Những biến đổi nghệ thuật trên hành trình thơ chữ Hán của Nguyễn Thượng Hiền pdf

5 345 3
Những biến đổi nghệ thuật trên hành trình thơ chữ Hán của Nguyễn Thượng Hiền pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những biến đổi nghệ thuật trên hành trình thơ chữ Hán của Nguyễn Thượng Hiền Thơ Đường luật chữ Hán là sáng tác chủ yếu của Nguyễn Thượng Hiền kéo dài suốt quãng đời cầm bút của ông, gồm khoảng 600 bài, có cả ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ngũ ngôn tuyệt, thất ngôn tuyệt, và một số bài trường thiên cổ phong. Thi luật cổ điển được ông tuân thủ nghiêm túc. Việc sử dụng điển cố có lẽ nhiều hơn bất kỳ nhà thơ nào trong cùng giai đoạn. Điều đó chứng tỏ Nguyễn Thượng Hiền là một bậc thầy hay chữ, được hấp thụ đến nơi đến chốn nền học vấn phương Đông cổ truyền. Nhưng cũng chính vì thế, tính chất tượng trưng, ước lệ trong thơ ông chiếm tỷ lệ rất cao. Muốn hiểu được các tứ thơ của ông, phải vượt qua màn sương khói dày đặc những ẩn dụ thường che khuất cái phần hồn của chữ nghĩa. Đó là sự níu kéo của cả một thế giới nghệ thuật thuộc về quá khứ, khiến cho ông luôn luôn đứng mấp mé ở ranh giới bên này “cái mới” mà không vượt lên được. Đương nhiên những nhà thơ cách mạng cùng thời khác cũng chẳng hơn gì ông. Họ đã cùng ông đồng hành trong vài ba thập niên đầu thế kỷ XX với những vần điệu cũ kỹ bó khuôn từ thời còn trường ốc. Thơ văn họ không hề đáp ứng yêu cầu “thị trường hóa” của xã hội thành thị Việt Nam buổi ấy mà chỉ phục vụ yêu cầu tuyên truyền cách mạng, nên vẫn là thứ thơ văn cao nhã dành cho các “tao đàn” nhà nho thưởng thức, chưa biết đến “phá cách vứt điệu luật” là gì. Nhưng chỗ khác là trong khi hào hứng gắn bó với học thuyết của những Lư Thoa (Rousseau), Mạnh Đức (Montesquieu), Khang Lương (Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu) , một cách không tự giác họ đã tự đổi mới cảm hứng và ít nhiều cả ngôn ngữ của thơ mình. Riêng Nguyễn Thượng Hiền thì vẫn như cũ. Trong thơ chữ Hán, không có gì lay đổ được một hệ thống biểu tượng đã ăn sâu vào quan niệm nghệ thuật của ông. Dầu sao, là người vốn có khiếu về thơ và sáng tác thơ như một tài năng thiên bẩm, một nhu cầu tự thực hiện, thơ Nguyễn Thượng Hiền lại có ưu điểm là theo sát mọi diễn biến tâm trạng rất thật của Nguyễn Thượng Hiền, nên thấm ngay vào cảm xúc người đọc vượt qua dễ dàng mọi công thức, và trên từng chặng ấy, sự biến đổi nghệ thuật cũng âm thầm diễn ra như một cuộc đấu tranh nội tại trong ông. Bởi thế, muốn soi nhìn hành trình nghệ thuật thơ của tác giả khó có thể hoàn toàn tách rời việc xem xét những thăng trầm trong tư tưởng nhà thơ. 2. Thế kỷ XIX để lại trong thơ Nguyễn Thượng Hiền một mối cảm hoài sâu sắc, một câu hỏi vô cùng ám ảnh: sống để làm gì ? Theo nếp nhà khuôn phép và theo thông lệ của xã hội buổi ấy, lẽ thường tình, anh thanh niên họ Nguyễn chỉ có một con đường: đi học rồi đi thi. Ngay đến cả những người thua ông dăm mười tuổi như Trần Quý Cáp (1870-1908), Phan Châu Trinh (1872-1926), Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), Ngô Đức Kế (1878-1929) mà về mặt chí hướng dường như đã thấy rõ ngay từ tuổi còn trẻ, thì trước lúc bước chân vào hoạt động cứu nước họ cũng vẫn phải gắng sức kiếm lấy một mảnh bằng. Đấy là chút danh hiệu, tuy phù phiếm nhưng lại có giá trị xác nhận tư cách bậc “danh sĩ” của họ, và người ta có tin tưởng ở những điều họ nói, ở những việc họ làm, trước hết cũng là nhìn vào cái danh hiệu ấy. Song cũng có chút khác nhau về hoàn cảnh lịch sử là thuở Nguyễn Thượng Hiền mang lều chiếu đi thi, đất nước lại đang lâm vào một tình thế nghiêm trọng. Năm 1858, tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp mở màn ở cửa biển Đà Nẵng. Chưa đầy ba mươi năm sau, ngọn lửa đốt phá của chúng lan khắp các tỉnh, rồi cuối cùng cháy đến kinh thành. Nguy cơ mất nước làm lay động đến nhiều mặt đời sống người dân, và chắc chắn đã xáo trộn không ít nề nếp sinh hoạt của tầng lớp trí thức. Giữa cơn loạn lạc, những kỳ thi thường kỳ của Triều đình phong kiến đã gặp không ít trắc trở. Năm 1882, khoa thi Hương ở Hà Nội chưa kịp tổ chức thì quân Pháp kéo ra đánh úp, chiếm thành, khiến Tổng đốc Hoàng Diệu tự vẫn. Năm sau vẫn phải hoãn thi vì các tỉnh miền Bắc kế tiếp bị tấn công. Năm 1884, khoa thi Hương mới chính thức được mở lại, nhưng trường thi Hà Nội và Nam Định đã bị Pháp thiêu hủy, sĩ tử Bắc Kỳ phải thi chung với trường Thanh Hóa. Anh thí sinh Nguyễn Thượng Hiền vừa 16 tuổi, sau hai năm lận đận vì thi cử, đã mang lều chõng, trèo đèo lội suối vào Thanh. Khoa ấy anh đậu Cử nhân. Đậu Cử nhân rồi, vào tháng Ba Âm lịch năm sau, Nguyễn Thượng Hiền lại lặn lội vào kinh thi Hội. Thi xong, được chấm đậu Thủ khoa, nhưng chưa kịp “truyền lô” thì kinh thành Huế thất thủ. Cả cái xã hội vua quan nhà Nguyễn ngay trong đêm mồng 5 tháng VII năm 1885, sau những giờ tập kích quân Pháp của Tôn Thất Thuyết không thành đã phải dắt díu nhau mà chạy, nói gì đến mấy ông tân khoa. Nguyễn Thượng Hiền sau mấy ngày ẩn náu tại nhà riêng của thân phụ ở Huế cũng chạy thoát về quê và 4 năm sau nữa, năm 1889, dưới triều Đồng Khánh, khoa thi Hội ở kinh mới lại được mở. Vì tang mẹ, anh không dự thi khoa này, nhưng sau khi Thành Thái lên ngôi, năm 1892, anh lại chịu khó vào kinh thi tiếp và đậu Hoàng giáp, xếp hạng thứ nhì. Thế là sau tròn mười năm đeo đẳng đèn sách, ở tuổi 24, Nguyễn Thượng Hiền đã “nên danh”. Nhưng một chút danh thừa của cái Triều đình đã vuột mất thời vàng son, trở thành con bài trong tay Pháp, một chút ơn huệ đi kèm với bao nhiêu chua chát và tủi nhục, phỏng còn có ý nghĩa gì! Ngay khi Nguyễn Thượng Hiền mới đặt chân lên con đường khoa hoạn thì nhiều sĩ phu có tên tuổi đã rời bỏ Triều đình, và cái lẽ sống của người ta bấy giờ đã không còn là việc chen lấn nhau trước cửa trường thi để tìm lấy một chỗ đứng trọng vọng. Vậy mà chàng nho sinh họ Nguyễn vẫn cứ sống như một thói quen, cứ phải buộc chặt mình vào thi cử, thậm chí kiên nhẫn lặp lại hành trình vào kinh dằng dặc để thi Hội và thi Đình đến hai lần. Nhiều tài liệu còn cho biết, khi được tin đậu thứ hai, dưới Vũ Phạm Hàm (Thám hoa), ông đã tỏ ra không vui, vì kỳ thi bảy năm về trước do gặp biến nên không được tính, cũng như kỳ thi Đình lần đầu năm 1892 ngay sau đó bị “xóa sổ” (8) , ông đều đã được xếp trên họ Vũ. Không nói cũng rõ, trong con người này tâm lý “nệ cổ” còn vướng víu quá nặng. Có điều, xét thực chất, Nguyễn Thượng Hiền lại không phải là kiểu người chìm đắm với công danh hay vô tri vô giác trước thực tế. Chính thời cuộc nhiễu nhương đã làm ông nhiều phen lo nghĩ đến quên ăn quên ngủ. Sâu trong tâm khảm, ông biết rõ mình đang tự biến mình thành một tấn trò vô vị mà bản thân gỡ chưa ra. Chỉ có thơ mới là nơi để cho sự nhạy cảm của lương tri ông phát lộ, đưa đến một cảm hứng trữ tình chua xót, vừa bi vừa hài: Vạn lý sài lang tích, Tung hoành mãn cựu đô. Thương thiên hoàn bản đãng, Xích địa cánh chinh thâu. Thế đạo can qua khuất, Ngô sinh thốn quản ngu (Cựu đô) (Dấu sài lang muôn dặm, Ngang dọc khắp kinh đô cũ. Trời xanh còn loạn lạc, Đất đỏ vẫn thuế sưu. Đạo trời bị giáo mác che khuất, Đời ta chăm nghiên bút hóa ngu ) Bài thơ dùng thể ngũ ngôn bát cú, nhịp đều đều, hai vế đối rất chỉnh. Âm hưởng thơ không có gì bức xúc. Nhưng ẩn sau cái bề ngoài điềm đạm ấy, tác giả như đã cô đúc được cả một chân lý sống mà mình vừa chợt khám phá, qua sự nhạy cảm của con tim: đó là bước chuyển hóa không tránh được, do hoàn cảnh khách quan xô đẩy, của một kiểu người tưởng là chính diện nhưng thực tế đã trở thành người thừa. Mà đúng là như vậy. Nội dung bài thơ cho thấy, Nguyễn Thượng Hiền đã nhìn một cách tinh xác thực trạng của đất nước từ hai phía khác nhau. Chiến tranh loạn lạc, khắp mọi miền từ Nam đến Bắc đều in dấu chân của bọn sài lang, đó là tình thế nước sôi lửa bỏng của xã tắc mà đến kẻ thất phu cũng có trách nhiệm, thử hỏi những con người đang “chăm lo đèn sách” để mong làm nên sự nghiệp phò vua giúp nước há có thể thờ ơ? Nhưng còn một nỗi đau khác nữa, thâm trầm hơn và cũng nhức nhối không kém, là trong khi kẻ thù đang hoành hành, khắp nơi còn đầu rơi máu chảy, thì “đất đỏ vẫn thuế sưu” - sưu thuế vẫn tròng lên cổ dân đen; liệu anh thư sinh đang lao đầu vào “nghiên bút” có làm được gì giúp ích cho họ? Mấy ai lúc bấy giờ đã có cái nhìn đau xoáy tâm can như thế. Dựa vào ý của câu thơ thứ hai mô tả hình ảnh quân giặc “Dọc ngang đầy khắp kinh đô xưa (cựu đô = Thăng Long)” thì bài thơ có khả năng được sáng tác vào năm 1882, năm thành Hà Nội thất thủ, cũng là năm bắt đầu cuộc đời lều chõng của Nguyễn Thượng Hiền. Hóa ra chỉ vừa đặt chân vào môi trường thi cử ở tuổi 14, con người ấy đã biết cười mũi vào “sự chăm chỉ đèn sách” - sự “ngu si” của mình. Trước mắt ta, một con người khác bỗng hiện lên, cao hơn hẳn con người ngoài đời của ông. Con người ngoài đời chỉ là con người giả, anh nho sinh làm mọi việc theo “quán tính”, còn con người trong thơ mới là con người thật: con người vừa khắc khoải một nỗi niềm yêu nước thương dân, lại vừa có cái nhìn tự phản tỉnh, biết rõ chiếc áo đang khoác trên mình là một “phản giá trị”. . Những biến đổi nghệ thuật trên hành trình thơ chữ Hán của Nguyễn Thượng Hiền Thơ Đường luật chữ Hán là sáng tác chủ yếu của Nguyễn Thượng Hiền kéo dài suốt quãng đời cầm bút của. muốn soi nhìn hành trình nghệ thuật thơ của tác giả khó có thể hoàn toàn tách rời việc xem xét những thăng trầm trong tư tưởng nhà thơ. 2. Thế kỷ XIX để lại trong thơ Nguyễn Thượng Hiền một mối. tự đổi mới cảm hứng và ít nhiều cả ngôn ngữ của thơ mình. Riêng Nguyễn Thượng Hiền thì vẫn như cũ. Trong thơ chữ Hán, không có gì lay đổ được một hệ thống biểu tượng đã ăn sâu vào quan niệm nghệ

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan