Trường Sơn - Đường khát vọng ppsx

5 397 0
Trường Sơn - Đường khát vọng ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường Sơn - Đường khát vọng Các sông, suối dọc Trường Sơn ở khu vực nam - bắc sông Bến Hải phân bố tự nhiên, trung bình 1 đến 2 km có một suối nhỏ, 10 đến 20 km có một sông hoặc một suối lớn. Sông, suối đều phát nguyên từ đỉnh Trường Sơn đổ về hai hướng đông và tây. Phía đông xuôi về biển, phía tây hợp lưu với sông Mê Kông. Ở vùng thượng nguồn, hầu hết sông, suối nơi đây có độ chênh lớn, nhiều thác ghềnh. Mùa khô gần như cạn kiệt, cả vùng thiếu nước. Mùa mưa hết thảy những dòng sông, ngọn suối đều trở nên hung hãn, nước chảy xiết Cũng do địa hình, đặc biệt là sự xen kẽ giữa những thung lũng hẹp dưới chân các ngọn núi nhỏ, nên mùa mưa nước các triền sông suối dâng cao đột ngột (2 – 18m) nhiều điểm trở thành những túi nước lớn, chia cắt núi đồi thành những khu vực biệt lập. Điều kiện khí hậu nghiệt ngã của vùng rừng nhiệt đới gió mùa đầy tính chất hoang sơ nơi đây là môi trường thuận lợi cho các loạt ký sinh trùng, côn trùng gây bệnh và một số vật chủ mang bệnh phát triển. Đáng lo ngại nhất là muỗi Anôphen truyền bệnh sốt rét. Dẫu biết rằng mọi con đường cách mạng đều xuất phát từ lòng dân, dựa chặt vào dân, song do yêu cầu bảo đảm hết sức bí mật trong buổi đầu mở tuyến, ta không chỉ chủ trương tránh địch mà tạm thời phải tránh dân (tránh địch - bí mật với dân). Đội khảo sát không theo những lối mòn dân đi lại ở bình độ thấp, mà tìm hướng đi mới ở bình độ cao hơn, địa hình hiểm trở hơn. Khẩu hiệu có tính chất mệnh lệnh lúc này là: “ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”. Từ Khe Hó theo hướng tiếp cận sông Bến Hải qua đường số 9, đội khảo sát phải vượt đính núi 1001, ngược lên động Voi Mẹp - đỉnh 1701. Lên tới động Hàm Nghi, bắt gặp lác đác những gốc cam, gốc chè của nghĩa quân Cần Vương xưa còn lại như lời nhắc với những người mở đường nỗi đau một thời đất nước đắm chìm trong đêm trường nô lệ, thôi thúc họ nhanh chóng mở đường về Nam, góp phần đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến ngày toàn thắng. Qua khảo sát tổng thể, Đoàn tập trung nghiên cứu dự kiến các cung đoạn, những điểm vượt xung yếu như sông Ra Gã (thượng nguồn sông Cam Lộ), khe Nước Chảy (một nhánh thượng nguồn sông Ba Trăng). Hai nơi này có đường tuần tra của lực lượng bảo an từ Ba Trăng đến Miệt Xá - bắc Làng Vây. Đặc biệt, đội khảo sát phải tìm được điểm vượt qua đường số 9 và sông Đak Rông (một nhánh của sông Thạch Hàn), vùng trọng yếu trong thế phòng ngự chốt chặn của địch. Trong khi bộ phận khảo sát thăm dò tìm đường thì bộ phận phía sau khẩn trương tổ chức lực lượng và chuẩn bị nguồn hàng đưa vào chiến trường. Trong điều kiện miền Bắc có hòa bình, quân đội từng bước xây dựng chính quy hiện đại, một số cán bộ, chiến sĩ, trong đó có những người là con em đồng bào miền Nam tập kết được đào tạo tại các trường sĩ quan trong quân đội. Một số đã chuyển ngành sang các cơ quan nhà nước, cơ sở kinh tế. Được điều trở lại miền Nam chiến đấu theo yêu cầu của cách mạng, vì nghĩa tình son sắt với miền Nam tất cả đã vượt lên mọi toan tính đời thường, nhanh chóng xác định quyết tâm, sẵn sàng lên đường. Cuối tháng 5 năm 1959, Đoàn đã tuyển được 440 cán bộ, chiến sĩ, tổ chức hoàn chỉnh tiểu đoàn 301. Cán bộ, chiến sĩ được chọn hầu hết quê miền Nam, chủ yếu là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Toàn tiểu đoàn được tổ chức thành 11 đội (9 đội làm nhiệm vụ vận tải, 1 đội trinh sát bảo vệ, 1 đội làm nhiệm vụ xây dựng hậu cứ). Ban chỉ huy tiểu đoàn lúc mới thành lập gồm đại úy Chu Đăng Chữ (tức Vũ) tiểu đoàn trướng, đại úy Nguyễn Danh (tức Chính) chính trị viên, đại úy Ngô Văn Diệm tiếu đoàn phó. Về tổ chức Đảng, toàn tiểu đoàn tổ chức một Đảng bộ. Đảng ủy gồm ba đồng chí là Nguyễn Danh - Bí thư, Chu Đăng Chữ và Trần Ất (đảng ủy viên). Mỗi đội tổ chức một chi bộ. Cơ quan tiểu đoàn có các tiểu ban tham mưu, chính trị, hậu cần. Sau khi ổn định tổ chức, toàn tiểu đoàn bước vào học tập chính trị. Cán bộ, chiến sĩ được phổ biến sẽ về Nam công tác, song tuyệt đối phải giữ bí mật ngay cả với gia đình, người thân. Yêu cầu cao nhất đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ lúc này là hoàn toàn tự nguyện, sẵn sàng cống hiến hy sinh vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Mỗi cán bộ, chiến sĩ đều nhận rõ vinh dự, tự hào, đồng thời cũng nhận rõ đây sẽ là một trận tuyến mới thầm lặng, nhiều thử thách khốc hệt. Ở đây người lính không chỉ chiến đấu với kẻ thù mà còn phải chống chọi với thời tiết nghiệt ngã, với thú dữ của núi rừng Trường Sơn, với sự cô quạnh, cách biệt tổ ấm gia đình và xã hội. Những ngày tiếp theo, bộ đội được huấn luyện thể lực, tăng cường sức chịu đựng, chủ yếu là tập mang vác nặng, hành quân xa trong điều kiện đêm tối, trên địa hình phức tạp trung du vào mùa mưa. Những dãy núi đồi san sát ở Lâm Thao, Phú Thọ trở thành thao trường và điều kiện huấn luyện khá lý tưởng của tiểu đoàn 301. Đêm đêm, bất kể trời tạnh ráo hoặc mưa rào xối xả, trên vai là ba lô gạch nặng 30kg, những người lính lầm lũi leo đồi, vượt dốc. Thời gian hành quân mỗi đêm thường là 6 giờ. Lửa thử vàng, gian lao tôi luyện sức vóc và ý chí con người. Việc chuẩn bị vũ khí trang bị để vận chuyển vào Nam cũng được tiến hành khẩn trương. Số vũ khí bộ binh chiến lợi phẩm ta thu được trong kháng chiến chống Pháp (chủ yếu là súng trường Mát, tiểu liên Tuyn - khoảng 20 tấn) trước đây do Cục Quân giới quản lý được lệnh chuyển toàn bộ cho Đoàn 559. Địa điểm tập kết vũ khí là bốt Lũ - Kim Giang, huyện Thanh Trì (cạnh bờ sông Tô Lịch), phía nam Hà Nội. Ngoài vũ khí, một số quân trang, quân dụng chiến lợi phẩm như ống nhòm, địa bàn, dao găm đã trang bị cho các đơn vị cũng được lệnh thu hồi và chuyển giao cho Đoàn 559. Lúc này bốt Lũ vừa là kho, vừa là xưởng sửa chữa, hiệu chỉnh vũ khí do trung úy Nguyễn Ngọc Linh phụ trách. Mười bốn cán bộ, công nhân quân giới J23 ngày đêm tập trung sửa chữa, hiệu chỉnh từng khẩu súng bảo đảm chính xác cao. Nếu là vũ khí, trang bị do các nước xã hội chủ nghĩa sản xuất thì phải tẩy xóa hết ký hiệu. . Trường Sơn - Đường khát vọng Các sông, suối dọc Trường Sơn ở khu vực nam - bắc sông Bến Hải phân bố tự nhiên, trung bình 1 đến. Vương xưa còn lại như lời nhắc với những người mở đường nỗi đau một thời đất nước đắm chìm trong đêm trường nô lệ, thôi thúc họ nhanh chóng mở đường về Nam, góp phần đưa sự nghiệp giải phóng. sông Ba Trăng). Hai nơi này có đường tuần tra của lực lượng bảo an từ Ba Trăng đến Miệt Xá - bắc Làng Vây. Đặc biệt, đội khảo sát phải tìm được điểm vượt qua đường số 9 và sông Đak Rông (một

Ngày đăng: 24/07/2014, 22:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan