Chuyến đi Dương trình hiệu lực năm 1844 và tư tưởng Cao Bá Quát docx

6 278 0
Chuyến đi Dương trình hiệu lực năm 1844 và tư tưởng Cao Bá Quát docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyến đi Dương trình hiệu lực năm 1844 và tư tưởng Cao Bá Quát “Trên boong tàu Phấn Bằng, nhìn “con vật khổng lồ quái dị” chạy bằng hơi nước đang rẽ sóng phăng phăng từ xa tiến lại, Cao Bá Quát đã sáng tác bài Hồng mao hoả thuyền ca (Bài thơ về chiếc tàu chạy bằng hơi nước của người Anh). Bởi vậy không phải ngẫu nhiên mà lời thơ của Cao Bá Quát trong bài này đượm vẻ khẩn trương, hùng tráng. Cao yên quán thanh không, Khói ùn lên tuốt trời xanh, Ổng tác bách xích đôi. Đùn lên cao ngút ba trăm thước liền. Yêu kiều thuỳ thiên long, Rồng trời sa xuống nghiêng nghiêng, Cương phong xuy bất khai. Mặc cuồng phong thổi con thuyền chẳng sao! Cao Bá Quát miêu tả khá chi tiết con tàu kinh dị này: cột tàu cao chót vót, con quay gió đứng im (nguy tường ngật lập, ngũ lạng tĩnh), ở giữa có ống khói phun khói lên cao ngất (tu đồng trung trĩ, phún tác yên thôi ngôi), bên dưới có hai bánh xe xoay chuyển liên hồi đạp sóng dồn (hạ hữu song luân triển chuyển đạp cấp lãng), guồng quay, sóng đánh tung toé ầm ầm như tiếng sấm rền (luân phiên lãng phá, ẩn kỳ sinh nộ lôi)”. Tình cờ, nhà thơ đã đề cập đến hình thái tiền thân của ngoại giao pháo hạm của thực dân phương Tây. Năm 1840, người Anh tuyên chiến với nhà Thanh, buộc nhà Thanh mở cửa cho họ buôn bán, họ chỉ huy động 40 tàu chiến và 4000 lính từ Ấn Độ sang là đã đánh bại quân đội Mãn Thanh (năm 1842, dân số Trung Quốc khoảng 416 triệu người). Tàu thủy như là một biểu tượng về sức mạnh kỹ thuật của phương Tây buộc người phương Đông phải tỉnh ngộ, suy nghĩ. Có phải vì thực tế đó mà nhà Nguyễn hướng sang các vùng thuộc địa của Tây phương tại Đông Nam Á để tìm kiếm kỹ thuật ngõ hầu đối phó với hiểm họa xâm lăng? Những phát minh khoa học kỹ thuật của người châu Âu không đơn giản chỉ là kỹ thuật mà là kết quả của một nền triết học riêng, một quá trình vận động, phát triển xã hội riêng, tư tưởng chính trị riêng, quan niệm về nhân cách, về giáo dục riêng. Nhưng thời Nguyễn, các nhà Nho rất hiếm người hiểu được điều đó. Người ta vẫn lấy cái nhìn thế giới truyền thống để đánh giá các phát kiến kỹ thuật của Tây phương, nghĩa là không hiểu được bản chất các phát kiến đó. Đại Nam thực lục chép, năm 1826, Minh Mạng bàn về hàn thử biểu của Tây phương như sau: “Thước hàn thử vốn có độ thường, như khí trời tạnh sáng thì khí dâng lên, âm u thì khí sụt xuống, biết trước khí hậu cái ấy rất nghiệm. Nếu ấm áp mà khí xuống, âm u mà khí lên thì là khí bất chính, nhân dân dễ sinh bệnh tật. Lấy thước ấy để đo lường khí hậu thực là phép diệu. Biết xem kỹ thì suy tính không sai” (10) . Lại vẫn là học thuyết cổ xưa về khí của phương Đông được đem đồng nhất với khoa học kỹ thuật hiện đại. Mặt khác, ở thế kỷ XIX, Minh Mạng vẫn lý tưởng hóa thời đại Lê Thánh Tông cách đó bốn trăm năm và từng đặt câu hỏi cho triều thần so sánh thơ của mình và thơ Lê Thánh Tông thì đủ thấy những tác động về kỹ thuật của Tây phương đến tư tưởng của vua quan nhà Nguyễn mới dừng ở phần bề ngoài. Có phải vì thế mà có sự xung đột về tư tưởng giữa họ và Cao Bá Quát để dẫn đến cuộc nổi dậy Mỹ Lương? Chỉ biết rằng sau chuyến đi dương trình hiệu lực, Cao Bá Quát đã nghiêm khắc nhìn nhận lại cái học mà mình theo đuổi. Trong bài thơ Đề Xát viện Bùi công "Yên Đài anh ngữ" khúc hậu (Đề sau khúc "Yên Đài anh ngữ" của quan Đô sát họ Bùi), ông ghi lại nhận thức mới của bản thân khi đi ra bên ngoài: Ta ngã bế hộ điêu trùng, xỉ khẩu giảo văn tự Hữu như xích hoạch lượng thiên địa Tự tòng phiếm hải lịch Ba Sơn Thủy giác lục hợp hà mang mang! Hướng tích văn chương đẳng nhi hí! Thế gian thùy thị chân nam tử, Uổng cá bình sinh độc thư sử. (Nhai văn nhả chữ buồn ta, Con giun còn biết đâu là cao sâu Tân Gia từ vượt con tầu, Mới hay vũ trụ một bầu bao la. Giật mình khi ở xó nhà, Văn chương chữ nghĩa khéo là trò chơi. Không đi khắp bốn phương trời, Vùi đầu án sách uổng đời làm trai). Những ý tưởng như thế này chưa nhiều, chưa đa dạng ở Cao Bá Quát, song chúng khẳng định tính chất đúng đắn của một hướng suy nghĩ. Không thể có được thành tựu kỹ thuật nào hết nếu không nghiêm khắc nhìn lại học vấn, nói rộng ra là giáo dục, là tư tưởng hệ, là toàn bộ cung cách tổ chức xã hội. Cao Bá Quát đã vượt quá ấn tượng bề ngoài về văn minh Tây phương để hướng về các vấn đề cội nguồn, bản chất, về câu hỏi vì sao chúng ta lại lạc hậu, lại bị những kẻ mạnh đe dọa. Ở giai đoạn này, Cao Bá Quát cũng như nhà nho Việt Nam chưa thể hiểu được bản thân hệ thống xã hội Tây phương như là cội nguồn tạo nên sức mạnh kỹ thuật đáng nể, nhưng ông đã nhìn lại bản thân xã hội Việt Nam, truy tìm nguyên nhân lạc hậu, yếu kém từ phía chủ quan. Điều này sẽ được Nguyễn Trường Tộ trình bày khá hệ thống trong các bản điều trần của ông. Nhưng Nguyễn Trường Tộ lại là một trường hợp khác. Được học chữ Hán từ nhỏ, rất hiểu văn hóa phương Đông, nhưng lớn lên ông lại được học chữ Pháp, được đi ra nước ngoài, tiếp xúc có bề sâu với văn minh Tây phương không chỉ ở các biểu hiện văn minh vật chất mà cả văn minh tinh thần từ các giáo sĩ thừa sai Pháp, trước hết là giám mục Gauthier, có cơ hội đọc các sách tân thư chữ Hán do người Tây phương và người Trung Quốc viết. So với Nguyễn Trường Tộ, Cao Bá Quát không có được những điều kiện tiếp cận cái mới như vậy song từ thực tiễn đi học, đi thi, va vấp với chủ trương giáo dục cũng như chủ trương tổ chức xã hội đầy bảo thủ, lạc hậu, ông lại đã có thể nhìn thấy, hiểu từ bên trong bản chất lối học từ chương, khoa cử. Là người không thành công trên đường khoa cử, lại đã sớm nhận thấy con đường khoa cử bế tắc và đáng chán ghét như đường đi qua bãi cát dài (bài thơ Sa hành đoản ca), ông dễ đến với tư tưởng khai sáng tự phát khi đi dương trình hiệu lực. Hơn hai chục năm sau đó, khi sự thất bại của hệ tư tưởng Nho giáo đã thành một thực tế không thể chối bỏ, Nguyễn Khuyến mới bắt đầu trào tiếu mẫu hình nhà nho như một nhân vật trí thức và đến đầu thế kỷ XX, trước nguy cơ diệt chủng, các nhà Nho duy tân mới quyết liệt phê phán cái học hủ bại bát cổ văn chương túy mộng trung, chủ trương đem tân học khai phá thành lũy nô lệ. Nói thế để thấy tinh thần khai sáng tự phát của Cao Bá Quát là đáng quí. Ông là nhà nho đi trước thời đại của mình, đã chỉ ra cái nguy hiểm của lối học khoa cử, nghĩa là chỉ ra một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước. Nhìn chung, các nhân tố khác nhau tác động đến tư tưởng Cao Bá Quát trong chuyến đi dương tình hiệu lực là: 1) mắt thấy tai nghe các thành tựu khoa học kỹ thuật và lối sống của phương Tây ở Đông Nam Á; 2) hiểu được thực chất các chuyến đi buôn bán chỉ là hạn chế, chủ yếu thỏa mãn nhu cầu của triều đình vua quan hơn là chiến lược phát triển đất nước có bài bản, hệ thống. Từ đây, những bất đồng về tư tưởng của Cao Bá Quát đối với nhà Nguyễn hình thành và ngày thêm căng thẳng, dẫn đến hành động khởi nghĩa năm 1854. * Như đã nói, chức trách phiên dịch qua bút đàm của Cao Bá Quát dẫn ta đến ý nghĩ về vai trò của kiều dân người Trung Quốc nhà Thanh ở Đông Nam Á và việc nhà nho Việt Nam có thể đã nhìn thế giới phương Tây qua con mắt của người Trung Hoa. Ngôn ngữ trong giao lưu văn hóa có tầm quan trọng hàng đầu. Thực ra thì nhà Nguyễn cũng có ý thức đào tạo những người làm phiên dịch các thứ tiếng phương Tây. Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ cho biết Nguyễn Hữu Quang, học trò học ở quán Tứ dịch (trường đào tạo người phiên dịch) được “theo thuyền nhà nước đi Giang-lưu-ba học tập chữ Tây, tiếng Tây, giao cho phái viên mang đến xứ ấy xét liệu cho ổn thoả, để tiện cho người ấy ở trọ học tập, khiến được thành tài, đợi sau hai ba năm, khi gặp có thuyền nhà nước phái đến, tuỳ tiện đưa về” (11) . Ta có quyền giả định hồi ấy, nước ta có người biết tiếng Anh, tiếng Pháp, nhưng số lượng rất ít ỏi. Tuy nhiên, không thấy có người Việt thế kỷ XIX dịch hay biên soạn Tân thư (một hạn chế rõ ràng về khả năng thay đổi tư tưởng của người Việt khi ấy) như người Trung Quốc đã làm. Có thể kể đến cuốn Doanh hoàn chí lược bằng chữ Hán được Nguyễn Trường Tộ đọc và có dẫn trong điều trần do Từ Kế Dư biên soạn xong năm 1848, xuất bản năm 1849, hoặc nhiều sách dịch của Nghiêm Phục từ tiếng Anh sang Hán văn ở những năm cuối thế kỷ XIX. Theo Vĩnh Sính, để biên soạn một cuốn sách giới thiệu về tình hình thế giới có giá trị như vậy, Từ Kế Dư đã tham khảo sách và ý kiến của nhiều người nước ngoài lúc đó có mặt ở Trung Quốc, thông qua người phiên dịch là người Tây phương (12) . Nhưng không có dấu hiệu gì để nói cuốn sách này đã được Cao Bá Quát biết đến. Thời đó, đường đi của một cuốn sách từ Trung Quốc sang Việt Nam mất nhiều thời gian hơn ngày nay. Do không có khả năng tiếp xúc trực tiếp với phương Tây về ngôn ngữ (13) , lại chưa được đọc những sách kiểu như Tân thư sau này nên nhận thức về tư tưởng theo hướng khai sáng của Cao Bá Quát có phần hạn chế, chủ yếu mang tính chất tự phát, chủ yếu được hình thành từ: 1) cách tư tưởng có phần phóng khoáng của ông (điều này thể hiện rõ qua thơ văn); 2) do nhạy cảm khi tiếp xúc trực tiếp với thế giới phương Tây qua các thuộc địa của họ ở Đông Nam Á. Khi về nước, ông lại sống trong không gian văn hóa- tư tưởng truyền thống. Cuộc khởi nghĩa chống triều Nguyễn của ông năm Quý Sửu, Giáp Dần 1853-1854, chưa thể gọi là cuộc cách mạng xã hội mà vẫn được tiến hành trên tinh thần Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn/ Mục Dã, Minh Điều hữu Võ Thang. Đó là cuộc thay đổi theo mô hình thịnh suy, trị loạn, hưng vong hàng ngàn đời của xã hội phương Đông. Những tư tưởng mới lạ của Cao Bá Quát so với nhà Nho Việt Nam ở giữa thế kỷ XIX thực ra mới là kết qủa của những quan sát tiếp xúc bên ngoài, chưa phải là sự thâm nhập vào chiều sâu của hệ thống giá trị, hệ thống tư tưởng xã hội phương Tây vốn là nền tảng quyết định đến những thành tựu khoa học kỹ thuật đem lại sự đe dọa nghiêm trọng đối với Việt Nam khi đó. Đây mới là những bước đầu tiên của quá trình giao lưu, hội nhập của Việt Nam với thế giới mà ngày nay vẫn còn tiếp tục . Chuyến đi Dương trình hiệu lực năm 1844 và tư tư ng Cao Bá Quát “Trên boong tàu Phấn Bằng, nhìn “con vật khổng lồ quái. đến tư tưởng Cao Bá Quát trong chuyến đi dương tình hiệu lực là: 1) mắt thấy tai nghe các thành tựu khoa học kỹ thuật và lối sống của phương Tây ở Đông Nam Á; 2) hiểu được thực chất các chuyến. đến tư tưởng của vua quan nhà Nguyễn mới dừng ở phần bề ngoài. Có phải vì thế mà có sự xung đột về tư tưởng giữa họ và Cao Bá Quát để dẫn đến cuộc nổi dậy Mỹ Lương? Chỉ biết rằng sau chuyến đi

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan