Khoa học Ngữ văn sau 55 năm xây dựng và phát triển doc

5 252 0
Khoa học Ngữ văn sau 55 năm xây dựng và phát triển doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khoa học Ngữ văn sau 55 năm xây dựng và phát triển Ngày 2 tháng 12 năm 1953, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở vào giai đoạn quyết liệt, tại chiến khu Việt Bắc, Trung ương Đảng lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã ra Nghị quyết về việc thành lập Ban Nghiên cứu Văn – Sử - Địa trực thuộc Trung ương Đảng với hai nhiệm vụ quan trọng được ghi trong Đề án thành lập Ban như sau: a- Nghiên cứu lịch sử, địa lí, văn học Việt Nam mà trọng tâm là lịch sử để giới thiệu sự phát triển của dân tộc, tinh thần anh dũng của dân tộc, sự đóng góp của dân tộc vào việc xây dựng chung của nhân loại. Do đó, gây sâu lòng yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, củng cố và phát triển tinh thần dân tộc trong nhân dân. b- Giới thiệu lịch sử, địa lí, văn học các nước bạn và các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là Miên, Lào, Liên Xô, Trung Quốc… với nhân dân Việt Nam để góp phần vào việc giáo dục tinh thần quốc tế… Nhiệm vụ trước tiên cần phải làm là: Nghiên cứu lịch sử, địa lí, văn học Việt Nam theo quan điểm Mác - Lênin và soạn một số tài liệu cần thiết trước mắt về các môn học nói trên để góp phần vào việc nâng cao trình độ tư tưởng cho nhân dân (kể cả giáo viên và học sinh các trường), và cán bộ. Với nhiệm vụ được giao và với một đội ngũ cán bộ gồm các học giả có trình độ và uy tín, kể từ khi thành lập (2-12-1953) đến khi kết thúc vai trò lịch sử để trở thành các cơ quan nghiên cứu trực thuộc Ủy ban Khoa học nhà nước (1959) và trường Đại học, Ban Nghiên cứu Văn - Sử - Địa chỉ tồn tại có 5 năm, nhưng đã để lại dấu ấn vô cùng quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn nước ta. Sự ra đời của Ban Nghiên cứu Văn - Sử - Địa được xem là tổ chức tiền thân của Viện Khoa học xã hội Việt Nam ngày nay. Ngay từ bản Đề án thành lập Ban (1953), những người sáng lập đã nhìn thấy trước tương lai của hai ngành khoa học cơ bản: “Rồi đây tất phải có những tổ chức nghiên cứu khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mọi công tác văn hóa, giáo dục, văn chương, nghệ thuật… sẽ không có cơ sở để phát triển nếu ta không chú trọng đến việc tổ chức nghiên cứu khoa học xã hội và khoa học tự nhiên một cách có hệ thống. Hiện nay, ta chưa có những tổ chức như thế. Sau này, ta sẽ phải lập ra. Thành lập Ban Nghiên cứu Văn - Sử -Địa chỉ là bước đầu” (Đề án thành lập). Rõ ràng là sự hình thành và phát triển của hai Viện khoa học lớn nhất đất nước là Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia ngày nay đã được trù liệu và tính đến ngay từ khi thành lập Ban Nghiên cứu Văn - Sử - Địa trong những điều kiện còn hết sức khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhìn nhận Ban Nghiên cứu Văn - Sử - Địa như một tổ chức tiền thân của Viện Khoa học xã hội Việt Nam không phải chỉ là sự nối dài lịch sử hình thành và phát triển của Viện mà còn là sự khơi sâu nguồn mạch, phát huy truyền thống và bản lĩnh nghiên cứu của những thế hệ các nhà khoa học tiền bối có công sáng lập Viện. Trong 5 năm tồn tại, Ban Nghiên cứu Văn-Sử-Địa đã xuất bản được 31 cuốn sách gồm: 15 cuốn về lịch sử, 14 cuốn về văn học và 2 cuốn về địa lí. Trong đó có những cuốn như: Sơ thảo Lịch sử Việt Nam (3 tập); Lịch sử tám mươi năm chống Pháp (2 tập); Sơ thảo Địa lí Việt Nam (Địa lí tự nhiên – 1 tập); Sơ thảo Lịch sử văn học Việt Nam (4 tập)… và nhiều cuốn sách khác, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Riêng Tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa, từ số đầu tiên đến số kết thúc, tổng cộng là 48 số. Mỗi số thực sự là một công trình nghiên cứu khá chuyên sâu về các lĩnh vực: Lịch sử, địa lí, văn học, văn hóa, triết học, chính trị, tư tưởng… Nhiều vấn đề cơ bản của lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước; Lịch sử văn học, văn hóa; Lịch sử hình thành và tồn tại của các điều kiện địa lí tự nhiên và địa lí nhân văn ở Việt Nam đã được đặt ra và trao đổi. Các kết quả nghiên cứu không chỉ góp phần làm sáng tỏ lịch sử, rạng rỡ truyền thống mà còn góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc đấu tranh tư tưởng và học thuật diễn ra khá gay gắt trong đời sống chính trị, đời sống khoa học và văn chương diễn ra vào cuối những năm năm mươi của thế kỉ XX. Đồng thời, đặt những nền móng quan trọng cho sự phát triển của các ngành khoa học xã hội và nhân văn giai đoạn từ 1959 trở đi. Lúc đầu do yêu cầu cần thiết phải tập trung nghiên cứu sử học, xem sử học là trọng tâm nên trong Đề án thành lập, tên Ban và tên Tập san được xác định là Sử - Địa - Văn. Nhưng đến Tập san số 3 (1954) tại trang 5, trong lời Cùng bạn đọc, Ban Văn-Sử- Địa đã có thông báo như sau: “Văn học, sử học là những khoa học xã hội. Khoa học địa lí cũng liên quan chặt chẽ đến khoa học xã hội. Nhưng trước nhu cầu hiện nay, việc nghiên cứu văn học nước ta cần được đẩy mạnh để góp phần vào việc xây dựng một hệ tư tưởng mới và công tác nghiên cứu văn học cần được đặc biệt chú trọng. Vì vậy, để cho đúng với tinh thần nói trên, Ban Nghiên cứu Sử - Địa – Văn sẽ đổi là Tập san Nghiên cứu Văn - Sử - Địa”. Như vậy, vấn đề đổi tên không phải là để thuận theo thói quen nói và viết mà có chủ đích hẳn hoi. Việc xác định trọng tâm nghiên cứu là văn học vào thời kỳ này có ý nghĩa lịch sử của nó. Vì đây là thời kì hình thành khoa học văn học, thời kì đấu tranh để xây dựng những nguyên tắc tư tưởng thẩm mĩ cho nền văn học mới, thời kì đặt nền tảng cho khoa nghiên cứu và giảng dạy lịch sử văn học. Ngay từ khi được thành lập, Ban Văn - Sử - Địa và Tập san nghiên cứu Văn - Sử - Địa đã qui tụ được những nhà hoạt động khoa học có tên tuổi, có học vấn uyên thâm về các lĩnh vực văn hóa, văn học như: Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Hồng Phong, Văn Tân, Văn Tạo, Minh Tranh, Nguyễn Đổng Chi, Lê Thước, Trương Chính, Nguyễn Đức Đàn, Hồ Tuấn Niêm, Trần Thanh Mại, Hoa Bằng, v.v… Các kết quả nghiên cứu bước đầu được công bố trên Tập san không chỉ thể hiện mối quan tâm của các học giả tới những vấn đề hết sức cơ bản, trọng yếu của lịch sử văn học như vấn đề phân kì lịch sử văn học dân tộc; các vấn đề của văn học Cổ-Trung đại Việt Nam; các vấn đề văn học dân gian, lí luận văn học, vấn đề loại hình chữ viết của văn học dân tộc, v.v… mà còn thể hiện tầm nhìn xa trông rộng đối với sự phát triển của tương lai khoa học văn học. Ngày nay, với quan điểm đổi mới và với những thành tựu mới nhất của khoa học xã hội và nhân văn đạt được trong 55 năm qua, chúng ta không khó khăn lắm trong việc nhận ra những chi tiết bất cập, thậm chí ấu trĩ, tả khuynh trong một số luận điểm, bài viết thời kì đó. Nhưng bằng sự thấu đáo của quan điểm lịch sử cụ thể và tinh thần khách quan khoa học cộng với ý thức trân trọng thành quả và công lao của người đi trước, chúng ta sẽ dễ dàng tìm được mối đồng cảm sâu sắc trước các giới hạn của nhận thức cũng như trước các giới hạn của lịch sử để tin tưởng hơn vào động cơ trung thực của những tìm tòi, kiến giải; trân trọng hơn những đóng góp đầy tâm huyết của các nhà nghiên cứu tiền khu. Do sự phức tạp của đối tượng nghiên cứu nên không ít vấn đề cho đến nay vẫn đang được tiếp tục tìm tòi, luận giải để dần tiếp cận tới chân lí. Nhưng cũng có không ít vấn đề, ngay từ thời Văn - Sử - Địa đã được nghiên cứu, xem xét một cách thận trọng và đưa ra được những kiến giải đạt đến độ chính xác khoa học cần thiết. Có thể xem toàn bộ những bài thuộc chuyên ngành Ngữ văn đăng trên Tập san nghiên cứu Văn - Sử - Địalà sự minh chứng đầy đủ và thuyết phục về tinh thần lao động khoa học nghiêm túc, về ý thức trách nhiệm của các học giả trước lịch sử văn học dân tộc và trước các yêu cầu của khoa học Ngữ văn. Đó sẽ là những tài liệu tham khảo quan trọng, là những cứ liệu tin cậy để các thế hệ sau này tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu đã được các thế hệ tiền bối đặt nền móng. . Khoa học Ngữ văn sau 55 năm xây dựng và phát triển Ngày 2 tháng 12 năm 1953, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở vào giai đoạn quyết liệt,. sự hình thành và phát triển của hai Viện khoa học lớn nhất đất nước là Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia ngày nay đã được trù liệu và tính đến ngay. ngành khoa học cơ bản: “Rồi đây tất phải có những tổ chức nghiên cứu khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mọi công tác văn hóa, giáo dục, văn chương, nghệ thuật… sẽ không có cơ sở để phát triển

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan