Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ có con từ 5 10 tuổi về chủng ngừa bệnh sởi lần 2 tại phường đúc thành phố huế

44 1.4K 7
Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ có con từ 5 10 tuổi về chủng ngừa bệnh sởi lần 2 tại phường đúc thành phố huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả trong này là trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất kì công trình nào Huế, ngày 24 tháng 4 năm 2010 Người cam đoan Giang Vĩ Nhân 2 KÝ HIỆU VIẾT TẮT CBCC : Cán bộ công chức CSYT : Cơ sở y tế CĐ-ĐH : Cao đẳng - Đại học TCMR : Tiêm chủng mở rộng THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông WHO : Tổ chức Y tế thế giới 3 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH SỞI 3 1.1.1. Sơ lược lịch sử về bệnh sởi 3 1.1.2.Vi rút sởi 4 1.1.3. Dịch tễ học 5 1.2. VẮC-XIN SỞI 6 1.2.1. Phân loại 6 1.2.2. Quy tắc chủng ngừa vacxin sỏi 7 1.3. TÌNH HÌNH BỆNH SỞI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 7 1.3.1. Trước khi có chương trình tiêm chủng mở rộng 7 1.3.2. Sau khi có chương trình TCMR 7 1.3.3. Tình hình mắc sởi hiện nay 8 1.4. TIÊM VẮC-XIN SỞI MŨI 2 9 1.4.1. Trên thế giới 9 1.4.2. Tiêm vắc-xin sởi 2 tại Việt Nam 9 1.4.3. Một số yếu tố liên quan đến chiến dịch 10 1.5. ĐẶC ĐIỂM PHƯỜNG PHƯỜNG ĐÚC, THÀNH PHỐ HUẾ 10 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 12 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA SỐ LIỆU 13 24. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 16 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 17 4 3.1.1. Thông tin về mẹ 17 3.1.2. Thông tin trẻ 18 3.2. NHẬN THỨC,THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ 19 CHỦNG NGỪA BỆNH SỞI 19 3.2.1. Hiểu biết của các bà mẹ về bệnh sởi 19 3.2.2. Nhận thức của bà mẹ về mức độ nguy hiểm bệnh sởi 21 3.2.3. Thái độ và hành vi của bà mẹ về chủng ngừa sởi 23 3.3. LIÊN QUAN GIỮA TUỔI, NGHỀ NGHIỆP, TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA MẸ VỀ CHỦNG NGỪA SỞI LẦN 2 24 3.3.1. Liên quan giữa tuổi về chủng ngừa sởi lần 2 24 3.3.2. Liên quan giữa trình độ học vấn của mẹ về chủng ngừa sởi lần 2 24 3.3.3. Liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ về chủng ngừa sởi lần 2 25 Chương 4. BÀN LUẬN 26 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 26 4.2. NHẬN THỨC,THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ CHỦNG NGỪA BỆNH SỞI LẦN 2 28 4.3. LIÊN QUAN GIỮA TUỔI, NGHỀ NGHIỆP, TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA VỚI VIỆC CHỦNG NGỪA SỞI LẦN 2 32 KẾT LUẬN 34 KIẾN NGHỊ 36 5 ĐẶT VẤN ĐỀ Sởi là một bệnh nhiễm virus cấp tính có tầm quan trọng đặc biệt trong nhi khoa. Trước đây bệnh xảy ra rất thường xuyên và có tỷ lệ lây nhiễm cũng như tử vong rất cao nhưng hiện nay không còn phổ biến nhờ vào chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR). Sởi có thể gây dịch khắp nơi trên thế giới. Trong quá khứ, các vụ dịch thường xảy ra cứ mỗi 2 đến 4 năm vào mùa xuân ở các thành phố lớn, khi mà số lượng một nhóm trẻ không có miễn dịch với sởi đủ lớn. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 30 triệu người trên toàn thế giới bị nhiễm sởi. Chỉ tính riêng năm 2006, đã có hơn 240 ngàn người, chủ yếu là trẻ em bị tử vong do mắc sởi [19 ]. Hiện nay bệnh thường gặp ở trẻ ở độ tuổi trước khi đi học không được tiêm chủng ngừa sởi. Ở Việt Nam, sởi vẫn còn là một bệnh tương đối thường gặp mặc dù tỷ lệ mắc đã giảm rõ rệt so với trước khi có chương trình tiêm chủng mở rộng. Chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta bắt đầu từ năm 1981 thí điểm ở một số tỉnh thành, đến năm 1985 đã thu được những kết quả bước đầu. Hằng năm kết quả chủng ngừa sởi luôn đạt tỷ lệ trên 90%, đã góp phần đáng kể trong việc phòng chống sởi [4]. Tuy nhiên, năm 1997 trở lại đây, khu vực miền Trung cũng như cả nước, số trường hợp mắc sởi tăng lên rõ rệt, tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 5-15 tuổi, năm 2000 số mắc sởi cao gấp 2,5 lần so với trung bình 5 năm 1995 – 1999 [2]. Điều đó cho thấy chiến lược phòng chống sởi cũ với việc chỉ thêm 1 mũi vắc xin sởi duy nhất cho trẻ dưới 1 tuổi là không đủ đề phòng chống sởi có hiệu quả. Với chiến lược phòng chống sởi mới của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010, cả nước đã tổ chức chiến dịch tiêm vắc-xin sởi mũi 2 cho trẻ từ 5 tuổi đến 10 tuổi, đây là việc làm cần thiết sẽ làm cho tình hình mắc sởi giảm đi đáng kể, 6 khống chế được các vụ sởi xảy ra, từng bước tiến tới thanh toán bệnh sởi vào năm 2010 [ 1], [2]. Gần 20 năm qua Thừa Thiên Huế đã triển khai chương trình TCMR trong toàn tỉnh góp phần đáng kể trong chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em và coi nó như là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đồng thời Bộ Y tế đã có chủ trương thực hiện chủng ngừa sởi mũi 2 cho trẻ từ 5 – 10 tuổi. Năm 2000 đã triển khai rộng ra 5 tỉnh trong nước trong đó có Thừa Thiên Huế [10]. Tuy nhiên để đạt được kết quả thành công của chương trình tiêm ngừa sởi lần 2 này, các bà mẹ cần trang bị kiến thức, thái độ thực hành về phòng ngừa bệnh sởi. Xuất phát từ ý nghĩa trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ có con từ 5-10 tuổi về chủng ngừa bệnh sởi lần 2 tại Phường Đúc thành phố Huế" với các mục tiêu sau: 1. Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ có con từ 5-10 tuổi về chủng ngừa sởi tại Phường Đúc thành phố Huế. 2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến chủng ngừa sởi lần 2. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. KHÁI NIỆM VỀ BỆNH SỞI 1.1.1. Sơ lược lịch sử về bệnh sởi Người ta cho rằng bệnh sởi đã có từ lâu khoảng 3000 năm trước CN tại những nền văn minh phát triển dọc theo các con sông lớn như tại vùng Lưỡng Hà. Những mô tả đầu tiên thường không phân biệt đựơc bệnh sởi với bệnh đậu mùa. Một thầy thuốc Ba Tư (860-932) là Rhazes đã mô tả có tính khoa học về bệnh sởi đầu tiên và phân biệt đựơc bệnh sởi với đậu mùa và thuỷ đậu nhưng lại cho rằng 2 bệnh sởi và đậu mùa có chung một nguyên nhân. Lịch sử cận đại của bệnh sởi bắt đầu vào năm 1670 khi Thomas Sydenham (1624-1689) là người đầu tiên phân biệt rõ ràng giữa bệnh sởi và bệnh đậu mùa, đồng thời ông cũng thừa nhận 2 biến chứng của bệnh sởi là cam tẩu mã (cancrum oris) và viêm não. Năm 1758, Francis Home chứng minh được sự hiện diện của 1 yếu tố lây nhiễm trong máu mà ông không biết có bản chất virus, bởi vì mãi đến 100 năm sau đó, người ta mới biết đến sự hiện diện của virus như là tác nhân gây nhiều bệnh truyền nhiễm như hiện nay. Năm 1846, Panum được chính phủ Đan Mạch gởi đến để điều tra 1 vụ dịch sởi xảy ra tại quần đảo Faroe cho 1 nghiên cứu dịch tễ học Đến năm 1910, Ludvig Hektoen, mới phát hiện ra virus sởi. Năm 1954, tại Mỹ, Enders và Peebles phân lập được virus sởi và đem nuôi cấy thành công trên môi trường cấy mô phôi gà, mở đường cho việc phát triển và đưa vào sử dụng chương trình tiêm chủng phòng sởi vào đầu thập niên 1960 [4], [5].[11].[14]. 8 1.1.2.Vi rút sởi Vi rút sởi đã được phân lập lần đầu tiên năm 1954 và cấy vào lớp đơn bào do Enders và Peebles. Cấu trúc của vi rút đã được nghiên cứu từ 1961 bởi Vaterson [ 7] Hình 1.1. Mô hình virus sởi Vi rút sởi thuộc nhóm paramyxovirus và vi rút sởi rất yếu ớt bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56 0 C trong 30 phút ở 37 0 C thời gian bán hủy của nó là 2h, ở 4 0 C chúng có thể tồn tại đến 2 tuần. Trái lại ở nhiệt độ -70 0 C nó có thể tồn tại trên 5 năm, đặc biệt như mọi Myxovirus nó rất nhạy cảm với ê-te. Về cấu trúc kháng nguyên vi rút sởi có 3 loại kháng nguyên: - Nucleocapsid có một kháng nguyên là Ribonucleoprotein hay còn gọi là kháng nguyên kết hợp bổ thể. - Khàng nguyên ngưng kết hồng cầu nằm trên vỏ bọc. - Kháng nguyển hủy hồng cầu nằm trên vỏ bọc. Kháng nguyên Ribonucleoprotein và kháng nguyên ngưng kết hồng cầu đóng vai trò quan trọng trong tính kháng nguyên của vi rút sởi. 9 Tương ứng có 3 kháng nguyên nói trên có 3 kháng thể được hình thành. Kháng thể ức chế ngưng kết hồng cầu được phát hiện 2-3 ngày sau khi phát ban hiệu giá của chúng tăng lên nhanh và trong vài ngày đã lên 1/256 đến 1/512 nhưng chúng lại hạ rất từ từ, sau 1 năm chúng mới giảm từ ½ độ pha loãng và thường vẫn còn thấy tỉ lệ 1/16 đến 1/32 kháng thể từ 10-15 năm sau khi mắc bệnh. Còn kháng thể làm chệch bổ thể cũng xuất hiện ngay những ngày đầu của phát ban. 10-15 ngày sau đạt tỉ lệ cao và tồn tại rất lâu. Tương tự đối với kháng thể trung hòa tỉ lệ cũng theo đường tiến triển nhưng hàm lượng ít hơn.[12] 1.1.3. Dịch tễ học Sởi là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền rất mạnh, xảy ra quanh năm, cao nhất vào mùa xuân và khắp mọi nơi trên thế giới. Bệnh hay gây thành dịch, chu kỳ 3-4 năm 1 lần. Bệnh sởi xảy ra khắp nới trên thế giới ngay từ thế kỷ XIX người ta nhận định là bệnh rất lan rộng nó xuất hiện tại một quần đảo Faroe (Panum). Tương tự năm 1951 tại Groenland (đảo lớn thuộc Đan Mạch) dịch sởi đã nhập vào 99% dân. Năm 1959 chỉ gây bệnh cho những người không miễn dịch trước. Tại Pháp sởi hiện diện dưới dạng địa phương và toàn quốc ít thấy mùa hè, mùa thu; hàng năm dịch xảy ra vào tháng 1, tháng chạp và đạt cao điểm vào những tháng đầu năm rồi lui hẳn vào tháng 6. Nguồn lây nhiễm duy nhất là người mắc bệnh sởi lây nhiễm trực tiếp từ người sang người, gián tiếp từ thầy thuốc hay nhân viên đều có thể đưa virus từ phòng này sang phòng khác. Đối tượng cảm thụ là trẻ em trên 6 tháng tuổi khi đó miễn dịch tự nhiên do mẹ truyền sang giảm. Người lớn chưa mắc bệnh sởi trước đó, cũng bị mắc, trẻ sơ sinh hoặc trẻ bú mẹ có thể tránh bị bệnh được từ 4-6 tháng tuổi [13]. Nếu ở giai đoạn này mà sởi xuất hiện thì nó thường tiến triển ở thể nhẹ hơn ngược 10 lại nếu thiếu miễn dịch ở mẹ truyền sang thì sẽ bị lây nhiễm và bệnh sởi có thể xảy ra ngay từ tuần lễ đầu của cuộc sống. Trước thời kỳ có vacxin, bệnh phổ biến vào tuổi thơ ấu, nhất là từ 2-6 tuổi. Năm 1990 tại Mỹ có những đợt dịch sởi bộc phát. Nhưng hiện nay nhờ vacxin tam liên, tỷ lệ mắc sởi giảm xuống 99% và bệnh sởi có khuynh hướng chuyển dịch sang trẻ lớn. Năm 1994 tại Việt Nam xảy ra vụ dịch, trẻ mắc sởi lên đến 11.000 trường hợp. Tại Mỹ, tỷ lệ tử vong do sởi trong những năm gần đây chiếm khoảng 2- 3%, chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi do viêm phổi hoặc do viêm não, ở các nước đang phát triển tử vong ước chừng 3-5%. 1.2. VẮC-XIN SỞI 1.2.1. Phân loại Có 2 loại vắc-xin sởi: vắc-xin bất hoạt và vắc-xin sống giảm độc lực. - Vắc-xin bất hoạt (vắc-xin chết) ra đời năm 1958, hiện nay không sử dụng nữa vì đáp ứng miễn dịch thấp và hay gây hiện tượng quá mẫn khi tiêm nhắc lại. - Vắc-xin sống giảm độc lực ra đời năm 1963 lần lượt mang các tên như Edmonston B, Schwarz. Hiện nay trong Chương Trình TCMR, người ta gây miễn dịch sởi cho trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi, và hiệu lực bảo vệ của vắc-xin sởi chỉ đạt 85 - 90%. Vắc-xin Schwarz và Maroten là loại vắc-xin đơn giản hiện nay ở nước ta và các nước đang phát triển vẫn đang sử dụng, nó bảo quản ở nhiệt độ 4 0 C tránh nóng và tránh ánh sáng, chỉ tiêm một mũi 0,5ml dưới da phía ngoài cánh tay. - Vắc-xin tam liên (ROR hay MMR) gây miễn dịch cho trẻ 2 lần, lần đầu vào lúc trẻ được 9 - 15 tháng, lần 2 khi trẻ được 4 - 6 tuổi, hiệu lực bảo vệ đạt 99%. %. Vì vậy ở các nước công nghiệp, người ta dùng loại này. [...]... 63 126 23 21 2 Hiểu biết tốt n % 36 57 ,1 95 75, 4 12 52 ,2 143 67 ,5 Chưa tốt n % 27 42, 9 31 24 ,6 11 47,8 69 32 ,5 p 2= 9, 12 p 0, 05 28 Nhận xét: Các bà mẹ trong nhóm 40-49 tuổi hiểu biết tốt về chủng ngừa sởi đạt tỷ lệ cao 75, 6%, nhóm 30-39 đạt... 2 0,9 Tổng 21 2 100 21 2 100 % Nhận xét: 100 % các cháu được chủng ngừa sởi lần I, và 99,1% trẻ được chủng ngừa sởi lần 2 Bảng 3.4 Biểu hiện trẻ sau khi tiêm Biểu hiện Không biểu hiện Sốt Tổng n 1 95 17 21 2 Tỷ lệ % 92, 0 8,0 100 ,0 Nhận xét: Sau khi tiêm chủng phòng ngừa sởi chỉ có 17 cháu bị sốt chiếm tỷ lệ 8,0% 3 .2 NHẬN THỨC,THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ CHỦNG NGỪA BỆNH SỞI 3 .2. 1 Hiểu biết của các bà. .. 3.1 .2 Thông tin trẻ Bảng 3 .2 Tuổi của trẻ lúc được chủng ngừa Nhóm tuổi 5 tuổi 6 tuổi 7 tuổi 8 tuổi 9 tuổi Tổng n 67 91 39 11 4 21 2 Tỷ lệ % 31,6 42, 9 18,4 5, 2 1,9 100 ,0 Nhận xét: Trẻ được chủng ngừa sởi lần 2 lúc 6 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 42, 9% Sau đó là trẻ 5 tuổi 31,6%, chỉ có 4 trẻ chủng ngừa sởi lần 2 lúc 9 tuổi chiếm 1,9% Bảng 3.3 Chủng ngừa sởi Chủng ngừa sởi Lần I Lần II n % n % Có 21 2 100 21 0. .. bệnh lần 2 là do y tế địa phương bắt buộc Điều này cho thấy, ý thức của các bà mẹ phường Phường Đúc là rất cao về chủng ngừa sởi lần 2, với tinh thần tự giác họ đã đưa con em đi chủng ngừa bệnh sởi lần 2 với tỷ lệ rất cao Đồng thời các bà mẹ cũng hiểu biết đúng độ tuổi chủng ngừa sởi lần 2 là 96,7% (bảng 3. 12) 4 .2. 7 Thái độ và hành vi của bà mẹ về chủng ngừa sởi Qua bảng 3.13., cho thấy trong 7 bà mẹ. .. 98,6%, có 3 bà mẹ không ý kiến chiếm 1,4% có lẽ các bà mẹ này đã nhờ người khác đưa con đi chủng ngừa sởi lần 2 cho con mình 36 4.3 LIÊN QUAN GIỮA TUỔI, NGHỀ NGHIỆP, TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA VỚI VI C CHỦNG NGỪA SỞI LẦN 2 4.3.1 Liên quan giữa tuổi của mẹ với vi c chủng ngừa sởi lần 2 Qua bảng 3. 15 cho thấy các bà mẹ trong nhóm 40-49 tuổi có tỷ lệ hiểu biết tốt về chủng ngừa sởi là 75, 6% Các bà mẹ nhóm tuổi 20 -29 ... vấn các bà mẹ - Phỏng vấn bà mẹ: Dùng bộ câu hỏi in sẵn, trực tiếp phỏng vấn các bà mẹ có con 5- 10 tuổi đã được chọn ngẫu nhiên để thu thập thông tin về nhận thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ đối với vi c chủng ngừa sởi lần 2 cho con mình - Đối chiếu phiếu tiêm chủng cá nhân của trẻ về chủng ngừa sởi với sổ tiêm chủng trẻ tại Trạm Y tế Phường Đúc, để xem trẻ có được ra chủng ngừa sởi lần 2 đúng... quả của Phan Tấn Lập, khi nghiên cứu nhận thức, thái độ hành vi của các bà mẹ về chủng ngừa sởi tại Tuy Hòa (20 07)[ 15] có kết quả tuổi của các bà mẹ tập trung ở nhóm 20 -29 tuổi Đa số các bà mẹ được phỏng vấn là buôn bán chiếm tỷ lệ cao nhất 42, 9%, các bà mẹ có nghề không ổn định chiếm 35, 9%, có 21 , 12% bà mẹ là CBCC Kết quả này phản ánh đúng vị trí phường Phường Đúc là một phường gần trung tâm thành phố, . "Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi của các bà mẹ có con từ 5-10 tuổi về chủng ngừa bệnh sởi lần 2 tại Phường Đúc thành phố Huế& quot; với các mục tiêu sau: 1. Tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành. 17 3.1 .2. Thông tin trẻ 18 3 .2. NHẬN THỨC,THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ 19 CHỦNG NGỪA BỆNH SỞI 19 3 .2. 1. Hiểu biết của các bà mẹ về bệnh sởi 19 3 .2. 2. Nhận thức của bà mẹ về mức độ nguy hiểm bệnh. sởi 21 3 .2. 3. Thái độ và hành vi của bà mẹ về chủng ngừa sởi 23 3.3. LIÊN QUAN GIỮA TUỔI, NGHỀ NGHIỆP, TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA MẸ VỀ CHỦNG NGỪA SỞI LẦN 2 24 3.3.1. Liên quan giữa tuổi về chủng ngừa

Ngày đăng: 25/07/2014, 03:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan