Kỹ thuật chăn nuôi dê part 8 pot

13 300 1
Kỹ thuật chăn nuôi dê part 8 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

chân bị mềm và ẩm dễ bị viêm da và chấn thương cơ học. Các yếu tố môi trường và quản lý khác dẫn đến các dạng bệnh trên là: Sân ướt, lầy bùn, bãi cỏ chăn thả không thoát nước, móng chân mọc dài, nhốt chật chội, dê mới nhập đàn bị bệnh, dê vận chuyển từ xa về thải mầm bệnh vào đồng cỏ. Móng chân mọc dài nhanh là một trong nguyên nhân chính gây bệnh, vì vậy phải thường xuyên kiểm tra và cắt móng chân cho dê. Điều kiện để lây lan bệnh là gia súc nhiễm bệnh và mẫn cảm với bệnh tiếp xúc với nhau trên đồng cỏ trong môi trường ẩm và nóng. Triệu chứng lâm sàng Dê bị què rõ rệt khi thấy có hoại tử ở xung quanh móng. Lúc đầu dê chống 2 khuỷu chân trước dể đi, sau đó thì không đi được nữa. Biểu bì giữa các móng chân bị xưng lên. Lớp móng sừng bong ra khỏi ngón chân, mủ xuất hiện. Mùi thối do hoại tử rất đặc trưng. Thể lực suy sút và khả năng sản xuất giảm. Điều trị Bệnh thối móng có tính truyền nhiễm rất cao, khi phát hiện ra một con bệnh thì phải kiểm tra toàn bộ chân của đàn dê để điều trị. Một số kỹ thuật điều trị cần quan tâm như cắt móng chân, sử dụng bể thuốc ngâm chân và điều trị kháng sinh. Gọt bỏ những phần tổ chức bị chết, tìm các bọc mủ và loại bỏ hết mủ đi, sau đó ngâm chân mắc bệnh vào bể thuốc sát trùng. Dao gọt móng nên sát trùng bằng dung dịch formalin 10% để tránh sự lây lan bệnh. Các vẩy cắt từ móng thối phải đem đốt. Sử dụng dung dịch ngâm chân sát trùng phải đảm bảo không gây kích thích da người và dê khi bước vào bể. Dung dịch Sun-phát kẽm 10% là nồng độ phù hợp và có tác dụng tốt. Trong trường hợp nặng cần ngâm chân trong 1 giờ, lặp lại 3 lần/tuần. Sau khi ngâm xong nên để dê ở nền đất khô để cho móng khô. Có thể dùng một số thuốc kháng khuẩn thay cho việc ngâm chân sau khi cắt gọt móng. Các thuốc đó là: sulfat kẽm, sulfat đồng. Một số kháng sinh như Tetracyclin, và Penicillin cần được rắc hoặc bôi trực tiếp vào phần móng viêm. Sau khi rắc thuốc cần băng móng để chóng hồi phục. Tiêm kháng sinh cũng có thể có tác dụng (1 liều tiêm penicillin 40.000 IU/kg, tiêm bắp). Trong khi điều trị không được cho dê vào chỗ ướt, lầy bẩn. Không cho chăn thả cùng với đàn dê khoẻ ít nhất 14 ngày sau điều trị. Phòng bệnh Phải kiểm tra chân dê mới mua về thật kỹ để phát hiện các vết loét. Nếu có dấu hiệu bệnh thì phải điều trị (bể ngâm chân, thuốc bột) và nuôi nhốt cách ly trong 2 tuần trước khi nhập đàn. Nên kiểm tra móng chân thường xuyên xem có mọc dài quá không. Thường xuyên cắt móng là việc làm rất cần thiết. Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm (Contagious Ecthyma) Đây là bệnh truyền nhiễm có tính chất lây lan mạnh. Người dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với con vật bệnh. Vì vậy người chăn nuôi, điều trị dê nên đeo găng tay! Nguyên nhân và dịch tễ Bệnh được gây nên bởi một loại vi rút (parapox virus). Nó xâm nhập vào dê qua chỗ bị trầy da. Tỷ lệ mắc bệnh ở dê con thường tới 100%. Tỷ lệ chết do đói hoặc bệnh thứ phát có thể tới 20%. Dê trưởng thành thường mắc bệnh nhẹ. Những vẩy rơi xuống đất có thể là nguồn truyền bệnh quan trọng cho những con khác trong thời gian vài tháng hoặc thậm chí một năm sau. Nguồn truyền bệnh quan trọng khác là dê mắc bệnh. Triệu chứng lâm sàng Các nốt nhú đỏ phát triển nhanh thành các mụn nước, mụn mủ và tạo vẩy. Các vết thương mọc nhanh có vẩy cứng chủ yếu ở trên môi, mép, nhưng cũng có thể xuất hiện ở mật, tai, bầu vú, núm vú, bìu dái, âm hộ, vách móng và sườn. Các vết loét có thể xuất hiện ở lưỡi hoặc ở niêm mạc miệng được phủ lớp bựa trắng. Dê đau, kém ăn, chảy dãi có mùi hôi. Trường hợp này dễ bị nhiễm trùng thứ phát. Dê mới chuyển vùng, nhất là dê con dễ cảm nhiễm bệnh hơn. Điều trị Vì bệnh do vi rút gây nên nên kháng sinh không có hiệu lực. Nhưng các loại kháng sinh lại có tác dụng đối với bệnh thứ phát xuất hiện. Một số dung dịch sát trùng được dùng để điều trị các vết loét ở môi, mồm của những con mắc bệnh. Có thể sử dụng Ecthymatocid (Hỗn hợp pha chế bởi 40 ml cồn Iốt 20% và 20 g bột tetran hoà với 1 lít mật ong) để bôi vào vết loét 2-3 lần/ngày. Bệnh lở mồm long móng (Foot and Mouth Disease - FMD) Nguyên nhân Bệnh gây ra do một loại vi-rút có khả năng truyền nhiễm rất cao. Mầm bệnh có thể tồn tại trong cơ thể và có nguy cơ xảy ra sau một năm hoặc lâu hơn nữa khi đã hết triệu chứng lâm sàng. Bệnh lây lan theo đường thức ăn, nước uống và không khí hoặc do vi-rút xâm nhập vào mắt, niêm mạc của cơ thể. Triệu chứng lâm sàng Khi mắc bệnh này, người ta thường phát hiện bằng một số triệu chứng như dê lờ đờ, đi tập tễnh, kém ăn rồi bỏ ăn, sốt cao. Triệu chứng lâm sàng đặc trưng là xuất hiện các mụn nước nhỏ ở trên lớp niêm mạc mồm, lưỡi. Các mụn đó khi vỡ ra để lại các vết loét, tạo thành các lỗ nhỏ ăn sâu vào lớp tế bào dưới niêm mạc. Các mụn này còn xuất hiện ở móng và trên bàn chân làm cho da vùng này trở nên tái xám. Sau khi các mụn vỡ ra để lại các vết loét sâu, có thể gây long móng. Mụn cũng có thể xuất hiện trên bầu vú, làm dê đau đớn, nếu đang nuôi con thì không cho con bú nữa. Dê con mắc bệnh hay bị chết đột ngột, dê mẹ có chửa hay bị xảy thai. Khi thấy dê có những biểu hiện lâm sàng như trên cần báo ngay cho cơ quan thú y biết để kiểm tra và xử lý kịp thời. Điều trị và phòng bệnh Không có biện pháp nào điều trị được bệnh này khi dê đã mắc bệnh ở mức nặng. Nếu dê mới bị nhiễm ở mức nhẹ thì nhốt cách ly và dùng cồn iốt 10% bôi cục bộ liên tục 2-3 lần/ngày và tiêu độc bằng thuốc sát trùng mạnh như formalin có thể cứu vãn được tình thế. Trong khi nước ta chưa sản xuất được vắc xin, tốt nhất nên sử dụng vắc xin đa giá nhập từ nước ngoài để tiêm phòng cho dê, nhất là ở những vùng đã có tiền sử mắc bệnh này. B. Những bệnh gây nên do ký sinh trùng Bệnh giun tròn Nhiễm giun tròn đường tiêu hoá là một trong những nguyên nhân chính của sự hao tổn và giảm khả năng sản xuất của dê ở mọi lứa tuổi, đặc biệt trong điều kiện nuôi chăn thả. Nguyên nhân và cách lan truyền Có nhiều loài giun tròn cư trú ở những phần khác nhau của đường tiêu hoá dê như ở thực quản, dạ cỏ, dạ múi khế, đường ruột. Có một số loài giun tròn trưởng thành có thể sống bám vào màng nhầy và lớp dưới màng nhầy của thực quản dạ cỏ, ruột thừa, kết tràng, nhưng không gây bệnh và ít có biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Chúng chỉ kết hợp với bệnh khác để làm giảm thể lực. Những loài giun tròn có khả năng gây bệnh, làm dê chết và giảm khả năng sản xuất của dê thường tồn tại đáng được quan tâm trong chăn nuôi dê. Loài giun gây bệnh nặng nhất là giun xoăn (Haemonchus contortus). Nó là loài hút máu nhiều và có thể dẫn đến thiếu máu cấp. Một số loài giun khác như giun móc (Bunostomum trigoncephalum) và giun đầu gai (Gaigena pachyscelis) là giun tròn sống ở ruột non, chúng hút máu và gây nên tình trạng thiếu máu rõ rệt. Giun trưởng thành sống ở đường tiêu hoá, đẻ và thải trứng theo phân ra ngoài môi trường. Sau thời gian phát triển của trứng giun, các ấu giun gây nhiễm được dê nuốt vào theo thức ăn, nước uống và gây bệnh cho dê. ấu trùng đó phát triển thành giun trưởng thành và tiếp tục chu kỳ mới. Bệnh lý và triệu chứng lâm sàng ảnh hưởng cơ bản của các loài giun đối với ký chủ là tình trạng thiếu máu tăng dần. Ví dụ, mỗi con giun xoăn trưởng thành ở dạ múi khế có thể làm mất 0,02-0,05 ml máu/ngày. Khi tỷ lệ nhiễm cao (hơn 10.000 con/ký chủ) dê có thể chết do thiếu máu cấp. Các loài giun tròn khác không hút máu sẽ dẫn đến sự ăn mòn biểu mô, viêm, xung huyết, thủy thũng và ỉa chảy. Triệu chứng lâm sàng của dê mắc bệnh giun tròn thường được thể hiện ở một số nhóm điển hình như sau: Nhóm triệu chứng thứ nhất: do những loài giun không gây bệnh (Tnchostrongylus, Ostertagia, Cooperia và Nematodirus) sinh ra sự suy giảm thể lực, tăng trọng kém và kém ăn. Trường hợp nhiễm nặng thì thấy ỉa chảy, phân xanh thẫm đến màu đen, làm bẩn lông da đuôi và khu vực xung quanh đuôi. Sau một thời gian thì thủy thũng biểu hiện rõ. Trường hợp mãn tính thì thấy lông xù, da khô, và nứt da. Thông thường không xuất hiện thiếu máu. Nhóm triệu chứng thứ hai: do một số loài giun gây bệnh nhẹ (Oesophagostomum columbianum) có thể gây nên triệu chứng lâm sàng đau bụng như cong lưng, không muốn hoạt động, có thể là hậu quả của viêm phúc mạc. Dê có thể sốt. Dê ỉa chảy phân nhão lẫn chất nhầy ở dê con và có lẫn máu ở dê lớn hơn. Dê giảm thể lực ngày càng rõ rệt. Nhóm triệu chứng thứ ba: do giun tròn hút máu (Haemon- chus contortus) hay nhiễm ở dê, gây nên hiện tượng thiếu máu rất rõ rệt. Khi nhiễm nặng bệnh xuất hiện với triệu chứng xuất huyết dạ dày. Các dạng cấp tính và mãn tính rất phổ biến. Các niêm mạc và kết mạc bị nhợt nhạt, nhịp thở và nhịp tim tăng lên. Hay xuất hiện thủy thũng ở dưới hàm. Dê ốm yếu, ít hoạt động. Trong nhiều trường hợp giun xoăn không kết hợp, phân bị táo bón nhiều hơn là ỉa chảy. Bệnh kéo dài dê bị sút cân cũng rất phổ biến. Điều trị và phòng bệnh [...]... theo đường thức ăn, sau đó ấu sán phát triển thành sán dây ở đường ruột dê Sán dây không hút dinh dưỡng bằng mồm, nhưng các chất dinh dưỡng của dê được hấp thụ từ ruột qua biểu bì sán Tối thiểu khi có 50 con sán ký sinh có thể làm cho dê chết Triệu chứng lâm sàng Bệnh thường biểu hiện lâm sàng ở dê trên 6 tháng tuổi Những con dê mắc bệnh thường thể hiện còi cọc, bụng xệ Nhìn thấy các đốt sán lẫn trong... cao, kết hợp với việc chăn thả dê tạo điều kiện cho ấu trùng tồn tại và phát triển ở môi trường Như vậy việc sử dụng thuốc tẩy giun định kỳ thường xuyên là phương pháp có hiệu quả để hạn chế mức độ nhiễm giun và hạn chế tối thiểu tác hại cho dê về bệnh ký sinh trùng Bệnh sán dây Nguyên nhân và bệnh lý Moniezia expansa và Moniezia benedeni là hai loài sán dây đường ruột chủ yếu của dê, rất phổ biến ở Việt... Nam Sán dây trưởng thành phát triển ở trong ruột dê có thể dài vài mét Sán bao gồm các phần đầu, cổ ngắn và thân đốt dài có các đốt sán Các đốt sán phía sau chứa đầy trứng và được thải ra theo phân Những túi trứng màu trắng, dài 1 - 1,5 cm Ve, bét ở đất, ở cỏ cây ăn phải trứng sán Trứng sán phát triển trong ve, bét thành ấu sán gây nhiễm (Cysticercoids) Dê ăn phải ve, bét có ấu sán theo đường thức ăn,... như đối với bệnh giun tròn Bệnh sán lá gan (Fasciolosis) Bệnh sán lá gan là một bệnh phổ biến ở dê Nguyên nhân Có 2 loài sán lá gan: Fasciola hepatica và Fasciola gigantica Các loài Fasciola có vòng đời gián tiếp thông qua ký chủ trung gian là ốc nước ngọt Sán trưởng thành sống trong ống mật của vật chủ như dê (kể cả người) và đẻ trứng, trứng theo ống mật vào phân ra ngoài ở đồng cỏ ướt, trứng phát triển... trong ốc, ấu phát triển qua nhiều giai đoạn thành vĩ ấu, sau đó chúng thoát ra khỏi ốc, bơi vào nước bám vào cây cỏ và cư trú ở đó ở cây cỏ chúng phát triển thành vĩ ấu trung gian có khả năng gây bệnh Dê ăn phải cây cỏ nhiễm ấu sán này, chúng xuyên qua xoang bụng ký chủ, rồi di chuyển vào gan và cư trú ở đó ở trong ống mật chúng phát triển thành sán trưởng thành rồi lại đẻ trứng, tiếp tục một chu kỳ . điều trị không được cho dê vào chỗ ướt, lầy bẩn. Không cho chăn thả cùng với đàn dê khoẻ ít nhất 14 ngày sau điều trị. Phòng bệnh Phải kiểm tra chân dê mới mua về thật kỹ để phát hiện các vết. người chăn nuôi, điều trị dê nên đeo găng tay! Nguyên nhân và dịch tễ Bệnh được gây nên bởi một loại vi rút (parapox virus). Nó xâm nhập vào dê qua chỗ bị trầy da. Tỷ lệ mắc bệnh ở dê con. xuất hiện trên bầu vú, làm dê đau đớn, nếu đang nuôi con thì không cho con bú nữa. Dê con mắc bệnh hay bị chết đột ngột, dê mẹ có chửa hay bị xảy thai. Khi thấy dê có những biểu hiện lâm sàng

Ngày đăng: 24/07/2014, 16:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan