Tác phẩm của bác sĩ tâm thần François Lelord _3 pot

6 263 0
Tác phẩm của bác sĩ tâm thần François Lelord _3 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tác phẩm của bác sĩ tâm thần François Lelord Đó là quyển Hành trình của Hector (Le voyage d’Hector) của François Lelord xuất bản năm 2002 ở Nhà xuất bản Odile Jacob tại Paris. Quyển sách có phụ đề “hay là cuộc đi tìm hạnh phúc” (ou la recherche du bonheur) (1) . Ngay sau khi ra mắt bạn đọc, tác phẩm nhanh chóng được tái bản, được dịch ra nhiều thứ tiếng, in hàng triệu bản và trở thành một trong những cuốn sách bán rất chạy trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Hành trình của Hector đặt ra nhiều vấn đề lý thú về mối liên quan giữa chuyện viết lách và sáng tác văn học, giữa tư cách “tác giả” và tư cách “nhà văn”, giữa truyền thống và hiện đại, giữa lĩnh vực khoa học chuyên biệt và lĩnh vực hư cấu sáng tác * Tác phẩm dày 267 trang theo bản in năm 2004 (2) , chia thành 32 “chương” đều bắt đầu bằng tên nhân vật Hector: Mở đầu là: “Ngày xửa ngày xưa có một bác sĩ tâm thần trẻ tuổi tên là Hector và anh ta không hài lòng lắm với bản thân mình - Anh không hài lòng lắm với bản thân mình, thế nhưng anh giống một bác sĩ tâm thần thực sự” (tr. 9) với cặp kính nhỏ có vành, với dáng vẻ trí thức, với phong cách biết lắng nghe các bệnh nhân của mình một cách chăm chú, vừa lắng nghe vừa có vẻ ngẫm nghĩ và thốt ra những tiếng “hừ , hừ ”, tay vê vê ria mép khi phải nghĩ điều gì xem chừng lung lắm. Trong phòng khám của anh có một chiếc đi văng, những phiên bản các tượng nhỏ Hy Lạp hoặc Ấn Độ, một tủ sách lớn Anh quan tâm đến các khách hàng của anh, đó là bí quyết của các thày thuốc giỏi; anh biết trả lời một câu hỏi của bệnh nhân bằng một câu hỏi lại. Thế nhưng “Hector không hài lòng với bản thân mình - Anh không hài lòng với bản thân mình vì anh thấy rõ rằng anh không làm được cho mọi người sung sướng” (tr.16). Hector sống ở một thành phố lớn, có người yêu là Clara nhân viên một công ty dược phẩm; cuộc sống nơi đây đầy đủ chẳng thiếu gì, tuy cũng có những người nghèo như bác Roger chỉ biết trông chờ vào đức Chúa lòng lành; mà lạ thay những người sống sung túc cũng là “những kẻ bất hạnh không có nỗi bất hạnh” như chị Adeline, như bà Irina; khu phố nơi cư trú của những người giàu lại chính là nơi có lắm phòng khám của các bác sĩ tâm thần. Vì vậy Hector cũng mệt lắm; Irina khuyên anh đi nghỉ. Nghe tin anh sắp đi vắng, có những phản ứng khác nhau trong số các người quen và bệnh nhân của anh. Đó là nội dung ba chương đầu tiên có nhan đề là “Hector không hài lòng với bản thân mình”, “Hector tự đặt ra những câu hỏi”, “Hector có một khám phá quan trọng”. Từ đây trở đi, độc giả dõi theo từng chặng hành trình của Hector đến nhiều nơi trên thế giới, bằng nhiều phương tiện, máy bay, xe hơi, gặp gỡ nhiều người, chứng kiến nhiều chuyện xảy ra. Kết thúc là chương “Hector có một hành trình tốt đẹp”; anh trở về nước tiếp tục hành nghề, mang những kinh nghiệm thu thập được để chữa trị cho các bệnh nhân. Hành trình của Hector không thấy ghi “thể loại” ở ngoài bìa như ta thường gặp ở các cuốn sách sáng tác văn chương. Đây là “tiểu thuyết” (roman)? Hay là “truyện” (3) (conte)? Hay là cuốn sách kể lại chuyến đi thực tế y khoa chuyên ngành tâm thần học? Từ đầu bài viết đến đây, chúng tôi tránh dùng các thuật ngữ ấy, mà đành gọi chung chung là “quyển sách” hoặc “tác phẩm”. Nỗi băn khoăn càng có cơ sở khi sách này ra mắt tại nhà xuất bản Odile Jacob, một nhà xuất bản mới thành lập giữa những năm 80 của thế kỉ XX, chuyên in các sách thuộc lĩnh vực khoa học và khoa học nhân văn, hoặc các hồi kí của những chính khách nổi tiếng như Tổng thống Pháp Jacques Chirac, Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder, Tổng thống Mỹ Barack Obama. Bảng liệt kê các lĩnh vực sách có thể in ấn ở nhà xuất bản này, mãi đến gần cuối mới thấy nhắc đến loại sách hư cấu (Fiction) như “tiểu thuyết khoa học” (romans scientifiques)… Trong số các sách đã ra mắt bạn đọc ở Odile Jacob, hầu như vắng bóng những tác giả là nhà văn. Tác giả Hành trình của Hector, François Lelord, sinh năm 1953 ở Paris. Ông theo học y khoa, đi sâu chuyên ngành tâm thần học, sau trở thành bác sĩ chữa bệnh tâm thần (psychiatre) điều trị bằng liệu pháp tâm lý (psychothérapie). Năm 1985, ông sang Mỹ đi sâu nghiên cứu thêm ở Đại học California và ở lại làm việc tại Mỹ mấy năm, đến 1988 thì trở về Pháp. Những năm gần đây, F. Lelord làm việc cho tổ chức mang tên Alain Carpentier với tư cách bác sĩ chữa bệnh tâm thần nên khi thì ở Pháp, khi thì ở Việt Nam. Ông bắt đầu viết từ sau khi ở Mỹ trở về Pháp. Cuốn sách đầu tiên của ông là Những truyện của một bác sĩ tâm thần bình dị (Les contes d’un psychiatre ordinaire) ra mắt tại nhà xuất bản Odile Jacob năm 1993). Tuy mang danh là “truyện” nhưng thực ra đó là loại sách tìm hiểu về bệnh tâm thần. Tiếp đó, Lelord còn cộng tác với các bác sĩ tâm thần Christophe André, Patrick Lesgeron viết một số cuốn nữa vào những năm 1998, 2000, 2001 trước khi Hành trình của Hector xuất hiện khiến ông nổi tiếng và nhiều tài liệu bắt đầu ghi tên ông với danh hiệu “nhà văn” kèm theo danh hiệu “bác sĩ tâm thần”. Sau Hành trình của Hector, tác giả cho ra mắt mấy cuốn nữa cũng với nhân vật Hector và vẫn ở nhà xuất bản Odile Jacob: Hector và những bí ẩn của tình yêu (Hector et les secrets de l’amour, 2005), Hector và thời gian (Hector et le temps, 2006). Theo chúng tôi, Hành trình của Hector là một tác phẩm văn chương và là một tiểu thuyết. * Hector bắt đầu lên đường từ chương thứ tư “Hector đi Trung Quốc”. Tác giả dành 7 chương cho chặng dừng chân của chàng bác sĩ tâm thần trẻ tuổi ở xứ sở này. Anh đi máy bay, tình cờ được ngồi ghế hạng thương gia. Tại Trung Quốc, anh có người bạn học ngày xưa tên là Édouard, nay làm chủ ngân hàng. Bạn tiếp đãi nồng hậu, đưa anh vào nhà hàng, anh gặp nữ tiếp viên Ying Li xinh đẹp nguyên là sinh viên khoa du lịch. Khi anh và cô gái đưa nhau về khách sạn, Édouard gọi điện cho anh là khỏi phải lo chuyện thanh toán… Anh lên núi cao, đến thiền viện của hòa thượng Tsu Lin, tại đây có đầy đủ phòng khách, bàn làm việc, điện thoại Sau khi đàm đạo, vị hòa thượng nói: “Ông có ý định đi đây đi đó là phải lắm. Khi nào chuyến đi thực hiện xong rồi, ông quay về đây gặp tôi” (tr.69). Một lần khác vào ngày chủ nhật, ngồi bên tiệm cà phê trước cửa tòa nhà ngân hàng để đợi Édouard xong việc cùng nhau đi ăn tối, anh thấy rất đông nữ công nhân Trung Quốc trải một chiếc bạt ni lông lớn ngồi trò chuyện rôm rả ngay ở sảnh của nhà ngân hàng, tuy ai cũng lo mất việc làm… Rồi anh gặp lại Ying Li, diện toàn đồ ngoại, và được biết Ying Li có bố là giáo sư sử học bị đuổi về nông thôn thời cách mạng văn hóa… Hector tiếp tục hành trình đến một xứ sở khác trong 9 chương tiếp theo. Chặng dừng chân vừa qua, người kể chuyện cho ta biết Hector đến Trung Quốc; còn từ đây trở đi, độc giả không được thông báo anh đến xứ sở hay vùng đất nào, nhưng cũng có thể đoán ra được. Máy bay thì cũ nát, hành khách hầu hết là người da đen, mang theo cả lồng gà lồng vịt Hector đến xứ này để thăm Jean-Michel, là thày thuốc chuyên khoa về những côn trùng gây bệnh ở các xứ nóng. Trên máy bay anh còn làm quen với Marie-Louise là một nữ bác sĩ tâm thần, tay bế một đứa bé da đen, chị về đây nghỉ hè, cho Hector địa chỉ và mời đến chơi nhà. Bao chuyện xảy ra với Hector, nào là đường phố vừa xấu vừa bẩn, luôn bị tắc nghẽn giao thông; nào là anh bị bọn cướp giả danh cảnh sát chặn xe, bắt nhốt vào căn hầm ổ chuột; rồi một cuộc tình thoáng qua với cô em họ của Marie-Louise. Tác giả dành tới 10 chương cho chặng du lịch tiếp theo của Hector. Trên máy bay, anh được cơ trưởng nhờ đến ngồi cạnh một hành khách bệnh nhân phụ nữ là Djamila xinh đẹp để giúp đỡ chị; chị bị đau đầu, không biết nói thứ tiếng của Hector, mà chỉ bập bẹ tiếng Anh. Máy bay đưa họ đến “xứ sở rộng lớn nơi có nhiều bác sĩ tâm thần nhất thế giới [ ] mà cũng có thể nói là nhiều nhất thế giới về số bể bơi, số giải Nobel, số máy bay ném bom chiến lược, số bánh kem mứt táo, số máy tính, số công viên, số thư viện, [ ] số tên giết người hàng loạt, số báo chí, số gấu mèo, và vô số thứ nữa, bởi đấy là xứ sở của Nhiều Nhất, và từ lâu lắm rồi” (tr.175). Djamila đến đây để gặp lại cô em chồng người xứ đó, còn Hector thì gặp Agnès cô bạn cũ ngày xưa; qua hai vợ chồng Agnès và Alan, anh gặp được một giáo sư, chuyên gia hàng đầu thế giới về hạnh phúc Hector quay về Trung Quốc, gặp lại hòa thượng Tsu Lin, gặp lại Édouard, suy nghĩ về các loại hạnh phúc rồi kết thúc hành trình, về nước tiếp tục hành nghề Đó là mấy nét chính ở ba chương cuối Hành trình của Hector. * Nhiều người xếp tác phẩm ấy vào thể loại “truyện” (conte). Trước hết có lẽ vì Lelord đã dùng từ ngữ đó trong nhan đề cuốn sách đầu tiên của ông “Những truyện của một bác sĩ tâm thần bình dị” tuy đấy không phải một tác phẩm văn học, mà chỉ là một dạng “nghiên cứu” (étude) viết theo cách dễ hiểu, về bệnh tâm thần. Một đặc điểm của “truyện” (conte) là để “kể” và “kể lại” được. Người kể chuyện ẩn mình đâu đó “kể” cho chúng ta nghe câu chuyện và ta có thể “kể lại” cho người khác nghe; người nghe chẳng cần đọc mà vẫn thưởng thức đầy đủ nội dung cơ bản. Điều này rất khó thực hiện đối với tiểu thuyết hay truyện ngắn. Ai cũng có thể mở sách ra đọc và thưởng thức các truyện tiêu biểu của Voltaire (1694-1778), nhà văn Pháp thế kỷ XVIII, như Zadig hay Số mệnh (Zadig ou la Destinée, 1748), Candide hay Chủ nghĩa lạc quan (Candide ou l’Optimisme, 1759) Nhưng các truyện ấy vẫn có thể kể lại được. Sở dĩ như vậy là vì các sự kiện trong “truyện” diễn biến theo thời gian một chiều, lại gắn với một nhân vật trung tâm không có tâm lí phức tạp, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ đầu đến cuối; mạch “kể” chiếm địa vị thống soái, không bị mạch “tả” xen ngang làm đứt quãng và rối loạn sự tiếp nhận của người đọc và nhất là của người nghe. Hành trình của Hector về một số khía cạnh đáp ứng đặc trưng của thể loại “truyện” còn hơn các truyện vừa kể trên của Voltaire. Tác phẩm chia thành 32 “chương” bám sát theo bước chân của Hector từ đầu đến cuối. Chẳng những thế, chương nào cũng bắt đầu bằng tên nhân vật Hector. Phương thức “kể” ngầm giả định có người kể và người nghe. Bóng dáng người kể và người nghe thường xuất hiện trong văn bản Hành trình của Hector. Chẳng hạn, sau khi Hector gặp Ying Li ở nhà hàng, “chuyện gì xảy ra tiếp theo không cần mất công kể ra (Ai kể ra? - PVT thêm) vì tất nhiên Hector và Ying Li về phòng của Hector” (tr.54). Hoặc lần khác Hector ngồi ở tiệm cà phê bên kia đường để đợi Édouard cùng đi ăn tối, thấy nhiều người từ ngân hàng đi ra, anh đoán trước kia họ cũng như Édouard học ở các trường nơi người ta nghiên cứu để làm giàu, người kể chuyện tiếp luôn: “Các bạn (PVT nhấn mạnh) đừng quên rằng Hector là bác sĩ tâm thần, chỉ cần nhìn mọi người là anh đủ hiểu trước kia họ học trường nào và ông nội của họ có sưu tầm những cánh bướm hay không” (tr.73) Tuy vậy, đặc trưng của thể loại “truyện” ở nhiều điểm cũng đã bị vi phạm, hay nói khác đi là bị vượt qua về hướng tiểu thuyết. Các tác gia tiểu thuyết hay truyện ngắn thường quan tâm đến tính chất có vẻ như thật (vraisemblance) trong sáng tác hư cấu của mình; tư duy phê phán của độc giả khi thưởng thức cũng thường bị lôi cuốn theo hướng ấy. Ngược lại, khi nghe kể “truyện dân gian” (conte populaire) hay đọc “truyện” (conte), ai cũng chấp nhận về nguyên tắc ngay từ đầu ít nhiều tính chất không giống như thật (invraisemblance) của chuyện xảy ra. Điều đó chi phối cách xây dựng nhân vật trung tâm, cách tổ chức không gian, thời gian. . Tác phẩm của bác sĩ tâm thần François Lelord Đó là quyển Hành trình của Hector (Le voyage d’Hector) của François Lelord xuất bản năm 2002 ở Nhà xuất. những tác giả là nhà văn. Tác giả Hành trình của Hector, François Lelord, sinh năm 19 53 ở Paris. Ông theo học y khoa, đi sâu chuyên ngành tâm thần học, sau trở thành bác sĩ chữa bệnh tâm thần. tư cách bác sĩ chữa bệnh tâm thần nên khi thì ở Pháp, khi thì ở Việt Nam. Ông bắt đầu viết từ sau khi ở Mỹ trở về Pháp. Cuốn sách đầu tiên của ông là Những truyện của một bác sĩ tâm thần bình

Ngày đăng: 25/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan