báo cáo nhà máy hóa chất biên hòa - nhà máy nhựa và hóa chất phú mỹ - nhà máy lọc dầu cát lái - nhà máy xử lý khí dinh cố - tổng kho xăng dầu nhà bè

56 854 2
báo cáo nhà máy hóa chất biên hòa - nhà máy nhựa và hóa chất phú mỹ - nhà máy lọc dầu cát lái - nhà máy xử lý khí dinh cố - tổng kho xăng dầu nhà bè

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THỰC TẾ SẢN XUẤT LỜI MỞ ĐẦU Sau khi hoàn thành hết các môn học năm thứ 4 của ngành Công Nghệ Hữu Cơ-Hóa Dầu,lớp Hóa Dầu K31 đã được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Hóa Học tổ chức một chuyến đi thăm quan thực tế sản suất tại một số nhà máy về lọc-hóa dầu tại khu vực miền nam,cụ thể là các nhà máy sau: nhà máy Nhựa Và Hóa Chất Phú Mỹ, nhà máy Xử Lý Khí-Dinh Cố, nhà máy Hóa Chất Biên Hòa-Đồng Nai,Tổng Kho Xăng Dầu Nhà Bè và nhà máy Lọc Dầu Cát Lái Phụ trách quản lý và hướng dẫn lớp chúng em trong chuyến đi thực tế lần này là cô Trương Thanh Tâm và thầy Huỳnh Văn Nam.Thầy cô đã từng cựu sinh viên hóa dầu và đã nhiều lần dẫn đoàn đi thăm quan thực tế nên có rất nhiều kinh nghiệm về quản lý lớp và kiến thức chuyên môn nên trước khi đi chúng em đã được thầy cô chuẩn bị rất kĩ về nội quy khi vào nhà máy,những gì cần nắm được khi vào mỗi nhà máy… Tuy thời gian đi rất ngắn ngủi nhưng những gì chúng em thu thập được từ chuyến đi lần này là vô cùng to lớn,giúp chúng em có cái nhìn khái quát đầu tiên về thực tế sản xuất Trong chuyến đi phải liên tục di chuyển từ nơi này sang nơi khác,làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thầy cô nhưng thầy cô vẫn rất nhiệt tình và cố gắng hết sức để giúp chúng em hoàn thanh tốt chuyến đi.Em xin chân thành cảm ơn thầy cô đã giúp lớp có một chuyến đi rất ý nghĩa và bổ ích HĐK GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm – ThS Huỳnh Văn Nam Page 1 BÁO CÁO THỰC TẾ SẢN XUẤT A.Nhà Máy Nhựa Và Hóa Chất Phú Mỹ I.Tổng Quan Về Nhà Máy: Nhà máy Nhựa và Hóa Chất Phú Mỹ thuộc Công Ty TNHH Nhựa và Hóa Chất Phú Mỹ (PMPC) Nhà máy nằm trong khu công nghiệp Cái Mép-Huyện Tân Thành-Tỉnh Bà RịaVũng Tàu Lễ khánh thành nhà máy PVC của công ty Liên Doanh Nhựa và Hóa Chất Phú Mỹ tại Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt lịch sử lớn đối với các bên đối tác tại thời điểm đó là PETRONAS, PETROVIETNAM và TRAMATSUCO Đây là mô hình tổng quan về nhà máy: Mô hình tổng quan về nhà máy Nhà máy hoàn thành trước thời hạn một tháng, có công suất 100 000 tấn/năm, tạo ra nhiều lợi ích đối với đất nước trong việc tạo công ăn việc làm, chuyển giao công nghệ cũng như công tác đòa tạo huấn luyện Hiện nay, Công Ty Nhựa và Hoá Chất Phú Mỹ là công ty liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí quốc gia của Malaysia- PETRONAS và Công ty Cổ phần đóng tàu và dịch vụ dầu khí Vũng Tàu Shipyard Tỷ lệ góp vốn: Petronas 93%, Vũng Tàu Shipyard 7% Nhà máy bắt đầu xây dựng vào tháng 6/2001 và hoàn tất lắp đặt vào tháng 7/2002.Bắt đầu sản xuất vào tháng 8/2002.Dòng sản phẩm đầu tiên xuất ra vào tháng 10/2002 GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm – ThS Huỳnh Văn Nam Page 2 BÁO CÁO THỰC TẾ SẢN XUẤT Nhà máy đạt 100% công suất vào năm 2007 và vượt công suất thiết kế là 102074 tấn/năm và có thể đạt tới 115.000-117.000 tấn/năm II.Giới Thiệu Chung Về Nhà Máy: 1.Nguyên liệu: Nguyên liệu cung cấp cho nhà máy là Vinyl Chlorua Monomer (VCM) Ở dạng được nhập vào 2 bồn chứa hình cầu T3101A/B VCM là một chất khí không màu, dễ cháy, dễ nổ Để thuận tiện cho việc vận chuyển và bảo quản VCM thường được nén ở áp suất khoảng 3 kg/cm2 2.Sản phẩm: Polyvinyl Clorua (PVC) là một loại nhựa tổng hợp được bằng cách trùng hợp Vinyl Clorua Monomer (VCM): n CH2=CHCl -> (- CH2 – CHCl -)n Hiện nay, PVC là loại nhựa nhiệt dẻo được sản xuất và tiêu thụ nhiều thứ 3 trên thế giới PVC đã trở thành vật liệu lý tưởng cho rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: xây dựng dân dụng, điện tử viễn thông, sản xuất ô tô, giao thông vận tải, y tế Về mặt ứng dụng, PVC là loại nhựa đa năng nhất với giá thành rẻ, nhiều tính năng vượt trội và ngày càng được sử dụng rộng rãi Công nghệ của nhà máy cho phép cung cấp cho thị trường bột nhựa PVC bao gồm các chủng loại như: K57, K66R, K66G, K66F và K70 GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm – ThS Huỳnh Văn Nam Page 3 BÁO CÁO THỰC TẾ SẢN XUẤT Hình 2.6 Sản phẩm nhựa PVC sau sản xuất Các tiêu chuẩn kĩ thuật mà sản phảm phải đạt được: T T Thông số Đơn vị Tiêu chuẩn K57 kiểm tra K66R K66G K66F K70 1 K- Value - ISO 1628 – 2 57 ± 1 66 ±1 66 ± 1 66 ±1 70 ±1 2 Tỷ trọng g/cm³ ISO 60 0,550 0,560 0,540 0,500 0,490 ±0,025 ±0,025 ±0,025 ±0,025 ± 0,025 biểu kiến 3 Độ ẩm %w/w ISO 1269 ≤ 0,3 ≤ 0,3 ≤ 0,3 ≤ 0,3 ≤ 0,3 4 Kích hạt> μm cỡ %w/w 250 ISO 4610 ≤1 ≤1 ≤1 ≤1 ≤1 5 Kích cỡ hạt %w/w ISO 4610 ≤8 ≤8 ≤8 ≤8 ≤8 < 63 μm Các tiêu chuẩn kĩ thuật của sản phẩm GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm – ThS Huỳnh Văn Nam Page 4 BÁO CÁO THỰC TẾ SẢN XUẤT Ứng dụng của các loại sản phẩm: Loại sản phẩm Ứng dụng K57 Làm ống, các đầu nối, chai lọ, màng phim K66R Làm đường ống và ống nối, tấm lợp, … K66G Làm nguyên liệu trung gian cho nhiều loại sản phẩm khác K66F Ứng dụng sản xuất các vật liệu dẻo như: ống mềm, da giầy, dây cáp K70 Màng phim, da giầy, dây cáp điện Các ứng dụng của sản phẩm Hiện nay, do yêu cầu của thị trường tiêu thụ nhà máy chủ yếu sản xuất sản phẩm K66R với bao 25kg hoặc 800kg tùy theo yêu cầu của khách hàng Bên cạnh sản phẩm đạt yêu cầu được đem đóng gói thì phần sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn được thu hồi và không tiếp tục gia công mà đem xuất cho những nhà phân phối có nhu cầu III.Công Nghệ Của Nhà Máy: 1.Thuyết minh quy trình công nghệ: Quá trình trùng hợp huyền phù được diễn ra trong lò phản ứng (Reactor) theo từng mẻ Sau khi không khí được đuổi ra khỏi thiết bị phản ứng bằng hệ thống Vancuum, nước được nạp vào trước, rồi tới các chất xúc tác tạo khơi mào cho phản ứng, VCM được nạp vào từ 2 nguồn RVCM từ V405 và FVCM từ bồn T310A (hoặc T310B) Trong lò phản ứng, chế độ khuấy khoảng 60 vòng /phút được duy trì sao cho có thể tạo ra những hạt nhỏ li ti với kích cỡ mong muốn Khi quá trình phản ứng xảy ra nhiệt độ trong lò phản ứng được nâng lên khoảng 56 oC, áp suất được điều chỉnh vào khoảng 8,5 bar Phản ứng được xem là kết thúc khi áp suất trong lò giảm đi 2 bar (tức là khoảng 6,5 bar), khi này chất ổn định được thêm vào mục đích để dừng phản ứng Hỗn hợp sau phản ứng bao gồm PVC, nước, VCM chưa phản ứng (gọi là Slurry) tiếp tục được tháo sang 2 thiết bị chứa sản phẩm V501, V502 cũng có cánh khuấy tiếp tục khuấy trộn để tránh việc lắng tụ các hạt polymer Lượng VCM còn lại sau phản ứng chiếm 14-15% khối lượng ban đầu, lượng VCM này sẽ được tách ra bằng bay hơi và thu hồi tại thiết bị ngưng tụ và bồn chứa Hỗn hợp Slurry được gia nhiệt là chưng cất tại V501, lượng VCM còn lại cũng được thu vào vào V405 Slurry sau khi đã được tách VCM dư được đưa đến thiết bị chứa PVC T503A/B, tách nước tại thiết bị quay ly tâm S503A/B và thiết bị sấy tầng sôi D501 Phần trên của D501 có thêm bộ phận Cyclon 2 bậc mục đích để thu hồi PVC bị lôi cuốn theo dòng không khí nóng và hạn chế thất thoát PVC Trước khi dòng khí nóng này được xả ra ngoài khí quyển, nó sẽ GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm – ThS Huỳnh Văn Nam Page 5 BÁO CÁO THỰC TẾ SẢN XUẤT được tách bụi để tránh gây ô nhiễm môi trường Bột PVC khô sau khi qua máy sàng để loại những hạt quá kích cỡ, được khí nén đẩy qua Silo chứa T604A/B và được đóng bao với trọng lượng mỗi bao là 25 kg hoặc 800 kg tại khu vực Bagging Sơ đồ về quy trình sản xuất PVC tại PMPC 2.Các thiết bị chính trong nhà máy: a Bồn chứa nguyên liệu (FVCM) T3101A/B Bồn chứa nguyên liệu T3101A/B Nguyên liệu được nhập bằng đường thủy qua cảng Thị Vải, sau đó được tồn chứa vào 2 thiết bị hình cầu Dung tích của mỗi thiết bị là 2800 m 3, đường kính 17,5 m Tuy nhiên trong quá trình tồn chứa, chỉ chứa trong khoảng 80-85 %, mục đích để tránh trường hợp nhiệt độ môi trường cao, dẫn tới áp suất trong thiết bị tăng cao gây nguy hiểm Một số thông số kỹ thuật của bồn: Áp suất thiết kế 10 barg Nhiệt độ thiết kế 100oC Ap suất hoạt động 5 bar Nhiệt độ hoạt động 35oC GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm – ThS Huỳnh Văn Nam Page 6 BÁO CÁO THỰC TẾ SẢN XUẤT Độ ăn mòn cho phép 2.0 mm Thể tích 2800m3 Khối lượng tịnh 303000 kg Đường kính trong 17500 mm b Bình chứa VCM thu hồi (RVCM) V405A/B Bình chứa V405A/B có: - Dung tích 80m3 - Đường kính 3,5m - Dài 8,3m VCM còn dư sau phản ứng được thu hồi vào bình chứa V405A/B hình trụ tròn đặt nằm ngang V405A/B có tác dụng thu hồi và tách nước ra khỏi RVCM, sau đó RVCM được đưa trở lại lò phản ứng nhờ bơm P402A/B c Lò phản ứng R301A/B/C Do phản ứng ở dạng huyền phù, do đó lò phản ứng là loại có cánh khuấy để tránh quá trình bám dính (PVC hình thành đóng bám trên thành thiết bị) và để điều chỉnh kích thước hạt theo yêu cầu Tốc độ khuấy 60 vòng/phút Ở đây, các nguyên liệu được nạp vào lò phản ứng: xúc tác, phụ gia, nước đã loại khoáng, FVC (Fresh Vinyl Choloride) và RVC (Recovery Vinyl Chloride), chúng được khuấy trộn trong suốt quá trình phản ứng Do phản ứng trùng hợp hình thành polime tỏa nhiệt nên lò phản ứng có phần vỏ bọc bên ngoài, trong đó dùng nước để tải nhiệt Trên đỉnh lò phản ứng có thêm thiết bị ngưng tụ, nhiệm vụ của phần này cũng để tải nhiệt của phản ứng Có 3 lò phản ứng (R301A/B/C) mỗi lò có thông số như sau: - Dung tích 105 m3 Đường kính 4.26m Kích thước phần ngưng tụ : - Đường kính ống shell 1.46m - Chiều cao 3.99m - Có 752 ống tube, đường kính mỗi ống 38.1mm - Diện tích truyền nhiệt: 345m2 GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm – ThS Huỳnh Văn Nam Page 7 BÁO CÁO THỰC TẾ SẢN XUẤT Thông số làm việc của lò : - Áp suất giới hạn trong lò 16 barg Áp suất phần vỏ bọc 6 barg Trong khi đó áp suất vận hành thông thường là 8.5 barg, ở 56oC Nhà máy sử dụng 3 lò phản ứng , làm việc độc lập IV Xử lý nước thải: Nước sau khi tách PVC được qua hệ thống xử lý nước trước khi thải ra môi trường do nước vẫn còn lẫn những hạt PVC có kích thước nhỏ, mịn, gần với tỉ trọng của nước Nước được xử lý bằng phương pháp lắng keo tụ và sau khi xử lý phải đạt các tiêu chuẩn sau: pH 5,5 – 9,0 Nhiệt độ < 40oC COD < 88ppm TSS < 110ppm B.NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ DINH CỐ GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm – ThS Huỳnh Văn Nam Page 8 BÁO CÁO THỰC TẾ SẢN XUẤT I.Tổng Quan Về Nhà Máy: Nhà máy chế biến khí Dinh Cố được khởi công xây dựng ngày 4/10/1997, đây là nhà máy khí hóa lỏng đầu tiên của Việt Nam Nhà thầu là Tổ hợp Samsung Engineering Company Ltd (Hàn Quốc), cùng công ty NKK (Nhật Bản) Tổng số vốn đầu tư là 79 triệu USD, 100% vốn đầu tư của Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam, nhà máy được xây dựng tại xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với diện tích 89.600 m2 (dài 320m, rộng 280m), cách Long Hải 6 km về phía Bắc, cách điểm tiếp bờ của đường ống dẫn khí từ Bạch Hổ khoảng 10 km Khí đồng hành được thu gom từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rạng Đông, được dẫn vào bờ theo đường ống 16" và được xử lý tại nhà máy xử lý khí Dinh cố nhằm thu hồi khí khô, LPG và các sản phẩm nặng hơn Phần khí khô được làm nhiên liệu cho nhà máy điện Bà Rịa, nhà máy điện đạm Phú Mỹ Năng suất nhà máy trong thời điểm hiện tại khoảng 6 triệu m 3/ngày Các thiết bị được thiết kế vận hành liên tục 24h trong ngày (hoạt động 350 ngày/năm), còn sản phẩm sau khi ra khỏi nhà máy được dẫn theo 3 đường ống 6" đến kho cảng Thị Vải Sự ưu tiên hàng đầu của nhà máy là duy trì dòng khí khô cung cấp cho nhà máy điện, việc thu hồi các sản phẩm lỏng từ khí thì ít được ưu tiên hơn •Ưu tiên đối với việc cung cấp khí khô cho nhà máy điện: Trong trường hợp nhu cầu khí của nhà máy điện cao thì việc thu hồi các thành phần lỏng sẽ được giảm tối thiểu nhằm bù đắp cho thành phần khí •Ưu tiên cho sản xuất các sản phẩm lỏng: Trong trường hợp nhu cầu khí của nhà máy điện thấp thì việc thu hồi các thành phần lỏng sẽ được ưu tiên •Nhưng thực tế trong quá trình vận hành nhà máy, nhà máy đã tìm cách thu hồi sản phẩm lỏng càng nhiều càng tốt vì sản phẩm lỏng có giá trị cao hơn so với khí II.Giới Thiệu Về Nhà Máy Xử Lý Khí Dinh Cố: 1.Nguyên liệu của nhà máy: Là khí đồng hành được thu gom từ mỏ dầu bạch hổ,mỏ rạng đông,và được dẫn vào bờ nhờ đường ống 2.Sản Phẩm Của Nhà Máy: 2.1 Khí thương phẩm Khí thương phẩm còn gọi là khí khô Là khí đã qua chế biến đáp ứng được tiêu chuẩn để vận chuyển bằng đường ống và thoả mãn được các yêu cầu của khách hàng Khí khô có thành phần chủ yếu là CH4 (không nhỏ hơn 90%) và C2H4 Ngoài ra còn có lẫn các hydrocacbon nặng hơn và các khí khác như H 2, N2, CO2… tùy thuộc vào điều kiện vận hành mà thành phần khí có thể thay đổi Bảng 2.3.1a Thành phần khí thương phẩm của nhà máy xử lý khí Dinh Cố GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm – ThS Huỳnh Văn Nam Page 9 BÁO CÁO THỰC TẾ SẢN XUẤT 5,7 triệu m3 khí/ngày Lưu lượng khí Thành phần % mol Thành phần % mol N2 0,178 iC5H12 0,0508 CO2 0,167 nC5H10 0,005 CH4 81,56 C6H14 0,016 C2H6 13,7 C7H16 0,00425 C3H8 3,35 C8+ 0,00125 iC4H10 0,322 Hơi nước 0,00822 nC4H10 0,371 Bảng 2.3.1b Các thông số kỹ thuật đặc trưng của khí khô Nhà máy điện nói chung Áp suất tối thiểu, bar Tuỳ theo mỗi nhà máy Nhiệt độ 200C trên điểm sương Nhiệt độ điểm sương -100C Nhiệt độ điểm sương của nước -750C Tổng nhiệt lượng tối đa 38,000 KJ/m3 Lượng các tạp chất 30 ppm H2 S 20 – 40 ppm N2, He, Ar < 2% 2.2 Khí hóa lỏng (lpg) Khí hoá lỏng gọi tắt là LPG, có thành phần chủ yếu là propan và butan được nén lại cho tới khi hoá lỏng (áp suất hơi bảo hòa) ở một nhiệt độ nhất định để tồn chứa và vận chuyển Khi từ thể khí chuyển sang thể lỏng thì thể tích của nó giảm 250 lần Butan và propan là hai sản phẩm thu được từ sự phân tách Bupro thành phần của Lpg: GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm – ThS Huỳnh Văn Nam Page 10 BÁO CÁO THỰC TẾ SẢN XUẤT nên cần làm mát bằng nước lạnh qua thiết bị trao đổi nhiệt E05 trước khi đưa vào hai bồn chứa T2A/B Dòng sản phẩm đỉnh của tháp 20C04, một phần được đưa thẳng về bình ngưng tụ 20B01, một phần được đưa về thiết bị trao đổi nhiệt E13 để đun nóng cho nguyên liệu đầu, sau đó được dẫn vào bình 20E01 Bình 20B01 có nhiệm vụ ngưng tụ sản phẩm đỉnh và tách nước sơ bộ có trong sản phẩm đỉnh của tháp C04 Nước lắng trong bình 20B01 được tách triệt để bởi bình tách nước 20B01B Mức chất lỏng trong bình 20B01 được khống chế bởi cụm van LCV807 được điều khiển bởi bộ chỉ thị LIC807 Nhiệt độ của sản phẩm lỏng ngưng tụ trong bình 20B01 vào khoảng 94 0C Chất lỏng trong bình được hai bơm P02A/B vận chuyển đi, một phần quay trở lại hồi lưu vào đỉnh tháp C04, một phần được làm mát bằng nước lạnh qua thiết bị trao đổi nhiệt 20E04 xuống 450C, sau đó đưa vào bể chứa B5 (75A) Do tính ăn mòn của sản phẩm đỉnh của tháp 20C04 nên ta phải đưa thêm chất chống ăn mòn Chất chống ăn mòn được sử dụng là “Philm plus K5” có tên hoá học là: 1,2,4-trimêtylbenzen Chất chống ăn mòn được bơm hoá chất 20WB1 đưa vào dòng hồi lưu đỉnh và dòng sản phẩm đỉnh của tháp 20C04 Qua tháp 20C04 thu được sản phẩm nhẹ là kerosen và sản phảm nặng là dầu diesel Dầu diesel thu được một phần lấy ra để cung cấp cho các lò gia nhiệt E10 (cụm condensate), 20F01(Cụm Mini) Thiết bị trong cụm mini  Thiết bị chính Thiết bị chính trong Cụm Mini là hai tháp loại đệm 20C03, 20C04 • Chiều cao lớp đệm: 2 m • Đường kính tháp phần chứa đệm: 0,8 m Loại đệm sử dụng trong tháp có hình vòng tròn, có tạo các lỗ và cánh cong nhằm tăng bề mặt tiếp xúc Đệm được chế tạo bằng hợp kim Al-Zn Thiết bị phụ trợ Lò gia nhiệt gián tiếp 20F01 Lò 20F01 có nhiệm vụ đun nóng nguyên liệu đầu vào tháp 20C03 đến nhiệt độ thích hợp để tạo trạng thái hỗn hợp lỏng hơi Lò sử dụng chất tải nhiệt là dầu chuyên dụng Gylotherm có khả năng thu nhiệt và cung cấp nhiệt tốt Dòng dầu này lấy nhiệt từ trong lò đốt sử dụng nhiên liệu đốt lò là dầu DO từ sản phẩm của tháp 20C04 Khi Cụm Mini hoạt động ở trạng thái ổn định thì quá trình hoạt động của hệ thống gia nhiệt dán tiếp dùng dầu tải nhiệt được tiến hành như sau: Dòng nhiên liệu DO: DO được chứa trong hai bồn 20B03/04 được bơm cao áp 20F02A/B hút vào bình tách khí, dầu đến béc phun, áp suất và lưu lượng của dầu được khống chế bằng cam chỉnh Để đảm bảo an toàn và hiệu quả của quá trình thì áp suất được khống chế trong trong một giới hạn xác định khoảng 30 bar, nếu ra ngoài giới hạn này thì lò sẽ tắt và báo sự cố Để ổn định áp suất của lò đốt thì luôn có dòng dầu dư tuần hoàn lại đầu hút của bơm cấp liệu tại bình tách khí Dòng hồi lưu này được duy trì ở áp suất P>8bar để tránh sự cố béc đốt làm nóng lò GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm – ThS Huỳnh Văn Nam Page 42 BÁO CÁO THỰC TẾ SẢN XUẤT Giữa dòng vào và dòng hồi lưu có van điện nằm phía sau bình tách khí và trước supáp của bình hồi lưu Khi cần vệ sinh ống thì van này đóng lại và kéo theo sự đóng mở van nạp liệu và hồi lưu Lưu lượng khống chế từ quạt gió phía trên đỉnh lò được đưa vào phù hợp với lưu lượng dòng DO qua đĩa cam chỉnh Hỗn hợp được đốt cháy ở điều kiện nghèo và được quyết định bởi giới hạn áp suất không khí vào lò Nếu vượt quá giới hạn này thì hệ thống sẽ báo sự cố và dừng lò Hỗn hợp cháy được phun với áp suất cao (gần 30 bar) khi đập vào đầu bec đốt, nó bị phân tách thành các hạt sương rất nhỏ và dễ dàng đốt cháy khi đánh lửa Phần không khí dư và khí thải sau đốt cháy sẽ theo ống khối ra ngoài nhờ vào sự chênh lệch áp suất trong lò và miệng ống khói Dòng dầu tải nhiệt tuần hoàn Dầu tải nhiệt được hai bơm tuần hoàn 20F01A/B đẩy vào lò gia nhiệt 20F01 Dòng dầu được chia ra làm sáu đường đi vào sáu ống xoắn lò xo bên trong lò để tăng diện tích bề mặt trao đổi nhiệt Nhiệt độ ra của dầu tải nhiệt lớn nhất là 380 0C Nếu quá nhiệt độ này thì sẽ báo sự cố và tắt lò Khi ra khỏi lò, sáu dòng nhập lại làm một và nhiệt độ được khống chế bởi giá trị ở TIC theo yêu cầu vận hành Để đảm bảo an toàn áp suất, có một đường ống thông với bình giãn nở nhằm ổn định thể tích lỏng trong ống Khi áp suất của dầu trong ống lớn, dầu sẽ tràn lên trên bình giãn nở Giữa bình giãn nở 20FB02 và bình chứa 20FB01 được nốivới nhau bằng ống chảy tràn Tại một độ cao của ống, người ta đục một lỗ để dầu từ bình giãn nở 20FB02 có thể chảy tràn xuống 20FB01 theo đường ống này Nhằm đảm bảo lưu lượng trong giới hạn hoạt động, người ta gắn một thiết bị tự động đo chênh lệch áp trên dòng đi ∆P cho phép trong giới hạn từ 0,2 - 0,4 at Ngoài ra còn một supap an toàn áp suất gắn giữa đường đi của dòng dầu và bình giãn nở ở ngưỡng 3,5 bar Các thiết bị này nhằm đảm bảo an toàn cho đường ống, thiết bị và để tránh tạo cốc trong thiết bị Dòng dầu tải nhiệt được đưa đến thết bị trao đổi nhiệt E12 Lưu lượng dòng được điều chỉnh bằng van tự động TCV802 Van này được điều khiển bằng thiết bị tự động TIC802 nhằm ổn định nhiệt độ trước khi vào cột chưng 20C03 Để đảm bảo an toàn áp suất, người ta còn gắn một van tự động PCV815 với giá trị gán 11,4 bar Khi quá giá trị này thì van sẽ mở để cho dòng dầu tải nhiệt quay trở về đầu hút của bơm tuần hoàn Bình ngưng tụ sản phẩm đỉnh 20B01,và bình tách nước 20B01B Bình ngưng tụ 20B01có nhiệm vụ thu hồi hơi của sản phẩm đỉnh của tháp 20C04 tạo trạng thái lỏng Đồng thời bình còn có nhiệm vụ tách sơ bộ nước có trong sản phẩm Các thiết bị trao đổi nhiệt Thiết bị trao đổi nhiệt loại ống chùm: Các thiết bị loại này được sử dụng trong quá trình gia nhiệt cho nguyên liệu đầu vào tháp 20C03 như: • 20E13 Chất tải nhiệt là sản phẩm đỉnh của tháp 20C04 • 20E01 Chất tải nhiệt là sản phẩm đáy của tháp 20C04 • 20E14 Chất tải nhiệt là sản phẩm đáy của tháp 20C03 GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm – ThS Huỳnh Văn Nam Page 43 BÁO CÁO THỰC TẾ SẢN XUẤT • 20E12 Chất tải nhiệt là dầu nóng gylotherm Thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm Được sử dụng trong quá trình làm mát các dòng sản phẩm thu được bằng nước lạnh như: • 20E03, 20E06: Làm mát sản phẩm đáy của tháp 20C03 • 20E05: Làm mát sản phẩm đáy của tháp 20C04 • 20E04: Làm mát sản phảm đỉnh của tháp 20C04 • 20E13B: Làm mát dòng sản phảm đỉnh đi ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt 20E13 trước khi về bình ngưng tụ Bơm Bơm màng: Sử dụng để bơm hoá chát chống ăn mònn vào sản phẩm đỉnh của tháp 20C04 (Bơm 20W01) Bơm ly tâm: Sử dụng trong các trường hợp bơm sản phẩm, bơm nguyên liệu, Ngoài ra trong dây chuyền còn sử dụng nhiều thiết bị phụ trợ khác như: • Các thiết bị điều khiển, thiết bị chỉ thị • Các van: Van cầu, van lá • Các bồn bể chứa 2 CỤM CONDENSATE  Đặc điểm về cụm condensate Cụm Condensate là cụm quan trọng nhất trong 3 cụm chính của nhà máy Nó được lắp đặt từ năm 1993 và được thiết kế để chưng cất dầu mỏ có tỷ trọng thấp hoặc Condensate thu được từ mỏ hoặc condensate thu được từ khí đồng hành Cụm Condensate có công suất theo thiết kế là 350.000 tấn/năm Hàm lượng cặn, muối và tạp chất cơ học không đáng kể Hàm lượng sản phẩm trắng cao thường từ 80 đến 90% Nguồn cung cấp nhiệt lượng cho quá trình chưng cất là lò E10 Quá trình ngưng tụ và làm mát được tiến hành nhờ nước làm lạnh và gió cưỡng bức Hệ thống thiết bị hoạt động nhờ khí nén cung cấp năng lượng  Nguyên liệu Hiện nay (2002), nhà máy sử dụng các nguồn nguyên liệu condensate: • Condensate nhập nước ngoài như Úc, Thái Lan • Condensate lấy từ nhà máy GPP thuộc Petro Việt Nam (ở Dinh Cố–Vũng Tàu) Xu hướng là sử dụng các nguồn nguyên liệu condensate có thành phần naphtha cao, hàm lượng nước, muối, tạp chất cơ học không đáng kể, hàm lượng sản phẩm trắng cao Có thể sử dụng nguồn nguyên liệu condensate có thành phần naphtha khác nhau, nhưng yêu cầu chỉ được phép sai khác vài phần trăm  Sản phẩm Sản phẩm của Cụm Condensate là naphtha nhẹ (NA1) và naphtha nặng (NA2) Hai sản phẩm này được làm nguyên liệu để pha chế xăng thương phẩm Phần cặn của cụm Condensate là sản phẩm trung gian, được dùng để làm nguyên liệu đầu cho Cụm Mini Một phần sản phẩm phụ của quá trình là khí không ngưng tụ được ở áp suất khí quyển, được dùng làm nguyên liệu cho cụm thu hồi khí GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm – ThS Huỳnh Văn Nam Page 44 BÁO CÁO THỰC TẾ SẢN XUẤT (cụm LPG) Phần khí C1 và C2 không thể ngưng tụ và một phần khí dư (Offgas) được đốt ở đuốc (Flare) Xăng thô thu được có trị số octane từ 67 đến 70 được đưa qua pha trộn với xăng có trị số octane cao để thành xăng thương phẩm có trị số octane từ 83 đến 92 Xăng có trị số octane cao thường được nhập từ nước ngoài  Dây chuyền công nghệ cụm Condensate http://seablogs.zenfs.com/u/UonpNnWEERnX2VlIvQ7HI87g7w /photo/ap_2011050 8105050954.jpg  Thuyết minh sơ đồ công nghệ Các dòng chính: a Nguyên liệu b Từ bồn B1→P 01/02→FCV301→E 03→ E04→E05→E06→PVC701→C07 tại vùng nạp liệu c Sản phẩm đỉnh (NA1) d Hơi từ C07→E13→V14→ P15/16→E31→E17→FR170→Bồn NA1 (B2) Dòng thứ 2 từ P15/16→FCV150→Đỉnh C07 làm hồi lưu NA1 Khí không ngưng tụ từ V14→Cụm LPG, phần khí dư→PCV140A→Đuốc (Flare) e Sản phẩm NA2 f Từ đĩa số 9→P11/12→E05→E03→E18→Bồn NA2 (B3) Sau E05 một dòng trích ra làm hồi lưu NA 2 là dòng từ E05→FCV701→C07 tại đĩa số 6 g Sản phẩm đáy h C07 →P08/09→E06 A/B→E04→E09→Bồn Từ bơm P08/09 một dòng qua lò gia nhiệt E101 của Cụm LPG→vể bồn (B4) Một dòng qua E10 để gia nhiệt lại sau đó đi về đáy tháp C07 Condensate ở nhiệt độ môi trường từ bồn nhập liệu được bơm P01/02 bơm nạp vào hệ Lưu lượng dòng nhập liệu được điều khiển bởi FRC301 thông qua van GVHD: ThS.Trương Thanh Tâm – ThS Huỳnh Văn Nam Page 45 BÁO CÁO THỰC TẾ SẢN XUẤT FCV301 Sau đó condensate được đẩy vào E03 Tại đây, condensate thu hồi nhiệt lượng của dòng NA2 trước khi ra bồn Tiếp đến condensate được đẩy vào E04, tại đây condensate thu hồi nhiệt lượng của dòng sản phẩm đáy trước khi ra bồn Sau đó condensate được đẩy vào E05 A/B để thu hồi nhiệt lượng của NA2 hồi lưu và NA2 sản phẩm Tiếp đến condensate được đẩy vào E06 A/B nhằm thu hồi nhiệt lượng của bottom sản phẩm Ra khỏi E06 nguyên liệu đạt nhiệt độ từ 120 đến 160 0C phụ thuộc vào chế độ chạy máy Áp suất ở E06 được khống chế bởi PCV701 khoảng 7 đến 10 bar nhằm tránh hoá hơi ở E06 Condensate sau khi qua van PCV701 bị giảm áp phân thành 2 pha cân bằng có nhiệt độ khoảng 110 đến 125 0C được đổ vào vùng nhập liệu của C07 Pha hơi nhờ dòng nhập liệu sẽ được kết hợp với pha hơi từ vùng chưng bay lên vùng tinh luyện Nhờ hệ thống đĩa pha hơi được tiếp xúc với pha lỏng chảy từ trên xuống Nhờ có trao đổi nhiệt và trao đổi chất mà ở đỉnh tháp sẽ giàu cấu tử nhẹ, đáy tháp giàu cấu tử nặng Hơi tại đỉnh cột C07 có P=1,01bar, t=106 0C di chuyển vào E13 nhờ chênh lệch áp suất do quá trình ngưng tụ Tại E13 nhờ có nước làm lạnh hơi NA1 ngưng tụ và làm lạnh Nhiệt độ ở E13 theo thiết kế là 50 0C Hỗn hợp hai pha cân bằng này chảy vào V14 Tại đây pha hơi và lỏng được phân tách Phần hơi không ngưng tụ sẽ được làm nguyên liệu cho Cụm LPG, nếu dư sẽ được đốt ở đuốc Áp suất trong bình V14 được kiểm soát nhờ hoạt động của 2 van PCV140 A/B Khi hệ thống đã hoạt động ổn định, nếu Cụm LPG hoạt động phải chuyển về chế độ TIC để giữ nhiệt độ khí dư không dưới 50 0C nhờ tác động lên PCV140 B của TIC140 khi nhiệt độ ở V14 thấp hơn 500C NA1 ở V14 có thể lẫn nước, nếu có nước sẽ được lắng xuống Water boot ở đáy V14 và được xả ra bể xử lý nước thải bằng tay Nếu có sử dụng chất trung hoà bơm vào E13 thì phải tháo nước thải thường xuyên NA1 ở V14 sẽ được bơm P15/16 đẩy theo hai dòng Một dòng đẩy lên cột làm hồi lưu NA1, dòng này được kiểm soát nhờ FIC150 thông qua van 150, nhằm khống chế nhiệt độ ở đỉnh cột Dòng còn lại là NA1 sản phẩm qua E31 để làm lạnh cưỡng bức bằng không khí, tiếp tục đi qua E17 để làm lạnh bằng nước trước khi ra bồn Nhiệt độ trước khi ra bồn của NA1 t

Ngày đăng: 24/07/2014, 21:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. CỤM MINI

    • Đặc điểm về cụm mini:

    • Nguyên liệu

    • Sản phẩm

      • Kerosen

      • Dầu diesel (DO)

      • Nhiên liệu đốt lò (FO)

      • Dây chuyền công nghệ cụm mini

      • Thiết bị trong cụm mini

        • Thiết bị chính

        • Thiết bị phụ trợ

          • Lò gia nhiệt gián tiếp 20F01

          • Bình ngưng tụ sản phẩm đỉnh 20B01,và bình tách nước 20B01B

          • Các thiết bị trao đổi nhiệt

          • Bơm

          • 2. CỤM CONDENSATE

            • Đặc điểm về cụm condensate

            • Nguyên liệu

            • Sản phẩm

            • Dây chuyền công nghệ cụm Condensate

            • Một số thiết bị trong cụm Condensate

              • Thiết bị chính

                • Cột chưng cất C07

                • Thiết bị phụ trợ

                • I. Pha trộn và kiểm tra chất lượng

                  • Hệ thống pha trộn

                  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS)

                    • Máy chưng cất tự động:

                    • Máy làm lạnh xác định điểm đông đặc

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan