Tìm hiểu về công nghệ IPTV và những ứng dụng của IPTV

65 3.6K 20
Tìm hiểu về công nghệ IPTV và những ứng dụng của IPTV

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5 LỜI MỞ ĐẦU Với nhu cầu xã hội ngày càng cao, trình độ của con người cũng càng phát triển thì bên cạnh đó những công nghệ mới cũng được ra đời theo. Một trong số những công nghệ đó là công nghệ IPTV – Internet Protocol Television. Ở châu Âu và các nước phát triển trên thế giới thì IPTV đã rất quen thuộc, còn ở Việt Nam thì IPTV vẫn là một khái niệm mới. Để IPTV phát triển mạnh ở Việt Nam thì những sinh viên trong nghành như em cần phải tìm hiểu kĩ về công nghệ này sau đó tìm ra hướng phát triển cho công nghệ này ở Việt Nam. Tại Việt Nam, truyền hình trực tuyến, hay còn gọi là IPTV (Internet Protocol Television) hiện nay vẫn còn là một khái niệm chưa được nhiều người sử dụng biết tới. Đó là điều dễ hiểu khi IPTV Việt Nam mới đang phát triển ở những bước đi sơ khai đầu tiên. Hiểu một cách đơn giản, IPTV là truyền hình trên mạng Internet, thông tin thay vì được truyền dẫn bằng tín hiệu sóng (analog), qua sợi cáp quang (cable) hay qua vệ tinh (DTH) thì được truyền dẫn bằng các gói thông tin qua mạng. Một câu hỏi đặt ra, tại sao cần có thêm IPTV khi mà những hình thức truyền hình kia đã phủ sóng rộng khắp. Trên bề ngoài, điều này có vẻ đúng, song thực tế lại cho thấy cả ba hình thức truyền hình kia đều có những hạn chế. Ví dụ kênh analog và cable TV chỉ có thể phủ sóng trong nước, DTH TV cần một khoản đầu tư khổng lồ để phủ sóng toàn cầu. Trong khi đó, IPTV tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có là mạng Internet đã rộng khắp toàn thế giới. Là sinh viên ngành điện tử viễn thông chúng em phải tìm hiểu tầm quan trọng của công nghệ IPTV và đã được sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Phượng và thầy Nguyễn Đình Việt nên chúng em đã lựa chọn đề tài tìm hiểu về công nghệ IPTV và những ứng dụng của IPTV làm đề tài tốt nghiệp. Chúng em mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô và các bạn để có thể làm tốt bài báo cáo tốt nghiệp lần này. Đồ án tốt nghiệp Trang 1 Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ IPTV 1.1 Lịch sử phát triển của công nghệ truyền hình Có thể nói, hiện nay truyền hình là phương tiện truyền thong phổ biến nhất thế giới. Hầu như moi người không có cơ hội trực tiếp gặp mặt các nguyên thủ quốc gia, du hành tới mặt trăng, chứng kiến một cuộc chiến tranh hay xem một trận thi đấu thể thao… với truyền hình họ có được cơ hội làm những việc đó. Không chỉ là một phương tiên truyền thông, phương tiện giải trí thuần túy, ngày nay truyền hình còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hiện đại. Bộ phận an ninh sử dụng truyền hình như một công cụ bảo vệ,giám sát. Ngành tàu điện ngầm dùng truyền hình để quản lý hệ thống đường tàu điện ngầm hay để điều khiển con tàu từ xa. Các bác sĩ khám nội tạng bệnh nhân bằng camera hiển thị thay vì mổ. Ngành giáo dục tiền hanh đào tạo từ xa cũng thông qua truyền hình . Truyền hình là loại phương tiện thông tin đại chúng mới xuất hiện từ khoảng giữa thế kỷ XX, nhưng đã phát triển rất nhanh chóng, mạnh mẽ và được phổ biến hết sức rộng rãi trong vòng vài ba thập niên trở lại đây. Thế mạnh đăc trưng của truyền hình là cung cấp thông tin dưới dạng hình ảnh ( kết hợp âm thanh và ở mức độ nhất định cả với chữ viết ) mang tính hấp dẫn sinh động, trực tiếp và tổng hợp. Từ đó, loại hình phương tiện truyền thông độc đáo, đặc biệt này tạo nên được ở người tiếp nhận thông tin hiệu quả tổng hợp tức thời về nhận thức và thẩm mỹ, trước hết là ở trình độ trực quan, trực cảm. Bằng sự kết hợp các chức năng phản ánh – nhận thức thẩm mỹ - giải trí với nhau, truyền hình ngày càng thu hút được nhiều khán giả. Vai trò,vị trí, ảnh hưởng va tác động của truyền hình đối với công chúng nói chung, quá trình hình thành và định hướng dư luận xã hội nơi riêng đã và đang tăng lên nhanh chóng. 1.2 Khái niệm về công nghệ IPTV 1.2.1 Khái niệm IPTV – Iternet Protocol Television – Là công nghệ cho phép truyền tải các chương trình truyền hình thông qua mạng Internet băng thông rộng. Nói rộng hơn IPTV là dịch vụ giá trị gia tăng sử dung băng rộng IP phục vụ cho nhiều người dùng (user). Đồ án tốt nghiệp Trang 2 Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5 Hình 1.2.1. Giới thiệu về IPTV Thay vì nhận tín hiệu truyền hình theo kiểu truyền thống analog hoặc tín hiệu vệ tinh hoặc qua cáp, IPTV cho phép TV được kết nối trực tiếp vào đường mạng Internet của gia đình thu tín hiệu. Có thể thấy dịch vụ truyền hình đã được tích hợp trực tiếp với dịch vụ kết nối mạng Internet. Hiện có hai phương pháp chính thu tín hiệu truyền hình Internet. Thứ nhất, sử dụng máy tính kết nối với dịch vụ truyền hình IPTV để nhận tín hiệu sau đó chuyển đổi thành tín hiệu truyền hình truyền thống trên những chiếc TV chuẩn. Thứ hai, sử dụng một bộ chuyển đổi tín hiệu (set top box). Thực chất bộ chuyển đổi tín hiệu này cũng chỉ đóng vai trò như một chiếc PC như ở phương pháp thứ nhất. Tất nhiên cùng với sự phát triển của công nghệ chắc chắn sẽ có những sản phẩm TV có thể kết nối và thu nhận tín hiệu truyền hình trực tiếp từ đường truyền Internet. Bên cạnh đó người dùng còn có thể còn được chứng kiến sự phát triển của truyền hình IPTV không dây. Đây không còn là chuyện dự báo tương lai mà đã trở thành hiện thực đơn giản kết nối Internet không dây được thì IPTV cũng không dây được. Đồ án tốt nghiệp Trang 3 Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5 1.2.2 Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV Hình 1.2.2 Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV. IPTV là công nghệ truyền dẫn hình ảnh kỹ thuật số tới người sử dụng qua Internet băng rộng. Ngoài các dịch vụ truyền hình quảng bá thông thường, Video theo yêu cầu (Video on Demand – VoD), IPTV còn hỗ trợ sự tương tác giữa người xem với chương trình và đây cũng chính điểm đặc biệt và hấp dẫn nhất của IPTV. Không đơn thuần là truyền hình như truyền hình cáp truyền thống, IPTV là một tổng thể chuỗi các dịch vụ truyền hình có tính tương tác. Ngoài việc tự do lựa chọn chương trình truyền hình hay phim muốn xem, người sử dụng có thể tham gia các cuộc hội thảo từ xa, chơi game, mua hàng qua TV hoặc viết blog video (vlog), nhắn tin qua TV… Mô hình chi tiết về hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV được chỉ ra trong Hình 1.2.2. Hệ thống gồm các khối chức năng chính sau đây: - Hệ thống cung cấp nội dung: Cung cấp nguồn dữ liệu thu, nhận và xử lý các dữ liệu chương trình từ các nguồn khác nhau như vệ tinh, truyền hình mặt đất và các nguồn khác để chuyển sang hệ thống Head-end. - Hệ thống Head-end thu, điều chế và giải mã nội dung hình ảnh và âm thanh từ các nguồn khác nhau và sử dụng các thiết bị mã hóa (encoder) để chuyển đổi nội dung này thành các luồng dữ liệu IP ở khuôn dạng mã hóa mong muốn. Hiện nay tín hiệu video chủ yếu được mã hóa MPEG-4/H.264 đảm bảo tốc độ khá thấp, cho phép triển khai tốt trên mạng truy nhập xDSL. Các chương trình sau khi được mã hóa sẽ được phân phối tới khách hàng trên các luồng IP. Multicast qua mạng truy nhập và mạng lõi IP. Các chương trình này có thể được Đồ án tốt nghiệp Trang 4 Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5 mật mã bởi các hệ thống bảo vệ nội dung. Tùy vào chương trình được chọn, STB của khách hàng sẽ chuyển tới luồng multicast tương ứng sử dụng giao thức Internet Group Management Protocol (IGMP). - Hệ thống Middleware: Có vai trò gắn kết một số thành phần logic thành một hệ thống phần mềm IPTV/video hoàn chỉnh hơn. Hệ thống Middleware cung cấp giao diện NSD cho cả dịch vụ băng rộng và theo yêu cầu. Hệ thống này cũng được sử dụng như phần mềm liên kết để tích hợp các sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau thành một mức ứng dụng. Middleware cung cấp khả năng quản lý thuê bao, nội dung và báo cáo hoàn chỉnh cùng với các chức năng quản lý EPG và STB, đồng thời vẫn duy trì tính mở cho việc tích hợp các dịch vụ trong tương lai. - Hệ thống phân phối nội dung: Bao gồm các cụm máy chủ VoD và các hệ thống quản lý VoD tương ứng, cho phép lưu trữ các nội dung đã được mã hóa và thiết lập các chính sách phân phối nội dung một cách mềm dẻo. Hệ thống này thường được thiết lập phân tán, cho phép nhà khai thác mở rộng một cách kinh tế, phù hợp với tải và yêu cầu dịch vụ của các thuê bao. Tín hiệu video sẽ được phát qua luồng IP multicast tới STB và thông qua giao thức RSTP khách hàng có thể dừng tín hiệu hoặc tua ngược, xuôi tương tự như xem qua đầu DVD. - Hệ thống quản lý bản quyền (DRM): Giúp nhà khai thác bảo vệ nội dung của mình, như trộn các tín hiệu truyền hình hay mã hóa nội dung VoD, khi truyền đi trên Internet và tích hợp với tính năng an ninh tại STB phía thuê bao. - Mạng truyền tải: Hạ tầng mạng IP băng rộng để truyền dịch vụ từ nhà cung cấp đến khách hàng. Ngoài yêu cầu mạng lõi tốc độ cao trên nền công nghệ IP, để đảm bảo chất lượng cho dịch vụ IPTV hiện nay phần mạng truy nhập thường sử dụng các đường truyền như cáp quang, xDSL. Trong thời gian tới, với sự phát triển của mạng truy nhập vô tuyến băng rộng và các kiến trúc mạng mới, dịch vụ IPTV sẽ được cung cấp cho cả các thiết bị di động. Đồ án tốt nghiệp Trang 5 Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5 1.3 Phương thức truyền phát tín hiệu của công nghệ IPTV 1.3.1 Phát quảng bá (broadcasting), truyền phát tới mọi nơi Nguyên lý hoạt động của hệ thống quảng bá, các chương trình được vẽ trên hình 1.3.1. Trong đó MBone (mạng xương sống của hệ thống đa điểm) chính là đường trục Internet. Tuy nhiên người sử dụng chỉ theo lệnh của bộ quản lý nội dung (content manager) để được giới thiệu nội dung chương trình hữu quan. Chương trình cụ thể do rất nhiều bộ IPTV server thu thập được hoặc cùng do các server của mạng Mbone cung cấp. Hình 1.3.1 Nguyên lý hoạt động của hệ thống phát quảng bá 1.3.2 Phát đến địa điểm theo yêu cầu (on demand) VOD được gọi là IPTV đơn điểm. Trong đó các server của bộ quản lý nội dung được tổ chức thành cụm server (server cluster) tổng hợp kho dữ liệu (database) của các chương trình. Cách bố trí cụm server để phục vụ được các user được hiệu quả sẽ được nói rõ trên sơ đồ tổng thể ở dưới đây. Các bước thực hiện VOD như sau: 1. Một thuê bao được chứng nhận nhập mạng và chịu sự quản lý của bộ quản lý EPG. 2. Thuê bao muốn yêu cầu một nội dung nào đó. Thuê bao gửi yêu cầu đến EGP. 3. EGP cho biết địa chỉ của server cần tìm. 4. Thuê bao gửi yêu cầu tới server đó. 5. Server dựa theo yêu cầu của thuê bao mà cung cấp nội dung. Đồ án tốt nghiệp Trang 6 Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5 Trên đây chỉ là một thí dụ đơn giản nhất. Hiện nay các nhu cầu nghiệp vụ của IPTV rất đa dạng nên cấu trúc mạng phức tạp hơn nhiều. Tiếp theo chúng ta phân tích sự hoạt động tổng thể của mạng IPTV. Hình 1.3.2 Sự hoạt động của hệ thống IPTV phục vụ theo yêu cầu 1.3.2 Mạng tổng thể luồng tín hiệu trong IPTV Sơ đồ khối biểu thị các chức năng của nghiệp vụ IPTV như hình 1.3.3. Từ nguồn nội dung tới đầu cuối người dùng có hể chia làm: nghiệp vụ cung cấp và giới thiệu các nội dung, nghiệp vụ chuyển tải, nghiệp vụ tiếp nối đầu cuối và nghiệp vụ quản trị. 1. Mạng nội dung: Mạng này cung cấp và giới thiệu nội dung gồm xử lý nội dung truyền hình trực tiếp/truyền hình VOD (theo điểm) và xử lý, giới thiệu các ứng dụng gia tăng (phục vụ tin tức, điện thoại có hình, email, nhắn tin ). Nguồn nội dung truyền hình trực tiếp/truyền hình VOD không qua hệ thống xử lý nội dung được mã hóa để phù hợp với luồng media theo yêu cầu qua mạng chuyển tải đưa các luồng này cung cấp tới các người dùng đầu cuối. 2. Mạng truyền tải: Đây là mạng cáp IP. Đối với luồng media có hình thức nghiệp vụ không giống nhau có thể dùng phương thức chuyển đa hướng (multicast) cũng có thể chuyển theo phương thức đơn kênh. Thông thường, truyền hình quảng bá BTV truyền đa hướng tới user đầu cuối, truyền hình theo yêu cầu VOD thông qua mạng cáp phân phát nội dung CDN (Content Distribution Network) tới địa điểm người dùng đầu cuối. Đồ án tốt nghiệp Trang 7 Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5 3. Mạng đầu cuối (còn gọi là mạng cáp gia đình). Theo các nhà khai thác viễn thông, thì mạng này là mạng tiếp nối băng rộng xDSL, FTTx+LAN hoặc WLAN. 4. Bộ quản trị bao gồm quản lý nội dung, quản lý cáp truyền, tính cước phí, quản lý các thuê bao, quản lý các hộp ghép nối STB. Ta thấy trong mạng IPTV có 3 dạng luồng tín hiệu: Luồng quảng bá BTV, luồng truyền đến địa điểm theo yêu cầu VOD và luồng nghiệp vụ giá trị gia tăng. Như biểu diễn trên hình 1.3.3. Ta xét các phương thức truyền tín hiệu thị tần. Có 3 phương thức truyền trực tiếp hiện trường, truyền quảng bá có định thời gian và truyền tới điểm VOD. Khi truyền hình trực tiếp đồng thời ta lấy nội dung này lưu vào bộ nhớ để phát lại vào truyền hình quảng bá định thời gian hoặc làm nguồn các tiết mục cho truyền hình VOD. Đối với tiết mục quảng bá có định thời IPTV dùng phương pháp truyền phát đa điểm IP có tiết kiệm băng tần tức là phương thức multicast. Phương thức này thực hiện "nhất phát, đa thu". Dùng phương thức này, mỗi tiết mục mạng cáp chỉ phát một luồng số liệu thời gian thực (real time) không liên quan tới số người xem tiết mục này. Phương thức này có thể truyền phát cho hàng nghìn thuê bao. Đồ án tốt nghiệp Trang 8 Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5 Hình 1.3.3 Mạng tổng thể luồng tín hiệu trong IPTV IPTV cung cấp đồng thời hình ảnh (video) và âm thanh (audio) trên mạng cáp. Để đảm bảo chất lượng của 2 loại tín hiệu trên IPTV dùng phương pháp đồng bộ A/V thông qua một server duy nhất thu thập các dữ liệu tại hiện trường, văn bản sử dụng theo khuyến nghị truyền dẫn thời gian thực RTP. IPTV dùng kỹ thuật nén thị tần có hiệu suất cao nên băng tần truyền dẫn tại 800kbit/s có thể tiếp cận với băng tần thu DVD nên tạo điều kiện cho các nhà khai thác dễ dàng phát triển các dịch vụ video. Mạng chuyển tải CDN gồm nhiều server cache phân bố tại các khu vực tập trung thuê bao, Khi có yêu cầu của thuê bao, cache server chuyển lên VOD server trong mạng nguồn cung cấp, tìm nội dung phù hợp và chuyển tải cho thuê bao sự hoạt động của các server trong mạng chuyển tải dựa trên kỹ thuật cân bằng phụ tải toàn cục (GSLB). Trong quá trình Đồ án tốt nghiệp Trang 9 Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5 truyền đưa multimedia IPTV có thể dùng khóa mật mã đảm bảo độ an toàn của nội dung truyền dẫn. IPTV áp dụng các khuyến nghị quốc tế về tiêu chuẩn, như khuyến nghị về truyền dẫn thời gian thực (RTP), khuyến nghị về khống chế thời gian thực (RTCP) IPTV cũng cùng làm việc với máy tính dùng hệ điều hành UNIX, VIC/VAT, Apple và Quick Time. Hiện nay cách thức mã hóa video của luồng chủ của IPTV theo MPEG-2, MPEG-4, H.264/AVC; Real Microsoft UWMV-9. Trong đó, MPEG-2 và MPEG-4 được phát triển mạnh. H.264 là luật mã hóa thị tần của ITU-T đề xuất thích hợp cho các hệ thống công cộng. Do đó H.264 có khả năng thành cách mã hóa chính của IPTV. Như đã nêu ở trên, nghiệp vụ IPTV chính là phục vụ cho các hộ gia đình. Phương thức tiếp nhập băng rộng tới gia đình thường dùng phương pháp truy nhập ADSL, nhưng vì IPTV thiết lập tới user nghiệp vụ multimedia thời gian thực và tương tác nên ADSL không thỏa mãn các yêu cầu của IPTV. Cáp quang truyền dẫn tới tận nhà FTTH được công nhận là phương thức chuyển tải tối ưu. Cáp quang có băng tần rất rộng và có khả năng truyền dẫn hai hướng đối xứng đảm bảo được yêu cầu truyền hình ảnh động theo hai hướng với chất lượng cao. Thiết bị đầu cuối IPTV trong gia đình có 2 loại: một là máy vi tính PC, hai là máy TV + hộp kết nối STB. Hộp STB thực hiện 3 chức năng sau: 1. Nối tiếp vào mạng băng tần rộng, thu phát và xử lý số liệu IP và luồng video. 2. Tiến hành giải mã luồng video MPEG-2, MPEG-4, WMV, Real đảm bảo video VOD hiển thị lên màn hình ti vi các số liệu 3. Phối hợp với bàn phím đảm bảo HTML du lịch trên mạng, tiến hành gửi nhận email. Hộp STB đảm nhiệm các nhiệm vụ trên chủ yếu dựa vào bộ vi xử lý. Để kết luận ta thấy IPTV ứng dụng kỹ thuật streaming media, thông qua mạng băng rộng truyền dẫn tín hiệu truyền hình digital đến các thuê bao. Các thuê bao chỉ cần có thiết bị đầu cuối là máy tính PC hoặc TV+STB là có thể thưởng thức được các chương trình truyền hình phong phú. Hoạt động của IPTV là hoạt động tương tác trên mạng không chỉ có các chương trình truyền hình quảng bá mà còn thực hiện truyền hình đến địa điểm theo yêu cầu (VOD). IPTV còn có các dịch vụ tương tác khác như truyền thoại có hình, email, du lịch trên mạng, học tập từ xa IPTV cùng các hoạt động thông tin trên băng tần rộng đã kết hợp được 3 mạng (máy tính + viễn thông + truyền hình) biểu thị xu thế phát triển của mạng truyền thông tương lai. Các nhà kinh doanh dịch vụ viễn thông băng rộng không chỉ ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật mà Đồ án tốt nghiệp Trang 10 [...]... lên cao hơn góp phần giúp IPTV khắc phục nhược điểm nói trên và biến nó trở thành công nghệ truyền hình của tương lai 1.5 Sự phát triển của IPTV trên thế giới và tại Việt Nam 1.5.1 Thực trạng và xu hướng phát triển của IPTV trên thế giới Vào cuối những năm 90, sự phát triển của các dịch vụ truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, và đặc biệt là sự ra đời của truyền hình độ nét cao... nửa tổng số thuê bao TV của các công ty điện thoại trên toàn thế giới vào năm 2009 với tổng số thuê bao tối thiểu là 32 triệu Châu Âu, Trung Đông và châu Á là những khu vực dẫn đầu về doanh thu IPTV Dưới đây là số liệu dự báo chi tiết của TelcoTV về số thuê bao IPTV và tốc độ phát triển của một số nước trên thế giới đến năm 2010 Bảng 1 - Dự báo số thuê bao IPTV trên thế giới của TelcoTV Số thuê bao... các công nghệ hữu tuyến xDSL/PON và công nghệ vô tuyến băng rộng (WiFi/WiMAX, CDMA ) của các nhà cung cấp dịch vụ ở Việt Nam, thì IPTV lại càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ và bảo đảm cho sự thành công của loại hình dịch vụ mới này Việc chuyển đổi cấu trúc mạng lưới từ chuyển mạch kênh truyền thống theo thời gian sang mạng NGN với công nghệ chuyển mạch gói là một sự chuyển đổi mạnh mẽ về công nghệ, ... kênh IPTV Do đó, mặc dù Hàn Quốc là một thị trường nổi bật về mức thâm nhập cao của các kết nối truy nhập quang tốc độ cao, rất phù hợp cho phát triển IPTV, nhưng các dịch vụ IPTV của KT, LG Dacom và SK Broadband chỉ thu hút được ít khách hàng do bị hạn chế về mặt nội dung Tuy nhiên bên cạnh thất bại về số lượng thuê bao, IPTV vẫn có những đóng góp nhất định trong việc thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch... đầu trong ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực thông tin di động và băng rộng Mạng băng rộng không dây tại đây cho phép người sử dụng có thể xem film trực tuyến trên thiết bị di động của mình với chất lượng cao Với năng lực hạ tầng mạng như vậy các chuyên gia đều đánh giá cao khả năng thành công đối với việc triển khai dịch vụ IPTV tại đây Thế nhưng thực tế tại Hàn Quốc đã chứng minh: Với IPTV, một... tư trên thế giới đã chi 304 triệu USD để xây dựng cơ sở hạ tầng cho sự ra đời của dịch vụ IPTV Theo dự đoán của Công ty nghiên cứu thị trường Infonetics (Mỹ) số người sử dụng IPTV sẽ tăng lên 53,7 triệu và đạt doanh thu 44 tỷ USD vào năm 2009 Xu hướng phát triển dịch vụ IPTV trên thế giới Hãng nghiên cứu thị trường công nghệ cao In-Stat dự báo thị trường các dịch vụ IP video tại khu vực Châu Á- Thái... trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông và Việt Nam cũng đang phát triển mạnh dịch vụ IPTV 1.4 Ưu- Nhược điểm của công nghệ IPTV 1.4.1 Ưu điểm của IPTV 1.4.1.1 Tích hợp đa dịch vụ Trên một đường kết nối Internet người dùng IPTV có thể được sử dụng cùng một lúc rất nhiều dịch vụ khác nhau như truy cập Internet, truyền hình, điện thoại cố định và di động, VoIP (Voice over Internet Protocol) ... thuyết minh và phụ đề tiếng Việt Chi phí cho dịch vụ giải trí truyền hình hiện tại vào khoảng 46.000 đồng Mức chi thấp nhất là TP Đà Nẵng gần 26.500đ, và cao nhất là Hải Phòng, 69.000đ Cảm nhận về dịch vụ IPTV: Ý tưởng cung cấp dịch vụ truyền hình qua Internet (IPTV) , video theo yêu cầu (VoD) và các dịch vụ cộng thêm của IPTV (như: truy cập Internet và email trên Tivi, điện thoại hiển thị hình ảnh và điện... người dân thì nhu cầu sử dụng dịch vụ IPTV là rất cao, và việc phát triển nội dung cho các dịch vụ IPTV có thể bắt đầu triển khai ngay từ thời điểm này, càng sớm càng tốt Khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ IPTV của mạng viễn thông Việt Nam:Với mạng băng hẹp truyền thống, chỉ một số dịch vụ đơn giản của IPTV là có thể thực hiện được Còn để có thể triển khai thành công dịch vụ IPTV thì mạng băng rộng đóng... việc triển khai các dịch vụ IPTV được khuyến nghị cho từng giai đoạn khác nhau Theo các chuyên gia của ITU, lộ trình triển khai các ứng dụng IPTV theo từng giai đoạn căn cứ vào nhu cầu thị trường như thể hiện trong bảng 3 Bảng 3 - Các ứng dụng IPTV dựa theo nhu cầu thị trường TT Dịch vụ Ví dụ về ứng dụng Nhu cầu thị trường GĐ 1 1 Dịch vụ truyền hình Truyền hình cơ bản (A/V/D) Truyền hình có tính năng . phải tìm hiểu tầm quan trọng của công nghệ IPTV và đã được sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Phượng và thầy Nguyễn Đình Việt nên chúng em đã lựa chọn đề tài tìm hiểu về công nghệ IPTV và những ứng dụng. độ của con người cũng càng phát triển thì bên cạnh đó những công nghệ mới cũng được ra đời theo. Một trong số những công nghệ đó là công nghệ IPTV – Internet Protocol Television. Ở châu Âu và. giới thì IPTV đã rất quen thuộc, còn ở Việt Nam thì IPTV vẫn là một khái niệm mới. Để IPTV phát triển mạnh ở Việt Nam thì những sinh viên trong nghành như em cần phải tìm hiểu kĩ về công nghệ này sau

Ngày đăng: 25/07/2014, 12:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 3 - Các ứng dụng IPTV dựa theo nhu cầu thị trường

  • TT

  • Dịch vụ

  • Ví dụ về ứng dụng

  • Nhu cầu thị trường

  • GĐ 1

  • GĐ 2

  • GĐ 3

  • 1

  • Dịch vụ truyền hình

  • 2

  • 4

  • 5

  • 6

  • 7

  • 8

  • 9

  • 10

  • 11

  • 12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan