Sự khác biệt giữ lý thuyết và thực tế viết tít trên báo hiên nay

11 3.2K 5
Sự khác biệt giữ lý thuyết và thực tế viết tít trên báo hiên nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự khác biệt giữ lý thuyết và thực tế viết tít trên báo hiên nay

Đề bài: Sự khác biệt giữa thuyết thực tế viết tít trên báo hiện nay. Bài làm 1. thuyết về nội dung những yêu cầu về tít trên báo chí Trong các giáo trình giảng dạy về báo chí thường đưa ra khái niệm, nội dung yêu cầu về tít trên báo chí như sau: Tít (Đầu đề) là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác, giúp người đọc dễ dàng xác định mức độ quan trọng của thông tin chọn đọc. Có thể nói tít là câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo, dù là một tin ngắn hay một phóng sự. Tít cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra vì sao độc giả phải quan tâm tới nó. Tít là phần độc giả đọc trước tiên. Nếu tít hay, độc giả có thể sẽ tiếp tục đọc bài báo. Nếu tít hỏng, toàn bộ bài báo công phu rất có thể sẽ bị bỏ qua. * Chức năng chủ yếu của tít: • Thu hút sự chú ý vào trang giấy • Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt • Giúp độc giả lựa chọn bài • Khiến độc giả muốn đọc • Tổ chức trang • Sắp xếp thông tin * Thủ thuật đặt tít: - Dùng thủ pháp khác thường: “Kỵ sĩ trên mái nhà” - Thủ pháp nghịch lý: “Những xác chết biết nói” - Thủ pháp trích dẫn: trích dẫn lời của các nhân vật phỏng vấn hoặc các nhân vật có uy tín xuất hiện trong bài viết. - Thủ pháp chơi chữ: “Thanh Hóa: đầu tư từ đâu?” - Thủ pháp nói bóng gió: “Vành móng ngựa…” - Thủ pháp nhân cách hóa: lấy đồ vật hay khái niệm để thay thế con người, nói về con người. - Thủ pháp nhại lại: nhại khéo lại tên sách, tên phim, tên bài hát thành ngữ tục ngữ,… * Một tít cần đảm bảo 4 yêu cầu sau: - Trung thực - Hẫp dẫn - Chính xác - Trình bày đẹp Tính trung thực - Tít phải phản ánh trung thực nội dung sắc thái của câu chuyện phải phù hợp với ảnh (hoặc) đồ họa kèm bài. - Bài viết về vấn đề gì mào đầu của bài viết như thế nào? Lấy ý tưởng từ mào đầu (vấn đề chính của câu chuyện) để viết tít nhưng không đơn thuần sao chép lại mào đầu. - Đây là một câu chuyện vui, buồn, nghiêm túc hay nhẹ nhàng? Câu chuyện về một cá nhân hay là tin về một chính sách của chính phủ? Đây là tin thời sự hay một bài? Hãy cố gắng viết tít đúng với sắc thái của câu chuyện tính chất của bài viết. - Nếu có ảnh hoặc đồ họa kèm bài, phải đảm bảo rằng tít phản ánh đúng nội dung ảnh đồ họa. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp có ảnh kèm bài vì các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết độc giả sẽ nhìn ảnh trước tiên khi đọc trang báo. Sau đó họ đọc tít rồi mới bắt đầu đọc bài báo. - Nếu bài có tít phụ thì tít phụ phải phù hợp với tít chính cùng sắc thái với tít chính, dù nội dung của tít chính phụ hoàn toàn khác nhau. Tính hấp dẫn - Tít phải thu hút được độc giả, làm họ muốn đọc bài viết, vì vậy hãy dùng ngôn từ sắc sảo hấp dẫn. - Lựa chọn từ ngữ cho tít là vấn đề đóng vai trò quyết định trong việc thu hút độc giả đọc bài viết đó. Vì số lượng từ dành cho tít không nhiều, phải đảm bảo từng từ đều đáng giá. Khi bạn đọc bài viết, hãy viết ra những từ có thể dùng cho tít. - Vì chỗ trên trang báo dành cho tít rất hạn chế nên phải tiết kiệm từ. Tránh dùng hai từ khi có thể dùng một từ. Các nhà báo cũng thường có xu hướng dùng những từ bóng bảy để gây ấn tượng cho độc giả. Cần tránh dùng từ bóng bảy khi có thể dùng từ đơn giản mà hiệu quả vẫn vậy. Trên thực tế, hầu hết độc giả là những người bình thường bận rộn, họ muốn đọc ngôn từ đơn giản, dễ hiểu không phải mất thời gian để nghĩ về chúng. - Tránh dùng các câu sáo rỗng. Nên nhớ độc giả không hề quan tâm tới trình độ sử dụng ngôn ngữ của phóng viên mà họ quan tâm tới bản thân tin tức. - Tránh chơi chữ, vì nó có thể phản tác dụng, đặc biệt đối với các đầu đề tin (đối với bài, hoặc một số phóng sự đặc biệt thì có thể chơi chữ). Nhưng nếu muốn chơi chữ thì phải đảm bảo dùng đúng cách. - Hãy độc đáo khi dùng từ. Có một số từ thường được báo chí sử dụng quá nhiều trong tít. Nên tránh dùng những từ như vậy thì tít sẽ độc đáo hơn. - Nên tránh dùng các từ viết tắt nhiều dấu chấm, phẩy trong tít vì trông rối mắt khó hiểu. - Dùng động từ chủ động thay vì bị động. Điều này giúp tít ngắn gọn hơn mạnh hơn. - Viết đơn giản đảm bảo rằng tít có nghĩa rõ ràng. Tránh đưa những thông tin phức tạp các con số không cần thiết vào tít. - Nhờ đồng nghiệp góp ý kiến nghiêm túc tiếp thu ý kiến của họ. Nếu họ thấy rằng tít bài rất hay nhưng chẳng có nghĩa gì thì nhiều khả năng độc giả cũng cảm thấy như vậy. Tính chính xác - Tít phải chính xác. Chính xác ở đây bao hàm cả về nội dung, chính tả, ngữ pháp… Nếu tít của bài báo sai, độc giả sẽ nghĩ rằng toàn bộ bài báo cũng sai. - Trước hết, phải đảm bảo chắc chắn rằng nội dung của tít là chính xác. Ngày tháng, số liệu, sự kiện… phải chính xác tuyệt đối như thông tin nêu trong bài. - Kiểm tra kiểm tra lại tất cả, kể cả chính tả, đặc biệt là họ tên. Khi đã viết xong tít kiểm tra lại mọi thứ cẩn thận, hãy kiểm tra thêm một lần nữa cũng không thừa. Hình thức đẹp - Tít phải vừa vặn với khoảng trống dành cho tít trên trang báo, không được nén hoặc dãn chữ. Tít trông phải đẹp mắt hợp với các tít khác trên trang báo các tít phụ. - Cần biết tít của bạn sẽ được dành bao nhiêu chỗ trên trang báo hãy viết tít vừa vặn với khoảng trống đó. Đừng co hoặc kéo dãn chữ trên tít cho vừa với khoảng trống phải biết rõ chỗ ngắt dòng là ở đâu (đối với đầu đề dài 2, 3 dòng), vì đôi khi ngắt dòng không đúng từ sẽ làm tít rất khó đọc. - Hãy xem xét tới phần trình bày của bài báo/trang báo, nên làm việc trước với biên tập viên dàn trang để viết tít bài báo của bạn hợp với các đầu đề khác, các đầu đề phụ ảnh. 2. Thực tế viết tít trên báo chí hiện nay + Tính hấp dẫn Trong khi tiếp nhận một tác phẩm báo chí, độc giả thường nhìn lướt qua hình ảnh (nếu có) rồi đến tít báo. Tít báo rất quan trọng trong việc cuốn hút độc giả để họ tiếp tục đọc bài báo đó. Chính vì thế mà tít cần phải hấp dẫn. Ví dụ một số tít báo về việc lai dắt cụ rùa để chữa bệnh: Rùa Hồ Gươm trốn thoát vì lưới 'hàng chợ' (Vnexpress) Vì sao cụ rùa “trốn thoát”? (Vietnamnet) Nhìn chung, trên các báo hiện nay, tính hấp dẫn trong tít báo cơ bản được đáp ứng, nhưng chủ yếu vẫn mang tính gợi sự tò mò đơn thuần đối với độc giả. Những tít mang tính hấp dẫn thường thấy trên báo hiện nay thường được sử dụng các biện pháp như: các biến thể của thành ngữ, tục ngữ, sử dụng dấu ngoặc kép để nhấn mạnh hoặc trích dẫn, dấu chấm lửng… Ví dụ: Thứ trưởng Lê Tiến Thọ: Đây là một đề án . "nhạy cảm" (Vietnamnet) + Tính trung thực Hiện tại, tính trung thực của các tít báo hiện nay không được tốt. Thường thì các tít báo nói quá hoặc đề cập chỉ một phần nhỏ nội dung trong tác phẩm. Mang tính gợi sự tò mò, giật gân, câu khách hơn là thể hiện nội dung của tác phẩm: Ví dụ: Phóng sự Nữ “bưởng trưởng” bãi vàng 21 tuổi (VTCNews) Tít này mang tính hấp dẫn cao, vì bưởng trưởng tại các bãi vàng thường là đàn ông, thường là những tay giang hồ có số má. Do đó khi có một người phụ nữ làm bưởng trưởng thì đây là một điều đặc biệt. Tuy nhiên nội dung bài viết thì hầu như không giống với những gì mà tít đưa ra. Khi đọc tít người đọc sẽ nghĩ ngay đến đây là một phóng sự chân dung về cô gái này. Nhưng trong bài viết thì phần đầu giới thiệu về trẻ em lao động tại bãi vàng, phần giữa đề cập một vài chi tiết đến cô gái này, phần cuối là tác hại của việc khái thác vàng tràn lan, ảnh hưởng đến sinh thái, môi trường. Thực tế thì độc giả đã bị hụt hẫng có cảm giác bị lừa khi đọc bài viết này. đây cũng là hiện tượng khá phổ biến. Ví dụ : 15 tuổi nghiện… thuốc tránh thai (Vietnamnet) Thực sự đây là một cái tít rất hấp dẫn. Nhưng nội dung trong bài thì khác hẳn. Đây là việc các thiếu nữ sử dụng thuốc tránh thai để trị mụn, chứ không hề liên quan đến việc nghiện như tít đã đưa. + Tính chính xác Trên báo hiện nay chúng ta có thể thấy nhiều tít viết không chính xác, không liên quan đến nội dung của bài viết. Ví dụ: Những "hot boys", "hot girls" tại Oscar 2009 (Vietnamnet) Hot boy hot girl là những từ tiếng anh được sử dụng rất phổ biến trên các trang báo, có nghĩa là những chàng trai, cô gái nổi tiếng trong một lĩnh vực nào đó, thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều người. Hot boys hot girls trong tít bài báo này dùng để chỉ những nghệ sĩ nổi tiếng đến dự lễ trao giải Oscar 2009. Ở đây tác giả chưa dùng đúng từ bởi lẽ hot boys, hot girls ở dạng số nhiều, đã là những chàng trai, cô gái. Vì vậy việc xuất hiện từ “những” ở đầu câu là hoàn toàn sai. + Tít báo theo lối mòn Thực tế khi khảo sát các tít trên báo hiện nay ta có thể thấy một hiện tượng đó là một số tít thường gần giống nhau. Ví dụ: Bé 8 tuổi bỗng dưng bị siết cổ Bỗng dưng…bị thôi việc (Vietnamnet) Nhà văn Lê Anh Hoài – Tay chơi thứ thiệt! Đỗ Chu – Một tài năng chín sớm (Thể thao & Văn hóa) Những cái tít này thường theo một khuôn mẫu nào đó, nếu như để riêng thì độc giả sẽ không có cảm giác gì, nhưng nếu đặt gần nhau thì sẽ có cảm giác nhàm chán. Trong khi thuyết đưa ra là “sáng tạo tác phẩm báo chí” thực tế thì việc “sáng tạo” đó mang tính rập khuôn nhiều hơn. + Tít báo quá dài Đây là hiện tượng thường thấy trên một số báo tạp chí như TTXVN, Tạp chí Đảng cộng sản. Ví dụ: - Nga sẵn sàng tham gia các chương trình nghiên cứu Sao Hỏa của Mỹ - Hội thảo Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam - Hội nhập thách thức - Thông tin đối ngoại phải làm nổi bật hình ảnh vị thế Việt Nam - Malaixia phản đối cáo buộc của Thái Lan về chứa chấp bọn khủng bố (TTXVN) Có thể cắt ngắn những tít này như sau: - Nga sẵn sàng nghiên cứu Sao Hỏa cùng Mỹ - Hội thảo đổi mới giáo dục đại học - Thông tin đối ngoại phải làm nổi vị thế Việt Nam - Malaixia phản đối Thái Lan cáo buộc chứa chấp khủng bố Những tít dài thường làm cho độc giả cảm thấy mệt mỏi khi đọc. Theo thuyết thì tít cần ngắn gọn, súc tích, nhưng dường như nhiều báo thường đặt tít dài, diễn đạt như sợ người đọc không hiểu, hoặc không tìm được từ thay thế cho ngắn gọn. + Tít báo mơ hồ Một thực tế cho thấy là nhiều tác giả thường sử dụng những câu từ bóng bẩy trong tít báo để thu hút độc giả, nhưng trên thực tế, hầu hết độc giả là những người bình thường bận rộn, họ muốn đọc ngôn từ đơn giản, dễ hiểu không phải mất thời gian để nghĩ về chúng. Ví dụ: NSND Lê Hùng: “Nếu giỏi thì cứ lobby đi” (Vietnamnet) Lobby là từ tiếng Anh rất đa nghĩa rất ít người biết đến. Trong trường hợp này có nghĩa là vận động hành lang, thực hiện những chiến dịch thu hút sự chú ý của mọi người. Tác giải bài báo sử dụng một từ tiếng anh đa nghĩa ở tít báo nhưng sau đó lại không có sự giải thích ở trong bài viết. Đọc cả bài báo mà độc giả vẫn chưa hiểu được lobby nghĩa là gì. Tít có trích dẫn lời của nhân vật NSND Lê Hùng nhưng trong bài viết không giới thiệu rõ về nhân vật này, làm việc ở đâu, có chức vụ gì. Trong khi không phải bất cứ ai cũng nắm được thông tin về nhân vật này. Thông tin từ bài báo chỉ biết Lê Hùng là một đạo diễn có liên quan đến đề án “100 vở kịch kinh điển” do Nhà hát tuổi trẻ đề xuất. Nhìn chung khi đọc bài viết này, chúng ta không thể hiểu được ý đồ của tác giả. nếu độc giả không quan tâm thì cũng chẳng ai bỏ thời gian đi tìm hiểu xem từ lobby có nghĩa là gì. + Sử dụng nhiều từ viết tắt Đây là hiện tượng cũng khá phổ biến, vì không muốn có một tít dài, thay vì cấu trúc từ ngữ hợp hơn thì tác giả chọn phương pháp đơn giản những không có hiệu quả là viết tắt. Ví dụ : DNNN VN không thể áp dụng mô hình chaebol Hàn Quốc (Vietnamnet) DNNN VN là viết tắt của cụm từ Doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam. Cụm từ viết tắt này không khó đoán nghĩa nhưng sử dụng từ viết tắt quá dài trên tít cũng gây phản cảm cho độc giả. Trong bài viết tác giả cũng không giải thích DNNN VN là viết tắt của cụm từ nào. Chaebol là một mô hình tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc. Trong bài viết, tác giả chỉ đề cập đến mô hình chaebol mà không giải thích mô hình đó là gì, kết cấu như thế nào. Vì vậy đọc xong cả bài báo mà độc giả vẫn chưa hình dung ra được mô hình chaebol như thế nào. Ví dụ: WB: VN không có thành tố của khủng hoảng tài chính (Vietnamnet) - WB là viết tắt của hai từ World Bank (Ngân hàng Thế Giới). - VN là viết tắt của hai từ Việt Nam. - VN người đọc có thể đoán ngay ra nghĩa là Việt Nam, nhưng WB là từ viết tắt tiếng Anh không nhiều người có thể đoán ra nghĩa. Vậy mà tác giả mặc nhiên nghĩ rằng ai cũng biết đến từ này nên trong bài viết vẫn tiếp tục viết tắt như vậy mà không hề có sự giải thích nghĩa. - Sử dụng hai cụm từ viết tắt liên tiếp, WB là từ viết tắt tiếng Anh làm cho tít báo không rõ ràng về mặt thông tin, hình thức không thu hút được sự chú ý của độc giả. 3. Nhận xét thực tế đặt tít trên báo hiện nay Thực tế khi khảo sát các tít báo hiện nay cho thấy, chỉ có một số ý tít báo đạt được yêu cầu của thuyết đưa ra như: chính xác, ngắn gọn, hấp dẫn, biểu cảm…Nhưng đây có một số trường hợp tít còn chưa phù hợp với chỉnh thể nội dung tác phẩm, tít rơi vào sáo mòn, đặt quá dài, tít giật gân thậm chí là vi phạm chuẩn mực đạo đức. Bất kỳ một nhà báo nào cũng muốn viết những cái tít hay, đúng, hấp dẫn, thu hút độc giả đọc bài của mình, nhưng vô tình khi quá chau chuốt cho tít dẫn đến sai, mơ hồ, khó hiểu. Đây là sự khác biệt rất lớn giữa thuyết thực tế đặt tít trên báo. 4. Giải pháp sử dụng một số chất liệu để đặt tít trên báo a. Sử dụng thành ngữ tục ngữ: Thành ngữ, tục ngữ tạo ra hiệu quả thẩm mỹ cho tít báo. Hiệu quả này chỉ có được khi nhà báo biết khai thác vận dụng thành ngữ, tục ngữ một cách linh hoạt, tức là phải biết lựa chọn một cách thông minh để có thể vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Thành ngữ, tục ngữ là thể loại văn học truyền miệng được cô đúc từ nhiều thế hệ, nó là sản phẩm kết tinh của sự thông minh minh triết của dân gian ngàn đời chính vì vậy mà thành ngữ, tục ngữ có tính dân tộc, đại chúng tính biểu cảm rất cao. Để tạo nên hiệu quả thẩm mỹ, để khảm vào trí nhớ bạn đọc những thông tin nóng hổi, bất kỳ nhà báo nào cũng nên có ý thức sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong quá trình sáng tạo tác phẩm của mình, đặc biệt là trong việc đặt tên cho tác phẩm. Bằng vốn thành ngữ, tục ngữ phong phú biết vận dụng chúng một cách linh hoạt, các nhà báo có thể rút tít rất nhanh, rất trúng chủ đề tạo nên sự đồng thuận của dư luận, bởi bản thân những thành ngữ, tục ngữ này đã chứa đựng tính chân vì vậy bài báo có thể dễ dàng thuyết phục người đọc. Nhờ những câu tục ngữ, thành ngữ mỗi bài báo đã có thêm sức nặng trở nên rất gần gũi với người đọc, chúng có khả năng biến những câu văn thông tấn vốn xa lạ ,không chỉ thành văn chương Việt, mà còn trở thành văn hoá Việt. Thành ngữ tục ngữ giúp cho ngôn ngữ báo chí trút bỏ những áo mũ cân đai, trở nên sinh động biến ảo giữa đời thường có khả năng diễn đạt tối ưu những thông tin mà người viết muốn gửi gắm. Như vậy do khả năng khái quát cao của thành ngữ, tục ngữ mà thông tin trong tác phẩm báo chí thường được chuyển tải một cách hiệu quả: nhanh nhất, sâu sắc nhất, giàu giá trị biểu cảm có lẽ cũng ngắn gọn giản dị dễ nhớ nhất; làm cho thông tin trong tít báo thường được trình bày không chỉ đúng mà còn hay, có khả năng thuyết phục người đọc. Những ưu thế này của tục ngữ, thành ngữ đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của báo chí hiện đại- một loại hình thông tin đại chúng ở thời đại công nghệ thông tin. b. Từ tiếng Anh : Các từ tiếng Anh xuất hiện trên tít báo ngày càng nhiều. Một số từ phổ biến, nếu được sử dụng một cách sáng tạo hợp văn cảnh thì sẽ tạo cảm giác mới mẻ cho độc giả, giảm lượng ký tự cho tít báo (một số từ tiếng Anh dùng thay thế cho tiếng Việt sẽ ít ký tự hơn) giúp tít ngắn gọn, dễ trình bày hơn. Tuy nhiên việc sử dụng tràn lan không chính xác ngôn ngữ nước ngoài đặc biệt là tiếng Anh trên các tít báo thường tạo ra hiệu quả không tốt. Không phải độc giả nào cũng có vốn tiếng Anh tốt vì vậy khi gặp ngôn ngữ mình không hiểu xuất hiện ngay trên tít báo sẽ tạo ra cảm giác khó chịu, độc giả thấy như mình đang bị đánh đố bài báo rất dễ bị bỏ qua. Dùng tiếng Anh pha tạp tiếng Việt trên tít báo cũng làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Các nhà báo nên hạn chế sử dụng từ tiếng Anh khi đặt tít cho báo. Với những trường hợp có thể dùng từ thuần Việt thay thế thì nên dùng: ví dụ như từ show-buổi diễn, single-đĩa đơn, fashion-thời trang,…. c. Dấu câu: - Dấu ngoặc kép: Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn hay thuật lại nguyên văn một câu nói, một từ ngữ, một tên gọi,… Tin trích dẫn đưa vào trong dấu ngoặc kép là tin dẫn theo phong cách ngôn ngữ trực tiếp, cũng gọi là lối nói trực tiếp. Trong trường hợp này, nhà báo không chịu trách nhiệm về nguồn tin cũng như về quan điểm trong tin ấy. Bình thường, không cần dùng dấu ngoặc kép nếu thấy tin không có vấn đề gì. Trong những trường hợp muốn diễn đạt thật rõ ràng hoặc muốn nhấn mạnh rằng đó chỉ là lời người khác chứ không phải là ý kiến của tôi thì chúng ta nên cho lời nói đó vào trong ngoặc kép. Ngoài ra dấu ngoặc kép còn có chức năng khác: Khi muốn dùng một từ ngữ không theo nghĩa thông thường thì từ đó sẽ được đặt trong dấu ngoặc kép. Sắc thái nghĩa của từ ngữ trong dấu ngoặc kép đã bị thay đổi. Dùng dấu ngoặc kép cho những từ chưa rõ nghĩa hoặc không còn thông dụng, chẳng hạn những tiếng lóng, những từ có nguồn gốc nước ngoài mới nhập hay đã quá xưa, nhằm tránh những hiểu nhầm không cần thiết. Khéo dùng kết hợp dấu ngoặc kép với những từ đồng nghĩa có sắc thái nghĩa khác nhau là một biện pháp để bộc lộ quan điểm, làm câu văn thêm sắc sảo, hấp dẫn. - Dấu chấm lửng: Dấu chấm lửng có chức năng là gây sự chờ đợi. Khi cần nhấn mạnh một từ, hãy đặt nó sau dấu chấm lửng. Dấu chấm lửng còn có một chức năng là sự việc được nói tới chưa kết thúc. Có thể dùng dấu chấm lửng để tạo ra ngụ ý của người viết. - Dấu chấm cảm, dấu hỏi: Đặt dấu hỏi dấu chấm than trong ngoặc đơn để thể hiện thể hiện quan điểm của người viết. Dấu chấm than để phê phán. Dấu chấm hỏi bày tỏ ý nghi ngờ. Những bài báotit là câu hỏi thường viết về những sự việc chưa diễn ra. Thế nên nó thường là những bài bình luận đánh giá mà tác giả đưa ra những nhận xét của mình rồi đưa ra những dự đoán, người đọc sẽ chờ đón kì tiếp theo để biết được kết quả. d. Từ viết tắt, ký hiệu thay thế: Từ viết tắt ký hiệu thay thế giúp tít ngắn gọn dễ trình bày hơn. Tuy nhiên chỉ nên viết tắt với những từ thông dụng, độc giả dễ dàng đoán ra nghĩa, trong bài viết vẫn phải giải nghĩa của từ viết tắt. Không nên sử dụng quá nhiều từ viết tắt trong tít báo sẽ gây cảm giác khó chịu cho mắt người đọc. 5. Kết luận Tít là câu quan trọng nhất của bài báo, là công cụ để thu hút sự chú ý của độc giả. Cần chú trọng đến việc đặt biên tập tít sao cho phù hợp với nội dung mà vẫn hấp dẫn độc giả. Tít trên báo càng hiệu quả thì càng có nhiều cơ hội được độc để mắt đến.Vấn đề giật tít cho báo hiện nay còn rất nhiều khúc mắc. Việc sử dụng ngôn ngữ một cách tuỳ tiện trên các tít báo đang khá phổ biến gây không ít bức xúc. Trong thời đại kinh tế tri thức như ngày nay , trình độ dân trí nhận thức của đại bộ phận nhân dân ta đã [...]... cao đáng kể, tuy vậy, vẫn chưa có sự đồng đều giữa các vùng miền, các nền văn hóa khác nhau Việc lựa chọn những ngôn ngữ mang tính phổ quát để cho ai nghe cũng hiểu làm theo là điều các nhà báo nên suy nghẫm khi đặt tít Sử dụng ngôn ngữ một cách có chọn lọc, có sáng tạo vừa thể hiện ý thức nghề nghiệp của người làm báo chân chính vừa góp phần giữ gìn phát huy sự trong sáng của ngôn ngữ Tiếng Việt . Đề bài: Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế viết tít trên báo hiện nay. Bài làm 1. Lý thuyết về nội dung và những yêu cầu về tít trên báo chí Trong. được sự chú ý của độc giả. 3. Nhận xét thực tế đặt tít trên báo hiện nay Thực tế khi khảo sát các tít báo hiện nay cho thấy, chỉ có một số ý tít báo

Ngày đăng: 16/03/2013, 08:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan