Vladimir Soloviev triết gia, thi sĩ và nhà phê bình văn học [Phần 2]_4 potx

8 271 0
Vladimir Soloviev triết gia, thi sĩ và nhà phê bình văn học [Phần 2]_4 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vladimir Soloviev triết gia, thi sĩ và nhà phê bình văn học [Phần 2] Phê phán học thuyết nhị nguyên luận của Descartes, phân chia thế giới thành hai bản thể riêng rẽ: bản thể quảng tính (res extensa) hay là vật chất và bản thể tư duy (res cogitans) hay là tinh thần, cùng với tất cả các triết thuyết duy tâm và duy vật phiến diện phát sinh từ đó, Soloviev viết trong bài triết luận không dài, nhưng mang tính cương lĩnh đối với ông - Trên đường đi tới một triết học chân chính (1883): “Trong thực tế cả vật chất thuần tuý, mà thuộc tính chỉ là quảng tính, lẫn tinh thần thuần tuý, mà thuộc tính chỉ là tư duy, đều không tồn tại. Cái đó chỉ là những hư tưởng thuần tuý của trí tuệ chúng ta (…) Cả vật chất thuần tuý lẫn tư duy thuần tuý đều không có hoạt tính như nhau, bởi vì chúng được trừu xuất khỏi sự sống, sự sống chính là cái khuyết vắng cả ở tư duy thuần tuý lẫn vật chất thuần tuý. Sự sống là cái tên chung nhất và phổ quát nhất cho thực tại toàn vẹn ở mọi nơi và trong tất cả. Chúng ta có quyền như nhau nói về sự sống của thánh thần, về sự sống của con người và về sự sống của thiên nhiên”. Giữa ba lĩnh vực sự sống ấy luôn luôn “có quan hệ tương hỗ thường hằng và tương tác nội tại”. Xuất phát từ nhận thức sống động về cái tự nhiên bắt rễ sâu vào cái siêu nhiên, về sự liên lạc, tương tác thường hằng giữa hai thế giới ấy - mà nhận thức siêu hình học này, như Soloviev quan niệm, ăn nhập hoàn toàn với tín điều của đạo Kitô nói rằng Chúa Trời sáng tạo ra tất cả để cuối cùng hoá thần tất cả - nhà triết học Nga đi đến những ý niệm then chốt không chỉ về Thần-Nhân loại, mà còn Thần-Vật chất (Bogomateria), Thần-Đất (Bogozemlja), trong đó ý niệm cuối liên quan sâu kín với quan niệm tôn giáo cổ truyền của nhân dân Nga về Đất-Thánh mẫu (zemlja – bogoroditsa) - một quan niệm thâu tóm bằng trực giác chân lý tính nhất thể cuối cùng của Vật chất và Tinh thần. Toàn bộ sáng tác triết học và thơ ca của Soloviev được cổ lệ bởi niềm tin vào thể thống nhất viên mãn cuối cùng ấy của vạn vật, niềm tin vào Thần-Vật chất, Thần-Nhân loại. Theo Soloviev, niềm tin ấy sẽ là điểm hội tụ giữa tôn giáo trong giai đoạn phát triển mới của nó với chủ nghĩa nhân văn được hiểu theo đầy đủ ý nghĩa của từ ấy. “Hình thức cổ truyền của tôn giáo, - ông nói trong Những thuyết trình về Thần-Nhân loại, - xuất phát từ niềm tin vào Thượng Đế, nhưng chưa dẫn đưa niềm tin ấy đến cùng. Nền văn minh phi tôn giáo thời nay xuất phát từ niềm tin vào con người, nhưng cả nó cũng không nhất quán - nó cũng không dẫn đưa niềm tin ấy đến cùng; được dẫn đưa triệt để và thực hiện đến cùng, cả hai niềm tin ấy - niềm tin vào Thượng Đế và niềm tin vào con người - gặp nhau trong một chân lý thống nhất, đầy đủ và vẹn toàn về Thần-Nhân loại” Tính nhất thể của tất cả (vsejedinstvo) và Thần-Nhân loại (Bogochelovechestvo) vừa là hai trực giác nền, vừa là hai hệ hình liên hợp tạo nên cái khung của toàn bộ toà nhà triết học và thần học Soloviev. Nếu trong siêu hình học về tính nhất thể của tất cả, như các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, Soloviev có những tiền bối (mà gần nhất là Schelling, người đã ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc đến triết học tôn giáo luận Nga) thì học thuyết về Thần-Nhân loại là một sáng tạo hoàn toàn độc đáo, một đóng góp rất cơ bản của Soloviev vào kho tàng tư tưởng của loài người. 3 - Lý thuyết nhận thức Từ Kant trở đi, lý thuyết nhận thức ở châu Âu luôn luôn được xem là bộ phận đầu não của mọi hệ thống triết học. Soloviev từ thời trẻ đã quan tâm tạo dựng nhận thức luận của mình và cuối đời đã trở lại với nó, chỉnh lý và bổ sung. Như đã nói, trong nhận thức luận cũng như trong toàn bộ triết học của mình, Soloviev thời trẻ chịu ảnh hưởng khá rõ của hai nhà tư tưởng Nga lớn đi trước ông - I. Kirejevski và A. Khomiakov. Cả hai, ấp ủ hoài bão xây dựng một nền triết học dân tộc có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ triết luận tâm thức và những trải nghiệm tinh thần của người Nga, những đặc trưng của đời sống, văn hoá và lịch sử Nga, đều cho rằng nền triết học ấy phải tránh được hai “tì vết” của triết học Tây Âu gắn bó mật thiết với bản chất của văn minh Tây Âu - đó là chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa cá nhân. Trong nhận thức luận Tây Âu, chủ nghĩa duy lý thể hiện ở sự tuyệt đối hoá vai trò của lý trí, của tư duy lôgic và xem nhẹ hoặc không đếm xỉa đến những nhân tố nhận thức khác như ý chí, tình cảm, trực giác, trí tưởng tượng, v. v…, còn chủ nghĩa cá nhân thì biểu lộ ở chỗ hoạt động nhận thức được xem xét chỉ trong khuôn khổ của ý thức cá thể và kinh nghiệm cá thể, những nhân tố liên cá thể - cộng đồng không được quan tâm. Đối lập với nền triết học và học thuật duy lý chủ nghĩa Tây Âu với tính hình thức, tính trừu tượng, tính phân tán thành những khoa môn riêng biệt của nó, Kirejevski đề xướng cho triết học và học thuật Nga một ý tưởng- nguyên tắc về “tri thức toàn vẹn” (còn gọi là “tri thức sống”) nhận biết thế giới trong chỉnh thể sống động của nó và về “trí tuệ toàn vẹn” được hiểu như là thể thống nhất hữu cơ giữa trí năng với lương năng và năng lực thẩm mỹ của con người. “Không chỉ bằng tư duy luận lý, mà bằng toàn thể sinh linh của mình con người mới có thể dự phần cái chỉnh thể thế giới mà nó nhận thức” - Kirejevski khẳng định. Còn Khomiakov thì, phê phán chủ nghĩa cá nhân trong đời sống và tư tưởng phương Tây, đề xuất nguyên tắc sobornost' - một từ không có tương đương trong các Âu ngữ mà có thể tạm dịch ra tiếng Việt là “tính cộng thông”. Chân lý, theo Khomiakov, mang tính cộng thông, giống như hội thánh của Kitô. Chân lý chỉ khai mở cho trí tuệ loài người trong sự giao tiếp thương yêu giữa người với người và trong lòng ngưỡng kính chung của họ đối với Thượng Đế anh minh. Nguyên tắc “tri thức toàn vẹn” cũng như nguyên tắc “cộng thông” được Soloviev tiếp thụ và phát triển, đưa vào cơ sở nhận thức luận của mình. Tư tưởng chủ toàn, chứ không chủ biệt, bộc lộ rất rõ trong hai tác phẩm nối tiếp nhau của Soloviev, mà ngay những tiêu đề đã trực tiếp gợi nhớ Kirejevski - Những nguyên lý triết học của tri thức toàn vẹn (1877) và Phê phán những nguyên lý trừu tượng (1877-1880)[2]*. Tri thức toàn vẹn, Soloviev xác định, là cái chưa có ở đâu cả, là cái mà loài người còn phải tìm tới, đạt tới. Nó phải là kết quả của “cuộc tổng hợp vĩ đại” giữa các lĩnh vực tri thức đã lìa rời nhau trong quá trình phát triển lịch sử, mỗi lĩnh vực đã biệt lập với những nguyên lý, phạm trù, tiêu chí riêng được tuyệt đối hoá, mất đi khả năng thâu tóm đối tượng nhận thức trong chỉnh thể của nó và vì thế mà trở nên trừu tượng. “Sự phê phán những nguyên lý trừu tượng” mà Soloviev tiến hành, theo ý đồ của ông không nhằm mục đích bác bỏ những nguyên lý và phạm trù triết học cũ để khẳng định những nguyên lý và phạm trù mới do tự ông chế tác ra, mà chỉ tới sự “tổng hợp hữu cơ” chúng, đưa chúng vào một thể thống nhất mới, bảo đảm tính bổ sung lẫn nhau của chúng và tính ứng hợp của chúng với nhiệm vụ đích thực của nhận thức triết học - đó là “nhận thức cái chân tồn ở trong nó cũng như trong quan hệ của nó với thực tại nghiệm chứng của thế giới chủ quan và khách quan khởi phát từ nó” (Những nguyên lý triết học của tri thức toàn vẹn). Ýtưởng về “cuộc tổng hợp vĩ đại” chiếm lĩnh tâm trí Soloviev từ những bước đầu tiên của ông trên con đường triết học. Ngay trong công trình lớn đầu tay - Sự khủng hoảng của triết học phương Tây (1874) ông đã tuyên bố: “…triết học theo nghĩa hoạt động nhận thức trừu tượng, mang tính lý thuyết thuần tuý đã kết thúc sự phát triển của mình và vĩnh viễn lùi vào thế giới của quá khứ” và khẳng định: “Nền triết học mới nhất phải biết kết hợp tính toàn bích lôgic của hình thức phương Tây với nội dung sung mãn của các chiêm nghiệm tinh thần của phương Đông. Một mặt dựa vào những dữ liệu của khoa học thực chứng, nền triết học ấy mặt khác bắt tay với tôn giáo. Sự thực hiện cuộc tổng hoà chung giữa khoa học, triết học và tôn giáo sẽ là mục đích cao nhất và kết quả cuối cùng của sự phát triển trí tuệ”. Để làm được cuộc tổng hoà ấy cần phải thiết lập quan hệ đúng đắn giữa triết học với thần học, giữa lý trí với niềm tin. Đây là một trong những vấn đề mấu chốt trong nhận thức luận Soloviev. Ai đọc tác giả này cũng đều cảm nhận được ngay qua bút pháp, hành văn của ông một thái độ tin cậy cao vào lý trí con người, một sự tuân thủ triệt để những yêu cầu của tính hợp lý, một nỗ lực biến thành thói quen bảo đảm tính chí lý của tất cả những gì mà ông trình bày, đạt tới tính thuyết phục cao nhất về mặt luận lý trong tất cả những gì mà ông khẳng định và phủ định (Nikolai Berdiaev, một danh triết đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Soloviev, nhưng có lối viết khác hẳn ông, hơn một lần trách cứ ông hay sa vào chủ nghĩa duy lý trong hành ngôn). Thế nhưng, tin cậy cao vào lý trí và luôn luôn tuân thủ những yêu cầu của nó trong diễn ngôn, Soloviev không bao giờ dành cho nó quyền quyết định những vấn đề cuối cùng của nhận thức - những vấn đề như sự tồn tại của thế giới hay sự tồn tại của Thượng Đế (hoặc thánh thần nói chung). Có hay không có thế giới xung quanh chúng ta, có hay không có Thượng Đế trên đầu chúng ta - cái đó, theo Soloviev, phụ thuộc vào niềm tin của con người - một phạm trù nằm ngoài lý trí. Nếu niềm tin đinh ninh của chúng ta vào sự tồn tại của thế giới bên ngoài dựa vào sự tin cậy của ta vào những giác quan của ta, thì niềm tin của ta vào sự tồn tại của Thượng Đế dựa vào những nghiệm chứng nội tâm và những nhu cầu tinh thần nằm sâu hơn mọi đòi hỏi và năng lực của tư duy lý tính. Cho nên theo Soloviev và trái với nhiều nhà triết học và thần học khác xưa cũng như nay, không thể chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế bằng các lập luận lôgic[3]. Thế nhưngthần-triết học (théosophie) mang tính tự do và khoa học”. Cái mới ở đây là sự chỉ ra và trình bày cặn kẽ ba tiền đề của mọi nhận thức chân chính: a) niềm tin vào sự tồn tại của đối tượng nhận thức; b) trí tưởng tượng hay là năng lực chiêm nghiệm bằng trí tuệ ý tưởng (bản chất) của đối tượng và c) sự sáng tạo hay là sự biến thể ý tưởng ấy thành những cảm quan sống động, những hình ảnh của thế giới nội tâm. Tiếp nhận học thuyết của Kant về những phạm trù tiên nghiệm của ý thức, Soloviev đồng thời phản bác quan điểm của đại gia này về ranh giới không thể vượt qua giữa hiện tượng và “vật-tự-nó” và khẳng định khả năng nhận thức chân xác các sự vật. Tuy nhiên, theo Soloviev, để tổ chức được hệ thống tri thức chân xác, cần có sự tổ chức đúng đắn thực tại. “Quan hệ đúng dắn giữa các thành tố của nhận thức của chúng ta chỉ có thể có được, nếu có quan hệ đúng đắn giữa các thành tố của thực tại của chúng ta, của cái sinh tồn là đối tượng của nhận thức của chúng ta”. “Chỉ một cái thực tại cơ bản là thế giới mà trong đó chúng ta đang sống không phải là sự hiện thực hoá cái bản chất thần thánh sâu kín của chúng ta mà là thế giới ngoại tại và xa lạ đối với chúng ta - chỉ một cái đó đã có nghĩa rằng trong thực tại của chúng ta không có chân lý, rằng chúng ta không sống trong chân lý và vì thế mà không nhận thức được chân lý”. . Vladimir Soloviev triết gia, thi sĩ và nhà phê bình văn học [Phần 2] Phê phán học thuyết nhị nguyên luận của Descartes, phân chia thế. dựa vào những dữ liệu của khoa học thực chứng, nền triết học ấy mặt khác bắt tay với tôn giáo. Sự thực hiện cuộc tổng hoà chung giữa khoa học, triết học và tôn giáo sẽ là mục đích cao nhất và. tâm trí Soloviev từ những bước đầu tiên của ông trên con đường triết học. Ngay trong công trình lớn đầu tay - Sự khủng hoảng của triết học phương Tây (18 74) ông đã tuyên bố: “ triết học theo

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan