Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh _1 pot

5 366 0
Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh _1 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh Lịch sử không phải là quá khứ bất biến Lịch sử là tiến trình liên tục của những thay đổi trong đó có sự chuyển động tương tác tạo nên hiệu ứng tiềm ẩn những bất ngờ. Khoa học tự nhiên thế giới đã biết đến thuyết “hiệu ứng cánh bướm”: liệu một con bướm vỗ cánh ở Brazil có thể tạo nên một cơn bão lớn ở Texas. Nhà văn Nam Dao ở các cuốn tiểu thuyết lịch sử Gió lửa và Đất trời đã thừa nhận sự ảnh hưởng của lý thuyết đó bằng việc đặt lịch sử trước những khả năng chuyển đổi (4) . Đó cũng là tư tưởng của Erich Emanuel Schmitt trongNửa kia của Hitler, từ giả thiết nếu năm 1908 Hitler trúng tuyển trường Đại học Mỹ thuật Viên tác giả lật lại lịch sử nhân loại thế kỷ XX và dõi theo hai nửa con người, hai nửa cuộc đời khác nhau của Hitler. Với ý tưởng đó người ta nhận ra rằng, từ một sự việc rất nhỏ có thể tạo ra sự kiện lịch sử lớn. Và hơn ai hết các nhà văn khi đối diện với lịch sử sẽ phải tự hỏi “tại sao lịch sử diễn ra như thế này mà không phải thế kia”. Với tư duy lịch sử hiện đại, Nguyễn Xuân Khánh luôn đặt lịch sử trong trạng thái động. Thói quen “trung thành với lịch sử” khiến người ta tìm đến các tài liệu lịch sử chính thống để đối chiếu và chấp nhận một lịch sử đã hoàn tất, các nhân vật sự kiện trở thành những bức tranh được “đóng khung”, ổn định trong kinh nghiệm cộng đồng. Trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, các nhân vật, sự kiện lịch sử… không đơn nghĩa mà trở nên đa diện khi được soi chiếu từ nhiều góc độ. Nhà văn đặt nhân vật trong những mối quan hệ phức tạp của gia đình và xã hội. Chẳng hạn nhân vật Hồ Quý Ly được hiện lên trong các vai khác nhau: một yếu nhân văn võ song toàn, một con người với cảm nhận tinh tế sâu sắc, một người chồng, người cha nén chặt tình cảm trong lòng, một kẻ loạn thần tặc tử thâm hiểm, tàn bạo… Ở mỗi góc nhìn, việc đổi mới của Hồ Quý Ly cũng không đồng nhất: trong mắt những người thuộc phe bảo thủ như Nguyên Hàng, Khát Chân, Đoàn Xuân Lôi thì đó là chính sách trái với lề lối tổ tiên, là dấu hiệu của âm mưu thoán nghịch, ngược lại, trước lòng ngưỡng mộ của Nguyễn Cẩn, Hán Thương thì đó là việc làm cần thiết cấp bách mà chỉ bậc minh quân trí dũng mới thực hiện được, những người như Sử Văn Hoa, Nguyên Trừng hiểu rõ đất nước cần phải lột xác nhưng họ vẫn băn khoăn cách làm ấy có đúng không. Đặt quá khứ trước những khả năng khác nhau, nhà văn cũng để ngỏ nhiều chi tiết lịch sử. Cái chết của nhà sử học Sử Văn Hoa là một bí ẩn, liệu nó liên quan đến phe Trần Khát Chân và thuộc hạ của ông với thế võ Hạ Ngọc Trản hay phe Hồ Quý Ly với kẻ thân tín Nguyễn Cẩn, người đã “tịnh thân” để được thăng tiến. Trong Mẫu Thượng ngàn, những lời đồn đại về tướng sát phu của cô Mùi và cái chết kỳ lạ của Philippe, người chồng thứ ba vẫn là một “nghi án”. Kỹ thuật bỏ ngỏ này có điểm gần gũi với Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn thường đưa vào tác phẩm những chi tiết gây bất tín nhận thức, dựa vào những tài liệu sưu tầm, sử dụng lời đồn đại, hiến cho người đọc những đoạn kết nhiều khả năng khác nhau. Qua đó người đọc có thể tự mình rút ra kết luận cũng như đối thoại với lịch sử. Nhà văn không phải là người biết trước kể cho chúng ta nghe câu chuyện lịch sử. Và như vậy lịch sử không hoàn toàn là cái đã xảy ra mà là cái có thể xảy ra, lịch sử trở thành một sáng tạo mới trong mỗi cá nhân người đọc. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh không nhất thiết hướng tới xác lập một hình ảnh cố định trong lòng người đọc, một Hồ Quý Ly bạo chúa hay một nhà cách tân mà trong Hồ Quý Ly luôn có cả hai mặt sáng và tối. Nhà văn luôn tạo ra ý thức tranh luận trước mỗi đối tượng. Cha con Nghệ Hoàng là những ông vua hiền, nhân từ, đức độ nhưng để cho muôn dân đói khổ lầm than, đất nước chiến tranh loạn lạc, vậy có phải là bậc minh quân? Sự đối thoại của nhiều luồng tư tưởng được thể hiện ở rất nhiều phát ngôn trực tiếp bên cạnh những đối thoại ngầm được gửi gắm qua hình tượng nghệ thuật sinh động. Phải chăng cuộc hôn phối đầy bí ẩn của “ông Tây” Philippe với bà Mùi, người đàn bà bản xứ thuần Việt cũng như hình ảnh đứa bé được(bị) sinh ra trong ngày hội chính là những ẩn dụ về một dân tộc, một nền văn hoá luôn bị cưỡng bức đồng hoá? Truyện kể lịch sử đảm bảo tính khách quan bằng việc tạo khoảng cách đối với độc giả, trần thuật từ một điểm nhìn nhất quán hoặc nhân danh chân lý để trần thuật. Đó là điểm nhìn hướng ngoại, hướng tới cái chung, tới kinh nghiệm cộng đồng và chủ thể trần thuật là người hướng đạo cho độc giả. Trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh có sự đan xen trần thuật ở ngôi thứ ba với trần thuật ngôi thứ nhất. Nhà văn nhập thân vào nhân vật để cho nhân vật Hồ Nguyên Trừng xưng “tôi” kể chuyện, nhân vật như thoát ra khỏi cái khung lịch sử đã khép kín để đối thoại với hiện tại. Trong tiểu thuyết Nữ Hoàng, xuất bản năm 2003 tại Pháp, Sơn Táp cũng đã thành công khi để cho nhân vật lịch sử kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Nhân vật Võ Tắc Thiên xưng tôi dẫn dắt người đọc đi theo dòng suy tưởng và tâm trạng sâu khuất của người đàn bà tên là Chiếu từ lúc nằm trong bụng mẹ tới lúc giữ vị trí tột đỉnh vinh quang của một đế chế lớn nhất thiên hạ. Với cách tiếp cận nhân vật từ thế giới nội quan, Nữ Hoàng đã tạo được một cái nhìn mới về lịch sử. Trong Hồ Quý Ly từ nhân vật Hồ Nguyên Trừng xưng “tôi”, các nhân vật lịch sử khác đều được kéo gần lại, họ là những người cùng thời với “người kể chuyện”. Nếu đặt tác phẩm này trong hệ thống các tiểu thuyết lịch sử trước đó rõ ràng nó tạo ra bước ngoặt mới bằng việc phá vỡ cấu trúc truyền thống. Tiểu thuyết về đề tài lịch sử bám vào các sự kiện hoặc nhân vật lịch sử nên khó tránh khỏi lối cấu trúc biên niên. Cấu trúc tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh linh hoạt, trục thời gian xáo trộn, điểm nhìn trần thuật liên tục luân chuyển, đan xen điểm nhìn bên ngoài và bên trong, tâm điểm của mạch trần thuật cũng luân chuyển khiến cho người đọc phải luôn tự bổ sung và phán xét lại về nhân vật, hành động, sự kiện. Ngoài hai giọng kể chính thay đổi luân phiên là người kể chuyện xưng “tôi” và người kể chuyện khách quan, ở nhiều đoạn điểm nhìn trần thuật được chuyển vào Nghệ Tôn,Thuận Tôn, Hồ Quý Ly. Trong Mẫu Thượng ngàn, xuyên suốt tác phẩm là giọng kể khách quan nhưng ngoài việc di chuyển điểm nhìn vào các nhân vật, nhà văn còn trực tiếp để cho nhân vật bà Ba Váy tự sự. Cũng giống nhân vật Hồ Nguyên Trừng, bà Ba là nhân vật xưng “tôi” có thể tạo ra một cách nhìn trung tâm. Mỗi điểm nhìn trần thuật gắn với một sự tự ý thức, thành ra cùng một nhân vật, cùng một hiện thực nhưng được nhìn từ nhiều điểm khác nhau, có thể đánh giá theo nhiều cách khác nhau. Nhân vật trong quá khứ thoát ra khỏi quá khứ để đối thoại với hiện tại, sống động chứ không phải là những cổ vật im lìm. Có thể thấy lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là phương tiện để chuyển tải tư tưởng chứ không phải là mục đích. Thực ra, Nguyễn Xuân Khánh đã rất thành công khi tái tạo lại không khí lịch sử, bức tranh của thời đại đã qua nhưng đóng góp của nhà văn là ở tư duy mới mẻ về lịch sử, lịch sử đã qua không khép lại mà hoàn toàn có thể mở ra những chân trời khám phá mới, nó phù hợp với tư duy của con người hiện đại, luôn lật trở, hoài nghi những giá trị tưởng như đã xác định. Lịch sử ở trong con người Nhận định về sự khác nhau giữa vai trò của nhà văn với nhà sử học, M. Kundera cho rằng: khoa chép sử viết lại lịch sử xã hội chứ không phải con người, vì vậy những sự kiện lịch sử được nói đến trong các tiểu thuyết của tôi thường bị khoa chép sử bỏ quên (5) . Tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử vấp phải vấn đề muôn thuở đó là cần phải giải quyết mâu thuẫn giữa sự thật và hư cấu, lịch sử yêu cầu tính chân thực trong khi văn học cho phép hư cấu. Giải pháp tốt nhất có thể thực hiện đó là nhà văn giải quyết mối mâu thuẫn giữa sự thật và hư cấu bằng sự thật của con người, độc giả có quyền không tin nhà văn nhưng sự thật về con người theo logic khách quan thì không thể phủ nhận (6) . Khám phá con người trong lịch sử vốn không phải là chuyện mới, bởi “văn học là nhân học”, tuy nhiên, khi nhà văn tiếp cận lịch sử có thể bị hút vào các sự kiện, biến cố mà làm mờ nhạt đi khả năng khám phá con người. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh lấy con người làm tâm điểm chứ không lấy việc tái hiện lịch sử hoặc minh hoạ lịch sử làm mục đích phản ánh. Nhà văn muốn khám phá sự phản chiếu của thời đại lịch sử vào tâm lý, tính cách, số phận cụ thể của con người, đồng thời qua đó ông đặt lại một số vấn đề cần nhận thức với tinh thần hoài nghi cái lịch sử “tại ngoại” mà số đông chúng ta vẫn coi là tất yếu. Mối quan hệ giữa cá nhân và lịch sử chính là một phương diện giúp chúng ta tìm ra dấu ấn lịch sử trong con người. Con người làm ra lịch sử nhưng cũng là nạn nhân của lịch sử. Bằng những hành động của mình, con người tạo ra biến cố nhưng trong guồng quay của bánh xe lịch sử nó cũng bị lịch sử quy định. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh bao gồm một hệ thống nhân vật đông đảo từ những nhân vật có thật trong lịch sử tới những nhân vật hư cấu, từ tầng lớp dân thường vô danh tới nhân vật can dự trực tiếp vào lịch sử, họ đều bị mắc kẹt trong lịch sử và thực sự mang trên mình ý nghĩa lịch sử. Nhân vật Hồ Quý Ly là một kiểu cá nhân “bị” lịch sử chọn. Trong Hồ Quý Ly hội tụ đầy đủ phẩm chất của người có thể thực hiện nhiệm vụ lịch sử, là người tạo ra lịch sử với cá tính mạnh mẽ, quyết liệt, khả năng nắm bắt tình thế, biết nhìn người, dùng người, tài năng sắp đặt điều khiển mưu đồ chính trị… Là người đương đầu với giông bão của thời cuộc, ban đầu Quý Ly chỉ định làm biến pháp nhưng càng vấp phải sự chống đối ông càng quyết tâm nắm lấy quyền lực tối thượng, gạt bỏ mọi lực cản bằng bạo lực đẩy ông vào vị trí của kẻ thoán nghịch đầy bi kịch cá nhân . Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh Lịch sử không phải là quá khứ bất biến Lịch sử là tiến trình liên tục của những thay đổi trong đó có sự. ra lịch sử nhưng cũng là nạn nhân của lịch sử. Bằng những hành động của mình, con người tạo ra biến cố nhưng trong guồng quay của bánh xe lịch sử nó cũng bị lịch sử quy định. Tiểu thuyết Nguyễn. chép sử viết lại lịch sử xã hội chứ không phải con người, vì vậy những sự kiện lịch sử được nói đến trong các tiểu thuyết của tôi thường bị khoa chép sử bỏ quên (5) . Tiểu thuyết viết về đề

Ngày đăng: 25/07/2014, 01:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan