Phú chữ Hán, những đóng góp mới của Ngô gia cho thể loại_1 docx

5 211 0
Phú chữ Hán, những đóng góp mới của Ngô gia cho thể loại_1 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phú chữ Hán, những đóng góp mới của Ngô gia cho thể loại Cũng như đối với thơ, trong phú Ngô Thì Sĩ đã dành một phần trân trọng cho những con người bình thường và những vấn đề đời thường. Tuy vậy nhưng người tài hoa và thành công nhất về phú trong Ngô gia lại là Ngô Thì Nhậm. 16 bài phú của ông, được sáng tác từ mùa đông năm Kỷ Hợi (1779) đến trước 1800, trong đó thời gian nào nhiều tâm sự và “việc quan nhàn” ông sáng tác được nhiều nhất, ví như thời gian ẩn lánh ở Thái Bình ông viết đến 8 bài. Có lẽ về số lượng, trong các tác gia phú thời trung đại, Ngô Thì Nhậm chỉ đứng sau Nguyễn Mộng Tuân (thế kỷ XV), người đã viết đến 41 bài phú (theo Trần Thị Kim Anh là 35 bài) (5) ; nhưng nếu như phú của Nguyễn Mộng Tuân còn có một số bài thù phụng khô khan, nhàn nhạt, thì trái lại 16 bài phú của Ngô Thì Nhậm đều có thể xem là giai tác, đều được viết ra bằng tâm huyết. Phú của Ngô Thì Nhậm phần nhiều được viết theo lối cổ thể, nhưng lại không còn đậm tính chất của phú cổ, tụng ca vua chúa, triều đại, như thời kỳ hưng thịnh của thể loại mà phần lớn là để biểu đạt, tỏ bày những trăn trở ưu tư, những suy nghĩ về nhiều vấn đề liên quan đến cuộc đời, số phận kẻ sĩ như chính bản thân tác giả. Có những câu hỏi rất sâu mang tính biểu tượng về một sự hoài nghi: ánh trăng hay là ánh tuyết, trời đã sáng hay còn đêm, mà cái ý ẩn sâu phía sau đó là mối quan hệ giữa vũ trụ với con người, giữa con người với nhau, giữa cõi tiên với cõi trần, giữa khoảnh khắc và tồn tại. Nhưng hay nhất của phú Ngô Thì Nhậm là những bài đậm chất trữ tình, ở đó có những câu hỏi thể hiện sự khát khao mong mỏi một người tri kỷ nhưng thực chất là chờ đợi một minh quân có tài đưa đất nước qua cơn khủng hoảng, những đắn đo về cách hành xử của kẻ sĩ giữa lúc trời nghiêng đất lệch , và cả sự mệt mỏi sau khi đã đạt đến đỉnh cao của thành công trong sự nghiệp để trở lại một trạng thái tâm tư gần như trống rỗng Ngô Thì Nhậm được cha dạy phải lập chí ở mức cao nhất - Trạng nguyên, Tể tướng – cũng có nghĩa là phải đạt được thành công cao nhất trên con đường “kinh bang tế thế”. Nhưng rồi chỉ thoáng chốc bể dâu biến đổi, Ngô Thì Nhậm từ hàng quan triều được tri ngộ trở thành một tội nhân phải trốn chạy chui lủi! Đạo lý tam cương ngũ thường, công tội ân oán, rồi sự hưng vong của một dòng tộc, phải lý giải như thế nào? Ngô Thì Nhậm đem theo bộ Kinh Xuân thu, tìm đến tận gốc những lý thuyết chính thống để giải đáp những băn khoăn của mình, nhưng trong lòng ông vẫn đầy ắp phân vân. Trong hoàn cảnh lánh ẩn, nhiều lần ông nói đến thú an nhàn “gặp cảnh ngộ nào vui cảnh ngộ ấy, với lòng không vướng mắc gì” (Lâm Trì phú), “tiêu dao để lòng luôn thanh thản” (Thiên quân thái nhiên phú), nhưng đó lại là điều ông không thể. Trước ao Lâm Trì, Ngô Thì Chí cho rằng ao khác biển, khác sông, không sóng to gió lớn, có thể đem lại cho anh sự bình yên trong tâm, nhưng Ngô Thì Nhậm thì không. Tâm tình ông vẫn bộn bề về cái lý đầy vơi tròn khuyết, tàn nở lặn mọc, quay dừng của vũ trụ mênh mang, một mình “buồn nỗi thánh hiền xa biệt” và đau đáu về một chữ “thời”. Niềm hoài vọng “mỹ nhân một phương trời”, mong chờ người tri kỷ da diết đến độ trở thành niềm khắc khoải khiến ông nhiều lần phải trực tiếp bộc lộ Phú của Ngô Thì Nhậm cũng nhiều bài sử dụng lối văn biện luận, ví như ở Vi chi phú ông biện luận về một quan niệm, tỏ quyết tâm đi theo con đường mình đã chọn bất chấp mọi trở ngại, văn chương cứng cỏi, mạnh mẽ. Còn ở Mộng Thiên Thai phú lại trình bày dưới hình thức một giấc mơ huyễn ảo giàu chất lãng mạn và trong sáng, sử dụng lối chủ khách trò chuyện tâm tình, bộc lộ khát vọng và ý chí của một kẻ sĩ đang tuổi tráng niên, quyết đem tài năng “kinh bang tế thế”. Bài phú như lời tuyên ngôn, Ngô Thì Nhậm khẳng định dứt khoát lý tưởng, hướng đi cho con đường phía trước: Ngô hà năng tiên, Thích diệc bất đáo. Liêu tòng sự ư kinh tịch, Cầu vô khiếm hồ danh giáo. (Tôi sao thể thành tiên, Phật, cũng không đắc đạo. Chỉ theo hướng Thi Thư, Khỏi trái điều “danh giáo”). Và: Uẩn mỹ ngọc dĩ thâm tàng, Tiềm thần long hồ mạc khuy. Dĩ đài phù tri ngô tử giả, hành ngô tử chi chí, vận bát cực nhi cán cửu di. (Ngọc tốt dấu kín nơi sâu, Rồng thần lặn không kẻ thấy. Chờ khi người biết đến mình, Chí lớn nọ đem ra vùng vẫy. Giúp tám cực mà chuyển xoay, Vỗ chín cõi yên rường mối). Mộng Thiên Thai phú vẫn được coi là thuộc loại hay nhất trong phú Việt Nam cổ kim. Thưởng liên đình phú là bài phú Ngô Thì Nhậm viết sau cùng. Tác phẩm viết theo Tao thể nhưng có một sắc thái riêng, vừa mang tính hồi ức vừa tự sự, tự tác giả là nhân vật trung tâm. Tác phẩm thể hiện tâm trạng của một người “trở về” sau khi đã đem toàn tâm huyết sức lực đóng góp cho đất nước, để rồi chỉ bâng khuâng với những kỷ niệm nơi đã sống thuở ấu thơ mà không tìm lại được niềm tin trong sáng nơi cuộc đời. Những hoài niệm buồn vui về dĩ vãng, những trải nghiệm sâu sắc suốt cuộc đời đầy sóng gió được kể lại với một giọng điệu thâm trầm, và một lối văn trong sáng, giản dị, giàu hình tượng đã đem lại sự xúc động cho người đọc. Sau Ngô Thì Nhậm, những bài Tục Thiên thai phú, Hoài Lâm Trì phú của Ngô Thì Chí, Đăng Ải Vân phú, Sơn hải kính phú của Ngô Thì Trí, Nông thoại phú, Khê kiều thu vịnh phú của Ngô Thì Hoàng, Hoài hương khế phú của Ngô Thì Hương, Thuật bệnh phú, Điệu mệnh phú, Ủy nông phú của Ngô Thì Du đều là những bài phú có những nội dung thiết thực, thể hiện những suy tư, lý tưởng, thân phận kẻ sĩ và gắn bó với những vấn đề lớn lao của dân của nước. Đó là những bài phú giàu tính văn chương, có giá trị biểu cảm cao, đáng được xếp vào hàng các bài phú hay, không thua kém những danh tác thuở thịnh thời của phú. Riêng hai bài về đèo Hải Vân (Đăng Ải Vân phú, Tục Ải Vân phú) của anh em Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Trí có thể coi là hai tác phẩm phú duy nhất (?) của văn học trung đại về ngọn núi vẫn được xem là cửa ải hùng vĩ, hiểm trở, một vị trí quan trọng trong quân sự, có thể sánh với cửa Hàm Cốc của nhà Tần. Nhìn chung, sau thế kỷ XV, vị trí của phú chữ Hán trên văn đàn có phần bị phú Nôm thay thế, càng về những thế kỷ sau càng có nguy cơ bị "bỏ rơi". Điều đó có phần nào như một lẽ tất yếu, bởi trong hành trình văn học trung đại, thể loại luôn có tính lịch sử, mỗi giai đoạn có một thể loại thích hợp nhất của mình. Ngay ở Trung Quốc, nơi phát sinh, phú cũng chỉ là thể loại vương giả của đời Hán, nhưng nói vậy không hẳn là các thế kỷ sau phú không có những giai tác. Thu thanh phú của Âu Dương Tu đời Tống là một ví dụ. Việt Nam trong các thế kỷ XVI, XVII phú chữ Hán ít hẳn và dường như không có tác phẩm nổi tiếng. Nhưng Ngô gia văn phái đã có công khôi phục lại vị trí của phú trên văn đàn và đem đến những vẻ đẹp mỹ cảm mới cho phú, khiến các văn nhân say mê. Sang đầu thế kỷ XIX nhiều đại gia lại tiếp tục thành công về phú, như Nguyễn Văn Siêu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông, các bài phú này cũng thuộc phong cách vừa trữ tình, vừa tự sự, vừa nghị luận văn chương. Có phải chính Ngô gia đã khởi xướng, góp phần tạo nên một phong cách mới của phú thời cận đại? . Phú chữ Hán, những đóng góp mới của Ngô gia cho thể loại Cũng như đối với thơ, trong phú Ngô Thì Sĩ đã dành một phần trân trọng cho những con người bình thường và những vấn. động cho người đọc. Sau Ngô Thì Nhậm, những bài Tục Thiên thai phú, Hoài Lâm Trì phú của Ngô Thì Chí, Đăng Ải Vân phú, Sơn hải kính phú của Ngô Thì Trí, Nông thoại phú, Khê kiều thu vịnh phú của. vịnh phú của Ngô Thì Hoàng, Hoài hương khế phú của Ngô Thì Hương, Thuật bệnh phú, Điệu mệnh phú, Ủy nông phú của Ngô Thì Du đều là những bài phú có những nội dung thiết thực, thể hiện những suy

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan