Nghiên cứu thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân tại bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh thanh hoá

119 1.6K 16
Nghiên cứu thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân tại bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh thanh hoá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế Trờng đại học y H Nội [\ Lê kim đức NGHIÊN CứU thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân TạI bệnh viện lao v bệnh phổi tỉnh thanh hoá luận văn thạc sỹ y học H Nội - 2010 Bộ giáo dục v đo tạo Bộ y tế Trờng đại học y H Nội [\ Lê kim đức NGHIÊN CứU thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân TạI bệnh viện lao v bệnh phổi tỉnh thanh hoá Chuyên ngành : Lao v Bệnh phổi Mã số : 60.72.24 luận văn thạc sỹ y học Ngời hớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Ngọc Hng Hà Nội - 2010 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Công cuộc đấu tranh của loài người với bệnh lao đã trải qua nhiều thế kỷ. Căn bệnh này đã xuất hiện cùng với loài người, song mãi đến những năm cuối của thế kỷ 19 (1882), khi Robert Koch tìm ra nguyên nhân gây bệnh: vi khuẩn lao (Mycobacteria Tuberculosis) thì cuộc chiến mới thực sự bắt đầu. Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã giúp loài người tìm ra thuốc chữa bệnh, trong đó có thu ốc chống lao. Nhưng phải sau hơn 50 năm (sau đại chiến thế giới lần thứ 2) kể từ khi tìm ra vi khuẩn lao gây bệnh, một số thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn lao như streptomycin mới được phát hiện. Một giai đoạn mới trong công cuộc chinh phục bệnh lao thực sự có hiệu lực khi các thuốc chống lao đặc hiệu lần lượt ra đời: Rimifon (1952), rifampicine (1970). Sau nửa thế kỷ có thuốc chố ng lao, loài người tưởng rằng có thể thanh toán bệnh lao một cách dễ dàng, nhưng thực tế đã trả lời không phải như vậy. Năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố mang tính khẩn cấp toàn cầu là "… Bệnh lao đang quay trở lại với tương lai" [61]. Để kiểm soát và chiến thắng với vấn đề …"bệnh lao đang quay trở lại với tương lai". Tổ chức y t ế thế giới đã đưa ra chiến lược chống lao toàn cầu dựa trên hai nguyên tắc lớn là: phát hiện được hơn 70% số trường hợp lao phổi mới có vi khuẩn lao trong đờm bằng soi kính hiển vi trực tiếp. Điều trị khỏi được hơn 85% số trường hợp được đăng ký điều trị. Để đạt được mục tiêu này, năm 1994 WHO đã đưa ra "chiến lượ c điều trị có kiểm soát trực tiếp" được khuyến cáo trên toàn thế giới [63]. Lao phổi mới là một vấn đề cần được quan tâm, số lượng bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) được phát hiện hàng năm chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng số bệnh nhân lao được phát hiện (khoảng 29,5%) [13]. Đây là thể bệnh thường gặp nhất trong bệnh học lao, đặc trưng là các tổn thươ ng ở phổi, với 2 các mức độ từ nhẹ (thâm nhiễm không hang, nốt không hang) đến nặng và trở thành mạn tính (xơ, hang xơ) [60]. Việt Nam là một nước nông nghiệp mà nông dân chiếm đến 70% dân số. Bản thân người nông dân do hiểu biết về bệnh lao còn hạn chế, bận công việc nên thường để bệnh muộn, điều trị bệnh khó khăn. Vì vậy bệnh lao ở đối tượng nông dân là vấn đề cần được quan tâm, nhất là trong tình hình hiện nay bệnh lao ở nước ta đang phổ biến và ở mức độ cao trong khu vực Đông Nam Á. Thanh Hoá là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Miền Trung, diện tích 27.606km 2 . Một tỉnh thuần nông với 3 vùng rõ rệt: vùng núi - trung du, đồng bằng và ven biển. Dân số 3,41 triệu người trong đó nông dân chiếm trên 80% khoảng 2,73 triệu người, là một trong những tỉnh đông dân nhất chỉ đứng sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh [18]. Từ trước đến nay có nhiều đề tài nghiên cứu về bệnh lao ở người già, trẻ em và phụ nữ, nghiên cứu về bệnh lao ở học sinh, sinh viên nhưng ít có đề tài nào đề c ập đến bệnh lao ở đối tượng là nông dân. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Nghiên cứu phát hiện, quản lý, điều trị bệnh lao là nông dân tại Bệnh viện lao và Bệnh phổi tỉnh Thanh Hoá từ 2005 - 2009. 2. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của thể lao phổi và tràn dịch màng phổi do lao năm 2008. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TÌNH HÌNH BỆNH LAO HIỆN NAY 1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới Bệnh lao được biết từ trước công nguyên ở ấn Độ, Hy Lạp, Ai Cập nhưng đến năm 1882 Robert Koch mới tìm ra nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn lao gọi là (Bacilus de Koch). Từ đó mở ra kỷ nguyên mới về nghiên cứu bệnh lao [8]. Năm 1944 thuốc chống lao đầu tiên có tác dụng diệt khuẩn là Streptomycine được tìm ra, sau đó một loạt các thuốc chống lao có hiệu quả ra đời (Pyrazinamid, Rifampicine ). Vì vậy trong hơn 2 th ập kỷ (1962 - 1986). Trong nhiều hội nghị quốc tế người ta đã đề cập đến vấn đề thanh toán bệnh lao [10]. Tháng 4/1993, sau hơn 100 năm tìm ra vi khuẩn lao TCYTTG đã báo động tới các nước sự quay trở lại của bệnh lao với tuyên bố "Bệnh lao là một khẩn cấp toàn cầu" [59]. Năm 2006, Tổ chức Y tế thế giới ước tính tình hình dịch tễ bệnh lao như sau [16]: - 1/3 dân số thế gi ới đã nhiễm lao. - 9,2 triệu người bệnh lao mới xuất hiện trong năm tương đương tỷ lệ 139/100.000 dân. - 14,4 triệu người bệnh lao cũ và mới lưu hành. 4,1 triệu người bệnh lao phổi AFB (+), (tương đương 62/100.000 dân) bao gồm 0,7 triệu trường hợp HIV (+). - 1,7 triệu người chết do lao, trong đó 0,2 triệu người nhiễm HIV. 4 - 98% số người chết ở các nước đang phát triển. - 0,5 triệu trường hợp mắc lao kháng đa thuốc. - Số người bệnh lao chủ yếu tập trung ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nam phi và Nigeria. Bệnh lao đang gia tăng ở nhiều nước kể cả nước phát triển và nước đang phát triển. Ở Đông Âu và Liên Xô (cũ) bệnh lao đã giảm liên tục trong vòng 40 năm như ng trong khoảng 2 năm từ 1990 - 1992 bệnh lao lại tăng lên ở 20/27 nước với tỷ lệ phát hiện 19 - 80/100.000 dân [109]. Ở các nước Châu Âu trong thập kỷ 90 bệnh lao cũng gia tăng: Thụy Sỹ tăng gần 40%. Đan Mạch tăng gần 30%, Anh Quốc tăng 3,9% [30]. Ở Châu Phi: tại Tanzania bệnh nhân lao được phát hiện năm 1990 là 22.544 người (tăng 80% so với năm 1984), tại Malawi và Zambia bệnh nhân lao phát hiện năm 1990 cũng tăng so với năm 1984 tới 180% và 154% [124]. Những nguyên nhân làm cho bệnh lao gia tăng trên thế giới [12]. Trước hết là do đại dịch HIV/AIDS: làm tăng nguy cơ mắc lao, tăng số bệnh nhân và tăng số chết do lao. Một người bình thường nếu bị nhiễm lao sẽ có nguy cơ 5 - 10% mắc bệnh lao trong cuộc đời. Nhưng một người nhiễm lao đồng thời nhiễm HIV thì nguy cơ đó là 30 - 50%. Đối với các nước công nghiệp phát triển: có nguyên nhân của sự di dân từ những n ơi có độ lưu hành lao cao tới. Tình hình bùng nổ dân số thế giới khiến cho tỷ lệ mắc lao có thể giảm ít nhiều nhưng số lượng bệnh nhân tuyệt đối thì không ngừng gia tăng trên trái đất. Sự xuất hiện những chủng vi khuẩn lao kháng thuốc làm giảm hiệu quả của công tác chống lao. 5 1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam Năm 2006, Dự án phòng, chống bệnh lao Quốc gia phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới ước tính chỉ số dịch tễ bệnh lao như sau [16]: - Dân số: 86,2 triệu người - Tỷ lệ người bệnh lao mới các thể: 173/100.000 dân - Tỷ lệ người bệnh lao phổi AFB + mới: 77/100.000 dân - Tỷ lệ hiện mắc các thể: 225/100.000 dân - Tỷ lệ t ừ vong do lao: 23/100.000 dân - Tỷ lệ người lao mới nhiễm HIV: 5,0% - Tỷ lệ kháng đa thuốc ở người bệnh lao mới: 2,7% - Tỷ lệ kháng đa thuốc ở người bệnh lao đã điều trị: 19% Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 nước có số lượng bệnh nhân lao cao. Theo số liệu của Viện Lao và Bệnh phổi TƯ (1979-1983) TDMPDL chiếm 7-10% tổng số BN, 39,3% trong số lao ngoài phổi [65]. Trần Hà, 1984-1989 ở khoa khám bệnh BVLBPTƯ cứ 6 người lao phổi có 1 người lao MP [50]. Nguyễn Việt Cồ (1990), trong 5 năm 1986-1990 lao MP chiếm 11,2% các thể lao [9]. Khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai (1996-2000) có 548 bệnh nhân TDMP trong đó TDMPDL 72,3% [5]. 1.2. NGHIÊN CỨU VỀ LAO PHỔI 1.2.1. Phân loại bệnh lao phổi: theo CTCLQG (2009) [16] 1.2.1.1. Dựa vào xét nghiệm vi khuẩn lao - Lao phổi AFB (+) Thỏa mãn 1 trong những tiêu chuẩn sau: + Tối thiểu có 2 tiêu bản AFB (+) từ 2 mẫu đờm khác nhau. + Một tiêu bản đờm AFB (+) và có hình ảnh lao tiến triển trên Xquang phổi. 6 + Một tiêu bản đờm AFB (+) và nuôi cấy (+). Riêng đối với người bệnh HIV (+) cần có ít nhất 1 tiêu bản xét nghiệm đờm AFB(+) được coi là lao phổi AFB(+). - Lao phổi AFB (-) Thỏa mãn 1 trong 2 tiêu chuẩn sau: + Kết quả xét nghiệm đờm AFB (-) qua 2 lần thăm khám, mỗi lần xét nghiệm 03 mẫu đờm cách nhau 2 tuần và có tổn thương nghi lao tiến triển trên phim Xquang phổi và được hội chẩn với bác sỹ chuyên khoa lao. + Kết quả xét nghiệm đờm AFB (-) nhưng nuôi c ấy (+) Riêng đối với người bệnh HIV(+) chỉ cần ≥ 2 tiêu bản đờm AFB(-), điều trị kháng sinh phổ rộng không thuyên giảm, có hình ảnh Xquang phổi nghi lao và bác sĩ chuyên khoa quyết định là lao phổi AFB(-) 1.2.1.2. Dựa vào tiền sử điều trị lao - Bệnh nhân lao phổi mới: Bệnh nhân chưa bao giờ dùng thuốc hoặc mới chỉ dùng thuốc lao dưới 1 tháng. - Bệnh nhân tái phát: Bệnh nhân đã điều trị lao, đượ c thầy thuốc xác định là khỏi bệnh, hay hoàn thành điều trị nay mắc bệnh trở lại AFB (+). - Bệnh nhân thất bại: Bệnh nhân còn vi khuẩn lao trong đờm từ tháng điều trị thứ 5 trở đi. - Bệnh nhân điều trị lại sau bỏ điều trị: Bệnh nhân không dùng thuốc trên 2 tháng trong quá trình điều trị, sau đó quay lại điều trị với AFB (+) trong đờm. - Chuyển đến: Người bệnh được chuyển từ đơn vị khác đến để tiếp tục điều trị. - Bệnh nhân lao phổi mãn tính: BN vẫn còn vi khuẩn lao trong đờm sau khi đã dùng công thức tái trị có giám sát chặt chẽ việc dùng thuốc. 7 1.2.2.Nghiên cứu về lâm sàng của lao phổi 1.2.2.1. Trên thế giới Borikic D.J (1996), nghiên cứu lao phổi mới ở Belgrade cho thấy nam mắc bệnh nhiều hơn nữ 1,5 lần [76]. Notari M.O (1993), nghiên cứu về lao phổi mới ở Buenos Aires thấy ở lứa tuổi 15 – 44 chiếm 87%, nguyên nhân gia tăng tỷ lệ mắc lao ở lứa tuổi này là do ảnh hưởng của đại dịch HIV/AIDS đang phát triển mạnh ở Châu Mỹ [104]. Theo WHO (1995), 75% bệnh nhân lao ở các nước đang phát triển gặp ở lứa tuổi 15 – 50 [122]. Bogdanovic N.A và CS (1992), nhận xét: các điều kiện về đời sống giảm kèm theo chiến tranh đã làm cho bệnh lao phát triển mạnh ở người trẻ tuổi [75]. Onozaki T (1992), nghiên cứu ở Nepal cho thấy 50% bệnh nhân lao phổi mới được phát hiện bệnh trong vòng 1,5 tháng từ khi có triệu chứng bệnh và các triệu chứng lâm sàng hay gặp là ho chiếm tỷ lệ 92%, sốt 77%, đau ngực 72%, ho ra máu lẫn đờm 45% [107]. Theo Bogdanovic N.A (1994), nghiên cứu bệnh lao ở người trẻ tuổi nhận xét: các triệu chứng lâm sàng nổi bật là hội chứng hô hấp chiếm tỷ lệ 73%, ho ra máu 43% và gầy sút cân 37% [75]. 1.2.2.2. Ở Việt Nam Bùi Đức Dương, Hồ Sỹ Dưỡng (1994), nghiên cứu 693 bệnh nhân lao phổi mới ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc lao ở lứa tuổi 25 – 44 chiếm 51,31%, triệu chứng hay gặp là ho khạc đờm 68,7%, tổn thương c ơ bản trên Xquang là thâm nhiễm 58,9%, trong đó chủ yếu là thâm nhiễm không hang 65,3% [21]. Nguyễn Văn Tiêm và CS (1989), cũng nhận thấy bệnh nhân lao ở lứa tuổi 15 – 50 chiếm tỷ lệ 69% [69]. Lê Ngọc Hưng (1988), nghiên cứu về lao phổi mới thấy tỷ lệ bệnh nhân > 50 tuổi là 26,73% [33]. Nguyễn Ngọc Nhuận và CS (1994), nghiên cứu lao phổi mới ở Ninh Bình gặp tỷ lệ mắc lao ở lứa tuổi 55 – 64 là 28,8% [49]. 8 Nguyễn Phương Hoa (1995), nghiên cứu về lao phổi mới AFB (+) thấy tỷ lệ phát hiện bệnh trong 2 tháng đầu là 56,05% [27]. Lê Thanh Phúc và Trần Văn Sáng (1995), nghiên cứu về lao phổi mới AFB(+) thấy triệu chứng ho khạc đờm kéo dài chiếm 80,9%, sốt nhẹ về chiều 57,9% [97]. Lưu Thị Liên (2000), nghiên cứu áp dụng công thức 2SRHZ/6HE cho 812 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) thấy về lâm sàng các triệu chứng phổ biến là sốt dưới 38 o C chiếm 85%, ho khan hoặc có đờm 85,8%, gầy sút trên 10% cân nặng 62,6%, đau ngực 46,5% [41]. Phan Thị Quế (2005), nghiên cứu 400 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) điều trị tại Bệnh viện lao và một số huyện ở tỉnh Thái Bình từ tháng 10/2004 đến tháng 6/ 2005 thấy: tuổi mắc bệnh chủ yếu trên 65 chiếm 42,5%; Tỷ lệ mắc ở nam nhiều hơn nữ 1,8 lần (64,3% và 35,7%); triệu chứng lâm sàng chính khiến bệnh nhân đi khám bệnh là ho khạc đờm kéo dài 70,1%; gầy sút cân 36,5%, sốt về chiều 26,8%; về thời gian chẩn đoán bệnh đa số bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm trong thời gian 2 tháng đầu chiếm 68,8% [58]. Lê Minh Tuấn (2001), nghiên cứu trên 56 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) phối hợp đái tháo đường thấy tuổi trung bình của bệnh nhân là 60,5±11,2; nam mắc nhiều hơn nữ (53,6% và 46,4%); số bệnh nhân được phát hiện sớm dưới 2 tháng là 71,4% [72]. Trần Thị Xuân Phương (1999), nghiên cứu về lao phổi mới AFB (+) thấy: tỷ lệ mắc lao phổi ở nam giới cao hơn gấp 2,3 lần so với nữ giới trong cả hai nhóm bệnh nhân; lứa tuổi 15 – 44 trong nhóm nghiên cứu có tỷ lệ mắc lao cao chiếm 53,4% và 73,3%; tỷ lệ mắc lao ở lứa tuổi 55 – 64 cũng khá cao 28,5%; tỷ lệ bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm trong vòng hai tháng trong hai nhóm nghiên cứu là 56,7% và 66,7%; các triệu chứng lâm sàng khi bệnh nhân vào viện gặp với tỷ lệ cao trong c ả hai nhóm là: ho có đờm, sốt nhẹ về chiều, đau ngực và gầy sút cân [55]. [...]... nhân tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Thanh Hoá để thu thập thông tin các số liệu thu được điền vào mẫu bệnh án nghiên cứu in sẵn (phụ lục 1 và phụ lục 2) Thu thập các số liệu về công tác phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân lao của tỉnh từ năm 2005 – 2009 2.3.4 Địa điểm nghiên cứu Tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Thanh Hoá 2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.3.1 Nghiên cứu về thực trạng phát hiện, quản lý và điều. .. năm 2009 tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Thanh Hoá 2.1.2 Những bệnh nhân lao phổi và lao màng phổi là nông dân được phát hiện và điều trị năm 2008: vì bệnh nhân lao điều trị phải đủ thời gian 8 tháng và báo cáo kết quả điều trị sau 1 năm, nên chúng tôi chỉ chọn nhóm bệnh nhân phát hiện năm 2008 để nghiên cứu về phát hiện quản lý và điều trị 2.1.3 Bệnh nhân nghiên cứu gồm 2.1.3.1 Bênh nhân lao phổi: 709... BN lao phổi AFB(+) mới Nhóm 2: 60 BN lao phổi AFB(+) tái phát Nhóm 3: 406 BN lao phổi AFB(-) 2.1.3.2 Bệnh nhân lao màng phổi: 132 BN Nhóm lao ngoài phổi thu nhận và quản lý điều trị tại bệnh viện chủ yếu là lao màng phổi, các thông tin về phát hiện, điểu trị trong hồ sơ theo dõi, quản lý đầy đủ, đáp ứng tốt cho nghiên cứu Do đó, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu lao màng phổi 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN... quả điều trị BN lao phổi mới AFB(+) và lao phổi tái phát AFB(+) từ 2005 – 2009 (nhóm BN phát hiện từ năm 2005 - 2008) 2.3.2 Nghiên cứu đặc điểm về phát hiện, quản lý và điều trị 2.3.2.1 Đặc điểm về phát hiện, quản lý, điều trị lao phổi gồm các nội dung sau - Phân bố BN theo tuổi giới - Thời gian phát hiện bệnh: là khoảng thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng nghi lao đến khi được phát hiện và điều trị. .. học, tính tỷ lệ %, trung bình và χ2, trên máy vi tính với chương trình phần mềm SPSS 16.0 34 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU Nông dân mắc lao được phát hiện, điều trị tại BVLVBP Thanh Hóa trong 5 năm (2005 - 2009) Nghiên cứu BN lao năm 2008 gồm 243 BN lao phổi mới AFB(+), 60BN lao phổi AFB(+) tái phát, 406 BN lao phổi AFB(-), 132 BN TDMPDL Nghiên cứu phát hiện và quản lý, điều trị BN lao 5 năm (2005 - 2009) So với... NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu + Hồi cứu số bệnh nhân lao phổi và lao ngoài phổi phát hiện từ năm 2005 – 2009 tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Thanh Hoá 28 2.2.2 Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu không xác suất với mẫu thuận tiện 2.2.3 Kỹ thuật thu thập số liệu Hồi cứu lại toàn bộ hồ sơ, sổ sách, bệnh án, các biểu mẫu thống kê, báo cáo, phiếu điều trị của bệnh. .. tỉnh Hưng Yên và Hải Dương từ 1996- 2000 thấy sau 6 tháng điều trị âm hoá đờm 98%, tái phát 2 năm sau điều trị là 1,3%, 4 năm sau điều trị là 3,3% [45] * Công tác phát hiện và điều trị lao tại Thanh Hóa Đặc điểm địa lý, dân cư Thanh Hoá Thanh Hoá là một tỉnh nằm ở vùng Bắc Miền Trung, diện tích 27.606km2 Một tỉnh thuần nông với 3 vùng rõ rệt: vùng núi - trung du, đồng bằng và ven biển Dân số 3,41 triệu... phát hiện, quản lý và điều trị bệnh nhân lao là nông dân trong 5 năm từ 2005 đến 2009, gồm - Số người nghi lao đi khám được thử đờm phát hiện - Kết quả phát hiện nông dân mắc lao từ 2005 – 2009 - Số BN lao các thể lao ngoài phổi phát hiện qua các năm 2005 – 2009 - Tình hình quản lý BN lao phổi mới AFB(+) và lao phổi AFB(+) tái phát tại bệnh viện từ 2005 – 2009 - Phát hiện bệnh lao bằng kỹ thuật nuôi cấy... thuộc vào kỹ thuật, số lần xét nghiệm, thể lao phổi có hang hay không có hang, bệnh nhân dùng thuốc lao hay chưa Lưu Thị Liên (2000), nghiên cứu áp dụng công thức 2SRHZ/6HE cho 812 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) thấy: tổn thương trên phim Xquang chủ yếu là thâm nhiễm không hang 54,7% [41] Phan Thị Quế (2005), nghiên cứu 400 bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) điều trị tại Bệnh viện lao và một số huyện của tỉnh. .. Việt Nam đã bắt đầu có những công trình nghiên cứu điều trị về HTLNN ở 1 số vùng trong cả nước như: Hồ Sĩ Dưỡng và Bùi Đức Dương (1988), nghiên cứu công thức 2SRHZ/ 6HE ở 693 BN lao phổi mới AFB (+) tại Hà Nội cho thấy kết quả khỏi đạt 92,4%, thất bại 0% [21] Lê Thanh Hải (1993), nghiên cứu công thức 2SHRZ/ 4 R2H2 cho 75 BN lao phổi mới AFB (+) tại Viện lao và Bệnh phổi, kết quả khỏi đạt 97,8%, thất bại . Lê kim đức NGHIÊN CứU thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân TạI bệnh viện lao v bệnh phổi tỉnh thanh hoá Chuyên ngành : Lao v Bệnh phổi Mã số : 60.72.24 . Nội [ Lê kim đức NGHIÊN CứU thực trạng phát hiện, điều trị bệnh lao ở nông dân TạI bệnh viện lao v bệnh phổi tỉnh thanh hoá luận văn thạc sỹ y học . hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Nghiên cứu phát hiện, quản lý, điều trị bệnh lao là nông dân tại Bệnh viện lao và Bệnh phổi tỉnh Thanh Hoá từ 2005 - 2009. 2. Nghiên cứu một số

Ngày đăng: 25/07/2014, 04:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • bia1.2.pdf

  • luan van nop thu vien.pdf

  • danh sach benh nhan da sua.pdf

  • danh sach benh nhan moi.pdf

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan