Cái dân tộc và cái nhân loại trong vũ trụ của Gogol _2 ppsx

7 291 0
Cái dân tộc và cái nhân loại trong vũ trụ của Gogol _2 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cái dân tộc và cái nhân loại trong vũ trụ của Gogol Gogol nói những lời ấy hơn 150 năm trước đây với tổ quốc của ông và đồng bào của ông, nhưng ngày nay độc giả của Gogol ở nhiều nước trên thế giới khó tránh khỏi cảm tưởng rằng ông nói về tổ quốc và đồng bào của chính họ, và hơn thế nữa, về cả thế giới hôm nay và nhân loại ngày nay. Những thuộc tính đối nghịch mà nhà văn Nga phát lộ ở những người đồng tộc hóa ra hiện hữu cả ở những tộc người khác và ở cả loài người như là một chỉnh thể. Sự tự phê bình dân tộc, ở Nga sớm được tiến hành trong sáng tác của Gogol và các nhà văn kì tài khác đi sau ông, hôm nay được tiếp nhận như là sự tự phê bình của toàn nhân loại. Văn bản tiểu thuyết Những linh hồn chết cho thấy tác giả của nó không phải không ý thức được điều đó. Ở đây trong khá nhiều đoạn ta thấy “dân tộc học” chuyển hóa mau lẹ thành “nhân loại học”. Đây, những dòng tiếp nối tiểu đoạn nói về óc sùng bái chức quyền của người Nga: “Tác giả thậm chí lấy làm lo ngại cho nhân vật của mình (Chichikov - P.V.C.), một viên tư vấn cấp bộ mà thôi. Các vị tư vấn cấp vụ viện thì có lẽ sẵn lòng làm quen với y, nhưng các ngài đã mon men lên bậc tướng soái thì trời biết được, không khéo các ngài ấy sẽ chỉ nhìn y bằng cái nhìn khinh bỉ mà người đời thường ngạo mạn nhìn tất cả những gì bò sát dưới chân họ”. Đây nữa, nhân nói về nỗi bực dọc của Chichikov, sau khi y bị “lật tẩy” trong vũ hội: “ Nhưng con người là sinh linh thật lạ kỳ: sự hiềm khích của những người mà nó chẳng quý trọng gì, mà nó phê phán gay gắt, chê bai từ tính phù phiếm đến lối ăn mặc của họ, vẫn làm cho nó phiền lòng ( ) Y (Chichikov - P.V.C.) không tự giận mình và tất nhiên y có lý. Tất cả chúng ta đều có một nhược điểm cỏn con là hơi nương nhẹ bản thân và bao giờ cũng cố tìm cho ra ai đó để trút hết lên họ nỗi tức giận của mình, chẳng hạn, tên đầy tớ, hay một nhân viên cấp dưới có mặt lúc ấy, hay người vợ, hay cuối cùng chiếc ghế của ta, nó bị ném đi cho quỷ sứ ra tận tới cửa, đến nỗi tay tựa và lưng tung hết, để cho biết thế nào là cơn tức giận của ta”. Và đây nữa, ở đoạn nói về các quan chức thành phố bàn luận hoài mà vẫn không hiểu được Chichikov là con người ra sao. “Bấy giờ mới sáng tỏ, con người là cái hạng tạo vật như thế nào: hắn khôn ngoan, thông minh, thấy rõ lẽ phải trong mọi việc liên quan đến người khác chứ không phải đến chính mình. Trong những lúc gian nan của cuộc sống, hắn biết khuyên bảo đồng loại những lời chí lý, rắn chắc, khiến cho quần chúng phải kêu lên: “Một cái đầu hoạt bát biết bao! Một tính cách kiên cường biết bao!”. Thế nhưng chỉ cần một tai họa đổ xuống cái đầu ấy, và bản thân con người ấy rơi vào những hoàn cảnh khó khăn, thì đâu rồi cốt cách kiên cường, đấng trượng phu không gì lay chuyển nổi ấy bỗng mất hết tinh thần và hóa thành kẻ hèn nhát đáng thương, thành đứa trẻ bạc nhược không đáng đếm xỉa ”. Thí dụ cuối cùng: sau khi kể hết về Pliushkin, tác giả thốt lên: “Làm sao mà con người lại có thể sa đọa đến thế, trở nên hèn mạt đến thế, nhỏ nhen đến thế, đáng tởm đến thế! Và cái đó có giống sự thật hay không? Giống chứ, tất cả đều giống sự thật, tất cả đều có thể xảy ra với con người ”. So sánh cảm quan về con người của Gogol, như nó được thể hiện trong tác phẩm Những linh hồn chết, với cảm quan về nhân thế trong Những cuộc phiêu du của Gulliver của nhà văn Anh Swift sống trước Gogol hay Đảo chim cụt cánh của nhà văn Pháp Anatole France sống sau Gogol, ta nhận ra rõ hơn một vài nét đặc trưng của nhà văn trào tiếu người Nga vắng mặt ở hai đồng nghiệp Tây Âu của ông. Thái độ của Swift đối với con người mang tính bi quan có nguyên tắc và mấp mé với sự ghê tởm (chỉ cần nhắc đến sự khó chịu cực kỳ của Gulliver khi từ xã hội của loài ngựa khôn ngoan và đức hạnh y phải trở về với xã hội loài người: ngay mùi của thân thể con người cũng gây cho y cảm giác buồn nôn). Không hà khắc với con người như vị mục sư đạo Tin Lành Swift, xa lạ với chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo, Anatole France, kể “lịch sử” một giống người xưa kia vốn là loài chim cụt cánh (pinguin) sống yên lành trên một hải đảo (sau này được gọi là Pinguinie), song bị hóa thành người do một vị thánh truyền đạo đã ngộ nhận chúng là người và làm lễ rửa tội cho chúng, cũng phát hiện ở bản thể con người nhiều thuộc tính tiêu cực tiền định mà nặng nhất là lòng tham và sự kiêu căng, chúng dẫn đưa nền văn minh con người đến tử vong, và trên phế tích của nền văn minh đi trước nảy sinh nền văn minh đi sau lặp lại y hệt lộ trình của nó Ở đây chúng tôi sẽ không đề cập vấn đề học thuyết Kitô giáo về thời tận thế và hậu thế đã ảnh hưởng đến thế giới quan và nhân sinh quan của Gogol như thế nào. Trong di sản của Gogol không có những văn bản chứng tỏ ông có những quan điểm rõ ràng, rắn chắc và được luận chứng về vấn đề này. Gogol - nghệ sĩ không nói như Swift - nghệ sĩ rằng loài người không xứng đáng được hưởng sự sống mà Thượng Đế ban cho. Ông cũng không tiên báo cho loài người một tiền đồ thảm hại lặp đi lặp lại như Anatole France đã làm. Gogol không ghét bỏ và cũng không tuyệt vọng ở con người, cho nên tiếng cười đời nhiều khi rất cay đắng của ông đã có thể dung hợp với chất trữ tình (điều mà tuyệt không thể tìm thấy trong Những cuộc phiêu du của Gulliver hay Đảo chim cụt cánh). Có hai nguồn gốc chất trữ tình trong tiếng cười đời của Gogol: thứ nhất, nó hướng tới, nó nói với từng cá nhân con người (từng độc giả, khán giả), còn loài người chỉ là hậu cảnh không phải lúc nào cũng được chú ý; thứ hai, sự cười đời ấy khởi phát từ sự tự cười mình, từ tiếng cười nội quan, như chính Gogol đã chỉ ra. Trong bản nháp một số chương phần hai Những linh hồn chết còn lưu giữ được, ngay ở đoạn mở đầu chương Một, Gogol tự vấn đáp: “Tại sao lại cứ mô tả mãi cảnh nghèo nàn, sự bất toàn của cuộc sống chúng ta, bới ra những nhân vật này nọ từ những nơi thâm sơn cùng cốc, từ những xó xỉnh hẻo lánh của đất nước? Song biết làm thế nào được nếu bản tính người sáng tác vốn dĩ như vậy, và một khi đã ốm đau vì sự bất toàn của mình, thì hắn cũng không thể mô tả một cái gì khác, ngoài cảnh nghèo nàn và sự bất toàn của cuộc sống chúng ta, đào bới những nhân vật này nọ từ những nơi thâm sơn cùng cốc, từ những xó xỉnh hẻo lánh của đất nước”. Từ - chìa khóa của đoạn văn này rõ ràng là “sự bất toàn” (nesovershenstvo; imperfection). Khái niệm này rất phổ biến trong thế giới Kitô giáo, có cội rễ sâu xa trong giáo thuyết về sự bất hoàn hảo của bản chất con người và có tương đương dễ tìm thấy trong tư tưởng phương Đông (“nhân vô thập toàn”). Nhưng vì đây là thực tại phổ biến và muôn thuở, cũng như sự hữu tử của con người, cho nên con người ở mọi nơi và mọi thời trong tư tưởng, trong đời sống và trong sáng tạo nghệ thuật đều tìm cách dàn hòa với nó. Sự dàn hòa này là cần thiết cho sự tồn tại của loài người, song, như thực tại phổ biến cho thấy, từ dàn hòa với sự bất toàn của mình đến tự mãn tự đại chỉ nửa bước. Phải chăng vì thế mà Gogol và các văn hào Nga khác không chịu dàn hòa và kêu gọi con người không dàn hòa với sự bất hoàn hảo của mình? Và phải chăng cũng vì thế mà di sản của họ sẽ còn cần thiết cho con người, chừng nào còn tồn tại loài người (điều mà không ít bộ óc thời nay bắt đầu hồ nghi)? Hiểu nỗi đau thường trực của Gogol về sự bất toàn của con người, ta sẽ hiểu tốt hơn, vì sao nhà văn này lại căm ghét đến thế và truy tìm, lật tẩy cho bằng được lòng tự mãn của con người. Tự mãn cá nhân, tự mãn đẳng cấp - phái nhóm, tự mãn dân tộc, tự mãn nhân loại - tất cả các dạng thức tự mãn đều bị nhà văn và nhà tư tưởng Nga Gogol hồ nghi và phản bác đến tận gốc. Xin nói kỹ hơn một chút về dạng tự mãn cuối cùng. Gogol sống thời đại khi mà khái niệm “nhân loại” (theo nghĩa hiện đại) đã ăn sâu vào tâm thức con người châu Âu và trở thành một khái niệm - giá trị. Lòng tin tưởng vào nhân loại, vào trí tuệ và lương tri tập thể của nó, vào những năng lực sáng tạo vô tận và tương lai tươi sáng của nó, được hậu thuẫn bởi những thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật, trở thành một đặc điểm cấu thành của lịch sử thế giới thời mới, nguồn cổ vũ mãnh liệt cho biết bao nhiêu phong trào đấu tranh cho sự giải phóng con người, cho tiến bộ xã hội. Gogol không tuyệt đối đứng bên ngoài những trào lưu tư tưởng ấy và có hưởng ứng chúng (thấy rõ nhất trong những nghiên cứu lịch sử thời trẻ của ông). Song cái mà ông và nhiều văn hào Nga khác không bao giờ đồng tình là cái “tôn giáo nhân loại” trong lý thuyết và thực tiễn, trong nhận thức và tâm lý, quan niệm và hành động. Ở “tôn giáo” mới ấy, ông nhìn thấy nhiều hiểm họa cho dân tộc ông và loài người. Sống nhiều năm ở Tây Âu và quan sát trực tiếp quá trình thế tục hóa của xã hội Tây Âu diễn ra song song và trong quan hệ mật thiết với tiến bộ xã hội, Gogol do không chấp nhận chủ nghĩa thế tục mà dửng dưng, ghẻ lạnh với nhiều biểu hiện của tiến bộ xã hội cùng thời, quay về với lập trường bảo thủ xã hội - chính trị . Đây là mặt hạn chế, mặt sai lầm dễ thấy ở Gogol. Nhưng ở Gogol có một tư tưởng tâm huyết, một cảm quan thường trực, thể hiện với sức mạnh lớn trong toàn bộ sáng tác của ông và đáng được thế giới văn minh đương tôn vinh ông lưu tâm - đó là tư tưởng và cảm quan về sự không tự đủ, sự thiếu khuyết bản thể của con người và loài người. Và càng thỏa mãn với mình, càng thấy không cần đến cái gì khác ngoài mình, loài người, theo Gogol, càng đào rộng, khoét sâu sự thiếu khuyết ấy. Để khỏi nói suông, xin dẫn chứng chủ yếu từ tác phẩm quen biết nhất của nhà văn này - Những linh hồn chết. Chương Bảy tiểu thuyết mở đầu bằng đoạn suy tư ngoại đề đối lập số phận của hai loại người cầm bút. Loại thứ nhất, thoát ly thực tại nhân sinh bất hảo, “chỉ chuyên tả những tính cách thể hiện phẩm giá cao quý của con người”, “phỉnh nịnh người đời”, “làm mờ mắt họ bằng làn khói mê hoặc” thì được hưởng vinh quang phú quý - “người ta gọi anh ta là đại thi hào tầm cỡ toàn thế giới, bay cao chót vót trên đầu các thiên tài khác, tựa hồ con đại bàng sải cánh lơ lửng bên trên các giống chim bay cao khác”. Loại thứ hai dám nói lên sự thật cuộc sống thì dù có tài năng và nhiệt huyết đến đâu, vẫn bị dư luận xã hội dồn đẩy vào cái “xó xỉnh đáng khinh dành cho loại văn sĩ xúc phạm nhân loại, và người đời sẽ “gán ghép cho họ các tính chất của những nhân vật mà họ mô tả”. Những từ ngữ “thế giới”, “nhân loại” vang lên ở đây rõ ràng rất mỉa mai, chúng ám chỉ cái số đông vụ lợi, lười suy nghĩ và a dua, mà vai trò trong các xã hội dân trị, các nền văn minh đại chúng không bao giờ nên xem thường. Còn mỉa mai hơn nữa và diễu nhại đau ngôn ngữ báo chí, thời Gogol đã thịnh hành ở Tây Âu và đang phát triển ở Nga, khi mà từ “nhân loại” được đặt vào dòng suy nghĩ của Chichikov về quan chưởng lý cấp tỉnh đang được đưa ma: “Đấy, ông chưởng lý! Sống, sống, rồi đột nhiên chết ngỏm! Và người ta sẽ đăng trên báo rằng đáng tiếc cho các thuộc lại và toàn thể nhân loại, một công dân khả kính, một người cha hiếm hoi, một người chồng kiểu mẫu, vân vân, và vân vân đã tạ thế. Người ta sẽ nói thêm là tiếng khóc của các quả phụ và cô nhi đã tiễn đưa ông đến nơi yên nghỉ cuối cùng; nhưng nếu xét cho kỹ, thì ở ông thực ra chỉ có cặp lông mày rậm!” (Một linh thị chính xác lạ lùng, nếu nhớ đến một lãnh tụ của nước Nga cuối thế kỷ XX). Những con người trống rỗng như thế có thể không cầm quyền, mà lập hội này đảng nọ, gây uy thế lớn trong xã hội. Phần hai Những linh hồn chết kể về một hội kín. “Hội được tổ chức với mục đích to lớn: đem lại hạnh phúc vững chắc cho toàn nhân loại từ sông Themse đến bán đảo Kamchatka ( ) Tentetnikov bị hai người bạn thuộc giai cấp cay cú lôi cuốn vào hội. Đó là những người tốt bụng, nhưng vì thói quen nâng cốc quá nhiều chúc khoa học, chúc sự nghiệp giáo hóa, chúc những ân huệ mà họ sẽ ban cho nhân loại đã sớm trở thành những con ma men thực thụ”. Gogol có quan điểm của mình về lịch sử nhân loại, không giống các nhà “tiến bộ chủ nghĩa” mà tiếng nói thời ấy đang phát huy ảnh hưởng lấn át. “Trong biên niên sử toàn cầu của nhân loại có nhiều thế kỷ mà con người (thời nay - P.V.C.) chỉ muốn xóa đi, làm biến đi vì cho là vô ích. Thời ấy thế giới đã phạm bao sai lầm mà giờ đây xem ra đứa trẻ cũng không mắc! Nhân loại đi tìm chân lý vĩnh hằng đã chọn những con đường vòng vèo, hẻo lánh, chật hẹp, khó đi và trệch hướng biết bao nhiêu, trong khi ấy thì trước mắt họ có con đường thênh thang thẳng tắp như đại lộ dẫn đến lâu đài nguy nga ( ) Thế hệ ngày nay thấy rõ tất cả, ngạc nhiên trước những lầm lạc, chê cười sự không hiểu biết của tổ tiên, mà không nhận ra rằng biên niên sử ấy được viết bằng lửa trời, rằng từng chữ ở đấy gào thét, kêu gọi, rằng từ đâu đâu cũng có ngón tay oai nghiêm chỉ vào chính nó, vào thế hệ hôm nay, song thế hệ hôm nay cứ thích thú nhạo cười (người xưa - P.V.C.) và đầy tự tin, kiêu hãnh bắt đầu một loạt lầm lạc mới, để rồi sẽ đến lượt hậu thế nhạo cười lại nó” (phần I, chương 10). Một nhận định hao hao giống nhận định chủ đạo của tác giả Đảo chim cụt cánh, với hai dị biệt: Gogol nói về loài người trong quá khứ và hiện tại, France khẳng định tương lai; Gogol để chỗ cho hoạt động của yếu tố siêu nhân chí thiện, France không biết và không muốn biết đến một cấp siêu nhân nào. Trong thiên tiểu luận bất hủ Ngày Phục sinh sáng tươi kết thúc sách Trích thư từ gửi bạn bè (1847) Gogol chỉ ra và phân tích thấu đáo hai niềm kiêu hãnh mới vô cùng mãnh liệt của con người thời đại ông: Kiêu hãnh về sự trong sạch và kiêu hãnh về trí tuệ của mình. Cả hai dạng kiêu hãnh ấy, tưởng là tăng thêm sức mạnh và hạnh phúc cho con người nhưng thực ra lại làm trống rỗng tâm hồn nó, phá hủy cuộc sống của các cộng đồng người. “Và nỗi sầu khó hiểu đã bùng lên trên mặt đất; cuộc sống ngày càng trở nên vô cảm hơn; tất cả đều nhỏ bé đi, nông cạn đi, và chỉ lớn mãi trước mắt mọi người hình ảnh một nỗi chán chường khổng lồ, ngày một đạt kích thước không thể đo nổi. Tất cả lặng câm, đâu đâu cũng chỉ có những nấm mồ. Lạy Chúa! Sao trống trải và ghê sợ trong thế giới của Người!”. Phải chăng vẫn nỗi trống trải vô hình ấy, vẫn sự thiếu thốn không gì lấp đầy ấy đương dày vò tâm thức con người trong thế giới ngày nay, hơn 150 năm sau khi Gogol viết những dòng vừa dẫn, sau tất cả các cuộc cách mạng giải phóng và cách mạng khoa học - kỹ thuật mà bằng chúng niềm kiêu hãnh của con người về sự trong sạch và về trí tuệ của mình tưởng chừng phải được thỏa mãn? . Cái dân tộc và cái nhân loại trong vũ trụ của Gogol Gogol nói những lời ấy hơn 150 năm trước đây với tổ quốc của ông và đồng bào của ông, nhưng ngày nay độc giả của Gogol ở. tình là cái “tôn giáo nhân loại trong lý thuyết và thực tiễn, trong nhận thức và tâm lý, quan niệm và hành động. Ở “tôn giáo” mới ấy, ông nhìn thấy nhiều hiểm họa cho dân tộc ông và loài. người châu Âu và trở thành một khái niệm - giá trị. Lòng tin tưởng vào nhân loại, vào trí tuệ và lương tri tập thể của nó, vào những năng lực sáng tạo vô tận và tương lai tươi sáng của nó, được

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan