CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 pptx

5 325 0
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 Dân gian ngày nay vẫn còn nhớ rõ: các làng dọc sông Giá và sông Bạch Đằng từ bến Đụn đến Điền Công, Yên Giang đều nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Trần Quốc Tuấn, đã tích cực ủng hộ lương thực và các phương tiện chiến đấu, là lực lượng hậu cần tại chỗ của quân đội. Nhân dân còn lấy bè nứa, thuyền nan của mình chất đầy những củi khô, dầu trám làm chất đốt chuẩn bị cho chiến thuật hỏa công trong trận đánh. Gia phả họ Vũ ở Hàng Kênh (khu phố Lê Chân, Hải Phòng) và những chuyện dân gian ở vùng này còn ghi lại công lao của Vũ Chí Thắng. Ông đã đi theo Trần Quốc Tuấn nghiên cứu địa hình, sông nước vùng Bạch Đằng và vẽ bản đồ chiến trận cho chủ soái. Ở trại Yên Hưng (Yên Giang, Yên Hưng) có bà cụ già bán nước nghèo đã tận tình chỉ dẫn cho Trần Quốc Tuấn biết tình hình con nước triều lên xuống và địa hình cả vùng tả ngạn Bạch Đằng. Khi quân đội nhà Trần kéo về đây bày trận, bà còn đem tất cá của cải hiến dâng cho sự nghiệp cứu nước. Tài sản của một bà hàng nước không có bao nhiêu nhưng tấm lòng yêu nước của bà thật đẹp đẽ đáng kính. Tấm bia đá ghi sự tích và đền thờ Vua Bà bên bến đò Rừng là chứng tích về hành động cao cả của bà cụ già nghèo này. Và xa hơn, Ở Điều Yêu Đông (An Hải, Hải Phòng) có Hoàng Thầnl (Thần phả Điều Yêu Đông), ở trang Linh Động xã Đồng Minh (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) cũng có Hoa Thành tập hợp dân làng theo Trần Quốc Tuấn đi chiến đấu (Thần phả thành hoàng làng Linh Động và gia phả họ Hoa tại địa phương này). Những đội dân chúng vũ trang ở vùng Bạch Đằng và nơi khác, giàu lòng yêu nước, sẵn sàng chiến đấu quyết giữ nước, giữ làng. Nhiều người có gia đình bị giặc tàn phá giết hại trong các cuộc càn quét của Ô Mã Nhi ở Trúc Động, ở Đại Bàng, ở Tháp Sơn (vùng Đồ Sơn, Hải Phòng) trước đó không lâu. Nợ nước và thù nhà chồng chất càng tăng thêm sức mạnh và quyết tâm của họ. Sự kết hợp chặt chẽ giữa quân đội và nhân dân trong trận quyết chiến Bạch Đằng là sự thực hiện thành công phương châm chỉ đạo chiến tranh của Trần Quốc Tuấn: "cả nước chung sức”. Sự kết hợp đó đã phát huy cao độ sức mạnh tinh thần và vật chất của quân dân ta, là hình ảnh tuyệt đẹp của chiến tranh nhân dân trong lịch sử đất nước. Toàn bộ lực lượng quân sự trên đây đều đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, có sự tham dự của hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Dưới trướng Trần Quốc Tuấn có nhiều danh tướng nhà Trần như: tướng Nguyễn Khoái chỉ huy quân Thánh dực nghĩa dũng, tướng Phạm Ngũ Lão chỉ huy quân Hữu vệ thánh dực, nội minh tự Đỗ Hành; có những tướng soái thuộc dòng dõi tôn thất nhà Trần như Trần Quốc Hiện, Trần Quốc Bảo, có nhiều người chỉ huy tài giỏi xuất thân nô tì hay bình dân như Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Xuân và biết bao nhiêu người chỉ huy dân binh mưu trí, dũng cảm. Trần Quốc Tuấn đã dùng đại bộ phận quân thủy bộ, bố trí thành một trận địa mai phục lớn ở thượng lưu sông Bạch Đằng. Đây là một trận thủy chiến nên thủy quân của ta giữ vai trò quan trọng. Một bộ phận thủy quân mạnh lợi dụng ghềnh Cốc và các bãi cọc nhọn được bố trí ở cửa sông Chanh, sông Kênh, sông Rút làm nhiệm vụ chặn đầu, bịt kín mọi lối tháo chạy của địch ra biển. Một bộ phận khác giấu quân trong các nhánh sông đổ ra thượng lưu sông Bạch Đằng và hạ lưu sông Đá Bạc làm nhiệm vụ khóa đuôi, dồn đoàn thuyền của địch vào trận địa quyết chiến. Một số thuyền chiến nữa mai phục sẵn trong sông Giá, sông Thải, sông Gia Đước và các nhánh sông bên hữu ngạn, bất ngờ đánh tạt ngang vào đội hình hành quân của đoàn thuyền chiến địch, dồn chúng về bên tả ngạn để rồi tiêu diệt trước bãi cọc. Nhiều bè nứa, thuyền nan chứa đầy củi khô tẩm các thứ nhựa và dầu cháy, cũng được chuẩn bị sẵn ở chân núi Tràng Kênh để bất ngờ lao vào đoàn thuyền giặc, thực hiện kế hoạch đánh hỏa công. Một đội thuyền chiến nhẹ của ta còn săn sàng khiêu chiến để nhử địch nhanh chóng lọt vào trận địa mai phục. Bộ binh của ta một phần mai phục ở núi Tràng Kênh để phối hợp với thủy binh chiếm giữ điểm cao lợi hại này và sẵn sàng đánh bật quân địch xuống sông nếu chúng dám liều lĩnh đổ bộ lên. Lực lượng mai phục ở Tràng Kênh do tướng Trần Quốc Bảo chỉ huy (Theo Đại Nam nhất thống chí, Gia phả họ Vũ Đình ở Minh Tân và di tích núi Hoàng Tôn). Đại bộ phận bộ binh bố trí mai phục trong những cánh rừng và bãi sú vẹt ven sông bên tả ngạn, nhiều nhất là ở vùng cửa sông Chanh, sông Kênh, sông Rút. Đây sẽ là nơi hàng trăm thuyền chiến của địch bị dồn lại và quân thủy bộ của ta phối hợp với nhau, đánh cả trên sông, trên bờ, tiêu diệt toàn bộ quân địch. Như vậy là một cạm bẫy lớn, hết sức lợi hại của quân dân ta đã được giương sẵn ở Bạch Đằng. Nhưng muốn cho trận địa mai phục phát huy hết tác dụng của nó thì một yêu cầu quan trọng là phải bảo đảm bí mật và phải làm sao dẫn dắt quân địch lọt vào cạm bẫy theo đúng đường và thời gian có lợi nhất cho ta. Trần Quốc Tuấn bố trí một lực lượng quân đội phối hợp với các đội dân binh địa phương đánh địch trên suốt đường rút lui của chúng từ Vạn Kiếp đến Bạch Đằng. Nhiệm vụ trước hết của lực lượng này là đánh lui đội kỵ binh hộ tống của Thoát Hoan đã cô lập hoàn toàn đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và để cho chúng không phát hiện đưược trận địa mai phục của ta ở hai bên bờ sông. Sau đó quân ta đánh kiềm chế để bảo đảm đưa quân địch vào trận địa quyết chiến sau khi ta đã chuẩn bị xong và đúng vào lúc nước triều bắt đầu xuống. Có như thế những trận đánh quyết liệt mới diễn ra vào lúc nước xuống thấp, và ghềnh Cốc cũng như những bãi cọc mới phát huy được tác dụng. Đây là một kế hoạch đánh kiềm chế và nhử địch rất phức tạp, khó khăn. Một bộ phận quân chủ lực do vua Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông chỉ huy phối hợp với dội dân binh của Nguyễn Xuân đóng ở núi Kính Chủ (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Kinh Thầy, sẵn sàng hỗ trợ để bảo đảm thực hiện thắng lợi kế hoạch kiềm chế và nhử địch. Sau khi quân địch đã lọt vào trận địa mai phục ở Bạch Đằng thì đạo quân của hai vua Trần sẽ theo sông Kinh Thầy, Đá Bạc tiến xuống phối hợp với đại quân tiêu diệt đoàn thuyền địch trên trận địa quyết chiến. . CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 Dân gian ngày nay vẫn còn nhớ rõ: các làng dọc sông Giá và sông Bạch Đằng từ bến Đụn đến Điền Công, Yên. gian ở vùng này còn ghi lại công lao của Vũ Chí Thắng. Ông đã đi theo Trần Quốc Tuấn nghiên cứu địa hình, sông nước vùng Bạch Đằng và vẽ bản đồ chiến trận cho chủ soái. Ở trại Yên Hưng (Yên. Tuấn đi chiến đấu (Thần phả thành hoàng làng Linh Động và gia phả họ Hoa tại địa phương này). Những đội dân chúng vũ trang ở vùng Bạch Đằng và nơi khác, giàu lòng yêu nước, sẵn sàng chiến

Ngày đăng: 25/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan