Các Các "Mỹ nhân kê" và.... của công chúa nhà Trần_2 pdf

6 289 0
Các Các "Mỹ nhân kê" và.... của công chúa nhà Trần_2 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các "Mỹ nhân kê" và của công chúa nhà Trần III CÁI VẠ NGOẠI THÍCH Người ta thường cho rằng người họ Trần lấy lẫn nhau để bảo vệ ngôi báu không để lọt ra ngoài vì chính nhà Trần đã cướp ngôi nhà Lý một cách êm thắm qua cuộc hôn nhân dàn xếp giữa Lý Chiêu Hoàng 8 tuổi, với Trần Cảnh 9 tuổi. Theo Văn Hòe thì Thủ Độ, người chủ mưu sang đoạt cơ nghiệp nhà Lý, đã ra lệnh : " Con gái nhà Trần phải gả cho họ Trần " (14). Tuy nhiên, mặc dầu Thủ Độ đã phòng xa nhưng nhà Trần vẫn mất vì lấy người họ khác, không phải một lần mà tới hai lần : - Cung Túc vương Dục, con trưởng của Minh Tôn, vì bất tài không được lập làm Thái tử, say mê một người con hát đẹp hay đóng vai Tây vương mẫu, lấy làm vợ mặc dầu người này đã có mang với chồng, cũng là phường chèo, tên là Dương Khương. Sau đẻ ra Nhật Lễ được Dục nhận làm con. Các vua Hiến Tôn, Dụ Tôn và Dục đều mất, Thái hậu, mẹ Dục, lấy cớ Nhật Lễ được Dục chính thức nhận làm con thì có quyền lên ngôi. Năm 1369 Nhật Lễ lên ngôi rồi có ý muốn trở về họ Dương của cha đẻ nên bị Nghệ Tôn giết. Nhà Trần suýt mất lần thứ nhất. - Minh Tôn lấy hai người cô của Quý Ly : Minh Từ sinh ra Nghệ Tôn, Đơn Từ sinh ra Duệ Tôn. Nghệ Tôn cướp lại ngôi trong tay Nhật Lễ ít lâu nhường ngôi cho Duệ Tôn. Duệ Tôn lấy em họ Quý Ly là Hiển Trinh sinh ra Phế Đế. Nghệ Tôn nghe Quý Ly giết Phế Đế lập con út mình là Thuận Tôn lên ngôi. Thuận Tôn lấy Thánh Ngẫu là con gái lớn của Quý Ly và Huy Ninh công chúa đẻ ra Thiếu Đế. Quý Ly ép Thuận Tôn nhường ngôi cho Thiếu Đế khi ấy mới hai tuổi, sau lại cướp ngôi của Thiếu Đế, tức cháu ngoại mình, mà lập ra nhà Hồ. Nói rằng nhà Trần mất vì cái vạ ngoại thích cũng được, song sự thật làm gì có một dòng họ nào nắm được chính quyền mãi mãi ? Nhà Trần nếu không mất vì " cái vạ ngoại thích " ắt cũng mất vì một lí do khác. Còn nói rằng người họ Trần lấy lẫn nhau để giữ ngôi báu cho họ Trần cũng chưa hẳn hoàn toàn đúng vì Thủ Độ đã tư thông với chị họ là mẹ Lý Chiêu Hoàng từ trước khi Trần Cảnh được Chiêu Hoàng nhường ngôi, khi ấy đã có ngôi báu đâu mà giữ ? Phải nói rằng họ Trần vẫn lấy lẫn nhau từ trước nhưng đặc biệt được Thủ Độ khuyến khích từ khi Trần Cảnh lên ngôi mở đầu cho nhà Trần. Không rõ lấy tài liệu ở đâu, Ngô Thì Sĩ viết : " Con nhà chài lưới chả biết lễ nghĩa, tập tục loạn luân như thế từ đời Kính, Hấp đã có " (15). Tổ tiên nhà Trần lập nghiệp ở hương Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định, làm nghề đánh cá trở nên giầu có. Trong An Nam Chí Lược, Lê Tắc cho biết Trần Thừa nhờ có công đánh giặc được phong chức Thái úy, em là Kiến Quốc được làm Đại tướng quân. Tuy nhiên nhà Trần vốn không phải gốc Việt mà từ đất Mân (có nơi nói là Quế Lâm) ở Trung Quốc sang từ đời Trần Kính, Kính sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Thừa, Thừa sinh ra Cảnh. Nếu nhà Trần biết rõ gốc gác của mình như thế ắt có chép gia phả và không đến nỗi không hiểu lễ nghĩa như Ngô Thì Sĩ nói. Không giữ lễ là một chuyện, không biết lễ lại là một chuyện khác. IV VÀI NÉT SINH HOẠT CỦA CÁC CÔNG CHÚA ĐỜI TRẦN Ngoài những cuộc hôn nhân với người trong họ, hoặc với người ngoài vì chính sự, sử nhà Trần còn ghi chép đôi nét về những sinh hoạt khác của các công chúa : 1) Phàm người nào lấy công chúa, nếu công chúa chết hay bỏ đều không được lấy người khác, có lấy cũng phải giấu. Có lẽ đây là luật lệ chỉ áp dụng với người ngoài, vì khi Thiên Trân công chúa, con Anh Tôn, mất thì Uy Túc công Văn Bích lại lấy Huy Thánh công chúa (16). 2) Bắt đầu từ 1266 các công chúa cũng như vương hầu, cung tần được phép chiêu tập những người xiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn ruộng hoang, đắp đê ngăn nước mặn ở ven biển độ hai, ba năm sau khai thành ruộng. Nhưng từ 1397, Quý Ly chỉ cho các Đại vương va Trưởng công chúa được có ruộng không hạn định. 3) Võ học. Nhà Trần chấn chỉnh văn học nhưng cũng rất trọng võ học, xét ra có phần còn trọng võ hơn văn, như năm 1281, khi Nhân Tôn mở nhà học ở phủ Thiên Trường (Xuân Trường) lại cấm người làng Tức Mặc, quê hương vua, không được vào học văn nghệ, cũng như không cho hiệu quân Thiên Thuộc (những binh sĩ ứng tuyển ở Tức Mặc) học văn sợ khí lực kém đi (17). Khi các vương hầu, công chúa lập trang trại thì phải luyện binh lính trừ bị thành từng đội quân bản bộ. Thưở ấy trai tráng trong nước theo luật " toàn quốc vi binh " khắp nước từ trên xuống dưới đều tinh thông võ nghệ nên mới đẩy lui được cả quân Chiêm lẫn quân Nguyên mấy lần định xâm lăng. Do đó ta mới có câu khen " đánh giặc đời Trần " Do truyền thống tinh thần thượng võ ấy, các công chúa cũng luyện tập võ nghệ đến trình độ có thể điều binh khiển tướng như khi quân Minh sang, công chúa Thiên Huy cùng với Thị Trung họ Hồ là Trần Nguyên Chi đem dân tránh loạn ra Đồ Sơn, trong khi công chúa Thiên Gia và Trung sư lệnh Trần Sư Hiền ngược sông Cái, đầu hàng quân Minh (18). Đặc biệt năm 1369, khi Nhật Lễ lên ngôi dự tính trở về họ Dương của cha đẻ, nhà Trần suýt mất. Khi ấy người họ Trần tuy lo sợ nhưng không thấy ai nhúc nhích. Cung Định vương vốn đã không có chí làm vua, lại có con gả cho Nhật Lệ, càng e dè. Công chúa Thiên Ninh phải đứng ra khuyến khích : " Thiên hạ này là của cha ông ta lẽ nào bỏ cho người khác ? Ông nên đi đi, tôi sẽ đem gia nô dẹp yên nó cho ". Cung Định vương nghe theo, cùng với Tuyên vương Chương Túc hầu Nguyên Đán hẹn với Thiên Ninh ở Đại La giang, thuộc Thanh Hoá, để khởi binh, giết được Nhật Lễ năm 1370. Cung Định vương lên ngôi năm 1371 và phong cho Thiên Ninh làm Lạng quốc Thái Trưởng công chúa, đổi tên là Quốc Hinh (19). Cung Định vương tức là vua Nghệ Tôn. Ngày nay nhắc đến Thiên Ninh công chúa người ta chỉ nhớ tới tội loạn dâm với em, mà cũng không xét kỹ xem có thực là " tội " hay không ? " Tội " là khi công chúa ưng thuận vì bị kích thích, ham muốn một cuộc phối hợp với em ruột. Nhưng nếu Thiên Ninh ưng chịu chỉ vì thầy thuốc Trâu Canh phán như thế mới chữa cho Dụ Tôn khỏi chứng liệt dương thì đấy lại là chuyện khác. Trâu Canh đã từng cứu Dụ Tôn thoát chết một lần, lời nói ắt có giá trị. Nếu Thiên Ninh hi sinh để cứu Dụ Tôn thiết tưởng đấy là " công " chứ không còn là " tội " nữa, hay ít ra cũng " tội " nhỏ mà " công " lớn. Thêm vào đấy còn cái công đánh dẹp Nhật Lễ, giành lại ngội báu cho nhà Trần. Chỉ tiếc rằng Thiên Ninh lại dem cơ nghiệp nhà Trần giao vào tay Nghệ Tôn, trước đã không có chí làm vua, sau lại một mực tin dùng Quý Ly, nên nhà Trần lại mất về tay nhà Hồ. Tuy sử không chép nhiều, nhưng ta cũng thấy rằng các công chúa đời Trần không phải chỉ thụ động tuân theo thượng lệnh, hoặc nằm trong lòng địch dò la tin tức như công chúa Ngoạn Thiềm, hay lấy mỹ sắc xoa dịu đối phương đê đem lại hoà bình cho đất nước như Huyền Trân hay An Tư, hoặc lấy người cùng họ để giữ ngôi báu nhà Trần khỏi lọt vào tay họ khác, mà còn có những hoạt động như lập trang trại, luyện tập quân sĩ, điều binh khiển tướng, ít nhất cũng tích cực đóng góp vào công việc mở mang đất nước và gìn giữ ngai vàng cho nhà Trần. . Các "Mỹ nhân kê" và của công chúa nhà Trần III CÁI VẠ NGOẠI THÍCH Người ta thường cho rằng người họ Trần lấy lẫn nhau để bảo vệ ngôi báu không để lọt ra ngoài vì chính nhà Trần. HOẠT CỦA CÁC CÔNG CHÚA ĐỜI TRẦN Ngoài những cuộc hôn nhân với người trong họ, hoặc với người ngoài vì chính sự, sử nhà Trần còn ghi chép đôi nét về những sinh hoạt khác của các công chúa :. vì khi Thiên Trân công chúa, con Anh Tôn, mất thì Uy Túc công Văn Bích lại lấy Huy Thánh công chúa (16). 2) Bắt đầu từ 126 6 các công chúa cũng như vương hầu, cung tần được phép chiêu tập những

Ngày đăng: 25/07/2014, 05:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan