Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn giáo dục công dân

6 5.8K 8
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn giáo dục công dân

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH LONG AN MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN. NGÀY THI: 0842014 THỜI GIAN: 150 PHÚT (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3 điểm) a Pháp luật là gì? Ngày pháp luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là ngày mấy, tháng mấy? Vì sao mọi người “phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”? b Theo em tại sao nhà trường phải có nội quy? Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện? Hãy hình dung nhà trường như một xã hội thu nhỏ và thử tưởng tượng một xã hội không có pháp luật thì sẽ như thế nào? Câu 2. (3 điểm) a Theo em, việc học tập sẽ mang lại lợi ích gì cho bản thân mỗi người? b Hiện nay có một số học sinh chưa nhận thức đúng đắn về lợi ích của việc học tập nên dẫn đến mục đích học tập sai lầm. Vậy theo em, thế nào là mục đích học tập sai? Tình huống: Thư và Hoa cùng trao đổi với nhau về mục đích học tập của bản thân. Thư bảo rằng: “Tớ phải cố gắng học tập để sau này có được việc làm nhàn nhã, không phải vất vả như cha mẹ tớ bây giờ”. Em có tán thành với suy nghĩ của Thư không? Vì sao? Câu 3: (4 điểm) a Trong bức thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường (91945) Bác Hồ viết: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Câu nói trên của Bác có ý nghĩa như thế nào? Qua câu nói của Bác, em thấy cần phải xác định được điều gì cho bản thân? b Trong buổi diễn đàn của học sinh lớp 9, có ý kiến của một học sinh cho rằng: “Học sinh trung học cơ sở đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi, hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời”. Theo em, em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Lí tưởng sống là mục đích cuộc sống mà mỗi người mong muốn đạt tới. Theo em, lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là gì? Là thanh niên học sinh em hiểu như thế nào là “sống đẹp, sống có ích”? Câu 4. (4 điểm) a Em hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển? Cho một ví dụ về sự hợp tác của nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà em biết? Vì sao sự hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc hiện nay trở thành vấn đề quan trọng và tất yếu? b Thế nào là yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên? Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì sẽ gây ra những hậu quả gì? Câu 5. (3 điểm) a Hiện nay, trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động là rất cần thiết. Theo em, vì sao mỗi người cần lao động tự giác và sáng tạo? Tình huống: Có ý kiến cho rằng: “Tự giác và sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ”. Em có tán thành ý kiến trên không? Vì sao? b Sống và làm việc có kế hoạch là yêu cầu không thể thiếu đối với người lao động trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy học sinh cần làm gì để rèn luyện sống và làm việc có kế hoạch? Theo em, thế nào là một kế hoạch hợp lí? Em hãy tìm một câu tục ngữ hoặc ca dao nói về sống và làm việc có kế hoạch mà em biết? Câu 6: (3 điểm) a Tảo hôn là gì? Có người cho rằng: Tảo hôn chỉ ảnh hưởng tới đời sống bản thân chứ không ảnh hưởng gì tới đời sống gia đình và cộng đồng. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao? b Em thử hình dung nếu không có tình yêu thương và sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì em sẽ ra sao? Điều gì xảy ra nếu em không làm tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ? Tình huống: Bình là con duy nhất trong một gia đình khá giả nên được bố mẹ chiều chuộng từ nhỏ. Do mải làm ăn nên bố mẹ ít quan tâm chăm sóc, tâm sự với Bình. Bố mẹ thường cho tiền và thỏa mãn mọi đòi hỏi của Bình. Bình bỏ học, rồi thường xuyên bỏ nhà đi chơi cùng đám bạn bè xấu mà bố mẹ không hay biết gì. Kể từ đó, Bình đua đòi ăn chơi, hút thuốc lá rồi nghiện ma túy. Theo em, ai là người có lỗi trong trường hợp này? Vì sao? Hết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH LONG AN MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN. NGÀY THI: 0842014 THỜI GIAN: 150 PHÚT (không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (3điểm) a (2,25điểm) Pháp luật: là những quy tắc xử sự chung (0,25đ), có tính bắt buộc (0,25đ), do Nhà nước ban hành (0,25đ), được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. (0,25đ) Ngày pháp luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là ngày 9 tháng 11. (0,25đ) Chúng ta phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật vì: + Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. (0,25đ) + Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. (0,25đ) + Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trước pháp luật. (0,25đ) + Vì vậy, mỗi công dân cần phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật, bắt buộc sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật. (0,25đ) b (0,75điểm) Nhà trường phải có nội quy để bảo đảm nề nếp, kỉ cương, kỉ luật của nhà trường. (0,25đ) Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện : Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục nội quy cho học sinh. (0,25đ) Một xã hội không có pháp luật thì xã hội sẽ rối loạn, không thể phát triển được. (0,25đ) Câu 2. (3 điểm) a) (1 điểm) Lợi ích của việc học tập đối với bản thân: giúp con người có kiến thức (0,25đ), có hiểu biết (0,25đ), được phát triển toàn diện (0,25đ), trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. (0,25đ) b) (2 điểm) Mục đích học tập sai là: • Chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt (như vì điểm số…) (0,25đ) mà không nghĩ đến điều quan trọng hơn là học để nắm vững kiến thức. (0,25đ) • Chỉ nghĩ đến lợi ích, tương lai của bản thân (0,25đ) (như để có nhiều tiền, sống sung sướng…). (0,25đ) Tình huống: Em không tán thành với suy nghĩ của Thư. (0,25đ) Vì: + Học tập để có việc làm nhàn nhã là một mục đích học tập sai, tầm thường, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân (0,25đ). + Học tập không chỉ vì tương lai của bản thân (0,25đ) mà phải học tập vì tương lai của dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước. (0,25đ) Câu 3: (4 điểm) a (0,75 điểm) Câu nói trên của Bác: khẳng định vai trò, vị trí to lớn của học sinh (0.25đ) là phải phấn đấu học tập để đưa đất nước bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. (0,25đ) Qua câu nói của Bác, em thấy bản thân mình cần phải xác định lí tưởng sống đúng đắn để thực hiện câu nói của Bác. (hoặc phải ra sức học tập, rèn luyện toàn diện để thực hiện câu nói của Bác.) (0,25đ) b (3,25 điểm) Em không đồng ý. (0,5đ) Vì: • Đây là ý kiến không đúng đắn, không thể hiện ước mơ, hoài bão của người thanh niên trong thời đại mới. (hoặc có thể lí tưởng sống không đúng đắn). (0,25đ) • Muốn có cống hiến, làm việc suốt đời thì ngay bây giờ khi ngồi trên ghế nhà trường, không lo học hành thì sẽ không có kiến thức để tiếp tục học lên (0,25đ), hành trang bước vào đời sẽ nghèo nàn, sẽ không thể lập thân, lập nghiệp được. (0,25đ) Lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay: là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. (0,25đ). Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (0,25đ) Sống đẹp: là sống có lí tưởng, có hoài bão (0,25đ), có ước mơ, có tấm lòng nhân ái. (0,25đ) Sống có ích: + Sống vì mọi người, biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. (0,25đ) + Sống phải biết phân biệt đúng sai, phải – trái. (0,25đ) + Sống phải biết cống hiến công sức, trí tuệ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. (0,25đ) + Sống biết chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. (0,25đ) Câu 4. (4 điểm) a) (2 điểm) Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc (0,25đ), giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó (0,25đ) vì sự phát triển chung của các bên (0,25đ). Một ví dụ về sự hợp tác của nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: (0,25đ) • Hưởng ứng “ Giờ trái đất”. • Lễ mít tinh Quốc gia hưởng ứng Ngày môi trường thế giới: ngày 5 tháng 6 hằng năm. • … ( Học sinh có thể cho ví dụ khác nhưng ví dụ phải mang tính chất phổ biến) Lí do sự hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc hiện nay trở thành vấn đề quan trọng và tất yếu: Hiện nay, trên thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại (0,25đ) (bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế…) (0,25đ, chỉ cần nêu được hai ý là cho điểm); để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế (0,25đ), chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được. (0,25đ) b) (2 điểm) Yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên là: • Sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên. (0,25đ) • Tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, không làm những điều có hại cho thiên nhiên. (0,25đ) • Biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người (0,25đ) và khắc phục, hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra. (0,25đ) Hậu quả của việc tàn phá thiên nhiên: • Làm ô nhiễm môi trường. (0,25đ) • Gây mất cân bằng sinh thái. (0,25đ) • Gây ra những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu (0,25đ): làm cho cuộc sống gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thiệt hại về tài sản, tính mạng con người…(0,25đ, chỉ cần nêu được hai ý là cho điểm) Câu 5. (3 điểm) a) (1,5 điểm) Mỗi người cần lao động tự giác và sáng tạo vì: Đối với bản thân: lao động tự giác và sáng tạo giúp con người: • Học tập mau tiến bộ. (0,25đ) • Nâng cao năng suất, chất lượng lao động. (0,25đ) • Phát triển nhân cách. (0,25đ) Đối với xã hội: lao động tự giác và sáng tạo thúc đẩy xã hội phát triển. (0,25đ) Tình huống: Em tán thành ý kiến trên (0,25đ), vì chỉ khi con người có sự tự giác trong lao động, học tập thì ở đó sự sáng tạo mới được phát sinh. (0,25đ) (Học sinh diễn đạt ý khác nếu đúng vẫn chấm điểm nhưng phải đảm bảo nội dung cơ bản: tự giác là điều kiện làm phát sinh sự sáng tạo trong lao động) b) (1,5 điểm) Để rèn luyện sống và làm việc có kế hoạch, học sinh cần: • Phải biết lập kế hoạch cho những công việc của mình từ việc nhỏ đến việc lớn. (0,25đ) • Kế hoạch phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ. (0,25đ) • Phải quyết tâm, kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra (0,25đ, chỉ cần nêu được một trong hai ý là cho điểm). • Phải biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh (0,25đ, chỉ cần nêu được “biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết” là chấm điểm). Một kế hoạch hợp lí: là một kế hoạch phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ. (0,25đ) Một câu tục ngữ hoặc ca dao nói về sống và làm việc có kế hoạch: (0,25đ) • Việc hôm nay chớ để ngày mai. • Thời giờ thấm thoắt thoi đưa Nó đi đi mãi có chờ đợi ai. • … (Học sinh có thể nêu những câu tục ngữ hoặc ca dao khác, nếu đúng giáo viên vẫn chấm điểm) Câu 6: (3 điểm) a (1,25 điểm) Tảo hôn: là kết hôn trước tuổi pháp luật quy định. (0,25đ) Không tán thành. (0,25đ) Vì: • Đối với bản thân: kết hôn sớm sẽ dẫn đến sinh con sớm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con, cản trở sự phát triển tiến bộ của bản thân… (0,25đ) • Đối với gia đình: gia đình dễ sinh ra bất hòa, cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con, giáo dục con cái…(0,25đ) • Đối với cộng đồng: tảo hôn là vi phạm pháp luật, trở thành gánh nặng cho xã hội, gia tăng dân số…(0,25đ) b (1,75 điểm) Nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì cuộc đời sẽ đầy khó khăn, vất vả. (0,25đ) Nếu em không làm tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, em trở thành người bất hiếu (0,25đ), sẽ bị mọi người lên án phê phán, lương tâm sẽ bị cắn rứt. (0,25đ) (Học sinh diễn đạt ý khác nếu đúng vẫn có điểm) Tình huống: Theo em cả bố mẹ Bình và Bình đều có lỗi. (0,5đ) Bố mẹ Bình không thực hiện tốt nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, thiếu sự quan tâm, chăm sóc quản lí giáo dục con, mà chỉ biết thỏa mãn những đòi hỏi của con. …(0,25đ) Bình: không thực tốt nghĩa vụ làm con, không lo học tập mà chỉ đua đòi ăn chơi….(0,25đ) Hết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH LONG AN MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN. NGÀY THI: 08/4/2014 THỜI GIAN: 150 PHÚT (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3 điểm) a/ Pháp luật là gì? Ngày pháp luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là ngày mấy, tháng mấy? Vì sao mọi người “phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”? b/ Theo em tại sao nhà trường phải có nội quy? Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện? Hãy hình dung nhà trường như một xã hội thu nhỏ và thử tưởng tượng một xã hội không có pháp luật thì sẽ như thế nào? Câu 2. (3 điểm) a/ Theo em, việc học tập sẽ mang lại lợi ích gì cho bản thân mỗi người? b/ Hiện nay có một số học sinh chưa nhận thức đúng đắn về lợi ích của việc học tập nên dẫn đến mục đích học tập sai lầm. Vậy theo em, thế nào là mục đích học tập sai? Tình huống: Thư và Hoa cùng trao đổi với nhau về mục đích học tập của bản thân. Thư bảo rằng: “Tớ phải cố gắng học tập để sau này có được việc làm nhàn nhã, không phải vất vả như cha mẹ tớ bây giờ”. Em có tán thành với suy nghĩ của Thư không? Vì sao? Câu 3: (4 điểm) a/ Trong bức thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường (9/1945) Bác Hồ viết: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Câu nói trên của Bác có ý nghĩa như thế nào? Qua câu nói của Bác, em thấy cần phải xác định được điều gì cho bản thân? b/ Trong buổi diễn đàn của học sinh lớp 9, có ý kiến của một học sinh cho rằng: “Học sinh trung học cơ sở đang ở tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn chơi, hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời”. Theo em, em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? Lí tưởng sống là mục đích cuộc sống mà mỗi người mong muốn đạt tới. Theo em, lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là gì? Là thanh niên - học sinh em hiểu như thế nào là “sống đẹp, sống có ích”? Câu 4. (4 điểm) a/ Em hiểu thế nào là hợp tác cùng phát triển? Cho một ví dụ về sự hợp tác của nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà em biết? Vì sao sự hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc hiện nay trở thành vấn đề quan trọng và tất yếu? b/ Thế nào là yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên? Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì sẽ gây ra những hậu quả gì? ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 5. (3 điểm) a/ Hiện nay, trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự tự giác, sáng tạo trong học tập, lao động là rất cần thiết. Theo em, vì sao mỗi người cần lao động tự giác và sáng tạo? Tình huống: Có ý kiến cho rằng: “Tự giác và sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ”. Em có tán thành ý kiến trên không? Vì sao? b/ Sống và làm việc có kế hoạch là yêu cầu không thể thiếu đối với người lao động trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy học sinh cần làm gì để rèn luyện sống và làm việc có kế hoạch? Theo em, thế nào là một kế hoạch hợp lí? Em hãy tìm một câu tục ngữ hoặc ca dao nói về sống và làm việc có kế hoạch mà em biết? Câu 6: (3 điểm) a/ Tảo hôn là gì? Có người cho rằng: Tảo hôn chỉ ảnh hưởng tới đời sống bản thân chứ không ảnh hưởng gì tới đời sống gia đình và cộng đồng. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao? b/ Em thử hình dung nếu không có tình yêu thương và sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì em sẽ ra sao? Điều gì xảy ra nếu em không làm tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ? Tình huống: Bình là con duy nhất trong một gia đình khá giả nên được bố mẹ chiều chuộng từ nhỏ. Do mải làm ăn nên bố mẹ ít quan tâm chăm sóc, tâm sự với Bình. Bố mẹ thường cho tiền và thỏa mãn mọi đòi hỏi của Bình. Bình bỏ học, rồi thường xuyên bỏ nhà đi chơi cùng đám bạn bè xấu mà bố mẹ không hay biết gì. Kể từ đó, Bình đua đòi ăn chơi, hút thuốc lá rồi nghiện ma túy. Theo em, ai là người có lỗi trong trường hợp này? Vì sao? Hết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH LONG AN MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN. NGÀY THI: 08/4/2014 THỜI GIAN: 150 PHÚT (không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (3điểm) a/ (2,25điểm) - Pháp luật: là những quy tắc xử sự chung (0,25đ), có tính bắt buộc (0,25đ), do Nhà nước ban hành (0,25đ), được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. (0,25đ) - Ngày pháp luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là ngày 9 tháng 11. (0,25đ) - Chúng ta phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật vì: + Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. (0,25đ) + Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. (0,25đ) + Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trước pháp luật. (0,25đ) + Vì vậy, mỗi công dân cần phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật, bắt buộc sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật. (0,25đ) b/ (0,75điểm) - Nhà trường phải có nội quy để bảo đảm nề nếp, kỉ cương, kỉ luật của nhà trường. (0,25đ) - Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện : Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục nội quy cho học sinh. (0,25đ) - Một xã hội không có pháp luật thì xã hội sẽ rối loạn, không thể phát triển được. (0,25đ) Câu 2. (3 điểm) a) (1 điểm) Lợi ích của việc học tập đối với bản thân: giúp con người có kiến thức (0,25đ), có hiểu biết (0,25đ), được phát triển toàn diện (0,25đ), trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. (0,25đ) b) (2 điểm) Mục đích học tập sai là: • Chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt (như vì điểm số…) (0,25đ) mà không nghĩ đến điều quan trọng hơn là học để nắm vững kiến thức. (0,25đ) • Chỉ nghĩ đến lợi ích, tương lai của bản thân (0,25đ) (như để có nhiều tiền, sống sung sướng…). (0,25đ) Tình huống: - Em không tán thành với suy nghĩ của Thư. (0,25đ) - Vì: + Học tập để có việc làm nhàn nhã là một mục đích học tập sai, tầm thường, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân (0,25đ). ĐỀ CHÍNH THỨC + Học tập không chỉ vì tương lai của bản thân (0,25đ) mà phải học tập vì tương lai của dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước. (0,25đ) Câu 3: (4 điểm) a/ (0,75 điểm) - Câu nói trên của Bác: khẳng định vai trò, vị trí to lớn của học sinh (0.25đ) là phải phấn đấu học tập để đưa đất nước bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. (0,25đ) - Qua câu nói của Bác, em thấy bản thân mình cần phải xác định lí tưởng sống đúng đắn để thực hiện câu nói của Bác. (hoặc phải ra sức học tập, rèn luyện toàn diện để thực hiện câu nói của Bác.) (0,25đ) b/ (3,25 điểm) * Em không đồng ý. (0,5đ) Vì: • Đây là ý kiến không đúng đắn, không thể hiện ước mơ, hoài bão của người thanh niên trong thời đại mới. (hoặc có thể lí tưởng sống không đúng đắn). (0,25đ) • Muốn có cống hiến, làm việc suốt đời thì ngay bây giờ khi ngồi trên ghế nhà trường, không lo học hành thì sẽ không có kiến thức để tiếp tục học lên (0,25đ), hành trang bước vào đời sẽ nghèo nàn, sẽ không thể lập thân, lập nghiệp được. (0,25đ) * Lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay: là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. (0,25đ). Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (0,25đ) * Sống đẹp: là sống có lí tưởng, có hoài bão (0,25đ), có ước mơ, có tấm lòng nhân ái. (0,25đ) Sống có ích: + Sống vì mọi người, biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. (0,25đ) + Sống phải biết phân biệt đúng - sai, phải – trái. (0,25đ) + Sống phải biết cống hiến công sức, trí tuệ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. (0,25đ) + Sống biết chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. (0,25đ) Câu 4. (4 điểm) a) (2 điểm) - Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc (0,25đ), giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó (0,25đ) vì sự phát triển chung của các bên (0,25đ). - Một ví dụ về sự hợp tác của nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên: (0,25đ) • Hưởng ứng “ Giờ trái đất”. • Lễ mít tinh Quốc gia hưởng ứng Ngày môi trường thế giới: ngày 5 tháng 6 hằng năm. • … ( Học sinh có thể cho ví dụ khác nhưng ví dụ phải mang tính chất phổ biến) - Lí do sự hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc hiện nay trở thành vấn đề quan trọng và tất yếu: Hiện nay, trên thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại (0,25đ) (bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế…) (0,25đ, chỉ cần nêu được hai ý là cho điểm); để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế (0,25đ), chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được. (0,25đ) b) (2 điểm) - Yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên là: • Sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên. (0,25đ) • Tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, không làm những điều có hại cho thiên nhiên. (0,25đ) • Biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người (0,25đ) và khắc phục, hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra. (0,25đ) - Hậu quả của việc tàn phá thiên nhiên: • Làm ô nhiễm môi trường. (0,25đ) • Gây mất cân bằng sinh thái. (0,25đ) • Gây ra những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu (0,25đ): làm cho cuộc sống gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thiệt hại về tài sản, tính mạng con người…(0,25đ, chỉ cần nêu được hai ý là cho điểm) Câu 5. (3 điểm) a) (1,5 điểm) * Mỗi người cần lao động tự giác và sáng tạo vì: - Đối với bản thân: lao động tự giác và sáng tạo giúp con người: • Học tập mau tiến bộ. (0,25đ) • Nâng cao năng suất, chất lượng lao động. (0,25đ) • Phát triển nhân cách. (0,25đ) - Đối với xã hội: lao động tự giác và sáng tạo thúc đẩy xã hội phát triển. (0,25đ) * Tình huống: Em tán thành ý kiến trên (0,25đ), vì chỉ khi con người có sự tự giác trong lao động, học tập thì ở đó sự sáng tạo mới được phát sinh. (0,25đ) (Học sinh diễn đạt ý khác nếu đúng vẫn chấm điểm nhưng phải đảm bảo nội dung cơ bản: tự giác là điều kiện làm phát sinh sự sáng tạo trong lao động) b) (1,5 điểm) - Để rèn luyện sống và làm việc có kế hoạch, học sinh cần: • Phải biết lập kế hoạch cho những công việc của mình từ việc nhỏ đến việc lớn. (0,25đ) • Kế hoạch phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ. (0,25đ) • Phải quyết tâm, kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra (0,25đ, chỉ cần nêu được một trong hai ý là cho điểm). • Phải biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh (0,25đ, chỉ cần nêu được “biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết” là chấm điểm). - Một kế hoạch hợp lí: là một kế hoạch phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ. (0,25đ) - Một câu tục ngữ hoặc ca dao nói về sống và làm việc có kế hoạch: (0,25đ) • Việc hôm nay chớ để ngày mai. • Thời giờ thấm thoắt thoi đưa Nó đi đi mãi có chờ đợi ai. • … (Học sinh có thể nêu những câu tục ngữ hoặc ca dao khác, nếu đúng giáo viên vẫn chấm điểm) Câu 6: (3 điểm) a/ (1,25 điểm) * Tảo hôn: là kết hôn trước tuổi pháp luật quy định. (0,25đ) * Không tán thành. (0,25đ) Vì: • Đối với bản thân: kết hôn sớm sẽ dẫn đến sinh con sớm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con, cản trở sự phát triển tiến bộ của bản thân… (0,25đ) • Đối với gia đình: gia đình dễ sinh ra bất hòa, cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con, giáo dục con cái…(0,25đ) • Đối với cộng đồng: tảo hôn là vi phạm pháp luật, trở thành gánh nặng cho xã hội, gia tăng dân số…(0,25đ) b/ (1,75 điểm) - Nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì cuộc đời sẽ đầy khó khăn, vất vả. (0,25đ) - Nếu em không làm tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, em trở thành người bất hiếu (0,25đ), sẽ bị mọi người lên án phê phán, lương tâm sẽ bị cắn rứt. (0,25đ) (Học sinh diễn đạt ý khác nếu đúng vẫn có điểm) Tình huống: - Theo em cả bố mẹ Bình và Bình đều có lỗi. (0,5đ) - Bố mẹ Bình không thực hiện tốt nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, thiếu sự quan tâm, chăm sóc quản lí giáo dục con, mà chỉ biết thỏa mãn những đòi hỏi của con. …(0,25đ) - Bình: không thực tốt nghĩa vụ làm con, không lo học tập mà chỉ đua đòi ăn chơi…. (0,25đ) Hết . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH LONG AN MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN. NGÀY THI: 08/4/2014 THỜI GIAN: 150 PHÚT (không kể thời gian. này? Vì sao? Hết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH LONG AN MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN. NGÀY THI: 08/4/2014 THỜI GIAN: 150 PHÚT (không kể thời gian. của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. (0,25đ) + Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. (0,25đ) + Mọi công dân đều

Ngày đăng: 24/07/2014, 20:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan