THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN HIỆP QUỐC VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM_2 ppsx

9 270 0
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN HIỆP QUỐC VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM_2 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN HIỆP QUỐC VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM * Khoá đặc biệt thường kỳ: Do Tổng thư ký Liên hợp quốc triệu tập, theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an hoặc đa số các nước thành viên Liên hợp quốc. Khoá họp đặc biệt thường kỳ sẽ được tổ chức trong vòng 15 ngày kể từ khi Tổng thư ký nhận được yêu cầu trừ khi Đại hội đồng đã ấn định ngày tổ chức khoá họp đặc biệt từ trước. Sau đó, Tổng thư ký sẽ thông báo cho các nước thành viên ít nhất 14 ngày trước khi khai mạc khoá họp đặc biệt, nếu không thì phải trước 10 ngày. Cho tới nay, đã có 27 khoá họp đặc biệt thường kỳ trong đó chủ yếu là theo yêu cầu của Đại hội đồng. Chủ đề của các khoá họp bao gồm các vấn đề chính trị, kinh tế, môi trường, xã hội. Từ năm 1990 trở lại đây, các khoá họp đặc biệt thường kỳ của Đại hội đồng chủ yếu xoay quanh các vấn đề như: hợp tác kinh tế quốc tế, ma tuý, dân số, môi trường, bình đẳng giới, HIV/AIDS. Điều này cho thấy rõ xu thế của của Liên hợp quốc sau chiến tranh lạnh là tập trung bàn về vấn đề phát triển. * Khoá họp đặc biệt khẩn cấp: Có thể được triệu tập trong vòng 24 giờ kể từ khi Tổng thư ký nhận được yêu cầu của Hội đồng Bảo an, hoặc yêu cầu hoặc thông báo của đa số các nước thành viên Liên hợp quốc. Khoá họp này phải được thông báo cho các nước thành viên ít nhất trước 12 giờ. Cho tới nay đã có 10 khóa họp đặc biệt khẩn cấp được triệu tập, trong đó đa số được triệu tập theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an còn lại là của các nước đặc biệt quan tâm đến tình hình xung đột. Vì mang tính khẩn cấp nên chủ đề của các khoá họp này cũng có những nét khác so với các khoá họp đặc biệt thường kỳ ở chỗ các khoá họp đặc biệt khẩn cấp thường bàn về các vấn đề chính trị cụ thể như giải quyết xung đột khu vực hoặc trong bản thân một nước (vấn đề Trung đông 1956, Hungary 1956, Trung đông 1958, Congo 1960 ). Khi muốn yêu cầu triệu tập một khoá họp đặc biệt, Hội đồng Bảo an phải có một quyết định chính thức về vấn đề này được 9 thành viên Hội đồng Bảo an bỏ phiếu ủng hộ. Mặc dù Hiến chương quy định các khoá họp đặc biệt được triệu tập theo yêu cầu của đa số thành viên Liên hợp quốc nhưng trên thực tế cho đến nay chưa có một yêu cầu nào được đưa ra và có chữ ký của đa số nước thành viên. Thay vào đó, một nước thành viên sẽ trình yêu cầu triệu tập khoá họp đặc biệt lên Tổng thư ký Liên hợp quốc. Tổng thư ký sẽ ngay lập tức thông báo các nước thành viên khác và hỏi ý kiến của họ về yêu cầu này. Nếu đa số các nước bỏ phiếu thuận trong vòng 30 ngày thì một khoá họp đặc biệt sẽ được triệu tập. * Kết quả của các khoá họp: thể hiện bằng các nghị quyết và quyết định được thông qua (các hình thức thông qua văn kiện được đề cập ở phần thủ tục hoạt động). Các nghị quyết và quyết định này không có giá trị ràng buộc pháp lý mà chỉ có giá trị khuyến nghị và đạo lý phản ánh ý chí, nguyện vọng chung của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. 1.3.2. Cơ cấu: Có 6 Uỷ ban chính: + Uỷ ban 1: Giải trừ quân bị và An ninh quốc tế + Uỷ ban 2: Kinh tế - Tài chính + Uỷ ban 3: Văn hoá - Xã hội - Nhân đạo + Uỷ ban 4: Chính trị đặc biệt và Phi thực dân hoá + Uỷ ban 5: Hành chính - Ngân sách Liên hợp quốc + Uỷ ban 6: Luật pháp quốc tế Ngoài ra còn có các Uỷ ban sau được thành lập theo các nguyên tắc thủ tục của Đại hội đồng: * Các Uỷ ban thủ tục; * Các Uỷ ban thường trực; * Các cơ quan đặc biệt và phụ trợ. * Các Uỷ ban thủ tục + Uỷ ban chung Uỷ ban này gồm Chủ tịch Đại hội đồng, 21 phó chủ tịch và 6 chủ tịch các uỷ ban chính. Uỷ ban này xem xét chương trình nghị sự tạm thời và danh sách các vấn đề bổ sung, xem xét các đề nghị về việc bổ sung các đề mục vào chương trình nghị sự, bố trí sắp xếp các đề mục vào các uỷ ban và trình báo cáo lên Đại hội đồng để được phê duyệt. Uỷ ban này giúp Chủ tịch Đại hội đồng vạch ra chương trình nghị sự cho các cuộc họp toàn thể, quyết định các đề mục trọng tâm, phối hợp công việc giữa các Uỷ ban, và nói chung làm các việc của Đại hội đồng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch. Uỷ ban cũng có thể đưa khuyến nghị cho Đại hội đồng về thời gian kết thúc của các khoá họp. Tuy nhiên, Uỷ ban không thể quyết định bất cứ vấn đề gì có tính chất chính trị. + Uỷ ban kiểm tra tư cách đại biểu Uỷ ban này gồm 9 thành viên được bầu ngay lúc bắt đầu mỗi khóa họp theo đề nghị của Chủ tịch. Uỷ ban xem xét và báo cáo về các uỷ nhiệm thư của các đại biểu. Nếu một đại diện bị một thành viên Uỷ ban phản đối sẽ tạm thời ngồi trong Đại hội đồng với các quyền như các đại diện khác cho tới khi Uỷ ban đã báo cáo và Đại hội đồng có quyết định về vấn đề đó. * Các Uỷ ban thường trực Có 2 Uỷ ban thường trực được thành lập, theo qui định thủ tục của Đại hội đồng, để giải quyết các vấn đề tiếp theo trong và giữa các khoá họp thường kỳ. + Uỷ ban tư vấn về các vấn đề hành chính và ngân sách: Uỷ ban này được thành lập tại phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng theo Nghị quyết 14A(I)(1946). Uỷ ban có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo về ngân sách thường của Liên hợp quốc và ngân sách của việc gìn giữ hoà bình và các tài khoản của Liên hợp quốc, và ngân sách hành chính của các cơ quan chuyên môn. Uỷ ban này cũng tư vấn cho Đại hội đồng về các vấn đề hành chính và tài chính khác. Số thành viên của Uỷ ban tăng lên nhiều lần, hiện nay có 16 thành viên (theo Nghị quyết 32/103(1977) của Đại hội đồng). Các thành viên của Uỷ ban được Đại hội đồng bầu ra theo khuyến nghị của Uỷ ban 5 trên cơ sở đại diện cho một khu vực địa lý rộng rãi, và có quyền tái cử. Phải có ít nhất 3 thành viên là các chuyên gia tài chính giỏi. Các chuyên gia tài chính này không được nghỉ hưu cùng một lúc. + Uỷ ban đóng góp Uỷ ban này được thành lập theo Nghị quyết 14(I)(1946) của Đại hội đồng nhằm tư vấn Đại hội đồng về mức đóng góp của các nước thành viên vào chi tiêu của Liên hợp quốc, định số tiền đóng góp của các nước thành viên mới, xem xét đề nghị của các nước thành viên về thay đổi mức đóng, xem xét việc áp dụng Điều 19 Hiến chương Liên hợp quốc trong các trường hợp chậm đóng niên liễm. Uỷ ban cũng được quyền khuyến nghị hoặc tư vấn về mức đóng góp cho một tổ chức chuyên môn nếu được tổ chức đó yêu cầu. Thành viên của Uỷ ban này được tăng lên nhiều lần, hiện nay có 18 thành viên (theo Nghị quyết 31/96 (1976) của Đại hội đồng). Các thành viên của Uỷ ban được Đại hội đồng chọn theo khuyến nghị của Uỷ ban 5 trên cơ sở đại diện cho một khu vực địa lý rộng rãi và có trình độ và kinh nghiệm. Nhiệm kỳ là 3 năm, và có quyền được bầu lại. Thêm vào đó, các cơ quan Hiệp định được thành lập bởi các Công ước quốc tế phải trình báo cáo lên Đại hội đồng về các hoạt động của họ. * Các cơ quan đặc biệt và phụ trợ + Các cơ quan liên chính phủ: Uỷ ban hoà giải cho Palestine (1948); Uỷ ban khoa học của Liên hợp quốc về đánh giá ảnh hưởng của phóng xạ nguyên tử (UNSCEAR) (1955); Uỷ ban về sử dụng hoà bình khoảng không vũ trụ (thành lập năm 1959); Uỷ ban đặc biệt về thực hiện Tuyên bố về Phi thực dân hoá- Uỷ ban 24 (1961); Uỷ ban đặc biệt về các hoạt động gìn giữ hoà bình (1965); Uỷ ban đặc biệt điều tra các hành động của Israel làm tổn hại các quyền con người của nhân dân Palestine và các nước Arập khác trên những lãnh thổ bị họ chiếm đóng (1968); Nhóm làm việc về chi tiêu cho các công việc cứu trợ của Liên hợp quốc và các cơ quan khác cho tị nạn Palextin vùng Cận Đông (UNRWA) (1970); Uỷ ban quan hệ với nước chủ nhà (1971); Uỷ ban đặc biệt về Ấn Độ Dương (1972); Uỷ ban thực hiện các quyền bất khả xâm phạm của nhân dân Palestine (1975); Uỷ ban đặc biệt về Hiến chương LHQ (1975); Uỷ ban thông tin (1978); Uỷ ban giải trừ quân bị (1978); Hội nghị giải trừ quân bị (1978); Uỷ ban về các hội nghị (1988); Tiến trình tham vấn mở không chính thức về đại dương và luật biển (1999); Uỷ ban đặc biệt Công ước quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy các quyền và nhân phẩm của người tàn tật (2001), Nhóm làm việc đặc biệt của Đại hội đồng về các hoạt động tiến hành sau các hội nghị lớn của Liên hợp quốc và các cuộc họp thượng đỉnh trong lĩnh vực kinh tế-xã hội (2002). + Các nhóm làm việc mở: -Nhóm làm việc không chính thức về một chương trình nghị sự cho hoà bình, được thành lập tại Đại hội đồng khoá 47 và ngừng họp từ năm 1996. -Nhóm làm việc về đại diện bình đẳng và tăng thành viên Hội đồng Bảo an, được thành lập theo Nghị quyết 48/26 (1993) của Đại hội đồng. -Nhóm làm việc cấp cao về tình hình tài chính của Liên hợp quốc, được thành lập theo Nghị quyết 49/143 (1994) của Đại hội đồng và ngừng họp từ năm 1997. -Nhóm làm việc cấp cao về tăng cường hệ thống Liên hợp quốc, được thành lập theo Nghị quyết 49/252 (1994) của Đại hội đồng và hoàn thành công việc năm 1997. -Nhóm làm việc về nguyên nhân xung đột và thúc đẩy một nền hoà bình và phát triển bền vững ở Châu Phi, được thành lập theo Nghị quyết 54/234 (1999) của Đại hội đồng và đình chỉ hoạt động năm 2001. + Các cơ quan tư vấn: - Uỷ ban tư vấn về các chương trình viện trợ của Liên hợp quốc về giáo dục, truyền bá kiến thức về luật quốc tế (1965). - Ban tư vấn về các vấn đề về giải trừ quân bị (1982). + Các cơ quan chuyên gia: - Ban kiểm toán (1946) - Uỷ ban luật quốc tế (ILC) (1947) - Uỷ ban đầu tư (1947) - Quỹ hưu của nhân viên Liên hợp quốc (1948) - Toà án hành chính Liên hợp quốc (1949) - Ban các kiểm toán viên đối ngoại (1959) - Đơn vị thanh tra chung (JIU) (1966) - Uỷ ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) (1966) - Uỷ ban quốc tế về dịch vụ dân sự (1972) - Uỷ ban giải quyết vấn đề nhà ở cho con người (UN-HABITAT) (1977) . THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ LIÊN HIỆP QUỐC VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM * Khoá đặc biệt thường kỳ: Do Tổng thư ký Liên hợp quốc triệu tập, theo yêu cầu của Hội đồng. nhiệm kiểm tra và báo cáo về ngân sách thường của Liên hợp quốc và ngân sách của việc gìn giữ hoà bình và các tài khoản của Liên hợp quốc, và ngân sách hành chính của các cơ quan chuyên môn việc về chi tiêu cho các công việc cứu trợ của Liên hợp quốc và các cơ quan khác cho tị nạn Palextin vùng Cận Đông (UNRWA) (1970); Uỷ ban quan hệ với nước chủ nhà (1971); Uỷ ban đặc biệt về

Ngày đăng: 24/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan