Kinh nghiệm sống và biểu tượng thơ potx

5 239 2
Kinh nghiệm sống và biểu tượng thơ potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh nghiệm sống và biểu tượng thơ Hình ảnh được hiểu là người, vật, cảnh để lại ấn tượng và tái hiện trong trí nhớ chúng ta (hình ảnh ngôi nhà, hình ảnh người mẹ, hình ảnh cuộc đời…). Ở một mức độ, đó chỉ là những khái niệm, trong đó cái biểu đạt và cái được biểu đạt trùng khít với nhau. Hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ thuật dưới hình thức nhận thức trực tiếp cảm tính những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, có ý nghĩa thẩm mỹ. Như vậy hình tượng vừa thể hiện bản chất hiện thực vừa bộc lộ thái độ, quan niệm, tình cảm của chủ thể sáng tạo. Hình ảnh người mẹ khi trở thành hình tượng người mẹ đã bao hàm một lượng thông tin phong phú mang sắc thái cá tính sáng tạo riêng biệt độc đáo của nhà thơ. Hình ảnh người mẹ được lựa chọn hội tụ đủ những yêu cầu thẩm mỹ, sinh động như cuộc đời và có tác động vào tình cảm, có ý nghĩa nhận thức, giáo dục người đọc. Khi nói đến hình tượng người mẹ trong thơ Tố Hữu, chúng ta nghĩ tới tầm vóc, tính khái quát về người mẹ đã trở thành biểu tượng của non sông đất nước. Từ Bà má Hậu Giang đến Mẹ Tơm, Mẹ Suốt, hình tượng người mẹ không đơn lẻ mà tiêu biểu cho những bà mẹ Việt Nam với những phẩm chất đặc trưng của dân tộc. Hình tượng người mẹ lồng lộng, bất tử: - Nước non muôn quý ngàn yêu Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang - Bóng mẹ ngồi trông vọng nước non - Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ. Trong thơ Nguyễn Duy, hình tượng người mẹ gần gũi, cảm thương là biểu tượng về người mẹ Việt Nam vất vả lam lũ, chịu đựng, yêu thương bao la, hi sinh cao cả. Bằng phong cách riêng, giàu kỉ niệm, Nguyễn Duy xây dựng hình tượng người mẹ với vẻ đẹp đời thường, bình dị: Bần thần hương huệ thơm đêm Khói nhang vẽ nẻo đường lên Niết bàn Chân nhang lấm láp tro tàn Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào Từ hình tượng gợi lên biểu tượng, tức là thêm một động tác trong quá trình nhận thức nghệ thuật, đời sống. Và như vậy, trong quan hệ này, hình tượng là một khái niệm còn biểu tượng là ý nghĩa của khái niệm ấy. Thế nên, cũng dễ hiểu, cùng một hình tượng sẽ hình thành những biểu tượng khác tùy thuộc cá tính của mỗi chủ thể sáng tạo và đối tượng tiếp nhận. Cùng là một hình tượng người mẹ, trong thơ Tố Hữu là một biểu tượng, trong thơ Nguyễn Duy là một biểu tượng khác bằng những chất liệu, chi tiết cảm quan và ý đồ nghệ thuật khác. Cái được biểu đạt dồi dào hơn cái biểu đạt. Cùng là hoa hồng, như trên đã nói, trong thơ Puskin là một biểu tượng, trong thơ Aragon là một biểu tượng không như thế. Có thể mô hình hóa quan hệ giữa hình ảnh, hình tượng, biểu tượng như sau: Hình tượng Biểu tượng Biểu tượng Biểu tượng Hình ảnh Khi đối tượng tiếp nhận cảm được linh hồn, sự thiêng liêng của hình tượng, hình tượng đó trở thành biểu tượng. Biểu tượng biến hóa hơn hình tượng, được chiết xuất từ tư duy trừu tượng của đối tượng tiếp nhận. Nói cách khác “chỉ một cái biểu đạt giúp ta nhận thức ra nhiều cái được biểu đạt” (Tzvetan Todorov). Căn cứ vào hình tượng gốc, các đối tượng tiếp nhận tạo ra một hệ biểu tượng có liên quan với nhau. Biểu tượng có sức khái quát, gợi cảm xúc, chứa đựng nhiều ý nghĩa và chuyển dịch ý nghĩa theo thời gian, lãnh thổ, dân tộc… phụ thuộc vào tâm thức cộng đồng. Hoa hồng với nhiều dân tộc là biểu tượng cho tình yêu, sự trong trắng, hoàn hảo, với đạo Kitô hoa hồng là biểu tượng của sức mạnh và sự tu dưỡng tinh thần và cũng có nghĩa là biểu tượng của sự phục sinh và sự bất tử (4) . Hoa cúc ở Việt Nam là biểu tượng của tính giản dị, khiêm tốn, điềm đạm, kín đáo. Ở Nhật Bản, hoa cúc với những cánh hoa được xếp quy củ như những tia sáng phát ra từ tâm giống như mặt trời, từ đó gắn với ý niệm về sự trường thọ và thậm chí bất tử. Chính vì thế mà hoa cúc đã trở thành biểu tượng của dòng họ Nhật hoàng (5) . Quạ, tiếng quạ kêu với chúng ta là điềm dữ, đem đến những điều bất hạnh. Màu đen của quạ, màu tang tóc. Trong văn học lãng mạn châu Âu, quạ bay lượn trên chiến trường để mổ thịt xác chết. Trong thơ Việt Nam trước năm 1945, quạ, tiếng quạ kêu gợi lên sự rùng rợn, lạnh lùng, não nùng, héo hắt (Đêm thu nghe tiếng quạ kêu - Quách Tấn) và chết chóc bi thương: Hàng cờ đen là bóng quạ chập chờn Báo tin xấu, dẫn hồn người đã xế… (Nhạc sầu - Huy Cận) Đầy cỏ xanh xao mây lấp phủ Trên mồ con quạ đứng im hơi (Nấm mộ - Bích Khê) Thế nhưng khởi nguyên ở phương Đông cũng như phương Tây, con quạ là biểu tượng có ý nghĩa tích cực. Quạ ở Trung Hoa là biểu tượng của đức hiếu thảo, nó là điềm lành. Quạ là con chim của mặt trời. Mười con quạ bay đi các nẻo từ cây dâu của Mặt trời mọc để mang ánh sáng xuống trần gian. Hậu Nghệ (thiện xạ bắn cung) đã dùng tên bắt chết chín con, nếu không thì thế giới này đã bị thiêu cháy. “Trên những pho tượng đá thời Hán, hình quạ ba chân được khắc giữa vầng thái dương. Con chim này được xem là truyền sinh khí cho mặt trời và cũng có thể nó là biểu thị của bản nguyên dương, bản nguyên lẻ. Ba chân ấy biểu hiệu của các hoàng đế Trung Hoa - như một cái kiềng, ứng với một nghĩa biểu trưng của mặt trời: bình minh, trưa, hoàng hôn” (6) . Vì vậy, hiểu ý nghĩa của biểu tượng là hiểu ý nghĩa mà nó gợi lên từ những tâm thế, hoàn cảnh, môi trường khác nhau. Mỗi biểu tượng là một chỉnh thể toàn vẹn, đa nghĩa, chỉ có thể nắm bắt được nó ở tính tổng thể, không giới hạn, có khi chỉ là cảm nghiệm. Trong thơ hiện đại Việt Nam, các biểu tượng gắn với cuộc sống, tính cách của từng tác giả. Môi trường sống, kinh nghiệm sống từ tuổi thơ đến trưởng thành qua lao động, đấu tranh và chiêm nghiệm có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành biểu tượng. Qua các biểu tượng có thể nhận ra cuộc sống quen thuộc, vùng thẩm mĩ của nhà thơ. Những ấn tượng thời trẻ in dấu ấn rất đậm trong tư duy sáng tạo của nhà thơ, có khi qua nhiều thời gian, không gian khác nhưng những ấn tượng ấy mãi còn tồn tại lúc ẩn lúc hiện, có khi hiện ra theo ý thức, có khi ẩn sâu vào vô thức, tiềm thức, siêu thức và khi gặp thời cơ sẽ hiện hình, lung linh tỏa sáng. Sông nước cứ trở đi trở lại và thành biểu tượng trong thơ Tế Hanh. Biểu tượng bà trong thơ Bằng Việt, Nguyễn Duy. Biểu tượng núi trong thơ Y Phương, Dương Thuấn và biểu tượng lửa trong thơ Lò Ngân Sủn (7) . Tuổi 10, 12 hiếu động, ham tìm tòi khám phá các hiện tượng xung quanh, lứa tuổi 18, có sự phát triển toàn diện về thể chất, tâm lí, ý thức sáng tạo mạnh mẽ cùng với tính nhạy cảm được tăng dần và ổn định. Vì vậy Bằng Việt nhớ từ “lên bốn tuổi” đến “tám năm ròng” và “mấy chục năm rồi” đã đi xa mà hình ảnh người bà vẫn hiện lên bên Bếp lửa thiêng liêng. Kí ức tuổi thơ hiện lên trong tâm tưởng Nguyễn Duy để nhà thơ xây dựng hình tượng người bà chân thật, cảm động, ám ảnh người đọc (Đò Lèn). Từ thuở lọt lòng, các nhà thơ dân tộc miền núi đã gắn bó với môi trường thiên nhiên và thiên nhiên thấm vào máu thịt, thành nếp cảm nếp nghĩ của họ. Y Phương, Dương Thuấn, Lò Ngân Sủn nhìn đâu cũng thấy núi. Thơ Y Phương, Đi tìm bóng núi của Dương Thuấn, núi luôn xuất hiện. Quanh năm, núi che chở bao bọc, núi ngóng đợi người đi. “Bước ra khỏi cửa là nhìn thấy núi”, “Hễ đi xa là nhớ”. Dương Thuấn giải thích về núi quê mình: “Ngày ấy những ngọn núi/ Kéo thành lũ thành đàn/ Đi như trâu đen kịt… Núi về đến quê mình/ Có tiếng lượn nàng ơi/ Núi đứng nghe mê mải/ Mà chân không biết bước/ Núi đứng đến bây giờ”. Y Phương: “Ngày xuống núi/ Mây vướng chân/ Núi như trăm voi rùng rình”. Và nhà thơ tâm niệm “dù đi đâu cũng quay về với núi”. Lửa, từ cuộc sống tự nhiên, quen thuộc trở thành biểu tượng về một thế giới tươi sáng, rạo rực, say đắm, về tình yêu sức sống mạnh mẽ, căng tràn của người con gái đẹp trong Con của núi III của Lò Ngân Sủn. “Em/ Ngọn lửa/ Bập bùng/ Cháy ngực/ Cháy áo/ Bao chàng trai”. Biểu tượng lửa lung linh nhiều màu sắc: “người đẹp trông như lửa/ Sờ vào lại thấy mát”. Hai trái tim - hai hòn than đỏ ủ trong ngực Áp vào nhau là bùng lên ngọn lửa Ngọn lửa mềm mại, êm ái, mát trong Ngọn lửa rạo rực, nóng ấm, nhiệt cuồng. . một biểu tượng, trong thơ Aragon là một biểu tượng không như thế. Có thể mô hình hóa quan hệ giữa hình ảnh, hình tượng, biểu tượng như sau: Hình tượng Biểu tượng Biểu tượng Biểu tượng . cứ trở đi trở lại và thành biểu tượng trong thơ Tế Hanh. Biểu tượng bà trong thơ Bằng Việt, Nguyễn Duy. Biểu tượng núi trong thơ Y Phương, Dương Thuấn và biểu tượng lửa trong thơ Lò Ngân Sủn (7) đối tượng tiếp nhận cảm được linh hồn, sự thiêng liêng của hình tượng, hình tượng đó trở thành biểu tượng. Biểu tượng biến hóa hơn hình tượng, được chiết xuất từ tư duy trừu tượng của đối tượng

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan