Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30 60 tại xã thuỷ xuân thành phố huế

43 522 1
Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30   60 tại xã thuỷ xuân thành phố huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Thể trọng là vấn đề sức khoẻ không chỉ là mối quan tâm của mỗi người dân, mỗi quốc gia, mà còn là mối quan tâm của toàn thế giới. Thừa cân béo phì hay suy dinh dưỡng điều dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh liên quan. Hiện nay trên toàn thế giới, tình trạng suy dinh dưỡng có xu hướng giảm nhưng thừa cân và béo phì lại đang tăng nhanh. Không những ở các nước phát triển mà còn tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Nhiều công trình nghiên cứu trên toàn thế giới cũng đã khẳng định rằng: béo phì là yếu tố thuận lợi làm tăng tỷ lệ bệnh tật như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch Ngược lại suy dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ như tinh thần mệt mỏi, chán ăn, lao động học tập kém hiệu quả, cơ thể giảm sức đề kháng dễ dẫn đến mắc bệnh nhiễm trùng, lao, virus Sự phát triển của xã hội ngày càng đi lên, song song với sự phát triển của nền kinh tế, từ đó dẫn đến sự thiếu kiểm soát về chế độ ăn, dinh dưỡng thiếu hợp lý, mặt khác chế độ lao động làm việc ít vận động hơn, ít hoạt động và tập luyện thể lực do đó dẫn đến tỷ lệ béo phì ngày càng tăng lên rõ rệt làm gia tăng tỷ lệ liên quan, tăng tỷ lệ tử vong và giảm năng suất lao động. Ở Việt Nam chúng ta hiện nay theo thống kê mới nhất của viện dinh dưỡng Việt Nam (2005) tình trạng thừa cân béo phì ở người trưởng thành độ tuổi 25 - 64 lên đến 16,8% [ ] và còn tăng lên theo thời gian, mặc dù tỷ lệ suy dinh dưỡng có giảm nhưng Việt Nam vẫn là nước có trẻ em suy dinh dưỡng cao nhất thế giới [ ]. Nghiên cứu của Trần Đình Toán tại bệnh viện Hữu nghị thấy tỷ lệ béo phì tăng 4,4% năm 1990 lên 6,95% năm 1995 [ ], nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan, Phan Nguyễn Thanh Bình viện dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh tại TPHCM trẻ < 5 tuổi tỷ lệ thừa cân từ 2,1% năm 1999 tăng lên 5,8% 1 năm 2003 (tăng gấp 2,8 lần trong vòng 5 năm). Học sinh tiểu học tăng gấp đôi từ 12,2% năm 1997 tăng lên 22,7% năm 2003. Phụ nữ 15 - 49 tuổi tăng trọng và béo phì tăng từ 10,2% năm 1999 đến 12,4% năm 2003. Các công trình nghiên cứu thể trọng của người trưởng thành đa số tập trung tại thành phố, các cơ quan xí nghiệp, hoặc là vùng nông thôn hẳn rất ít công trình nghiên cứu tại xã vùng ven và đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu thể trọng tại xã vùng ven thành phố Huế. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30 - 60 tại xã Thuỷ Xuân thành phố Huế” nhằm 2 mục tiêu: 1. Đánh giá thể trọng của người dân độ tuổi 30 - 60 tại xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế. 2. Đánh giá về sự hiểu biết của người dân độ tuổi 30 - 60 tại xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế về nguy cơ mắc bệnh béo phì. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH 1.1.1. Khái niệm về người trưởng thành - Theo Liên Hợp Quốc quy định người từ 20 tuổi đến < 60 tuổi là người trưởng thành. - Việt Nam quy định người từ 20 tuổi đến < 60 tuổi ( không phân biệt giới tính) là người trưởng thành. 1.1.2. Tình hình dân số người trưởng thành - Theo thống kê trên thế giới năm 1960 dân số khoảng 3 tỷ người trong đó NTT chiếm khoảng 59%. Năm 1976 dân số thế giới khoảng 4 tỷ người NTT chiếm 61,3% tổng dân số (TDS). Năm 1997 dân số thế giới khoảng 6 tỷ NTT chiếm 63,1 (TDS) - Ở Việt Nam theo điều tra dân số 1990 có 67,267 triệu người trong đó NTT có 36,95 triệu (chiếm 56,25%). Năm 1995 dân số 75,028,2 triệu người tỷ lệ NTT (59,2%) năm 1999 dân số 76,327,9 triệu người trong đó NTT chiếm 60,71%. Ước tính đến năm 2010 dân số Việt Nam khoảng 88 triệu người tỷ lệ NTT còn chiếm cao hơn nữa. Qua số liệu trên cho thấy ở nước ta tỷ lệ người trưởng thành chiếm hơn (1/2 dân số) bên cạnh đó tỷ lệ sinh đẻ vẫn còn cao. Tuy nhiên so với các nước phát triển NTT ở Việt Nam chiếm tỷ lệ thấp hơn. Do đó công tác chăm lo công việc làm, đời sống, tinh thần vật chất phòng ngừa, và điều trị bệnh cho người trưởng thành không chỉ là trách nhiệm của từng cá nhân mà đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn xã hội. 3 1.1.3. Sinh lý người trưởng thành Trưởng thành là một hiện tượng tự nhiên, liên quan chặt chẽ với quá trình sinh trưởng, tăng trưởng đang trưởng thành. Tăng trưởng và trưởng thành là một quy trình phát triển cho từng cá thể. Quy trình đặc hiệu nghĩa là được xác định theo di truyền riêng biệt của mỗi chủng loại, và ảnh hưởng đến nội tại và ngoại lai. Cơ thể trưởng thành có thể giải thích do sự thay đổi các genes do tăng trưởng của các tế bào và thay đổi của hệ thần kinh. Nói chung mọi cơ quan của người trưởng thành đều thay đổi theo chiều hướng tăng trưởng. - Thay đổi ở các genes Mỗi tế bào chứa đựng trong các nhiễm sắc thể của mình một chương trình tích tuổi. Haytlik qua việc nuôi cấy các tế bào sợi của thú và của người nhận thấy: mỗi tế bào có khả năng tương sinh hạn chế. Vì vậy cơ thể của người trưởng thành tế bào còn tiếp tục chương trình sinh sản. - Thuyết tích luỹ sai lầm Trong quá trình chuyển hoá của tế bào xảy ra nhiều phản ứng sinh hoá phức tạp, nguyên nhân của sai lầm có thể là do bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. - Thuyết thần kinh Một số trường phái cho rằng trưởng thành là do sự thay đổi của các Monmoines ở hệ thần kinh trung ương như Dopamine, Noreppisephcin và Setonine và một số thay đổi khác. Nói chung cơ thể trưởng thành là một quá trình phát triển phức tạp và do nhiều cơ chế chi phí ở tầm mức tế bào và phân tử. 4 1.1.4. Nghiên cứu thể trọng và sự hiểu biết của người dân về nguy cơ mắc bệnh béo phì. Trọng lượng cơ thể là yếu tố dễ thấy nhất nó cho biết tình trạng sức khoẻ của người đó dựa trên sự lên cân, sụt cân hay giả cân nặng trong thời gian dài ngắn. Thể trọng còn hướng cho mọi người biết cách tự bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và còn hướng cho thầy thuốc tìm và phát hiện một số bệnh, để có biện pháp xử trí thích hợp. Ngoài ra, dựa vào chỉ số của thể trọng còn giúp cho thầy thuốc và bệnh nhân có sự phối hợp để điều chỉnh cho phù hợp trong chế độ dinh dưỡng, luyện tập và trong bồi dưỡng sức khoẻ. Nếu chỉ số trọng lượng quá thấp là suy dinh dưỡng chỉ số quá cao là béo phì. Cách tính thể trọng thường được dựa vào chỉ số BMI (chỉ số nhân trắc học) theo A.Prader (1978) và chỉ số VB/VM, ngoài ra gần đây người ta còn đưa ra chỉ số vòng bụng để đánh giá béo phì. Để người dân biết cách điều chỉnh trọng lượng cơ thể, và cũng như hiểu được tầm quan trọng về thể trọng qua đó ý thức được cách chăm sóc bản thân mình phòng nguy cơ bệnh tật, việc tìm hiểu độ hiểu biết của người dân về nguy cơ mắc bệnh béo phì là rất quan trọng, để từ đó thầy thuốc đánh giá xem mức độ hiểu biết của người dân đến đâu, còn những vấn đề nào chưa hiểu, những vấn đề nào người dân quan tâm, muốn biết về kiến thức nguy cơ mắc bệnh béo phì từ đó thầy thuốc có một cách nhìn toàn diện để đưa ra một kế hoạch và biện pháp giáo dục sức khoẻ hợp lý, nhằm mang lại lợi ích sức khoẻ cho người dân, giúp người dân có sức khoẻ tốt nhất để phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội. 5 1.2. NHỮNG BỆNH LÝ HAY GẶP Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH 1.2.1. Những bệnh lý hay gặp ở người trưởng thành nói chung Trưởng thành là một quá trình phát triển bình thường của cơ thể. Tuy nhiên quá trình đó có thể dự điều chỉnh và thích nghi bên cạnh đó cơ thể tăng hấp thu và dự trữ. Các chất dinh dưỡng gây rối loạn chuyển hoá nên người trưởng thành mắc một số bệnh lý như sau: - Tim mạch: thường gặp với đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch - Bệnh nội tiết chuyển hoá: Đái tháo đường (ĐTĐ) tăng lipid, suy giáp trạng, tăng cholesterol máu tăng acide uric máu. - Tăng huyết áp: theo tổ chức y tế thế giới khái quát tỷ lệ THA theo độ tuổi nếu ở tuổi 35 cứ 20 người có 1 người tăng HA ở độ tuổi 45 cứ 7 người có 1 người THA, tỷ lệ THA tăng dần theo tuổi (càng lớn tuổi thì tỷ lệ càng cao). - Tiêu hoá: Ung thư gan, xơ gan, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mãn tính. Ngoài ra còn gặp những bệnh lý như: - Bệnh xương khớp: loãng xương, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, gãy xương các loại. - Bệnh máu và các cơ quan tạo máu - Bệnh tự miễn - Bệnh về tai - mũi - họng, răng hàm mặt - Bệnh tâm thần kinh: rối loạn thần kinh thực vật, tâm thần 1.3. THỂ TRỌNG 1.3.1. Khái niệm chung chỉ số đánh giá thể trọng và liên quan giữa BMI Lorentz, Vb/VM Thể trọng được đánh giá bằng nhiều phương pháp + Chỉ số khối cơ thể: BMI + Đo vòng bụng, vòng mông 6 + Trọng lượng lý tưởng theo công thức Lorentz + Chỉ số IC + Đo vòng eo + Đo hấp thu tia X năng lượng kép để đánh giá lượng mỡ + Chụp cộng hưởng từ hoặc Ct Scanner để đánh giá mỡ từng vùng. + Nhưng để đánh giá tình trạng béo gầy ở đây chúng tôi chỉ có thể dùng một trong những chỉ số. + BMI, VB/VM là những chỉ số cơ bản, dễ làm, ít tốn kém nhưng lại đánh giá tình trạng béo gầy ở mỗi cá thể tương đối chính xác nói chung trong một chỉ số càng có nhiều kích thước thì chỉ số càng chính xác nhưng việc đo đạc tính toán lại phức tạp hơn [20]. Chỉ số Bmi là chỉ số quetelet trước kia để nhận định dinh dưỡng, BMI được đánh giá dựa trên trọng lượng và chiều cao cơ thể qua đó nó cho biết được và so sánh sức nặng nhẹ tương đối của mọi người có chiều cao bằng nhau. Chiều cao nói lên tầm vóc, cơ thể của con người, cân nặng nói lên mức độ và tỷ lệ giữa hấp thu và tiêu hao [20]. Dựa vào BMI không những cho ta biết thể trọng gầy và từ đó liên quan một số bệnh lý hay nguy cơ bệnh lý mà còn giúp cho ta biết tình trạng dinh dưỡng của mỗi cá thể và cộng đồng. Trọng lượng (kg) BMI = Chiều cao (m 2 ) Tính chỉ số BMI và phân loại theo tổ chức y tế thế giới (WHO) [20] Giới Quá gầy Gầy Hơi gầy BT Béo Quá béo Nam < 16 16 - 18 18,1 - 20 20,1 - 25 25,1 - 30 ≥ 30 Nữ < 16 16,1 18 18,1- 18,6 18,7- 23,8 23,9 -28,6 > 28,6 BMI dùng để tính cho người Châu Á theo (WHO) < 18,5 gầy; bình thường 18,5 - 22,9; tăng cân 23 - 24,9; béo phì ≥ 25. 7 Khi đánh giá về thể trọng và sự tăng trưởng: đứng về góc độ sinh lý là quá trình lớn lên người ta lấy 2 chỉ số chiều cao - cân nặng làm gốc [20] Ngoài đánh giá BMI dựa vào chiều cao - cân nặng ta cần thiết lập VB/VM nhiều tác giả thống nhất Vb/VM 0,90 là béo phì dạng nam. Gần đây nhiều tác giả còn đưa ra tính vòng bụng: nam VB > 90, Nữ Vb > 80 để đánh giá béo phì. Nói chung dùng các chỉ số BMI, Vb/VM là để đánh giá tình trạng của mỗi cá thể, từ đó phân loại gầy, bình thường, béo phì để tìm hiểu những bệnh có liên quan đến sự tăng hay giảm trọng lượng của mỗi con người nói riêng và cộng đồng nói chung. 1.3.2. Liên quan giữa thể trọng và nguy cơ bệnh lý Khi nói đến sức khoẻ là nói đến trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể xác, tinh thần và xã hội. Nó không đơn thuần là có bệnh hay không (theo hội nghị Alanman - Ât 178). Vậy một người khoẻ mạnh phải có thể trọng phù hợp vđ đánh giá bằng các chỉ số BMI, VB/VM. Quá béo, quá gầy, vòng bụng quá lớn, cân nặng quá lớn, quá thấp đều có hại đến sức khoẻ. Ở đây chúng tôi chia làm 2 nhóm bệnh. - Một số bệnh liên quan đến thừa cân (béo phì). - Một số bệnh liên quan đến thiếu cân (suy dinh dưỡng) 1.3.2.1. Một số bệnh lý liên quan đến béo phì * Định nghĩa: Béo phì là trạng thái tăng trọng do tăng khối lượng mỡ định nghĩa này sẽ loại trừ các trường hợp sau: + Tăng cân không do tăng khối lượng mỡ (ứ nước hoặc cơbắp phát triển). + Các rối loạn đường mỡ (nhiễm mỡ do thượng thận kiểu Launois Bennaudé, hội chứng barraquer - Simmos. - Sự tăng trọng lượng được đánh giá bằng các phương pháp sau: 8 + Chỉ số BMI + VB/VM + Hoặc các định nghĩa khác về béo phì - Phương diện xã hội: béo phì là khi trọng lượng cơ thể của cá thể vượt quá tiêu chuẩn của dân tộc. - Phương tiện cơ thể: béo phì là khi trọng lượng cơ thể lớn hơn trọng lượng cơ thể mong muốn của bản thân người đó hoặc nơi cộng đồng người đó đang sống và đi khám bệnh để điều trị, mục đích để làm giảm cân để đạt đến tầm vóc lý tưởng, dù trường hợp này có hoặc không có tăng khối lượng mỡ trong cơ thể. - Phương diện y học: Béo phì làm tăng tỷ lệ các bệnh như: huyết áp, ĐTĐ, tim mạch, xương khớp, guot, tâm lý * Phân loại béo phì + Béo phì dạng nam (béo phì kiểu bụng, béo phì kiểu trung tâm) Tiểu chuẩn để đánh giá béo phì dạng nam [5] VB/VM > 0,90 đối với nam; VB/VM > 0,85 đối với nữ + Béo phì dạng nữ + Béo phì dạng hỗn hợp + Béo bụng: Nam Vb > 90, nữ VB > 80 Mức độ béo phì ảnh hưởng đến sức khoẻ nói chung và trực tiếp đến một số bệnh lý nội khoa thường gặp và gây tỷ lệ tai biến cao như: tăng huyết áp, ĐTĐ, tim mạch, tăng Lipide, rối loạn thần kinh thực vật đây là một vấn đề rất được quan tâm ở các nước phát triển, và hiện nay ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh. 1.3.2.2. Một số bệnh lý liên quan đến gầy (suy dinh dưỡng SDD) * Định nghĩa: Gầy là một hiện tượng giảm cân so với trọng lượng lý tưởng (TLLT) của cơ thể, tuỳ theo mức độ giảm cân của cơ thể so với trọng lượng lý tưởng mà ta chia ra thành nhiều mức độ khác nhau: 9 + 80% TLLT < BMI < 90% TLLT thì có nguy cơ SDD + 70% TLLT < BMI < 80% TLLT thì SDD rõ + 60% TLLT < BMI < 70% TLLT thì SDD nặng + Nếu BMI < 60% thì SDD quá nặng có nguy cơ tử vong * Nguyên nhân gây thiếu cân Thiếu cân là tình trạng liên quan đến rất nhiều yếu tố. Trong đó đứng đầu vẫn là tình trạng thiếu ăn, ngoài nguyên nhân do thiếu ăn còn có rất nhiều các nguyên nhân khác như bệnh lý, các bệnh nội tiết chuyển hoá và nhiều nguyên nhân khác. Do bệnh lý gồm các bệnh về máu, ung thư ngoài đường tiêu hoá, các bệnh nhiễm trùng như: lao, nhiễm virus, những bệnh mạn tính như: suy tim, suy thận mạn, các bệnh nội tiết như: ĐTĐ, Basedow. Những bệnh thần kinh như: u vùng dưới đồi, trầm cảm, chán ăn do tinh thần, tâm thần ngoài ra do một số thói quen nghề nghiệp rượu,, thuốc lá, thuốc phiện, ma tuý. * Những người gầy sút cân thường có các biểu hiện - Dinh dưỡng kém - Gầy - Mất cân * Ảnh hưởng của thiếu cân đối với sức khoẻ Khi cơ thể giảm cân so với trọng lượng lý tưởng thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ như: tinh thần mệt mỏi, chán ăn, lao động học tập kém hiệu quả SDD tuỳ theo mức độ giảm cân mà chia ra độ SDD khác nhau, càng SDD nặng thì sức đề kháng cơ thể càng giảm, từ đó dễ mắc bệnh đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng như: lao, nhiễm virus, và một số bệnh khác. 10 [...]... thích béo lên (29,41%; 25% so với 11,75%; 6,25%) 3.6.3 Độ hiểu biết của người dân về lợi hại của béo phù 25 Biểu đồ 3.6 Độ hiểu biết của người dân về lợi hại của béo phì Nhận xét: - Đa số người dân cho rằng béo có hại 259 người (86,33%) - Số người cho béo là có lợi: 28 người (9,33%) - Số người không biết béo có lợi hay hại 13 người (4,34%) 3.6.4 Độ hiểu biết của người dân về nguy cơ mắc bệnh ở người. .. Số người biết về nguy cơ của béo phì cao nhất là ĐTĐ (84,33%), đến THA (63,33%), Bệnh sỏi mật và các bệnh về hô hấp rất ít người biết (3,33% và 1,33%) 3.6.5 Độ hiểu biết của người dân về béo phì chữa dễ hay khó 26 Biểu đồ 3.7 Độ hiểu biết của người dân về béo phì chữa dễ hay khó Nhận xét: - Đa số người dân hiểu được béo phì chữa khó: 202 người (67,33%) - Một số người còn cho béo phì chữa dễ 62 người. .. DÂN VỀ NGUY CƠ MẮC BỆNH BÉO PHÌ Đối với người dân tại xã Thuỷ Xuân thành phố Huế, trình độ học vấn có hạn, đa số người dân là lao động phổ thông và buôn bán nhỏ nên việc nghiên cứu về sự hiểu biết của người dân về nguy cơ mắc bệnh béo phì cũng rất quan trọng nhằm đánh giá mức độ hiểu biết về các yếu tố liên quan đến bệnh cũng như cách phòng ngừa và điều trị để có cơ sở cho việc giáo dục sức 36 ... tăng trọng béo phì cao hơn tỷ lệ béo phì, điều này tiên lượng tốt hơn vì trên đối tượng tăng cân này nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tăng trọng béo phì sẽ thấp hơn đối tượng béo phì, và ở nhóm này cũng dễ điều chỉnh thể trọng xuống hơn so với người béo phì nếu họ có chế độ dinh dưỡng và tập luyện thích hợp Ngoài ra khi nghiên cứu BMI (ở độ tuổi 30 - 60 tuổi) , BMI tăng dần theo nhóm tuổi ở nhóm tuổi 30. .. ít người không biết 36 người (12%) 3.6.6 Độ hiểu biết của người dân về phòng chữa béo Bảng 3.15 Độ hiểu biết của người dân về phòng chữa béo Phòng chữa béo Ăn uống hạn chế Tập thể dục Thuốc giảm béo Phẫu thuật Nhận xét: Số người biết 257 226 7 0 Tỷ lệ % 85,67 75,33 2,33 0 Số người không biết 43 74 293 0 Tỷ lệ % 14,33 24,67 97,67 0 - Đa số người dân chọn phòng chữa béo bằng cách ăn uống hạn chế 257 người. .. nhóm tuổi 41 - 50 là nhóm tuổi 51 - 60 là và BMI ở nữ cao hơn nam Điều này chứng tỏ rằng người trưởng thành BMI tăng dần theo độ tuổi và chính điều này làm nguy cơ tăng trọng béo phì ở trưởng thành tăng dần theo lứa tuổi Theo Trần Thị Hồng Loan và Phan Nguy n Thanh Bình khi nghiên cứu về tình trạng béo phì tại TPHCM thì tỷ lệ này lần lượt theo lứa tuổi là 30 - 39 (16,3%), tuổi 40 49 tuổi (21,2%), tuổi. .. quả của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp so với nghiên cứu của viện dinh dưỡng Việt Nam (2005) Nghiên cứu 7600 hộ gia đình trên toàn quốc ở 64 tỉnh thành phố, tỷ lệ người thừa cân béo phì ở người trưởng thành là 16,8%, thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đồng với kết quả nghiên cứu này Một điều đáng nói là trong 50 người tăng cân và béo phì theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong 300 người. .. Dược Huế, tỷ lệ người thừa cân và béo phì tại 2 phường thành phố Huế là 34,04% thì tỷ lệ chúng tôi thấp hơn trên 2 lần là vì do khác nhau về địa bàn nghiên cứu, nghiên cứu của chúng tôi là xã vùng ven nơi mà người dân có mức sống thấp 30 hơn và lao động cơ bắp nhiều hơn nên tỷ lệ béo phì thấp hơn, theo Nguy n Công Khẩn viện trưởng viện dinh dưỡng Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì tạit thành thị 32,5%,... trong 300 người dân tại xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế, thì tỷ lệ người tăng cân 34 người chiếm tỷ lệ 68% và người béo phì 16 người chiếm tỷ lệ 32%, nếu đem so kết quả này với nghiên cứu của Lê Văn Bàng tỷ lệ thừa cân 44,76% và béo phì là 55,24% thì tỷ lệ thừa cân của chúng tôi cao hơn, nhưng tỷ lệ béo phì lại thấp hơn, kết quả này cũng phù hợp vì xã vùng ven có đời sống thu nhập thấp hơn thành phố nên tỷ... 2 lần [17] Nghiên cứu của Trần Hữu Dàng 135 đối tượng tăng cân béo phì cho thấy tỷ lệ ĐTĐ 16,3% cao hơn hẳn so với tỷ lệ ĐTĐ chung hiện nay khoảng 3 - 5% Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh như ĐTĐ, bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu và đặc biệt béo phì dạng nam thì nguy cơ các bệnh trên sẽ tăng cao hơn Nghiên cứu thể trọng tại xã Thuỷ Xuân thành phố Huế chúng . biết của người dân về nguy cơ béo phì độ tuổi 30 - 60 tại xã Thuỷ Xuân thành phố Huế nhằm 2 mục tiêu: 1. Đánh giá thể trọng của người dân độ tuổi 30 - 60 tại xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế. 2 Huế. 2. Đánh giá về sự hiểu biết của người dân độ tuổi 30 - 60 tại xã Thuỷ Xuân, thành phố Huế về nguy cơ mắc bệnh béo phì. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH 1.1.1 khác về béo phì - Phương diện xã hội: béo phì là khi trọng lượng cơ thể của cá thể vượt quá tiêu chuẩn của dân tộc. - Phương tiện cơ thể: béo phì là khi trọng lượng cơ thể lớn hơn trọng lượng cơ

Ngày đăng: 25/07/2014, 05:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan