Dạy bé dùng điện thoại lịch sự, hữu ích pps

4 372 0
Dạy bé dùng điện thoại lịch sự, hữu ích pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dạy bé dùng điện thoại lịch sự, hữu ích Bé có thể dùng điện thoại vào những việc hữu ích như gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà, người thân có thể dùng nó để trao đổi về học hành, nhưng cũng có trẻ dùng nó để quấy rối người khác. Sử dụng điện thoại hữu ích như thế nào là tùy thuộc vào cách mà bạn dạy bé thôi. Bé trong độ tuổi từ mẫu giáo tới lớp 3 Giải thích cho bé rằng, điện thoại không phải là một đồ chơi. Đây là một công cụ giao tiếp quan trọng để liên hệ với bạn bè, gia đình và công việc. Dùng điện thoại có trách nhiệm và cần lịch sự. Trước tiên, muốn sử dụng điện thoại, bé phải học và nhận biết được các mặt số trên điện thoại. Nếu bé chưa thành thạo các mặt số và cách sử dụng thì bạn cần dạy bé lại. Khi bé gọi cho ai đó, cần phải dùng các từ ngữ lịch sự như làm ơn, cám ơn, xin lỗi. Ví dụ, khi bé gọi điện tới một người bạn trong lớp thì có thể nói: “A lô, làm ơn cho con gặp bạn…” hoặc “Cô làm ơn cho con biết bạn… có ở nhà không ạ?”… Còn nếu bé là người nghe điện thoại thì cần dạy bé cách nghe lịch sự và hiểu biết. Ví dụ, trong trường hợp một người bạn của bố mẹ gọi điện tới nhà chẳng hạn, bé có thể trả lời: “Xin hỏi, ai ở đầu dây đấy ạ!” Nếu như người ở đầu dây bên kia xưng tên hoặc mối quan hệ với bạn thì bé có thể nói tiếp: “Cô có nhắn gì cho bố mẹ cháu không ạ? Cháu sẽ chuyển lời giúp cô ạ!”… Bé trong độ tuổi từ lớp 4 tới lớp 6 Trong độ tuổi này bé đã ý thức được hành động của mình và nhận thức được điện thoại dùng để làm gì. Bạn vẫn tiếp tục nên dạy bé cách trả lời, nhận điện thoại hoặc gọi điện thoại tới người khác một cách lịch sự như thế nào. Tuy nhiên, nhiều bé lạm dụng điện thoại quá nhiều, buôn dưa lê mà không thích đối thoại trực tiếp cũng không tốt. Vừa tốn tiền phí điện thoại lại không rèn luyện được cách giao tiếp. Ngoài ra khi bạn dạy bé cách sử dụng điện thoại, bạn nên dạy bé cách nói năng nhỏ nhẹ, trả lời nhẹ nhàng, không quát vào trong điện thoại. Khi trả lời điện thoại thì không nên quay sang nói chuyện với người khác khiến người đầu dây cảm thấy khó chịu. Thời gian gọi điện cũng tránh gọi vào giờ “cao điểm” như giờ đi ngủ, giờ nghỉ ngơi… Luôn dùng kính ngữ khi bắt đầu gọi điện nếu không biết đầu dây bên kia là ai, bao nhiêu tuổi Khi biết được tên tuổi thì chuyển cách xưng hô cho phù hợp. Nói chuyện điện thoại nên nói ngắn gọn, đúng đủ nội dung thông tin, không rườm rà dây cà dây muống mất nhiều thời gian. Một điều bạn nên dạy bé ghi nhớ là hãy cư xử với người khác như bé muốn người khác cư xử với mình. Nói chuyện qua điện thoại cũng cần lịch sự như khi trò chuyện trực tiếp vậy. Theo Eva Xem thêm về lịch sự tại www.chamsocbe.com . Dạy bé dùng điện thoại lịch sự, hữu ích Bé có thể dùng điện thoại vào những việc hữu ích như gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà, người thân có thể dùng nó để trao đổi về. được điện thoại dùng để làm gì. Bạn vẫn tiếp tục nên dạy bé cách trả lời, nhận điện thoại hoặc gọi điện thoại tới người khác một cách lịch sự như thế nào. Tuy nhiên, nhiều bé lạm dụng điện thoại. trẻ dùng nó để quấy rối người khác. Sử dụng điện thoại hữu ích như thế nào là tùy thuộc vào cách mà bạn dạy bé thôi. Bé trong độ tuổi từ mẫu giáo tới lớp 3 Giải thích cho bé rằng, điện thoại

Ngày đăng: 24/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan