ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ HỮU THỈNH

23 4.3K 8
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ HỮU THỈNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ THỊ ANH ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ HỮU THỈNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận văn học Nsgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Khánh Thành HÀ NỘI - 2012 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Hữu Thỉnh là nhà thơ ra đời và trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, sáng tác của ông khá liền mạch tiêu biểu cho quá trình vận động của thi ca cách mạng Việt Nam trong những thập niên gần đây và đã gây được tiếng vang lớn trên thi đàn. Trong thơ Hữu Thỉnh vừa có những đặc điểm chung của thơ ca kháng chiến chống Mỹ lại vừa có những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Ông đã tạo dựng được một tiếng thơ mới mẻ cho nền thơ ca dân tộc bằng một loạt những tác phẩm thơ và trường ca có giọng điệu riêng, có phong cách riêng, tiếng nói riêng và không bị khuất lẫn trong dàn đồng ca chung của thế hệ. Xuyên suốt và bao trùm thế giới ấy là tấm lòng tha thiết, gắn bó với đất nước, với con người Việt Nam. Đến với thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh có nhiều con đường, nhiều góc độ. Chúng tôi chọn góc độ đặc điểm nghệ thuật để nghiên cứu thơ ông. Chính vì thế cần phải có sự nhìn nhận và đánh giá một cách hệ thống và khoa học để rút ra những đóng góp của ông trên con đường sáng tác nghệ thuật. Nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh giúp cho người viết có cái nhìn và sự hiểu biết về thơ Việt Nam hiện đại nói chung và thơ Hữu Thỉnh nói riêng. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh để tìm hiểu những nét riêng trong cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ về hiện thực cuộc sống và cách xây dựng hình tượng, cách tổ chức tác phẩm của nhà thơ. 2. Lịch sử vấn đề Ngay từ những ngày đầu mới cầm bút giọng thơ Hữu Thỉnh đã sớm thu hút được sự quan tâm của bạn đọc và giới phê bình văn học. Những nghiên cứu về thơ ông đặc biệt ở mảng thơ trữ tình, các bài viết tập 2 trung nhiều từ thập niên 90 trở lại đây. Trần Mạnh Hảo đã viết: “Hữu Thỉnh và Thanh Thảo là cái gạch nối của nền thơ ca chống Mỹ sang thời bình. Sau 1975, cùng với Nguyễn Duy họ đưa thơ tiến về phía trước với những bước tiến ngoạn mục, đa dạng và phong phú”[18,95]. Tài năng của Hữu Thỉnh được khẳng định bởi một loạt các giải thưởng thơ mà ông đoạt được. Với nhiều giải thưởng văn học có giá trị, Hữu Thỉnh là nhà thơ có sức tìm tòi sáng tạo nghệ thuật bền bỉ. Ông luôn có những khám phá mới, thú vị trên con đường nghệ thuật. Thơ ông có chiều sâu về nội dung, giàu chất thơ và tính nhạc nên đã tạo sự lôi cuốn và thu hút đối với bạn đọc. Qua sự sàng lọc của thời gian, các tác phẩm của ông vẫn tìm được chỗ đứng trong lòng độc giả và lọt vào “con mắt xanh” của những nhà nghiên cứu. Các tác giả đã chỉ ra nét hấp dẫn kì lạ trong thơ Hữu Thỉnh được bắt nguồn từ sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại, thể hiện rõ ý thức luôn biết chủ động “khai thác cái hay, cái đẹp của dân gian, của dân tộc, vừa biết dồn tâm lực, tài năng cho việc tìm kiếm sáng tạo cái mới”. Tiếp nối những công trình đã có, luận văn đi vào nghiên cứu, tìm hiểu “Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh” để có một cái nhìn toàn diện về quá trình sáng tạo nghệ thuật của Hữu Thỉnh. Trên cơ sở đó người viết mong góp tiếng nói nhỏ bé của mình cùng với các bài viết, các công trình nghiên cứu đã có để khẳng định đầy đủ, sâu sắc hơn sự nghiệp thơ Hữu Thỉnh. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu “Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh” nhằm phát hiện ra những tìm tòi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật của Hữu Thỉnh và tính khu biệt thơ Hữu Thỉnh so với các cây bút cùng thế hệ. Từ đó 3 khẳng định vị trí, phong cách thơ Hữu Thỉnh và những đóng góp của ông đối với nền thơ ca hiện đại Việt Nam. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu những thành tố quan trọng làm nên đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Trong đó người viết tập trung khảo sát về con người, về hiện thực cuộc sống cùng những phương thức biểu hiện của đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh qua cả hai giai đoạn sáng tác của Hữu Thỉnh. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi khảo sát những sáng tác của Hữu Thỉnh đã được xuất bản. - Âm vang chiến hào (Thơ, in chung). - Đường tới thành phố (Trường ca). - Từ chiến hào tới thành phố (Trường ca-thơ ngắn). - Thư mùa đông (Thơ). - Trường ca biển. - Thương lượng với thời gian (thơ). 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp hệ thống. 4.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu. 4.3. Phương pháp thống kê, phân loại. 4.4. Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp. 4 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh và hướng tiếp cận. Chương 2: Cách tiếp cận đời sống và hệ thống hình tượng tiêu biểu trong thơ Hữu Thỉnh. Chương 3: Cách tổ chức tác phẩm thơ Hữu Thỉnh. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO THƠ HỮU THỈNH VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN 1.1. Hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh 1.1.1. Thơ Hữu Thỉnh những năm tháng chống Mỹ và thời kỳ hậu chiến Thơ Hữu Thỉnh bám sát hiện thực cuộc sống và phản ánh trung thành những sự kiện lớn lao của đất nước, phản ánh tinh thần chiến đấu dũng cảm, hi sinh quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ông cũng như nhiều nhà thơ khác luôn ý thức sâu sắc về vị trí, vai trò của thế hệ mình. Không có sách chúng tôi làm ra sách Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình (Đường tới thành phố) Bằng con mắt của người trực tiếp chiến đấu ngoài mặt trận, Hữu Thỉnh miêu tả chiến tranh với cái nhìn từ trong chiến hào, những câu thơ bật lên từ đời sống hiện thực, từ cuộc chiến tranh vừa âm thầm, vừa quyết liệt, dữ dội và vô cùng nóng bỏng. Mảng thơ viết về chiến tranh gồm tập thơ Tiếng hát trong rừng (bài viết sớm nhất vào năm 1968, bài muộn nhất vào năm 1982), trường ca Sức bền của đất viết xong vào dịp tết Ất Mão (1975), trường ca Đường tới thành phố viết từ tháng 8/1977 hoàn thành tháng 4/1978. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng về đất nước, nhân dân, về cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước Thơ Hữu Thỉnh luôn biểu hiện được một cách tự nhiên về cuộc sống, luôn hoà quyện giữa hiện thực và lãng mạn qua hình ảnh người lính nơi chiến trường “Người sốt rét hát cho người sốt rét”. Những năm tháng đó khiến nhà thơ phải thốt lên “Những năm Trường Sơn bạn bè trong trẻo quá”. Đó là những gian khổ 6 đã trở thành ký ức. Đó là những cảnh vật quê hương từ giọt gianh đến chiếc chõng tre, cái dây phơi… Đó là tình quê hương, làng xóm, tình quân dân, đó là hình ảnh người mẹ, người vợ, người chị… tất cả đều hiện lên rất đỗi thân quen và cũng vô cùng xúc động. Mang đặc điểm của một hồn thơ hồn hậu, giầu suy tư, thơ viết về chiến tranh của Hữu Thỉnh có kết hợp nhuần nhị giữa giọng chính luận với giọng trữ tình đằm thắm. Chính điều này đã mang đến cho người đọc những nét đặc sắc, vừa quen vừa lạ. Dường như Hữu Thỉnh đang nói hộ những điều sâu kín trong tâm tư mỗi con người. Đó chính là những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của Hữu Thỉnh. 1.1.2. Thơ Hữu Thỉnh thời kỳ đổi mới Bước sang một chặng đường phát triển mới của đất nước, thơ Hữu Thỉnh lại mang đến cho bạn đọc một nguồn cảm hứng và phong cách sáng tạo mới. Gần mười lăm năm tìm đoạn đường phát triển tiếp theo cho thơ mình để cùng một lúc ông đã cho ra mắt hai tập thơ “Trường ca Biển” và “Thư mùa đông” và tiếp theo là tập thơ “Thương lượng với thời gian” đã đánh dấu và khẳng định thơ Hữu Thỉnh trong nền thơ đương đại Việt Nam. Những sáng tác của Hữu Thỉnh trong thời kỳ này đã thể hiện cách nhìn nhận đánh giá cuộc đời với những suy ngẫm của một con người đang trăn trở trước cuộc sống đầy những thử thách khó khăn. Trong cái tôi trữ tình của Hữu Thỉnh vẫn có cái tôi người lính và có cả cái tôi cá nhân cô đơn, xót xa, nhiều lo âu và dự cảm đau buồn trước cuộc sống đô thị hiện đại nhưng đậm nét hơn cả là một cái tôi hòa vào cái chung của dân tộc. Thơ Hữu thỉnh thời kỳ này phản chiếu cuộc sống thường nhật, trở về cuộc sống đời thường, những nhìn nhận về tình đời, về lẽ sống, về thân phận cá nhân trong cõi nhân gian đôi lúc phải tìm về nương tựa vào 7 những giá trị truyền thống. Với một loạt các bài: Nghe tiếng cuốc kêu, Hạnh phúc, Tự thú, Người bộ hành lặng lẽ, Năm tháng trên vai…đã thể hiện cái tôi của nhà thơ luôn trăn trở, nghĩ suy, tự vấn về nhân tình thế thái và về bản thân. Hữu Thỉnh luôn thường đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều giả thiết để tự mình chất vấn, ngẫm ngợi và nhiều khi bỏ ngỏ để bạn đọc cùng suy ngẫm Trong những sáng tác của thời kỳ trước đề tài tình yêu cũng được Hữu Thỉnh đề cập đến nhưng đó mới chỉ là những hình ảnh thấp thoáng, xen kẽ, chưa có những tứ thơ trọn vẹn về đề tài này. Thời kỳ này Hữu Thỉnh đã có những tứ thơ riêng, những bài thơ tình trọn vẹn cũng đem đến những rung động trong sâu thẳm tâm hồn nhà thơ: Thơ viết ở biển,… Chủ nghĩa nhân văn luôn luôn và mãi mãi là chuẩn mực đánh giá hàng đầu, quan trọng bậc nhất cho mọi giá trị văn học. Điều này được hình thành trong quá trình sáng tác và tiếp nhận văn học. Nhưng chủ nghĩa nhân văn ở mỗi thời kỳ lại có sự thay đổi và vận động. Quan niệm như vậy sẽ thấy hành trình sáng tạo thơ Hữu Thỉnh là hành trình của người chiến sĩ trong cuộc đấu tranh cho lẽ sống cao cả của con người thời đại đi vào dòng chảy chính của chủ nghĩa nhân văn, mặc dù biểu hiện ở mỗi giai đoạn có khác nhau. Đây cũng là hành trình nhịp bước cùng với xu thế chung của thơ ca hiện đại Việt Nam từ năm 1975 đến nay. 1.2. Hướng tiếp cận đặc điểm nghệ thuật từ góc độ tâm lý học sáng tạo 1.2.1. Nguồn cảm hứng sáng tạo Cảm hứng như một sức mạnh vô hình làm biến đổi thế giới tâm tình, khơi gợi những tình cảm mạnh mẽ, thúc đẩy nghệ sĩ sáng tạo và tạo lập những thế giới nghệ thuật độc đáo. Bêlinxki coi: “Cảm hứng là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực”[36,38]. Cảm hứng bắt nguồn từ cuộc sống. “Cuộc sống sẽ nuôi dưỡng và bồi đắp cảm xúc của người nghệ sĩ luôn tươi mát càng thêm phong 8 phú”[61,51]. “Đó là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm, xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của người tiếp nhận tác phẩm”[36,38]. Như vậy cốt lõi của nguồn cảm hứng sáng tạo là tư tưởng, là quan niệm của nhà thơ về thế giới. Nhưng nguồn cảm hứng sáng tạo và tư tưởng của một tác giả không phải là những khái niệm chung chung trừu tượng hay những cảm xúc vụn vặt mà hoá thân trong thế giới hình tượng nghệ thuật của nhà thơ. 1.2.2. Hệ thống hình tượng tiêu biểu Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt vốn có và chỉ có trong nghệ thuật. Nó là hạt nhân của cấu trúc chỉnh thể, là yếu tố duy nhất có thể làm sống lại một cách cụ thể và gợi cảm những sự vật, những hiện tượng đáng làm ta suy ngẫm về tính cách, số phận, về lẽ đời, tình người. Với ý nghĩa này, hình tượng “vừa là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ vừa là con đẻ của hiện thực khách quan”[9,27]. Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, sử dụng chất liệu ngôn từ để xây dựng hình tượng. Hình tượng trong tác phẩm văn học được nhà văn sử dụng với ý đồ nghệ thuật riêng. Chính cách lựa chọn hình tượng để xây dựng tác phẩm đã phản ánh được tư tưởng nghệ thuật của nghệ sĩ. Hình tượng trong tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, là tiếng nói quan điểm tư tưởng của nhà văn, vừa mang tính chất cảm tính cụ thể vừa mang tính tượng trưng. 1.2.3. Trường liên tưởng, tưởng tượng Liên tưởng là một năng lực thiết yếu trong tư duy sáng tạo nghệ thuật, nó góp phần quan trọng tạo nên gương mặt riêng của người nghệ sĩ. Tìm hiểu đường đi của mạch liên tưởng trong thơ là một điều không dễ 9 nhưng lại có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi nếu phát hiện ra quy luật trong trường liên tưởng của một nhà thơ cũng có nghĩa là khám phá được con người và văn hoá, con người nhân bản và cá tính sáng tạo của anh ta. Có thể khẳng định trường liên tưởng là một trong những yếu tố nền móng, cội rễ hình thành nên phong cách nghệ thuật và tư tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ. Tưởng tượng “là hoạt động tâm lí nhằm tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái không có ở trước mắt hoặc chưa hề có” [49,145]. Trong hoạt động sáng tạo văn học, có thể nói nếu không có tưởng tượng thì không có văn học. Văn học sẽ trở nên một kiểu sao chép, chụp ảnh bề ngoài hiện thực, sáng tác của nhà văn sẽ trở nên hời hợt, buồn tẻ. Như vậy liên tưởng và tưởng tượng đều là những năng lực tư duy vô cùng thiết yếu đối với người nghệ sĩ, giúp họ thoát khỏi các giới hạn chật chội của sự việc, hiện tượng trước mắt, đi vào khám phá những bí ẩn sâu thẳm và rộng lớn vô biên của vũ trụ cũng như tâm hồn con người. Nhờ vậy người nghệ sĩ mới sáng tạo ra những hình tượng mới mẻ, độc đáo, không có sự lặp lại. 1.2.4. Cách tổ chức câu thơ, lời thơ Việc tìm hiểu cách tổ chức một tác phẩm là tìm hiểu quan niệm và hệ thống chỉnh thể. Tức là trong một tác phẩm nghệ thuật các phạm trù này không kết hợp một cách tùy tiện mà chúng ràng buộc chi phối lẫn nhau. Nếu trong kết cấu truyện là luôn chú ý xây dựng trọn vẹn một hành động, một tính cách, một số phận thì kết cấu thơ “lấy điểm tựa chủ yếu là hệ thống cảm xúc theo những dạng vận động nhất định phù hợp với chủ định và cấu tứ bài thơ[11,58]. Để đạt được mục đích nghệ thuật và có tính thẩm mĩ cao, câu thơ, lời thơ có một hình thức tổ chức đặc biệt. Nó sử dụng đậm đặc các hiện tượng cú pháp, các từ tượng thanh, tượng hình, từ mô tả trạng thái cảm [...]... thơ, lời thơ mềm mại, uyển chuyển, bay bổng và có tính đa nghĩa, hàm ngôn Trong thơ trữ tình tổ chức lời thơ phải có tách dòng, có nhạc, có vần… * Tiểu kết: Tìm hiểu hệ thống hình tượng tiêu biểu và tưởng tượng liên tưởng trong thơ Hữu Thỉnh cũng là một cách tìm ra đặc điểm tư duy nghệ thuật của nhà thơ, một phương diện quan trọng làm nên đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh Hành trình sáng tạo nghệ thuật. .. mình Nghiên cứu Đặc điểm nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh giúp ta có được cái nhìn khái quát về những đặc điểm nổi bật trong những sáng tác đồng thời hình dung được tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của nhà thơ Thông qua những thay đổi vận động của thơ Hữu Thỉnh giữa hai thời kỳ thơ chống Mỹ và thơ đương đại, người đọc có thể hình dung những biến chuyển chung trong tư tưởng và nghệ thuật của thơ ca Việt Nam... HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG THƠ HỮU THỈNH 2.1 Cách tiếp cận đời sống trong thơ Hữu Thỉnh Hữu Thỉnh đem đến cho người đọc một tiếng thơ mới mẻ độc đáo Có được đóng góp mới mẻ ấy bởi Hữu Thỉnh đã tìm cho mình một lối đi riêng Vậy Hữu Thỉnh đã khai thác và tiếp cận hiện thực đời sống theo cách nào? Hữu Thỉnh có cách riêng trong việc tiếp cận hiện thực và phô diễn cảm xúc của mình Thơ ông nghiêng... hậu, đậm chất triết lý Những tìm tòi của Hữu Thỉnh về phương diện hình thức chính là một nỗ lực để tạo nên một phong cách riêng, một đặc điểm nghệ thuật riêng mang tên Hữu Thỉnh Có lẽ ở đây Hữu Thỉnh đã hiểu được điều mà Lêônốp đã từng nói: “Mỗi một tác phẩm nghệ thuật là một phát hiện về nội dung và là một phát minh về hình thức” 21 KẾT LUẬN Thơ ca là nghệ thuật biểu hiện tâm trạng, là nơi để cái... cạnh đó, Hữu Thỉnh lớn lên trong những năm tháng đất nước có chiến tranh Điều đó đã in đậm dấu ấn và trở thành một thành tố quan trọng trong cấu trúc cảm hứng của Hữu Thỉnh Trong thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh nổi bật hình tượng con đường, biển đảo, đoàn quân và người lính Việc nghiên cứu một số hình tượng tiêu biểu trong thơ Hữu Thỉnh đã góp một cái nhìn toàn diện hơn khi tiếp cận thơ Hữu Thỉnh từ... nghệ thuật của Hữu Thỉnh là hành của một nhà thơ giàu trải nghiệm Với cảm nhận chủ quan của người viết nên điểm nhìn nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh chủ yếu hướng vào sự thật chiến hào, hướng vào hiện thực cuộc sống thô ráp với nhiều những suy nghĩ và hiện tượng trái chiều Càng về sau thơ Hữu Thỉnh luôn chất chứa đầy những ưu tư, những băn khoăn, day dứt của nhà thơ Ở đó cái tôi của nhà thơ có cơ hội... nhàng chứ không hề gai góc 16 3.2 Tổ chức không gian, thời gian 3.2.1 Không gian nghệ thuật Không gian nghệ thuật là “phẩm chất định tính quan trọng của hình tượng nghệ thuật [50,160] Thơ Hữu Thỉnh là loại thơ thấm đẫm sắc vị văn hóa dân gian Ông đã tạo cho tác phẩm của mình màu sắc thôn quê ngay ở không gian nghệ thuật đặc trưng Ông sinh ra ở một vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ nên ông tỏ ra “hiểu biết... nhân, thời đại Hữu Thỉnh không phải là nhà thơ riêng của thể thơ nào nhưng ở hình thức biểu đạt nào ông cũng có những bài thơ hay + Thể thơ 5 chữ: Hữu Thỉnh vận dụng cách ngắt nhịp truyền thống (3/2 và 2/3) nhưng không đơn điệu mà có sự luân chuyển nhịp thơ ở cấp độ câu thơ Ông sáng tạo cho thơ mình cách luân chuyển tiết tấu thơ mới lạ, kết hợp cả cách ngắt nhịp cơ bản với cách ngắt nhịp dòng thơ là một... hoá” của ngôn ngữ thơ và hình ảnh thơ Chính điều đó đã ghi dấu cái tên Hữu Thỉnh trong lòng bạn đọc và các nhà nghiên cứu * Tiểu kết: Thơ Hữu Thỉnh dung dị, mộc mạc mang điệu hồn ca dao, điệu hồn dân tộc đem theo hơi thở của cuộc sống Ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh giàu yếu trực giác, cảm giác, giàu sức liên tưởng, tưởng tượng và tính tạo hình Những yếu tố đó góp phần quan trọng giúp Hữu thỉnh bộc lộ cái tôi... giờ Hữu Thỉnh cũng làm ta thích thú, ngỡ ngàng bởi nhà thơ đã “gọi’ được những sự vật quen thuộc vào thơ - những sự vật thường ngày ta không để ý nhưng lại gợi lên hồn quê, tình quê thắm đượm Không gian trong thơ Hữu Thỉnh luôn có sự hợp giữa hư và thực Lấy cái thực của chiều kích không gian biển mênh mông để diễn đạt cái hư ảo, thoảng thốt của lòng người Đặc điểm nổi bật trong trong tư duy thơ Hữu Thỉnh

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan