luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

158 614 1
luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

xây dựng hệ thống lý thuyết, bài tập phần hóa học lý dùng trong bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa THPT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH ________________ Thị Mỹ Trang XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT, BÀI TẬP PHẦN HÓA LÝ DÙNG TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VÀ CHUYÊN HÓA THPT Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠCGIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ SỬU Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BT : bài tập DH : dạy học ĐH : đại học ĐC : đối chứng GDĐT : giáo dụcđào tạo GV : giáo viên H : hơi HS : học sinh HSG : học sinh giỏi K : khí KT : kiểm tra L : lỏng PP : phương pháp PPDH : phương pháp dạy học PTHH : phương trình hóa học TN : thực nghiệm THPT : trung học phổ thông SGK : sách giáo khoa MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trong thư gửi học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm Châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Thực hiện lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo đến sự nghiệp giáo dục v à đào tạo: “Giáo dục – Đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và sự nỗ lực phấn đấu của ngành giáo dục, sự nghiệp GD-ĐT đã có một số tiến bộ mới: ngân sách đầu tư cho giáo dục nhiều hơn, cơ sở vật chất kĩ thuật được tăng cường, quy mô giáo dục được mở rộng, trình độ dâ n trí được nâng cao. Những tiến bộ ấy đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta đang sống trong một thế giới diễn ra sự bùng nổ về khoa học và công nghệ do đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta đóng vai trò, chức năng quan trọng trong việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để thực hiện thà nh công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập với quốc tế, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới. Từ thực tế đó đặt ra cho ngành giáo dục và đào tạo không những có nhiệm vụ “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nh ân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân” mà còn phải có nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, có tư duy sáng tạo nhằm đào tạo các em trở thành những nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân giỏi và trở thành cán bộ lãnh đạo các cấp của Đảng, Nhà nước. Vì vậy, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học ở trường phổ thông có một vị trí quan trọng đặc biệt. Từ thực trạng của việc dạy và học ở các lớp chuyên hóa cũng như việc bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học đang gặp một số khó khăn như: giáo viên chưa chuẩn bị tốt hệ thống lý thuyết và chưa xây dựng được hệ thống bài tập chuyên sâu trong quá trình giảng dạy; học sinh không có nhiều tài liệu tham khảo; nội dung giảng dạy so với nội dung thi quốc gia, quốc tế là rất xa… Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài “ XÂY DỰNG HỆ THỐNG LÝ THUYẾT, BÀI TẬP PHẦN HÓA LÍ DÙNG TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VÀ CHUYÊN HÓA THPT” với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi và dạy chuyên hóa học. 2. Mục đích của đề tài Xây dựng hệ thống lý thuyết – bài tập cơ bản, nâng cao phần nhiệt động lực học, cân bằng hóa học, động hóa học v à điện hóa học dùng trong bồi dưỡng HSG và chuyên hóa THPT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi, tự học và sáng tạo của học sinh. 3. Nhiệm vụ của đề tài  Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.  Nghiên cứu chương trình chuyên hóa học, các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Olympic 30 – 4, quốc gia, quốc tế, đề thi Olympic của 1 số nước và đi sâu vào phần hóa lí.  Xây dựng hệ thống lý thuyết phần nhiệt động hóa học, cân bằng hóa học, động hóa học, điện hóa học.  Xây dựng hệ thống bài tập tự luận và trắc nghiệm theo các chuyên đề lí thuyết trên dùng trong bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học.  Đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống lý thuyết, hệ thống bài tập trong việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh theo mô hình dạy học tương tác và hình thức dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.  Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống lý thuyết, bài tập và phương pháp đã đề xuất. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được hệ thống kiến thức lý thuyết và bài tập đa dạng, phong phú, có chất lượng kết hợp với phương pháp sử dụng hợp lí chúng trong dạy học thì sẽ giúp học sinh nâng cao được kiến thức, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiện cứu, chủ động và sáng tạo góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và hiệu quả của quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyê n hóa học THPT. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT. 5.2. Đối tượng nghiên cứu  Hệ thống lý thuyết – bài tập phần nhiệt động lực học, cân bằng hóa học, động hóa học và điện hóa học dùng trong bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học.  Các phương pháp sử dụng hệ thống lý thuyết – bài tập trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học. 6. Phạm vi nghiên cứu  Nội dung: phần nhiệt động lực học, cân bằng hóa học, động hóa học và điện hóa học.  Đối tượng: giáo viên dạy chuyên hóa và bồi dưỡng HSG; HS các lớp chuyên hóa và đội tuyển HSG hóa học.  Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT chuyên Khiết; THPT Trần Quốc Tuấn và THPT Sơn Tịnh; đội tuyển HSG quốc gia và đội tuyển HSG giải toán trên m áy tính cầm tay – tỉnh Quảng Ngãi. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận  Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.  Nghiên cứu chương trình chuyên hóa học.  Sưu tầm, phân tích các đề thi học sinh giỏi hóa học các cấp.  Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn nội dung thi chọn HSG quốc gia của Bộ GD – ĐT. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn  Phương pháp điều tra: trắc nghiệm, phỏng vấn, dự giờ để tìm hiểu thực tiễn quá trình bồi dưỡng HSG và chuyên hóa học ở trường THPT.  Trao đổi, tổng kết kinh nghiệm với các GV giảng dạy các lớp chuyên hóa và bồi dưỡng HSG hóa học.  Thực nghiệm sư phạm nhằm: + Kiểm tra, đánh giá chất lượng của hệ thống lý thuyết, bài tập đã đề xuất. + Kiểm nghiệm hiệu quả của việc đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống lý thuyết, bài tập. 7.3. Phương pháp toán học thống kê  Lập bảng số liệu, xây dựng đồ thị và tính các tham số đặc trưng.  Xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm thu được. 8. Đóng góp của đề tài  Đã xâ y dựng được hệ thống kiến thức lý thuyết – bài tập (trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan) phần nhiệt động lực học, cân bằng hóa học, động hóa học và điện hóa học dùng cho bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học.  Đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống lý thuyết, hệ thống bài tập trong việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh theo mô hình dạy học tương tác và hình thức dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.  Nội dung luận văn là tư liệu bổ ích cho giáo viên trong việc giảng dạy các lớp chuyên và bồi dưỡng đội tuyển HSG hóa học THPT phần hóa lí. Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa THPT Trong công cuộc cải cách giáo dục hiện nay, việc phát hiện và đào tạo HSG nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở bậc THPT. Xác định được nhiệm vụ quan trọng này, đã và đang có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề phát hiện, bồi dưỡng HSG ở tất cả các bộ m ôn trong nhà trường. Đối với môn hóa học, đã có 1 số luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ nghiên cứu như:  “Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi dưỡng HSG hóa học ở trường THPT”  Luận án Tiến sĩ của Vũ Anh Tuấn (2004) ĐHSP Hà Nội.  “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phần dung dịch, sự điện li và phản ứng oxi hóa khử dùng c ho HS khá, giỏi, lớp chọn, lớp chuyên hóa học ở bậc THPT”  Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Công Chứ (2006)  ĐHSP Hà Nội.  “Hệ thống lý thuyết  xây dựng hệ thống bài tập phần kim loại dùng cho bồi dưỡng học sinh giỏi và chuyên hóa học THPT”  Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Lan Phương (2007)  ĐHSP Hà Nội.  “Xây dựng hệ thống bài tập hóa học vô cơ nhằm rèn luyện tư duy trong bồi dưỡng HSG ở trường THPT”  Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Văn Minh (2007)  ĐHSP Hà Nội.  “Phân loại, xây dựng tiêu chí cấu trúc các bài tập về hợp chất ít tan phục vụ cho việc bồi dưỡng HSG Quốc gia”  Luận văn Thạc sĩ của Vương Bá Huy (2006)  ĐHSP Hà Nội.  “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập phần cơ sở lý thuyết các phản ứng hóa học dùng cho HS lớp chuyên ở bậc THPT”  Luận văn Thạc sĩ của Lại Thị Thu Thủy (2004)  ĐHSP Hà Nội.  “Động hóa học hình thức  Một số tổng kết và áp dụng trong giảng dạy”  Luận văn Thạc sĩ của Vũ Minh Tuân (2007)  ĐHSP Hà Nội.  “Bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia môn Hóa học”  Khóa luận tốt nghiệp của Trần Thị Đào (2006)  ĐHSP Tp. Hồ Chí Mi nh. … Về vấn đề này đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu, song “Hệ thống lý thuyết và bài tập phần hóa lí dùng cho bồi dưỡng HSG và chuyên hóa học” còn ít được quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, trong bối cảnh sách giáo khoa hóa học đã được biên soạn lại và định hướng đổi mới PPDH t heo hướng tích cực hóa người học thì chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách hệ thống. 1.1.2. Quan niệm về HSG [5], [68] Hầu như tất cả các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và bồi dưỡng HSG trong chiến lược phát triển chương trình giáo dục phổ thông. Luật bang Geor gia (Mỹ) định nghĩa: “HSG đó là những HS chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao và có khả năng sáng tạo thể hiện ở động cơ học tập mãnh liệt và đạt kết quả xuất sắc trong lĩnh vực lý thuyết hoặc khoa học; là đối tượng cần c ó một sự giáo dục đặc biệt để đạt được trình độ giáo dục tương ứng với năng lực của con người đó”. Theo Clak 2002, ở Mỹ người ta định nghĩa “HSG là những HS, những người trẻ tuổi có dấu hiệu về khả năng hoàn thành xuất sắc công việc trong các lĩnh vực như trí tuệ, sự sáng tạo, nghệ th uật, khả năng lãnh đạo hoặc trong lĩnh vực lí thuyết chuyên biệt. Những người này đòi hỏi sự phục vụ vì các hoạt động không theo trường lớp thông thường nhằm phát triển hết năng lực của họ”. Ở nước ta, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi nh iệm vụ cấp bách của ngành giáo dục là phải nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Luật GD 2005 đã khẳng định mục tiêu của giáo dục “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực”. Nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục là phát hiện những HS có tư chất thông minh, khá giỏi nhiều m ôn học, bồi dưỡng các em trở thành những HS có tình yêu đất nước, có ý thức tự lực, có nền tảng kiến thức vững vàng, có phương pháp tự học, tự nghiên cứu, có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Do đó, việc phát hiện và bồi dưỡng HSG cũng đã được quan tâm, qua 45 năm xây dựng và phát triển, hệ thống các trường THP T chuyên đã có những đóng góp to lớn trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, tạo nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước. 1.1.3. Mục tiêu của việc bồi dưỡng HSG [8], [68] Theo các tài liệu đã xác định mục tiêu của việc bồi dưỡng HSG là  Ph át triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của trẻ.  Thúc đẩy động cơ học tập.  Bồi dưỡng sự lao động, làm việc sáng tạo.  Phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời.  Nâng cao ý thức và khát vọng của trẻ về sự tự chịu trác h nhiệm.  Khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong đóng góp xã hội.  Hình thành, rèn luyện và phát triển khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng hợp tác.  Tạo điều kiện tốt nhất để phát triển khả năng, năng khiếu của HS.  Định hướng nghề nghiệp.  Hình thành, rèn luyện và phát triển khả năng giao tiếp, ứng xử với mọi tình huống xảy ra. 1.1.4. Những năng lực của HSG hóa học [6], [8] HSG hóa học có những năng lực như:  Có kiến thức hóa học cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ thống. Để có phẩm chất này đòi hỏi HS phải có năng lực tiếp thu kiến thức tức là khả năng nhận thức vấn đề nhanh, rõ ràng; có ý thức bổ sung và hoàn thiện kiến thức.  Có năng lực ghi nhớ, tư duy tốt và sáng tạo, khả năng suy l uận logic. Biết phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa các sự vật hiện tượng. Sử dụng thành thạo các phương pháp quy nạp, diễn dịch, loại suy.  Có năng lực trình bày và diễn đạt chính xác, logic.  Có năng lực thực hành thí nghiệm tốt, khả năng quan sát, mô tả, nhận xét, giải thích các hiện tượng; vận dụng lý thuyết để điều khiển thực nghiệm và từ thực nghiệm k iểm tra các vấn đề lý thuyết.  Có khả năng vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề học tập, thực tiễn có liên quan đến hóa học.  Có khả năng hợp tác và nghiên cứu khoa học. 1.1.5. Một số biện pháp phát hiện HSG hóa học ở bậc THPT [59], [68] Giáo viê n bồi dưỡng HSG cần phải phát hiện được HSG thông qua các dấu hiệu:  HSG có thể học bằng nhiều cách khác nhau và tốc độ nhanh hơn so với các HS khác.  Mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách đầy đủ, chính xác của HS so với yêu cầu của chương trình hóa học phổ thông.  Mức độ tư duy, cách xử lý vấn đề của từng HS, khả năng vận dụng kiến thức của HS một cách linh hoạt, sáng tạo.  Những đề xuất, những phương phá p giải mới, ngắn gọn.  Tính logic và độc đáo khi trình bày vấn đề.  Thời gian hoàn thành bài kiểm tra. Muốn vậy, GV phải kiểm tra toàn diện các kiến thức về lý thuyết, bài tập và thực hành; tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề; tổ chức cho HS làm việc hợp tác theo nhóm . [...]... yếu tố cần thiết cho học hợp tác mang lại hiệu quả 1.4.4.3 Ưu, nhược điểm của dạy học hợp tác  Ưu điểm: Dạy học hợp tác đã chú ý dành một thời lượng lớn cho học sinh giải quyết vấn đề trong q trình học tập của mình  Kiểu dạy học này giúp giáo viên giảm thiểu thuyết trình, đưa học sinh vào thế chủ động tìm tòi kiến thức, giúp học sinh được hoạt động; phát huy cao độ năng lực học tập cá nhân kết hợp... trường và nội dung hoạt động học tập phức hợp HỌC SINH (Cá nhân, nhóm) TƯƠNG TÁC NỘI DUNG HỌC TẬP Mơi trường học tập (tài liệu, phương tiện dạy học, u cầu) Hình 1.3 Mơ hình tương tác học tập của học sinh theo lý thuyết kiến tạo Với mơ hình dạy học này rất phù hợp với q trình DH cho đối tượng HSG Một đối tượng có năng lực tư duy độc lập  sáng tạo, GV chỉ cần tạo mơi trường học tập phù hợp thì HS có thể... lớp học sơi nổi vì học sinh được tranh luận thảo luận để tiếp thu kiến thức  Phát triển được nhiều kĩ năng của học sinh như giao tiếp, trình bày một vấn đề, lãnh đạo nhóm…  Có thái độ, trách nhiệm cao trong giúp đỡ bạn học, hình thành nhóm học tập đồn kết Đồng thời, giúp cho học sinh hình thành các phẩm chất và nhân cách rất q trong cuộc sống hiện đại đó là tính hợp tác, thói quen nghiên cứu và tự học. .. GV và HS nghiên cứu 1.4 Cơ sở lý luận dạy học tương tác áp dụng cho việc đào tạo HSG [1], [10], [11], [12], [37], [45], [47], [54], [64] 1.4.1 Khái niệm Dạy học tương tác là sự tác động qua lại giữa người dạy (giáo viên) và người học (học sinh) với các yếu tố khác trong hoạt động DH Trong kiểu dạy học này GV có chức năng thiết kế, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra q trình học nhưng khơng “làm thay” HS Còn... các thiết bị hỗ trợ dạy học như tranh vẽ, máy tính, máy chiếu, phần mềm hóa học  Có kĩ xây dựng bài tập và ra đề kiểm tra  Có kĩ năng nghiên cứu khoa học 1.2 Bài tập hóa học [83], [84] 1.2.1 Khái niệm Theo từ điển Tiếng Việt “Bài tập là bài giao cho HS làm để vận dụng kiến thức đã học, còn bài tốn là vấn đề cần giải quyết bằng phương pháp khoa học Theo các nhà lý luận dạy học Liên Xơ (cũ), bài tập... Bài tập hóa học: khái niệm, phân loại, tác dụng  Những khó khăn và thuận lợi trong việc bồi dưỡng HSG hóa học ở trường THPT hiện nay  Cơ sở lí luận dạy học tương tác áp dụng trong việc bồi dưỡng HSG hóa: mơ hình dạy học tương tác trong học tập đặc biệt là tổ chức hoạt động học hợp tác theo nhóm của trường phái cấu trúc  Xác định vùng kiến thức hóa lí trong chương trình bồi dưỡng HSG hóa học THPT bao... Định hướng Giáo viên Liên hệ ngược Liên hệ Học sinh Thích ứng Tư liệu hoạt động dạy học (Mơi trường) Tổ chức Cung cấp tư liệu tạo tình huống Hình 1.2 Sự tương tác trong dạy học Như vậy, mặt tích cực của lí thuyết dạy học tương tác là đã chú ý đáng kể đến yếu tố mơi trường – đây là nơi diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học, đồng thời đã xác lập các tương tác của ba yếu tố trong q trình dạy học Do vậy,... cực tự lực và hình thành phương pháp học tập hiệu quả  Rèn luyện cho HS tính kiên trì, kiên nhẫn, tính linh hoạt, trung thực, chính xác và khoa học, có tổ chức, tác phong lao động nghiêm túc, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ…  Nâng cao hứng thú, u thích mơn hóa học và các mơn học khác 1.3 Thuận lợi và khó khăn trong bồi dưỡng HSG hóa học THPT 1.3.1 Thuận lợi  Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập “Chương... nước”[8]  SGK hóa học đã được bổ sung, cập nhật khá nhiều kiến thức mới đặc biệt là các lý thuyết chủ đạo tạo điều kiện cho HS nghiên cứu hóa học sâu hơn, rộng hơn và có tác dụng kích thích động cơ học tập, phát huy khả năng tự học của HS  Các thầy cơ giáohọc sinh rất tâm huyết với việc bồi dưỡng HSG 1.3.2 Khó khăn  Theo quy định của Bộ GDĐT “HSG quốc gia khơng được tuyển thẳng vào đại học do đó động... HSG hóa học ở bậc THPT [68], [77] 1.1.6.1 Kích thích động cơ học tập của HS  Chuẩn bị cở sở dạy học  Xây dựng mơi trường dạy học phù hợp  Chuẩn bị tài liệu; phương tiện, thiết bị dạy học (máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, hình vẽ, băng hình, mơ hình, dụng cụ, hóa chất thí nghiệm…) đầy đủ  Cơ sở vật chất đầy đủ: phòng học, phòng thí nghiệm, phòng bộ mơn…  Xây dựng niềm tin trong mỗi HS  Việc học trong . HỌC SINH GIỎI VÀ CHUYÊN HÓA THPT Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC.  Luận văn Thạc sĩ của Lại Thị Thu Thủy (2004)  ĐHSP Hà Nội.  “Động hóa học hình thức  Một số tổng kết và áp dụng trong giảng dạy”  Luận văn Thạc

Ngày đăng: 15/03/2013, 16:00

Hình ảnh liên quan

Thiết kế đề kiểm tra dưới nhiều hình thức: trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận, xemina, đề tài nghiên cứu nhỏ…  - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

hi.

ết kế đề kiểm tra dưới nhiều hình thức: trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận, xemina, đề tài nghiên cứu nhỏ… Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 1.2. Sự tương tác trong dạy học - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Hình 1.2..

Sự tương tác trong dạy học Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 1.3. Mơ hình tương tách ọc tập của học sinh theo lý thuyết kiến tạo - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Hình 1.3..

Mơ hình tương tách ọc tập của học sinh theo lý thuyết kiến tạo Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 1.1. Tĩm tắt cấu trúc Jigsaw - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Bảng 1.1..

Tĩm tắt cấu trúc Jigsaw Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 1.2. Cách tính điểm tiến bộ theo cấu trúc Jigsaw - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Bảng 1.2..

Cách tính điểm tiến bộ theo cấu trúc Jigsaw Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 1.3. Cơ chế đánh giá trong cấu trúc STAD - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Bảng 1.3..

Cơ chế đánh giá trong cấu trúc STAD Xem tại trang 26 của tài liệu.
Hình 2.1. Pin điện hĩa Z n Cu - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Hình 2.1..

Pin điện hĩa Z n Cu Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 2.2. Sơ đồ của điện cực hiđro chuẩn - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Hình 2.2..

Sơ đồ của điện cực hiđro chuẩn Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 2.3. Thí nghiệm xác định thế điện cực chuẩn của cặp Zn2+/Zn - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Hình 2.3..

Thí nghiệm xác định thế điện cực chuẩn của cặp Zn2+/Zn Xem tại trang 35 của tài liệu.
được Trong bảng Li 150,6 520,0   506,0 164,6   480,5   315,9   3,27  3,05  Na 108,8 495,8  397,0 207,6 480,5 272,9 2,822,71  K 92,1 418,7  313,0 197,8 480,5 282,7 2,932,93  - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

c.

Trong bảng Li 150,6 520,0  506,0 164,6  480,5  315,9  3,27  3,05 Na 108,8 495,8 397,0 207,6 480,5 272,9 2,822,71 K 92,1 418,7 313,0 197,8 480,5 282,7 2,932,93 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Hình 2.4. Dãy điện hĩa và một số phản ứng của kim loại 2.5.3. Các yếu tốảnh hưởng đến thếđiện cực  - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Hình 2.4..

Dãy điện hĩa và một số phản ứng của kim loại 2.5.3. Các yếu tốảnh hưởng đến thếđiện cực Xem tại trang 43 của tài liệu.
Lượng chất được hình thàn hở anot hoặc catot tỉ lệ với điện lượng dùng để điện phân.  - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

ng.

chất được hình thàn hở anot hoặc catot tỉ lệ với điện lượng dùng để điện phân. Xem tại trang 54 của tài liệu.
75. Phản ứng: 4NH 3+ 3O2  2N 2+ 6H2O với tốc độ hình thành H2O là 0,81 mol.l1.s1. Tốc độ biến đi của NH 3 là  - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

75..

Phản ứng: 4NH 3+ 3O2  2N 2+ 6H2O với tốc độ hình thành H2O là 0,81 mol.l1.s1. Tốc độ biến đi của NH 3 là Xem tại trang 93 của tài liệu.
Bảng 4.1. Các chuyên đề phần hĩa lí - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Bảng 4.1..

Các chuyên đề phần hĩa lí Xem tại trang 113 của tài liệu.
Giá trị tới hạn của Tkđ là Tα. Chọn xác suất α(từ 0,01 đến 0,05). Tra bảng phân phối Student để tìm giá trị T α,k với bậc tự do k = nTN + nĐC – 2 - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

i.

á trị tới hạn của Tkđ là Tα. Chọn xác suất α(từ 0,01 đến 0,05). Tra bảng phân phối Student để tìm giá trị T α,k với bậc tự do k = nTN + nĐC – 2 Xem tại trang 115 của tài liệu.
Bảng 4.3. Các số liệu thống kê của các bài kiểm tra - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Bảng 4.3..

Các số liệu thống kê của các bài kiểm tra Xem tại trang 116 của tài liệu.
Bảng 4.4. Phần trăm học sinh đạt điểm khá giỏi, trung bình, yếu kém - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Bảng 4.4..

Phần trăm học sinh đạt điểm khá giỏi, trung bình, yếu kém Xem tại trang 116 của tài liệu.
Bảng 4.7. Bảng điểm các bài kiểm tra - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Bảng 4.7..

Bảng điểm các bài kiểm tra Xem tại trang 117 của tài liệu.
Bảng 4.6. Bảng thống kê Tkđ - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Bảng 4.6..

Bảng thống kê Tkđ Xem tại trang 117 của tài liệu.
Bảng 4.10. Phần trăm học sinh đạt điểm Xi trở xuống - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Bảng 4.10..

Phần trăm học sinh đạt điểm Xi trở xuống Xem tại trang 118 của tài liệu.
Hình 4.1. Đồ thị đường tích lũy kết quả kiểm tra lầ n1 - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Hình 4.1..

Đồ thị đường tích lũy kết quả kiểm tra lầ n1 Xem tại trang 119 của tài liệu.
Hình 4.2. Đồ thị đường tích lũy kết quả kiểm tra lầ n2 - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Hình 4.2..

Đồ thị đường tích lũy kết quả kiểm tra lầ n2 Xem tại trang 119 của tài liệu.
Hình 4.4. Đồ thị đường tích lũy kết quả kiểm tran ăm học 20092010 - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Hình 4.4..

Đồ thị đường tích lũy kết quả kiểm tran ăm học 20092010 Xem tại trang 120 của tài liệu.
Hình 4.3. Đồ thị tích lũy kết quả kiểm tra lầ n3 - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Hình 4.3..

Đồ thị tích lũy kết quả kiểm tra lầ n3 Xem tại trang 120 của tài liệu.
Phụ lục 4: BẢNG ĐỔI ĐƠN VỊ - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

h.

ụ lục 4: BẢNG ĐỔI ĐƠN VỊ Xem tại trang 153 của tài liệu.
Bảng 1. Các đơn vị cơ sở - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Bảng 1..

Các đơn vị cơ sở Xem tại trang 153 của tài liệu.
Bảng 4. Các thừa số hốn chuyển thơng dụng - luận văn thạc sỹ giáo dục học Lê Thị Mỹ Trang

Bảng 4..

Các thừa số hốn chuyển thơng dụng Xem tại trang 154 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan