từng cá nhân mà cần nỗ lực chung của cả cộng đồng. Hưởng thụhưởng do có cống hiến, tức là muốn hưởng thụ phải có sự cống hiến. Trong hưởng thụ thông tin, nếu hiểu khái niệm cống hiến một cách linh hoạt thì đó là những điều kiện căn bản, là “lượng” đảm bảo sự ra đời tương ứng của “chất” hưởng thụ thông tin. Nghĩa là phải có những tiền đề nhất định thì mới có kết quả theo nó. Ở đây phải hiểu là những yếu tố kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa – giáo dục, khoa học - kỹ thuật … làm nền tảng tác động đến việc truyền tải thông tin tới công chúng. Việc hưởng thụ thông tin có sự khác biệt giữa các khu vực, các nước, thậm chí là các địa phương khác nhau trong cùng một quốc gia, tạo nên sự bất bình đẳng và mất cân đối trong việc hưởng thụ thông tin, kéo theo hàng loạt hậu quả trong đó phải kể đến sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, trình độ dân trí… giữa các khu vực quốc gia đó. Ở những nước có điều kiện kinh tế phát triển, các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển mạnh mẽ vì vậy hàng ngày công chúng được tiếp cận với một khối lượng thông tin đa dạng, khổng lồ, phong phú từ các loại hình truyền thông đại chúng khác nhau. Ở những nước kém phát triển và chậm phát triển thì người dân ít có điều kiện tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng, hơn nữa chính người dân ở những vùng này chẳng mấy quan tâm đến những tin tức, những sự việc đang hàng ngày, hàng giờ xảy ra xung quanh mình. Nên việc tiếp nhận thông tin của công chúng ở những khu vực này còn hạn chế. 1.1.2. Quan điểm về “bất bình đẳng” trong hưởng thụ thông tin của công chúng. Đại Từ điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý định nghĩa bình đẳng (tính từ) ngang nhau về nghĩa vụ và quyền lợi Theo Từ điển Tiếng Việt (The Free Vietnamese Dictionary project) thì Bình đẳng (bình: đều nhau, đẳng: thứ bậc) được hiểu là ngang hàng nhau về địa vị, về quyền lợi. Từ đó có thể suy ra, bất bình đẳng là không ngang hàng nhau về địa vị, nghĩa vụ, quyền lợi. Bất bình đẳng không tồn tại một cách ngẫu nhiên mà là một hiện tượng xã hội phổ biến mang tính tất yếu do yếu tố cơ cấu xã hội và lành thổ tạo ra. Có nguồn gốc khi một số cá nhân (một số nhóm xã hội) có đặc quyền kiểm soát và khai thác một số cá nhân (một số nhóm xã hội) khác trong một số lĩnh vực chủ yếu của xã hội nhằm chiếm lấy đặc quyền đặc lợi xã hội. Những xã hội khác nhau đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng khác nhau do thể chế chính trị quyết định. Nó quyết định đến phân tầng xã hội. Biểu hiện rõ rệt nhất về mặt kinh tế là sự phân cực thành những nước giàu và những nước nghèo, những nước cực giàu có và những nước khốn khó đến cùng cực với các khoản nợ chồng chất không có khả năng trả. Điều này làm cho sự phân hoá giàu - nghèo trở thành một đặc điểm của toàn cầu hoá hiện nay, nó thể hiện sự bất bình đẳng của các nước và các dân tộc tham gia toàn cầu hoá. Đáng chú ý là sự bất bình đẳng không chỉ thể hiện giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, tức là giữa các nước phương Tây giàu có và phần còn lại của thế giới. Sự bất bình đẳng còn thể hiện ngay trong số các nước phát triển, cũng như giữa các nước chậm phát triển, giữa các khu vực khác nhau trong một quốc gia và giữa các dân tộc trong một quốc gia nhiều dân tộc. Từ khác nhau về địa vị dẫn đến sự khác nhau về nghĩa vụ, quyền lợi, mà trước tiên là quyền lợi kinh tế như đã nói ở trên. Sự bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin theo đó có thể hiểu là sự không ngang nhau về địa vị và theo đó cũng không ngang bằng nhau về quyền được hưởng thụ thông tin. Có người bán thông tin trong khi những người khác phải mua thông tin. Có những người tiếp cận được loại thông tin này mà không tiếp cận được loại thông tin khác. Hoặc có người dù có đủ điều kiện cũng không thể tiếp cận được thông tin . Trong tiếp nhận truyền thông, sự phân phối tin tức hai cực, một cực có những đặc quyền đặc lợi, được hưởng thụ những thành quả của truyền thông (có đặc quyền, đặc lợi), và một cực bị “lờ” đi quyền được hưởng thụ thông tin (không có đặc quyền, đặc lợi) lẽ ra là tất yếu. Bất bình đẳng trong truyền thông do đó làm gia tăng bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội, sự phân hoá giàu nghèo, địa vị chính trị; bất bình đẳng giữa các tộc người; bất bình đẳng giữa giới nam và giới nữ giữa các quốc gia, khu vực. Trong một thế giới của sự phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng tăng, khi mà xã hội lẽ ra phải đang được hưởng những lợi ích từ sự đi lên của kinh tế, thì nhiều nước đang phải đối mặt với tình trạng mà trong đó sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo "đang gia tăng với tốc độ đáng báo động". Ngay những nước phát triển như Mỹ, Canada và Anh cũng không thoát khỏi xu thế này. Và mặc dù đã và đang được chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, hai quốc gia lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ cũng thất bại trong việc giải quyết vấn đề bất bình đẳng. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở nhiều nước tại châu Á, châu Mỹ Latin và châu Phi. Chỉ riêng tại khu vực phụ cận sa mạc Sahara, số người nghèo đã tăng lên tới gần 90 triệu trong thời gian hơn 1 thập kỷ (từ 1990 tới 2001). Tại khu vực châu Mỹ Latin, số người thất nghiệp đã tăng từ gần 7% năm 1995 lên 9% năm 2002, với nhiều người lao động buộc phải chuyển sang khu vực kinh tế phi chính thức, nơi mà những điều kiện làm việc được miêu tả là "phi nhân tính" và mức lương rất thấp. Tại những nước như Brazil, Guatemala và Bolivia, chủng tộc và giới vẫn là những nhân tố quyết định đối với khả năng tiếp cận các cơ hội kinh tế. Con cháu của người da vàng bản xứ và người gốc Phi có thu nhập trung bình thấp hơn người da trắng từ 35% đến 65%, và có ít cơ hội tiếp cận với hệ thống giáo dục và nhà ở hơn. Trên thực tế, gần đây cường quốc giàu nhất thế giới này đã bắt đầu áp dụng những sửa đổi luật nhằm loại trừ việc đưa ra những cam kết viện trợ cho các nước nghèo, thay vào đó tập trung vào những vấn đề như an ninh và khủng bố. 8 mục tiêu trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ gồm: giảm 50% tỷ lệ đói và nghèo; phổ cập giáo dục cơ bản; giảm 2/3 tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh; giảm 3/4 tỷ lệ tử vong của sản phụ, thúc đẩy bình đẳng về giới; đảm bảo sự bền vững của môi trường; ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS, bệnh sốt rét và các loại bệnh khác; xây dựng sự cộng tác toàn cầu dành cho phát triển giữa các nước giàu và nghèo - tất cả đều phải được thực hiện vào năm 2015. Cộng đồng quốc tế đã cảnh báo về hậu quả của việc không hành động. "Thất bại trong việc giải quyết tình trạng bất bình đẳng sẽ khiến cho việc nâng cao điều kiện sống cho người nghèo và tạo lập công bằng xã hội trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nguy hiểm hơn, nó có thể dẫn đến sự bất ổn về mặt xã hội trên toàn thế giới. Khi đó, tất cả mọi người trong chúng ta đều phải trả giá". Xét trên một khía cạnh nào đó, truyền thông vẫn là “con đẻ” của chính trị, của kinh tế, khoa học kỹ thuật . Sự bất bình đẳng trong chính trị, trong kinh tế, kéo theo sự bất bình đẳng về truyền thông. Chừng nào trên thế giới còn tồn tại bất bình đẳng giữa người với người, giữa dân tộc này với dân tộc khác, chừng đó còn tồn tại bất bình đẳng về truyền thông. 1.1.3. Quan điểm về “mất cân đối” trong việc hưởng thụ thông tin của công chúng. Cân đối là hợp lý, hài hòa giữa các phần khác nhau, Đại từ điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý. Mất cân đối, do đó có thể hiểu là không hài hòa, không hợp lý giữa các phần khác nhau trong môt chỉnh thể chung thống nhất; chủ yếu nhấn mạnh đến cấu tạo, cơ cấu của chỉnh thể đó. Mất cân đối về hưởng thụ thông tin được hiểu là sự không hài hoà, không cân xứng, không đồng đều giữa các vùng miền, quốc gia và giữa các lãnh thổ trên thế giới, là sự chồng chéo ở nội dung và phân bố, thiếu hụt ở một số lĩnh vực và địa bàn trong việc tiếp nhận thông tin. Nhu cầu về việc thông tin của một số bộ phận chưa được đáp ứng đầy đủ là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số bộ phận dân cư nằm trong diện “đói thông tin”, tập trung chủ yếu ở những nơi có địa lí hiểm trở khó khăn cho việc vận chuyển các ấn phẩm báo chí, lắp đặt đường dây, những vùng có nền kinh tế kém phát triển, xã hội phức tạp… Mất cân đối trong hưởng thụ thông tin cần được nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau trên phương diện công chúng - chủ thể của việc tiếp nhận đối với các loại thông tin: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa – giáo dục, khoa học – kỹ thuật… Chẳng hạn xét về khách quan, thì sự mất cân đối đó có phải là tất yếu không (do chưa đáp ứng đủ yếu tố tiền đề cần thiết như đã nói ở trên). Hoặc sự mất cân đối là do đã đáp ứng đủ yếu tố cần thiết để hưởng thụ một lượng thông tin tương ứng (trong trường hợp bình thường); nhưng khu vực, quốc gia đó lại không nhận được lượng thông tin tương xứng (tức là không bình thường). Có thể là do chính sách của nhà nước khu vực đó (mang đấu ấn giai cấp, dân tộc), hoặc cũng có thể là do tác động ép buộc của thế lực bên ngoài (chỉ phổ biến loại thông tin này mà cấm loại thông tin khác)… Đây cũng là một phần của hệ lụy bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin mà đề tài nghiên cứu đề cập. Xét về mặt chủ quan, thì sự mất cân đối về hưởng thụ thông tin còn phụ thuộc vào nhu cầu loại thông tincông chúng ở nhóm khu vực, quốc gia đó có nhu cầu. Chẳng hạn nhóm công chúng ở các nước kém phát triển (như Châu Phi) thì cần lượng thông tin về y tế, giáo dục, kỹ thuật… hơn là thông tin về thời trang, điện ảnh, các loại phương tiện kỹ thuật quá hiện đại… như ở các quốc gia, khu vực phát triển. Sự cân đối trong tiếp cận thông tin, xét cho cùng cũng chỉ là tương đối, không thể tuyệt đối hoàn toàn. Vấn đề hậu quả của mất cân đối trong hưởng thụ thông tin cũng nên nhìn nhận ở cả măt tích cực và hạn chế. Mặt tích cực thể hiện ở chỗ nó cung cấp những thông tincông chúng cần, công chúng muốn chứ không phải tất cả những thông tinthế giới có (nếu như chính nhóm công chúng ở khu vực hoặc quốc gia đó được đáp ứng loại thông tin mong muốn). Điều này có tác động rất lớn tới việc thúc đẩy xã hội đó phát triển theo hướng tiến bộ, đặc biệt là kinh tế. Mặt hạn chế là chính chính sách của từng quốc gia khu vực, của thế lực bên ngoài tác động… nên công chúng từng quốc gia, khu vực thiếu đi những thông tin cần thiết về thế giới, có thể làn trì hoãn sự tiến bộ và phát triển của chính họ. Đôi khi chính họ cũng không ý thức được tầm quan trọng của nó với bản thân, do vậy chưa có nhu cầu lớn. Vấn đề đặt ra là sự cân đối giữa lượng thông tin họ cần và lượng thông tin họ được tiếp nhận. Điều này lại chịu sự chi phối rất lớn của những yếu tố nền tảng (kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa – giáo dục, khoa học - kỹ thuật…) đề cập ở trên. Dựa vào đặc điểm riêng của mình mà từng quốc gia, khu vực sẽ có cách thức giải quyết vấn đề phù hợp. Việc mất cân đối trong hưởng thụ thông tin đã làm cho thế giới bị chia mảng thành những màu sắc đậm nhạt khác nhau. Ở một số bộ phận dân cư có đời sống cao, mức hưởng thụ thông tin lớn, họ có cuộc sống phát triển đầy đủ, toàn diện cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Số khác sống dưới mức tối thiểu, chẳng hạn một số quốc gia ở Châu Phi lại thiếu thốn nghiêm trọng dẫn đến không thể tự cân đối chính lượng thông tin của mình. 1.1.4. Mối quan hệ giữa bất bình đẳng và mất cân đối trong hưởng thụ thông tin So sánh một cách tương đối thì, bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin là do tác động ở bên ngoài lên chủ thể tiếp nhận thông tin (tức là nó mang tính khách quan, ngoài ý muốn của chủ thể), còn mất cân đối lại nghiêng về phía chủ quan (chính sách, hay chính chủ thể có mong muốn tiếp nhận loại thông tin như vậy). Bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin là sự khác biệt về mức độ thông tin hưởng thụ giữa nước này, khu vực này với nước khác hay khu vực khác (so với mặt bằng chung) – biểu hiện bằng số liệu cân báo in, số tivi, số máy tính/ 1 đầu người… còn mất cân đối là sự chênh lệch cơ cấu thành phần các loại thông tin trong một “ gói” thông tin tương đối hoàn chỉnh. Bất bình đẳng là sự không công bằng trong việc sở hữu (có) thông tin còn mất cân đối là sự không đồng đều trong việc sử dụng (dùng) thông tin. Bất bình đẳng và mât cân đối trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới thể hiện sự chênh lệch, không cân bằng, bất hợp lý trong quá trình tiếp cận thông tin của công chúng giữa các khu vực khác nhau. Có khu vực công chúng được cung cấp một khối lượng lớn thông tin theo những hình thức [...]... ảnh hưởng sâu sắc tới việc hưởng thụ thông tin của công chúng trong bối cảnh hiện nay: Chính trị, kinh tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật và xu hướng toàn cầu hoá 1.2.1 Tác động của chính trị tới việc thụ hưởng thông tin của công chúng Mối liên hệ của chính trị với thông tin – truyền thông cũng đặt ra những vấn đề trong việc hưởng thụ thông tin của công chúng giữa các khu vực khác nhau trên thế giới. .. kinh tế này rõ ràng đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hưởng thụ thông tin của công chúng Thế giới sẽ bị phân chia thành các vùng với mức độ hưởng thụ thông tin khác nhau của công chúng Xét chung lại, ta có thể khẳng định: Xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến vấn đề hưởng thụ thông tin của công chúng thế giới Để có thể đưa giải... sự bình đẳng, cân đối trong phân phối thông tinhưởng thụ thông tin của mọi đối tượng công chúng trên thế giới 1.2.4 Tác động của giáo dục tới vấn đề hưởng thụ thông tin của công chúng Giáo dục và truyền thông đại chúng có mối quan hệ trực tiếp và mật thiết với nhau Việc tiếp nhận bất cứ thông tin gì đều phụ thuộc vào trình độ giáo dục của mỗi cá nhân Thông tin ấy được tiếp nhận theo chiều hướng... khác nhau trong việc hưởng thụ thông tin của công chúng Thứ nhất là khu vực công chúng có nhiều cơ hội hưởng thụ thông tin do điều kiện kinh tế phát triển cao Ở những nước có nền kinh tế phát triển, mức sống cao, các phương tiện truyền thông cũng phát triền nên công chúng có nhiều cách khác nhau để tiếp cận với thông tin, cơ hội hưởng thụ thông tin của công chúng ở đây cũng lớn hơn Thông tin từ chữ viết... động của xã hội Hoạt động tiếp nhận thông tin của công chúng cũng không nằm ngoài sự chi phối của nó Ở những điều kiện kinh tế khác nhau, khả năng tiếp nhận và việc hưởng thụ thông tin của công chúng cũng khác nhau Sự chênh lệch về kinh tế dẫn tới mức độ và cơ hội hưởng thụ thông tin của công chúng cũng không đồng đều Kinh tế phân chia khu vực công chúng hưởng thụ thông tin Sự chênh lệch về kinh tế đã... ĐẲNG TRONG VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN GIỮA CÁC KHU VỰC TRÊN THẾ GIỚI 2.1 Tổng quan chung về thực trạng mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới Trong môi trường truyền thông toàn cầu, tầm nhìn, phạm vi tiếp nhận thông tin của công chúng được mở rộng, khả năng hiểu biết và dung lượng tri thức tiếp nhận cũng nhiều lên Nhìn vào diện mạo truyền thông mà đoán... mất cân đối và bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin của công chúng ở các khu vực khác nhau trên phạm vi toàn thế giới Nghĩa là có khu vực, công chúng được thụ hưởng phong phú, đa dạng các giá trị thông tin Song cũng tại các khu vực khác, trong cùng một thời đại, công chúng lại hoàn toàn “mù” về truyền thông 2.1.1 Hai cực thông tin phản chiếu bức tranh hiện thực của sự phát triển kinh tế - xã hội... công chúng tiếp cận một cách khó khăn với thông tin, với các loại hình truyền thông Sự khác biệt và chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn, trong nhiều trường hợp gần như tuyệt đối Từ việc xem xét các nhân tố, và đưa ra hệ tiêu chí đánh giá mức độ hưởng thụ thông tin của công chúng, chúng tôi đưa ra phạm vi nghiên cứu của đề tài này: - Nghiên cứu mức độ tiếp nhận, hưởng thụ thông tin của công. .. trình toàn cầu hoá tới việc hưởng thụ thông tin của công chúng Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề hưởng thụ thông tin của công chúng là xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới Xét về mặt thuật ngữ: wikipedia đưa ra một định nghĩa chung nhất cho thuật ngữ này: Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên... kỹ thuật đặc trưng của từng nền báo chí, của từng khu vực báo chí trên thế giới Thực trạng bất bình đẳng và mất cân đối trong hưởng thụ thông tin của công chúng báo chí trên thế giới được thể hiện trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực Nhưng có thể thu gọn trong những sự đối lập sau: - Sự mất cân đối trên phạm vi toàn cầu Ở đây nhấn mạnh tới việc phân phối tin tức, và tiếp nhận thông tin không đồng đều, . phối thông tin và hưởng thụ thông tin của mọi đối tượng công chúng trên thế giới. 1.2.4. Tác động của giáo dục tới vấn đề hưởng thụ thông tin của công chúng. . về việc hưởng thụ thông tin của công chúng trên thế giới Chương 2: Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên

Ngày đăng: 16/03/2013, 08:56

Hình ảnh liên quan

Dưới đây là bảng số liệu 10 tờ nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất thế giới năm 2005, dẫn nguồn từ bản thống kê 100 tờ nhật báo có số lượng phát  hành lớn nhất. - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

i.

đây là bảng số liệu 10 tờ nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất thế giới năm 2005, dẫn nguồn từ bản thống kê 100 tờ nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất Xem tại trang 35 của tài liệu.
Từ bảng số liệu trên, có thể đưa ra một số nhận định căn bản sau: - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

b.

ảng số liệu trên, có thể đưa ra một số nhận định căn bản sau: Xem tại trang 36 của tài liệu.
Từ bảng số liệu trên, cũng một thực tế nữa được rút ra, đó là cư dân của các quốc gia phát triển đọc báo nhiều ra sao - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

b.

ảng số liệu trên, cũng một thực tế nữa được rút ra, đó là cư dân của các quốc gia phát triển đọc báo nhiều ra sao Xem tại trang 37 của tài liệu.
Phát thanh và Truyền hình - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

h.

át thanh và Truyền hình Xem tại trang 38 của tài liệu.
Theo bảng số liệu trên, hiện nay có 20,3% dân số được thụ hưởng thông tin từ internet - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

heo.

bảng số liệu trên, hiện nay có 20,3% dân số được thụ hưởng thông tin từ internet Xem tại trang 42 của tài liệu.
Theo bảng thống kê mức độ sử dụng internet của các nước Châ uÁ tính từ năm 2000 – 2007 ta có thể rút ra vài nhận xét: - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

heo.

bảng thống kê mức độ sử dụng internet của các nước Châ uÁ tính từ năm 2000 – 2007 ta có thể rút ra vài nhận xét: Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng dưới đây là các quốc gia có số dân sử dụng internet nhiều nhất châu Âu: - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

Bảng d.

ưới đây là các quốc gia có số dân sử dụng internet nhiều nhất châu Âu: Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng số liệu tỉ lệ người nghe radio ở một số nước châu Phi - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

Bảng s.

ố liệu tỉ lệ người nghe radio ở một số nước châu Phi Xem tại trang 75 của tài liệu.
Bảng số liệu sự phát triển các đài phát than hở châu phi - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

Bảng s.

ố liệu sự phát triển các đài phát than hở châu phi Xem tại trang 75 của tài liệu.
Truyền hình bước đầu phát triển nhưng vẫn còn hạn chế do thiếu về điện năng và phương tiện truyền tải, thu phát sóng, các phương tiện kĩ thuật vẫn  còn ở trình độ thấp, chi phí sản xuất cao… - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

ruy.

ền hình bước đầu phát triển nhưng vẫn còn hạn chế do thiếu về điện năng và phương tiện truyền tải, thu phát sóng, các phương tiện kĩ thuật vẫn còn ở trình độ thấp, chi phí sản xuất cao… Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng thống kê số người dùng internet tính theo dân số đến 12.2007 - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

Bảng th.

ống kê số người dùng internet tính theo dân số đến 12.2007 Xem tại trang 78 của tài liệu.
Theo bảng kê trên, mức độ sử dụng internet thấp chỉ là một khía cạnh của vấn đề. Bên cạnh đó, sự chênh lệch trong sử dụng internet là một góc cạnh  khác. - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

heo.

bảng kê trên, mức độ sử dụng internet thấp chỉ là một khía cạnh của vấn đề. Bên cạnh đó, sự chênh lệch trong sử dụng internet là một góc cạnh khác Xem tại trang 80 của tài liệu.
Theo các bảng kê trên, số lượng người sử dụng internet ở Châu Mỹ là một con số tương đối khả quan - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

heo.

các bảng kê trên, số lượng người sử dụng internet ở Châu Mỹ là một con số tương đối khả quan Xem tại trang 89 của tài liệu.
Bảng thống kê số người dùng internet tính theo dân số đến 12.2007 Châu Đại  - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

Bảng th.

ống kê số người dùng internet tính theo dân số đến 12.2007 Châu Đại Xem tại trang 99 của tài liệu.
Theo bảng kê trên, tạm thời không xét đến những trường hợp trống trong bảng, ta cũng có thể nhận ra một bức tranh đa sắc về thực trạng sử dụng internet  ở Châu Đại Dương. - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

heo.

bảng kê trên, tạm thời không xét đến những trường hợp trống trong bảng, ta cũng có thể nhận ra một bức tranh đa sắc về thực trạng sử dụng internet ở Châu Đại Dương Xem tại trang 100 của tài liệu.
Cũng từ bảng trên, có thể chỉ ra các quốc gia có tỷ lệ dân số sử dụng internet rất thấp như quần đảo Xa-la-môn 1,7%; Kiribati 2,1%... - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

ng.

từ bảng trên, có thể chỉ ra các quốc gia có tỷ lệ dân số sử dụng internet rất thấp như quần đảo Xa-la-môn 1,7%; Kiribati 2,1% Xem tại trang 100 của tài liệu.
Bảng thống kê báo chí phát hành (Nguồn: Tổng cục thống kê) - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

Bảng th.

ống kê báo chí phát hành (Nguồn: Tổng cục thống kê) Xem tại trang 120 của tài liệu.
Tình hình sử dụng Internet của hộ chia theo thành thi, nông thôn, - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

nh.

hình sử dụng Internet của hộ chia theo thành thi, nông thôn, Xem tại trang 124 của tài liệu.
5 nhóm thu nhập - VIỆC HƯỞNG THỤ THÔNG TIN CỦA CÔNG CHÚNG TRÊN THẾ GIỚI

5.

nhóm thu nhập Xem tại trang 124 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan