Rabelais và Gogol (Nghệ thuật ngôn từ và văn hoá trào tiếu dân gian) _2 pot

5 375 1
Rabelais và Gogol (Nghệ thuật ngôn từ và văn hoá trào tiếu dân gian) _2 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Rabelais và Gogol (Nghệ thuật ngôn từ và văn hoá trào tiếu dân gian) Vì vậy việc trở về với ngôn lời dân gian sống động là thiết yếu, và nó được thực hiện một cách thật dễ cảm nhận đối với mọi người trong sáng tác của những nhà văn đã diễn đạt thiên tài tâm thức của nhân dân như Gogol. Ở đây đã gạt bỏ cái quan niệm thô thiển thường tồn tại trong các giới chính thống về một sự vận chuyển nào đó thẳng tuột về phía trước. Trở nên sáng rõ là bất kỳ một bước tiến thực sự hệ trọng nào về phía trước cũng song hành với việc trở lại cái cội nguồn ("cái khởi thuỷ"), chính xác hơn là làm mới cái cội nguồn. Chỉ có trí nhớ mới có thể tiến lên phía trước, chứ không phải sự lãng quên. Trí nhớ trở về với cội nguồn và làm mới nó. Tất nhiên, ngay bản thân những thuật ngữ "phía trước" và "phía sau" theo cách hiểu này cũng mất đi tính tuyệt đối khép kín của chúng, đúng hơn là bằng sự tương tác của mình chúng làm lộ ra cái bản chất nghịch lý sống động của chuyển động, đã được triết học nghiên cứu và lý giải theo nhiều cách khác nhau (từ những triết gia ở Élée đến Bergson). Trong trường hợp đời sống ngôn ngữ, sự trở lại như thế có nghĩa là sự khôi phục cái trí nhớ hiện hành, được tích luỹ với đầy đủ dung tích ngữ nghĩa của nó. Một trong những phương tiện khôi phục - làm mới đó chính là văn hoá trào tiếu dân gian, biểu hiện thật rực rỡ trong sáng tác của Gogol. Ngôn từ trào tiếu ở Gogol được tổ chức sao cho mục đích của nó không phải là việc chỉ ra đơn giản các hiện tượng tiêu cực riêng lẻ, mà là khai mở một bình diện đặc biệt của thế giới như một chỉnh thể. Theo nghĩa đó khu vực cười ở Gogol đã trở thành khu vực kết nối. Ở đây cái đối lập và cái không tương hợp được liên kết lại, và tồn tại như một liên hệ. Ngôn từ kéo theo những ấn tượng toàn thể của kết nối - với các thể loại ngôn lời hầu như luôn rất xa với văn chương. Một câu chuyện phiếm đơn thuần (của một quý bà) vang lên trong ngữ cảnh này, trở thành một vấn đề ngôn ngữ, một điều có ý nghĩa, lộ ra từ dưới lớp rác ngôn từ tưởng chừng như vô nghĩa. Trong ngôn ngữ ấy đã diễn ra một sự bứt phá không ngừng khỏi các chuẩn mực văn chương của thời đại, một quan hệ qua lại với các thực tại khác làm nổ tung cái bề mặt chính thống, trực tiếp, "lịch sự" của ngôn từ. Quá trình ăn uống, các biểu hiện khác nhau của đời sống vật chất-thân xác nói chung, một cái mũi có hình kỳ quặc nào đó, một cái bướu, v.v – tất cả đều đòi hỏi ngôn từ để biểu đạt mình, những lối nói và cách phối hợp mới nào đó, cuộc đấu tranh với sự cần thiết phải diễn đạt một cách cẩn trọng, không đụng chạm đến các chuẩn mực. Đồng thời cũng rất rõ ràng là người ta không thể không đụng chạm đến nó. Nảy sinh những vỡ tách, những biến chuyển ý nghĩa từ cực này sang cực khác, sự cố gắng giữ cân bằng và đồng thời là sự bứt phá - những cải biến hài hước ngôn từ khai mở bản chất đa chiều kích của nó và chỉ ra con đường làm mới nó. Phục vụ cho mục đích này là những điệu nhảy cuồng phóng, những nét thú vật bộc lộ trong con người, v.v Gogol chú ý đặc biệt đến quỹ cử chỉ và ngôn từ chửi bới, không xem nhẹ bất kỳ điểm đặc thù nào của ngôn ngữ dân gian trào tiếu. Cuộc sống bên ngoài sắc phục và chức tước cuốn hút ông với sức mạnh phi thường, mặc dù thời trai trẻ ông từng mơ ước tới chức tước và sắc phục. Quyền năng bị chà đạp của tiếng cười tìm được ở ông người bênh vực và người diễn đạt, mặc dù suốt đời ông luôn nghĩ về thứ văn học nghiêm trang, bi kịch và duy luân. Như vậy, ta thấy sự va đập và tương tác giữa hai thế giới: một thế giới hoàn toàn hợp pháp, chính thống, được hình thức hoá bằng các phẩm hàm và sắc phục, biểu hiện nổi bật trong mơ ước về "cuộc sống kinh thành", và một thế giới trong đó tất cả đều nực cười và không nghiêm túc, nơi chỉ có tiếng cười là nghiêm túc. Sự lố bịch và phi lý mà thế giới ấy mang theo, hoá ra, ngược lại, lại là nhân tố bên trong kết nối thực sự với thế giới khác, thế giới bên ngoài. Đó là sự phi lý vui nhộn của những nguồn cội dân gian, có rất nhiều tương hợp ngôn ngữ được Gogol khắc ghi lại một cách chính xác. Vì vậy, thế giới của Gogol lúc nào cũng nằm trong vùng kết nối (cũng như bất kỳ mô tả trào tiếu nào). Trong khu vực này tất cả các vật lại trở nên sờ mó được, đồ ăn thức uống được trưng ra nhờ các phương tiện ngôn ngữ có khả năng gợi nên sự thèm muốn, có thể có những mô tả phân tích cặn kẽ các động tác riêng biệt mà vẫn không mất đi tính chỉnh thể. Tất cả trở nên rất thật, hiện thời, có mặt trong thực tại. Một điểm đặc trưng là không có gì hệ trọng trong những gì Gogol muốn truyền đạt lại được ông thể hiện ở khu vực hồi ức. Ví dụ, quá khứ của Chichikov được mô tả ở vùng xa và trên một bình diện ngôn ngữ khác so với việc kiếm tìm "những linh hồn chết" của y,- ở đây không có tiếng cười. Còn ở đâu thực sự bộc lộ tính cách, thì cái tố chất cười kết nối, va đập, liên kết với mọi thứ xung quanh luôn thường xuyên hoạt động. Điều quan trọng là thế giới trào tiếu ấy luôn luôn mở cho những tương tác mới. Cái khái niệm truyền thống quen thuộc về chỉnh thể và thành tố của chỉnh thể chỉ có được ý nghĩa trong chỉnh thể, ở đây cần được xem xét lại và nghiên cứu sâu hơn. Vấn đề là ở chỗ mỗi thành tố như thế đồng thời lại là đại diện cho một chỉnh thể nào đó khác (ví dụ, của văn hoá dân gian), mà trong đó nó trước hết sẽ tìm ra ý nghĩa của mình. Như vậy, tính chỉnh thể của thế giới của Gogol về mặt nguyên tắc không đóng kín, không tự thoả mãn. Chỉ có nhờ văn hoá dân gian cái tính đương thời nơi Gogol mới dự phần được vào "thời đại lớn". Nó đem đến chiều sâu và mối liên hệ cho các hình tượng tập thể được carnaval hóa: đại lộ Nevski, giới quan chức, giới thư lại, các bộ, cục (phần đầu Chiếc áo khoác, câu chửi: "Bộ của những trò đểu giả và nhảm nhí", v.v ). Chỉ trong nền văn hóa ấy mới hiểu được những cuộc tử vong vui nhộn, những cái chết vui vẻ trong sáng tác của Gogol – một Bulba sau khi bị mất cái tẩu, chủ nghĩa anh hùng vui nhộn, sự biến thái của Akaki Akakievich lúc lâm chung (cơn mê sảng trước khi chết với những lời chửi rủa và nổi loạn), những cuộc phiêu lưu của y sau khi lìa đời. Các tập thể được carnaval hóa, về thực chất, được tiếng cười dân gian rút ra khỏi cuộc sống "thật sự", "nghiêm túc", "xứng đáng". Không có điểm nhìn nghiêm túc đối lập với tiếng cười. Tiếng cười là "nhân vật tích cực duy nhất". Vì thế, chất nghịch dị ở Gogol không phải là sự phá vỡ đơn giản những chuẩn mực, mà là sự phủ định tất cả các chuẩn mực trừu tượng, khô cứng có kỳ vọng trở thành tuyệt đối và vĩnh cửu. Ông phủ định tính hiển nhiên và thế giới của cái "đương nhiên" vì sự bất ngờ và không thể lường trước của sự thật. Dường như ông muốn nói rằng cần chờ đợi cái thiện không phải từ những cái ổn định và quen thuộc, mà từ "phép lạ". Ở đây ẩn chứa tư tưởng của nhân dân về sự đổi mới và sự khẳng định cuộc sống. Về mặt này việc trưng mua những linh hồn chết và những phản ứng khác nhau trước đề nghị ấy của Chichikov cũng bộc lộ sự gần gũi với các quan niệm dân gian về mối liên hệ giữa sự sống và cái chết, sự cười nhạo kiểu carnaval về chúng. Ở đây cũng có yếu tố trò chơi carnaval với cái chết và ranh giới giữa sự sống và cái chết (ví dụ, trong những lập luận của Sobakevich về việc ở những người sống có rất ít ích lợi, nỗi sợ hãi của Korobochka trước những người chết và câu thành ngữ "chống hàng rào bằng xác chết được chăng", v.v ). Trò chơi carnaval trong sự va đập giữa cái nhỏ mọn và cái nghiêm túc, cái khủng khiếp; những quan niệm được bóp méo theo kiểu carnaval về sự bất tận và vĩnh cửu (những cuộc kiện tụng bất tận, những điều vô lý bất tận, v.v ). Cũng như thế cuộc du hành của Chichikov không bao giờ hoàn tất. Trong viễn cảnh ấy chúng ta sẽ nhận thấy chính xác hơn những đối chiếu với các hình tượng và chủ đề có thật của chế độ nông nô (việc mua bán người). Những hình tượng và chủ đề ấy kết thúc cùng với sự cáo chung của chế độ nông nô. Còn các hình tượng và tình huống chủ đề của Gogol thì bất tử, chúng sống trong thời đại lớn. Một hiện tượng thuộc về thời đại nhỏ có thể mang tính phủ định thuần tuý, có thể chỉ đáng ghét, nhưng trong thời đại lớn nó lại mang tính nhị chức năng và đáng yêu như là một bộ phận của sinh tồn. Từ bình diện, nơi chỉ có thể hủy diệt chúng, căm ghét chúng hoặc chấp nhận chúng, nơi chúng đã không còn nữa, tất cả những Pliuskin, Sobakevich ấy và những người khác đã bước sang một bình diện khác, nơi họ ở lại vĩnh viễn, nơi họ được thể hiện với toàn bộ sự can dự vào cuộc sinh tồn luôn luôn biến đổi, nhưng không bao giờ mất đi. Một nhà văn trào phúng khi cười thì không bao giờ vui vẻ. Bởi anh ta u sầu và ảm đạm. Còn ở Gogol tiếng cười chiến thắng tất cả. Cụ thể ông đã làm nên theo cách của mình một sự thanh tẩy cái tầm thường, ti tiện. Vấn đề tiếng cười của Gogol chỉ có thể được đặt ra và giải quyết đúng đắn trên cơ sở nghiên cứu nền văn hoá trào tiếu dân gian 1940, 1970 . Rabelais và Gogol (Nghệ thuật ngôn từ và văn hoá trào tiếu dân gian) Vì vậy việc trở về với ngôn lời dân gian sống động là thiết yếu, và nó được thực hiện một. những phương tiện khôi phục - làm mới đó chính là văn hoá trào tiếu dân gian, biểu hiện thật rực rỡ trong sáng tác của Gogol. Ngôn từ trào tiếu ở Gogol được tổ chức sao cho mục đích của nó không. trong con người, v.v Gogol chú ý đặc biệt đến quỹ cử chỉ và ngôn từ chửi bới, không xem nhẹ bất kỳ điểm đặc thù nào của ngôn ngữ dân gian trào tiếu. Cuộc sống bên ngoài sắc phục và chức tước cuốn

Ngày đăng: 25/07/2014, 02:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan