Lộ trình dời đô của Lý Thái Tổ pot

7 307 0
Lộ trình dời đô của Lý Thái Tổ pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lộ trình dời đô của Lý Thái Tổ Dưới đây sẽ bàn về các giả thuyết trên. 1. Theo đường biển: nếu theo đường này thì lộ trình sẽ đòi hỏi rất nhiều ngày vì như vậy là coi như đi trọng một đường vòng thúng, lại đầy nguy hiểm, thiếu an toàn,, ai tính được những bất ngờ có thể gây tai nạn trên biển nhất là mùa mưa tháng 7. Một vị vua sáng suốt, định liệu công việc như thần thì không bao giờ lại lãng phí thời gian và phiêu lưu mạo hiểm như vậy. Vả lại đi dọc vùng hạ bạn tiêu sơ và ven biển thì có gì mà phô trương. 2. Theo đường sông xuôi xuống Độc Bộ rồi rẽ sang sông Đào ra Nam Định thì vẫn là đi vòng, nhất là dường như sông Đào sớm lắm cũng mới được đào vàơ đời Trần. Song dù thời Lý đã có sông này thì đường vẫn là quá dài, hành trình cũng kehó dài, bất lợi về hậu cần và ảnh hưởng đến tính an toàn của chuyến đi. Ngoài ra, lại là mùa nước lên, gió nồm thổi mạnh, rất gây khó khăn cho đoàn thuyền từ Gián Khẩu đến Độc Bộ, theo độ đo ngày nay dài tới 20 km, chèo bơi ngược gió cùng phải trọn một ngày trời. 3 Theo đường sông, ra tới Phủ Lý rồi theo sông Nhuệ, rẽ vào sông Tô lên Đại La. Như vậy thì không phải đi vòng về phía nam như hai giả thuyết trên, song trong thực tế khó có thể là con đường sông cho một đoàn thuyền ngự dời đô, cua quan, hoàng tộc, binh sĩ… phải có tới hàng trăm chiếc thuyền là ít. Vì sông Nhuệ cho tới nay vẫn là con sông nhỏ lại có nhiều khúc quanh co, ngay ngày nay vẫn còn có những đoạn cong vòng thúng ở Viên Hoàng (Phú Xuyên), ở Liễu Viên (Thường Tín)… Cách đây ngàn năm hẳn nhiều vòng cong hơn, sau này theo thời gian với hiện tượng cướp dòng, sông mới tạm thẳng như hiện nay. Và cả sông Tô Lịch cũng vậy, thuở xưa có nhiều khúc uốn, sau mới có việc cướp dòng, dòng cũ thành ra các hồ Linh Đàm (Thanh Trì), Thượng Thanh (Thanh Oai). Ấy vậy mà nay sông Tô Lịch vẫn còn nhiều khúc cong nhất là đoạn sắp đổ vào sông Nhuệ như từ Quang Liệt vòng xuống Ngọc Hồi rồi làm một hình vòng thúng qua Thọ Am, Nội Am (Thanh Trì) đến Duyên Trường (Thường Tín) lại bẻ quặt ngang sang Nhị Châu rồi lại làm một đường vòng thúng xuống Hà Liễu. Nêu vài ý kiến để nói rằng dòng Nhuệ và dòng Tô đến nay còn quanh co khuát khúc như thế huống chi ngàn năm xưa, các dòng chưa kịp cướp các khúc cong (như sông Hồng đã cướp khúc cong Hồ Khẩu, để rớt lại Hồ Tây). Và nếu cơ bản hơn là thuở xưa, ít ra là thế kỉ này, Lịch Đào Nguyên-một học giả Trung Quốc khoảng 515 – 526 đã soạn một sách riêng về sông ngòi của Trung Quốc và các “thuộc địa” trong đó có Việt Nam, tên là Thủy kinh chú. Thực ra ở sách này Lịch Đào Nguyên làm việc chú giải bộ Thủy Kinh do Tạng Khảm soạn từ đời Hán. Thủy Kinh chú 40 tập thì ở tập 37 tác giả chú giải về sông Diệp Du – tức sông Hồng với 5 nhánh chính, tất nhiên gọi bằng các tên như sông phía Bắc, sông phía Tả, sông giữa, sông Dài… May có học giả Đào Duy Anh đã nghiên cứu, so sánh các sách kim cổ Đông Tây và tìm ra đó là các sông Cà Lồ, sông Thiếp, sông Đuống, sông Hồng và sông Đáy. Không có sông Nhuệ. Tức là khi đó sông Nhuệ chưa đáng kể hoặc mới chỉ là những đoạn ngắn chưa nối liền với nhau. 4. Cho nên chúng tôi cho rằng lộ trình dời đô của Lý Công Uẩn phải là sông Đáy – sông Châu – sông Hồng rồi kết thúc là sông Tô. Đó là một lộ trình ngắn nhất, an toàn nhất. Ngày ấy, kinh thành Hoa Lư có 2 khu vực Thành Ngoại ở phía Đông, nay gồm các làng Yên Thượng, Yên Hạ, Yên Thành; Thành Nội ở phía Tây nay là làng Chi Phong. Con ngòi Sào Khê quanh co lượn khúc nối kinh thành với sông Hoàng Long. Thực ra Hoa Lư không chỉ là 1 căn cứ bộ binh mà còn là một căn cứ thủy quân. Có thể là đoàn thuyền vua Lý xuất phát ngay ở khu Thành Ngoại, ở chính tại ghềnh Tháp nơi từ thuở vua Đinh lính thủy thường tập trận. Theo dòng Sào Khê ra sông Hoàng Long chỉ cần khoảng thời gian ăn xong một miếng trầu (tất nhiên ngày đó Sào Khê và Hoàng Long chưa cạn và hẹp như ngày nay). Bến sông đó sau có chờ nên được gọi là bến chợ Trường Yên. Tương truyền vào thời mà Hoa Lư còn là kinh đô thì bến này khá đông vui, quanh bến có những địa điểm màấcc tên gọi sau này cũng thấy có ở Thăng Long: Cầu Dền, Đình Ngang, chùa Một Cột… Từ bến sông Hoàng Long, thuyền trở lại xuôi về Đông, tới ngã ba Gián Khẩu – chỗ sông Hoàng Long hòa nước vào sông Đáy – thì thuyền đi vào Đáy và ngược dòng lên hướng Bắc. Tháng 7 âm lịch, gió nồm nên đi ngược cũng không khó khăn gì. Tới chỗ nay là thị xã Phủ Lý thì là ngã ba sông Châu. Thực ra thì đây phải là khu vực ngã tư sông, bởi sông Đáy từ vùng chùa Hương chảy về thì đón nước sông Nhuệ từ phía cầu Giẽ xuôi hòa nhập vào, đồng thời tách ra nhánh Châu Giang. Nước sông Châu là sông Đáy, sông Nhuệ cung ứng. (Đây là viết theo mục “sông Châu” trong phần “Hà Nội” của sách Đại Nam nhất thống chi. Song cũng sách này ở mục “sông Nhị” lại nói sông Nhị đến Yên Lệnh tách ra một nhánh tức sông Châu. Như thế thì sông Châu nhận nước sông Hông. Vấn đề này cần tìm hiểu thêm). Kể ra thì từ đây cũng có thể theo Sông Nhuệ lên Đại La, nhưng như đã nói ở trên, sông Nhuệ nhỏ hơn sông Hồng, làm giảm tốc độ lộ trình. Sông Hồng thì rộng rãi và thẳng tắp mà cả sông Châu thuở đó cũng khá rộng cho nên theo sông Châu ra sông Hồng là hợp lẽ. Đoàn thuyền ngự đén ngã tư này đã đi vào sông Châu. Chỗ ngã tư này là nơi giáp ranh 3 đơn vị hành chính: phường Lương Khánh Thiện của thị xã Phủ Lý, Thôn Ba của xã Phù Vân (huyện Kim Bảng) và xóm Bắc Sơn của xã Châu Sơn (cũng của huỵen Kim Bảng). Châu Giang thì nay là con sông đang thoi thóp thở vì nó không còn có thể gặp sông Hồng được. Trước đây thì sông Châu là một sông cũng khá lớn, nay cứ quan sát những vạt ruộng 2 bên bờ sông sẽ thấy những nơi thấp chính là một phần của dòng sông thời xưa, nhất là xem hai triền đê ở hai bên bờ sông thì cách nhau khá xa, đủ chứng tỏ là có thời lòng sông Châu khá rộng. Sông chảy về phía Đông, đổ ra sông Hồng, nhưng không chỉ một nhánh. Từ Phủ Lý đến nơi giáp ranh xã Tiên Phong (huyện Duy Tiên) và xã Bình Nghĩa (huyện Bình Lục) thì sông Châu đúng là chỉ một nhánh. Nhưng từ đây sông tách làm 2: một nhánh chảy ngược lên phía Bắc tới nơi giáp ranh hai xã Yên Nam và Trác Văn (Duy Tiên) thì quặt sang Đông, đổ vào sông Hồng ở chỗ nay là xóm Tắc Giang, thôn Lỗ Hà, Xã Chuyên Ngoại, làm ranh giới tự nhiên cho 2 huyện Duy Tiên – Lý Nhân; một nhánh từ xã Bĩnh Nghĩa chảy xuôi về Đông Nam làm ranh giới tự nhiên cho 2 huyện Bình Lục và Lý Nhân để rồi đổ ra sông Hồng ở xã Hòa Hậu (Lý Nhân). Nay nhánh sông phía bên trên đã bị con đê mới đắp thời Pháp thuộc chặn lại. Song chỗ cửa sông cũ (chỗ gặp sông Hồng) còn khá mênh mông. Ở nhánh dưới thì cũng xây cống với trạm bơm Hữu Bị. Do vậy, sông Châu không ra tới sông Hồng được nữa. Nhưng cách đây nghìn năm thì sự thông thương trên sông là tất nhiên. Và thuyền nhà Lý đã theo sông Châu Giang ra sông Hồng có thể theo 1 trong 2 nhánh nói trên. Thực ra sông Châu là một huyết mạch quan trọng, tính theo sông Đáy đây là con sông đầu tiên nối sông Đáy với sông Hồng. Cũng theo Toàn thư năm 987, vua Lê Đại Hành đi cày tịch điền ở núi Đọi thì rõ ràng là ông phải đi thuyền theo sông Đáy – sông Châu. Năm 1044 khi Lý Thái Tông đi đánh Chiêm cũng từ Thăng Long ra cửa sông Đáy để ra biển vào Nam. Khi về ông có qua Hoa Lư và có ngủ đêm lại ở hành cung Lý Nhân. Như vậy hành trình của ông cũng là theo sông Đáy, sông Châu ra sông Hồng để lên Từ đó có thể hiểu là thời Tiền Lê và thời Lý, dòng sông Châu là nẻo qua lại quen thuộc giữa Hoa Lư và Đại La – Thăng Long. Như vậy, sông Hoàng Long – sông Đáy – sông Châu – sông Hồng là lộ trình dời đô của Lý Thái Tổ. Nhưng đoàn thuyền ngự vào thành bằng nẻo nào? Toàn thư có ghi: “vua dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Thuyền tạm đỗ dưới thành”. Chi Tiết “thuyền tạm đỗ dưới thành” hóa ra lại cũng là vấn đề. Vì như vậy là đoàn thuyền ngự đỗ sát ngay dưới chân thành Đại La. Mà thành Đại La không hề ở bên bờ sông Hồng, mà ở bên bờ sông Tô. Thành Đại La coi như gần trùng với vị trí thành Nhà Nguyễn sau này mà nay ai cũng biết mặt Bắc nhìn ra sông Tô (phố Quán Thánh chính là chạy dọc bờ sông Tô). Các cuộc khai quật khảo cổ học trong các năm 2002 – 2003 ở khu 18 Hoàng Diệu đã có thêm những bằng chứng là thành Đại La nằm cùng khu vực với thành Nhà Nguyễn. Vậy năm 1010 trọng đại ấy, vùa Lý đã cho thuyền từ sông Hồng rẽ vào sông Tô, đến cửa Thành Đại La thì mới lên bộ mà vào thành. Con sông Tô ngày ấy chắc chắn vẫn còn là “Sông Tô nước chảy trong ngần/ Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa”. Như vậy, sông Tô đã nối dài thêm một đoạn cho lộ tình dời đô của Lý Thái Tổ. . Lộ trình dời đô của Lý Thái Tổ Dưới đây sẽ bàn về các giả thuyết trên. 1. Theo đường biển: nếu theo đường này thì lộ trình sẽ đòi hỏi rất nhiều. và thời Lý, dòng sông Châu là nẻo qua lại quen thuộc giữa Hoa Lư và Đại La – Thăng Long. Như vậy, sông Hoàng Long – sông Đáy – sông Châu – sông Hồng là lộ trình dời đô của Lý Thái Tổ. Nhưng. nhau. 4. Cho nên chúng tôi cho rằng lộ trình dời đô của Lý Công Uẩn phải là sông Đáy – sông Châu – sông Hồng rồi kết thúc là sông Tô. Đó là một lộ trình ngắn nhất, an toàn nhất. Ngày ấy,

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan