Tài liệu học viên nghề kỹ thuật trồng nấm

43 660 1
Tài liệu học viên nghề kỹ thuật trồng nấm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu dành cho học viên nghề Kỹ thuật trồng nấm, đầy đủ chi tiết cách làm từng loại nấm đồng thời là tài liệu tham khảo giảng dậy của giáo viên. Tài liệu đã được giáo viên biên soạn rất chi tiết tỉ mỉ dựa trên nhưng kinh nghiệm giảng dậy và thực tiễn hướng dẫn trồng nấm nhiều nơi trên địa bàn các tỉnh phía bắc. Tài liệu chi tiết dễ hiểu xây dựng theo Môđun rất phù hợp cho việc giảng dậy của giáo viên đối với các nghề trồng nấm. Tài liệu được viết chi tiết dễ hiểu theo quy định mẫu của Tổng cục dậy nghề, giúp học viên nhanh chóng hình thành các kỹ năng trong công việc trồng nấm. Tác giả muốn chia sẻ tài liệu này đến các độc giả cả nước chủ yếu là người nông dân, và các giáo viên dậy nghề trồng nấm, giúp giáo viên xây dựng được một hệ thống tài liệu giáo án để hoàn thành tốt việc giảng nghề trồng nấm cho lao động nông thôn. Đồng thời người học có thể căn cứ vào tài liệu tiến hành xây dựng mô hình trồng nấm tại gia đình và địa phương.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƢỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC TÀI LIỆU HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN CHƢƠNG TRÌNH MÔ-ĐUN KỸ THUẬT TRỒNG NẤM Giáo viên biên soạn: Trần Thị Thắm Hồng Quảng Ninh, 07-2012 1 MÔ ĐUN 1. CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG NẤM I. Nguyên liệu Nguyên liệu chính để trồng nấm là tất các các loại phế thải giàu xellulose như mùn cưa, rơm, rạ, bông phế thải, các thân cây gỗ mềm 1. Rơm rạ. Rơm và rạ phơi khô không bị mốc đánh đống dùng dần, nếu rơm rạ bị mục, ướt mốc thì không nên dùng vì có thể không có hiệu quả hoặc năng suất thấp. 2. Mùn cƣa. Các loại mùn cưa gỗ mềm, không có tinh dầu như: cao su, bồ đề, keo phơi khô dùng dần. Mùn cưa dùng để trồng nấm không được lẫn các loại mùn cưa có tinh dầu khác. 3. Thân cây gỗ. Cành lá còn xanh tốt độ tuổi 3-5 năm, gỗ mềm, có nhựa trắng (mít, sung, ngái, bồ đề, so đũa, giâu gia xoan, đa búp đỏ, duối, dừa, cao su, sau sau ). Đường kính gỗ 5-20 cm, chặt song để khoảng 5-6 ngày là dùng được. Gỗ mít thường được dùng để trồng mộc nhĩ, gỗ keo tai tượng thường dùng làm nấm linh chi. Gỗ dùng trồng nấm là gỗ tươi. 4. Bông phế thải Là phế thải của các nhà máy dệt, bông phế thải đảm bảo phơi thật khô, không mốc 5. Các loại phụ gia Đạm sulfat amôm; Lân; CaCO 3; Vôi; Đạm urê; Tỉ lệ phối trộn tuỳ loại nấm. II. Giống nấm Giống nấm có thể mua tại các cơ sở sản xuất nấm, các cơ sở hoặc gia đình sản xuất lớn có thể đầu tư tự sản xuất giống nấm. Giống nấm được đựng trong các chai thuỷ tinh, chai nhựa hoặc trong túi nilon, giống được nhân trên giá thể thóc, mùn cưa, vỏ trấu Giống nấm đảm bảo chất lượng phải có các tiêu chuẩn sau đây: a) Không nhiễm bệnh: tức là không nhiễm nấm, khuẩn. Quan sát ngoài bao bì thấy giống có màu trắng đồng nhất đều từ trên xuống, không có đốm đen, đốm vàng, nắm nhẹ không thấy bị nhão. b) Giống có mùi thơm dễ chịu: Khi cấy thấy giống có mùi thơm, không chua hôi, nếu có mùi chính tỏ nấm nhiễm khuẩn hoặc nấm khác. c) Không già, không non: Nếu thấy có mô sẹo hoặc cây nấm mọc bên trong, chai nấm chuyển sang màu vàng là nấm già. Giống chưa ăn kín đáy bao bì là giống non. Giống già và giống non khi cấy đều cho năng suất thấp. Sử dụng tốt nhất ngay sau khi giống ăn kín đáy. Khi chưa cấy 2 được ngay có thể bảo quản giống ở nhiệt độ lạnh. Giống nấm sò, nấm mỡ, nấm hương, linh chi bảo quản ở nhiệt độ 2-5 0 C kéo dài 30-45 ngày, mộc nhĩ, nấm rơm bảo quản nhiệt độ 15-20 0 C, kéo dài 15-30 ngày. Chú ý: cần để riêng, phân biệt chính xác các chủng giống tránh trồng nhầm lẫn. III. Nhà xƣởng trồng nấm Tuỳ thuộc vào điều kiện của từng địa phương, cơ sở sản xuất, từng gia đình để xây dựng nhà xưởng trồng nấm cho phù hợp. Có thể dựng nhà kiên cố hoặc nhà tạm để trồng nấm. Đối với những hộ nông dân có thể tận dụng những nhà cũ, bếp, lán trại bỏ hoang tu sử thành trại trồng nấm. Nhà trồng nấm phải đảm bảo các yếu tố cần thiết như che được mưa nắng, có hệ thống cửa chắc chắn có thể mở ra để điều chỉnh, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tránh được gió lùa. Về nhiệt độ nhà đảm bảo càng mát càng tốt. Độ ẩm luôn giữ được ở mức cao khi tưới nước, phun nước nhà phải đảm bảo mất nước ít nhất. Không xây dựng nhà ở những nơi quá ẩm thấp, độ thông thoáng của nhà phải cao. Nhà trồng nấm đảm bảo vệ sinh tốt bằng cách sau mỗi vụ nuôi trồng phải phun foocmon 0.5% hoặc đốt bột lưu huỳnh để xông nhà. Thường xuyên vệ sinh khu vực thoát nước xung quanh nhà trồng nấm, nhà trồng nấm thường xuyên phải chú ý thường xuyên đến khâu vệ sinh. Đảm bảo an ninh tốt khu vực nuôi trồng. Có một số dạng nhà trồng nấm sau: a) Kiểu nhà chữ A: Kiểu nhà này phù hợp với trồng nấm rơm và nấm mỡ. Là nhà có dạng chữ A, được làm bằng tre, gỗ, mái phủ nilon thứ sinh, trên lợp thêm lá mía, thân cây ngô hoặc lá chuối tạo độ mát, phần mái sát đất phải có rãnh thoát nước hai bên mái. Trên mái có thể trồng thêm cây leo tăng thêm độ mát, làm cửa ở hai đầu để điều chỉnh ánh sáng và độ thông thoáng. b) Kiểu nhà bình thường: Cửa Rãnh thoát nước 3 Kiểu nhà này thường trồng được các loại nấm. Kiểu nhà này chính là nhà ở, nhà bếp thông thường. Có thể tận dụng các nhà không sử dụng sửa chữa điều chỉnh độ mát, độ thông thoáng là có thể trồng được. Trong nhà thiết kế giá, dây treo dịch để tiết kiệm diện tích. Xây nhà mới: Mái nhà cũng làm bằng nilon thứ sinh, trên lợp thêm lá, giá đặt túi làm bằng tre hoặc gỗ (hoặc dây treo), các cơ sở sản xuất lớn có thể làm các giá bằng sắt, làm 5-6 tầng, mỗi tầng cách nhau 50 cm, giá thấp nhất cách mặt đất 30 cm, chiều rộng giá 1,2-1,3m, kê các giá sao cho thuận tiện đi lại, chăm sóc. Diện tích trồng nấm rơm, nấm sò, mộc nhĩ hết 70m 2 /1tấn nguyên liệu, nấm mỡ hết 30- 35m 2 /1 tấn nguyên liệu, tuỳ thuộc vào ý định đầu tư người nuôi trồng nấm có thể dựng nhà cho phù hợp. Tủ và phòng cấy giống: chọn một phòng có diện tích nhỏ, đặt một tủ gỗ có dạng tủ cấy vi sinh, lắp thêm đèn cực tím, khi cấy cần thêm đèn cồn tăng độ vô trùng. Đối với các cơ sở lớn có thể thanh trung ở nhiệt đô 121 0 C thì nên trang bị như một phòng cấy vi sinh vật, tức là phòng có tủ cấy vi sinh, đèn cực tím, điều hoà. Phòng cấy thường xuyên được khử trùng sach sẽ. IV. Các dụng cụ chuyên dùng khác 1. Khuôn gỗ: dùng để trồng nấm rơm, khuôn gỗ có cấu tạo hình thang, mặt trong phẳng a. Chiều rộng đáy dưới 0,4m b. Chiều rộng đáy trên 0,3m c. Chiều dài đáy trên 1,1m d. Chiều dài đáy dưới 1,2m e. Gờ hai đầu khuôn h. Ciều cao khuôn 0,4m e h d c b e a 4 Khuôn gỗ trồng nấm rơm 2. Dụng cụ tưới: bình odoa, bình phun sương, máy bơm. 3. Bể ngâm rơm: xây bể tạm thời bằng ximăng, cát khoảng 1m 3 đáy có lỗ thoát nước, có thể tận dụng các chum to, (nếu không có điều kiện xây bể có thể làm ướt rơm bằng cách phun nước vôi trực tiếp lên rơm đã làm ướt). 4. Kệ lót đống ủ: đóng như dát giường, nên đóng thành 2-3 mảnh ghép vào nhau đẻ dễ dàng vận chuyển và cất đi khi không dùng, có thể xếp gỗ giống như dát giường. 5. Búa chuyên dụng: búa được thiết kế khi bổ vào thân gỗ phoi gỗ bật ra nhưng không bị vỡ và dập nát, vì sau khi tra giống cần dùng đến phoi gỗ đó. Loại búa này dùng để trồng nấm hương, mộc nhĩ trên thân gỗ. 6. Các dụng cụ khác: Xô chậu, cọc gỗ, rổ giá, dao, kéo, dây buộc, milon phủ, cào , nhiệt kế, ẩm kế, baume kế, giấy thử pH, bông nút, cổ nút, chun 7. Nguồn nước: nguồn nước đảm bảo sạch, dùng nguồn nước ăn hàng ngày 8. Công lao động và vốn đầu tư: Người nuôi trồng nấm phải hiểu rõ về vốn đầu tư cho từng loại nấm. Giai đoạn tập trung nhiều công lao động nhất là giai đoạn xử lý nguyên liệu, chăm sóc và thu hái. Công lao động tập trung không đều, có giai đoạn làm liên tục có giai đoạn cần rất ít công vì vậy người 5 đầu tư cần chú ý. Tổng số công cần cho sản xuất các loại nấm như sau, tính cho một tấn nguyên liệu: + Nấm mỡ: 30 công + Nấm rơm: 20 công + Nấm sò: 30 công + Mộc nhĩ (trên thân gỗ 15 công) + Nấm hương: 15 công + Linh chi (trên thân gỗ): 30 công 6 MÔ ĐUN 2. TÍNH TOÁN CHI PHÍ Trong chương này những tính toán ở mức tương đối giúp người học có cái nhìn sơ bộ về chi phí sản xuất từng loại nấm. Giá cả từng loại nguyên vật liệu, từng vùng khác nhau, gia cả sản phẩm cũng khác nhau tuỳ từng nơi, người học có thể tham khảo để tận dụng những thế mạnh của dịa phương, gia đình để tính toán sản xuất cho phù hợp. Các chi phí về bông nút, cổ nút có thể không được tính vào đợt sản xuất sau vì có thể tận dụng dùng lại được. Chương này tác giả chỉ đưa ra gợi ý về số lượng nguyên vật liệu dùng và năng suất của từng loại nấm, mỗi địa phương có giá cả nguyên liệu và công lao động khác nhau. I. Tính toán chi phí sản xuất nấm sò * Đối với trồng nấm sò trên rơm STT Nội dung ĐVT Số lƣợng Đơn giá thành tiền 1 Rơm kg 1,000 2,000 2,000,000 2 Giống kg 40 20,000 800,000 3 Bông nút kg 4 20,000 80,000 4 Túi nilon kg 5 55,000 275,000 5 Công lao động công 30 100,000 3,000,000 6 Chi phí phát sinh khác 300,000 7 Khấu hao 200,000 Tổng 6,655,000 * Đối với trồng nấm sò trên mùn cưa STT Nội dung ĐVT Số lƣợng Đơn giá thành tiền 1 mùn cưa kg 1,000 2,000 2,000,000 2 Giống kg 40 20,000 800,000 3 Bông nút kg 4 20,000 80,000 4 Túi nilon kg 5 55,000 275,000 5 Công lao động công 30 100,000 3,000,000 6 Năng lượng 500,000 7 Chi phí phát sinh khác 300,000 8 Khấu hao 200,000 Tổng 7,155,000 Năng suất trung bình thu được 500kg nấm tươi/1tấn nguyên liệu khô. 7 2. Tính toán chi phí sản xuất mộc nhĩ * Đối với trồng mộc nhĩ trên mùn cưa STT Nội dung ĐVT Số lƣợng Đơn giá thành tiền 1 Mùn cưa kg 1,000 2,000 2,000,000 2 Giống chai 20 20,000 400,000 3 Bông nút kg 4 20,000 80,000 4 Túi nilon kg 5 55,000 275,000 5 Công lao động công 30 100,000 3,000,000 6 Điện 500,000 7 Chi phí phát sinh khác 300,000 8 Khấu hao 200,000 Tổng 6,755,000 * Đối với trồng mộc nhĩ trên thân gỗ STT Nội dung ĐVT Số lƣợng Đơn giá thành tiền 1 Gỗ kg 1,000 2,000 2,000,000 2 Giống chai 10 20,000 200,000 3 Công lao động công 20 100,000 2,000,000 4 Chi phí phát sinh khác 200,000 Khấu hao 200,000 Tổng 4,600,000 * Năng suất 20kg nấm khô/m 3 gỗ 8 MÔ ĐUN 3. KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG MỘT SỐ LOẠI NẤM A/ KỸ THUẬT TRỒNG NẤM SÒ I. Đặc tính sinh học. Nấm sò là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng đạm thực vật (protein) lớn hơn gấp đôi so với trứng gà, rất giàu các chất khoáng và các loại vitamin A, B, C, D, E … không có độc tố. Do vậy được coi như một loại ―rau sạch‖ và ―thịt sạch‖ góp phần cải thiện dinh dưỡng cho bữa ăn hằng ngày và có nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, nhất là các vùng đô thị. Nấm sò có nhiều chủng khác nhau về màu sắc, hình dạng, khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ, chu kỳ sinh trưởng, phát triển của nấm sò như sau: khi cây nấm trưởng thành sẽ phát tán bào tử trong không khí, nhờ gió bào tử rải ra mọi nơi, gặp điều kiện môi trươờng thích hợp, bào tử nảy mầm phát triển thành sợi nấm đơn nhân. Hệ sợi đơn nhân phát triển và kết hợp với nhau tạo thành sợi nấm song nhân, hệ sợi này phát triển thành quả thể nấm hoàn chỉnh. II. Đặc điểm nuôi trồng. - Nấm sò có thể nuôi trồng quanh năm nhưng thuận lợi nhất từ tháng 8 đến tháng 3 dương lịch hàng năm. - Hiện nay có hai loại nấm sò phổ biến được nuôi trồng: - Nấm sò chịu nhiệt: quả thể màu trắng, sinh trưởng, phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 20-28 0 C. - Nấm sò ưa lạnh: quả thể màu tím, sinh trưởng, phát triển trong khoảng nhiệt độ 15- 22 0 C. Độ ẩm giá thể: 65-70%, độ ẩm không khí >80%. Độ pH=7, trong giai đoạn nuôi sợi không cần ánh sáng, khi nấm hình thành quả thể cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng đọc sách được), giai đoạn này cần chú ý thông gió trong nhà trồng nấm. - Nguyên liệu dùng để trồng nấm sò gồm nhiều loại, phổ biến nhất là rơm rạ, mùn cưa. III. Công nghệ nuôi trồng 1. Xử lý nguyên liệu. - Xử lý rơm rạ: ủ nguyên liệu thành đống, với khối lượng đủ lớn để tăng nhiệt độ đống ủ đạt 60-70 0 C, thời gian ủ 6-7 ngày. Trọng lượng trung bình của đống ủ đạt 300 kg nguyên liệu. Làm ướt nguyên liệu bằng nước vôi trong theo tỷ lệ 3,5 kg vôi tôi hòa trong 1000 lít nước. Dùng bao tải hoặc bao ni lông để quây đậy xung quanh nhằm giữ nhiệt trong đống ủ. Cứ 2-3 ngày đảo một lần, điều chỉnh ẩm độ 65 – 70%, đảo tiếp lần 2, lần 3 sau 6-7 ngày kiểm tra thấy nguyên liệu có màu vàng sáng, mềm, có mùi thơm dễ chịu, độ ẩm 65% là đạt yêu cầu. Nếu quá ẩm hoặc quá khô cần điều chỉnh bằng cách phơi hoặc thêm nước, ủ lại 1-2 ngày sau mới trồng. 9 - Chú ý: rơm rạ phải được ủ trện kệ gỗ và có cọc thông khí để đảm bảo cho nhóm vi khuẩn ưa kiềm hiếu khí hoạt động. - Sau khi ủ, băm rơm rạ thành từng đoạn 10-15cm (nhỏ hơn càng tốt), băm xong phải đóng bịch ngay hoặc ủ lại tránh rơm bị khô. 2. Đóng bịch, cấy giống. a) Chọn meo giống Là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng nấm. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao và chất lượng nấm tốt. Tiêu chuẩn bịch meo tốt: sợi tơ nấm màu trắng trong, mở nắp bịch có mùi tương tự như nấm rơm. Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trong bịch meo. (Riêng một số meo giống, khi tơ trưởng thành, bắt đầu kết tụ lại thành những hạt màu đỏ nâu vẫn cho năng suất tốt). Chú ý khi chọn meo giống: không chọn sử dụng bịch meo có đốm màu nâu, đen, vàng cam vì đã bị nhiễm nấm dại. Không chọn bịch meo phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua. b) Đóng bịch cấy giống Rơm băm cho vào túi ni lông kích thước 30x40cm, trọng lượng đạt 1,5-2 kg nguyên liệu/túi. Lượng giống cấy cho 1 túi khoảng 40-50g (40kg giống cho 1 tấn nguyên liệu). Cho một lớp nguyên liệu cao 5-7cm vào túi đã gấp đáy vuông, rắc một lớp giống nấm xung quanh túi. Làm như vậy đủ 3 lớp, lớp trên cùng rắc nấm đều trên mặt. Lấy một nút bông bằng miệng ly uống trà tạo nút cho túi nilong và dùng dây cao su quấn chặt. Túi đựng nguyên liệu đã cấy nấm được căng tròn và có độ nén vừa phải. * Đối với mùn cưa: mùn cưa được làm ướt bằng nước vôi có độ pH = 10-11, trộn đều cho đạt độ ẩm 65-70%, sau đó vun lại thành đống, mỗi đống 100kg trở lên, đáy đống ủ nên lót vật liệu dễ thoát nước, ủ ngoài trời cần có nilon che mưa. Thời gian ủ 30-45 ngày, sau ủ cứ 10 ngày đảo đống ủ cho đều, làm như vậy để các hệ vi sinh vật có điều kiện hoạt động mạnh và phân huỷ nhanh cellulo. Hết thời gian ủ trộn thêm 5-10% bột cám gạo hoặc cám ngô. Cho nguyên liệu vào bịch nilon chịu nhiệt, nút cổ túi bằng ống nhựa và nilon không thấm nước đưa vào thanh trùng bằng cách hấp cách thuỷ trong 24 giờ, lấy ra để nguội và cấy giống trên bề mặt mùn cưa qua cổ nhựa. 3. Ươm và rạch bịch: Bịch nấm đã được chuyển vào phòng ươm, đặt trên giá hoặc để trực tiếp xuống nền đất theo chiều nút bông phía trên. Khoảng cách giữa các bịch từ 5-10cm. Phòng ươm phải sạch sẽ, thông thoáng, không cần ánh sáng. [...]... các nụ nấm kế bên Sau khi hái xong, đậy kỹ áo mô lại Thời gian thu hoạch nấm thường 7-10 ngày Năng suất trung bình 1,5kg nấm tươi trên 1m liếp nấm Nấm sau khi thu hái cần tiêu thụ ngay trong 2-3 giờ Nếu muốn để ngày hôm sau cần bảo quản ở nhiệt độ từ 10-150C 16 D/ KỸ THUẬT TRỒNG NẤM MỠ I Đặc tính sinh học Nấm mỡ có tên khoa học là Agaricus gồm loại A.bisporus và A.bitorquis màu trắng, màu nâu Nấm mỡ... biến thành các món ưa thích 26 MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG NẤM Ở CÁC ĐỊA PHƢƠNG VÀ KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI NẤM KHÁC Kỹ thuật trồng nấm kim châm Cập nhật : 03/05/2008 Nấm Kim Châm còn có tên gọi khác là nấm giá vì chúng mọc thành từng cụm đều nhau, có hình giá đậu nhưng với kích thước lớn Mũ nấm lúc còn no có hình câu hay hình bán cầu, về sau chuyển sang dạng ô Mũ nấm có màu vàng ở giữa có màu vàng thẫm hơn... tích lúa cao sản và luôn canh tác 2 3 vụ/năm thì nghề trồng nấm rơm cũng phát triển từ đó Trồng nấm rơm đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân như đầu tư vốn không nhiều, thời gian quay vòng ngắn, mỗi đợt trồng chỉ cần 15 - 20 ngày Việc trồng nấm rơm còn kéo theo nhiều dịch vụ khác như thu mua, sơ chế nấm, nuôi trồng meo nấm, vì thế mà nghề trồng nấm rơm đã tạo ra nhiều công ăn, việc làm cho nông... nhập nghề trồng nấm, sau 3 năm đầu triển khai thấy có kết quả khả quan; đến năm 2005, UBND huyện Thạch Hà đã đầu tư Dự án: Xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu với 6 tiêu chí đặt ra: xây dựng cơ sở sản xuất giống nấm và chế biến nấm ngay tại trung tâm huyện; tiếp nhận và làm chủ công nghệ nhân giống nấm cấp I, II, III; đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên. .. giống nấm đầy đủ trang thiết bị với công suất 50 tấn giống nấm các loại mỗi năm; 1 nhà máy chế biến nấm với công suất 500 tấn/năm cùng quy trình SX, chế biến các loại nấm: linh chi, mộc nhĩ, nấm sò, nấm mỡ, nấm trân châu, nấm đầu khỉ và nấm rơm… Qua quá trình thực hiện, đến nay cả huyện đã sản xuất và chế biến được 169 tấn nấm các loại, trong đó mô hình trồng nấm tập trung đạt 16 tấn; 153 tấn nấm thuộc... hình được ứng dụng thành công trên 3 loại nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ với diện tích 120 m2 Đối với nấm rơm duy trì nhiệt độ nguyên liệu trồng nấm từ 30-42oC, độ ẩm nguyên liệu nuôi trồng từ 60-70%, ánh sáng đạt mức 80lux cho, sử dụng dung dịch Anolyte trong vệ sinh môi trường thường xuyên năng suất đạt 264kg nấm tươi/1 tấn nguyên liệu, tăng 100-120kg so với cách trồng thông thường Đồng thời sử dụng công... sợi nấm ăn trắng vào thân gỗ là được - Thỉnh thoảng tiến hành đảo gỗ đảm bảo gỗ ẩm đồng đều - Thu hái khi cánh mộc nhĩ to, mép xoăn lại C/ KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM I Đặc tính sinh học của nấm rơm - Nấm rơm có nhiều loại khác nhau từ trắng đến trắng xám, xám đen 13 - Cuống nấm hình trụ và mũ nấm hình nón - Nhiệt độ thích hợp: 30-320C - Độ ẩm cơ chất 65-70% - Độ ẩm không khí 80% - pH=7 - Ưa thoáng khí - Nấm. .. bón hữu cơ rất tốt cho các loại cây trồng khác Theo kinh nghiệm của những người trồng nấm thì dùng 10 tấn rơm mục đã trồng nấm để bón lót cho lúa thì đỡ được một đợt bón phân Anh Ba Dương ở xã Thuận Hưng (Thốt Nốt - Cần Thơ) là người đã hơn chục năm làm nghề trồng nấm Theo anh để nấm rơm đạt năng suất cao thì cần phải chú ý một số điểm như: Thời vụ: Nấm rơm có thể trồng quanh năm, nhưng để có năng suất... nhất, thời gian bảo quản có thể lên đến 72giờ II Sấy khô Sấy khô đối với nấm sò, nấm hương, mộc nhĩ, linh chi Đối với các loại nấm linh chi, mộc nhĩ, nấm hương để nguyên cả quả thể, đối với nấm sò dùng tay xé nhỏ cây nấm theo chiều từ cuống đến mũ nấm, nếu trười mưa phải quạt cho nấm se lại mới sấy, không được sấy nấm tươi, khi nấm có màu vàng, mùi thơm là dược Sây xong đảm bảo độ ẩm 12%, chú ý không... muối đạt 21 tiêu chuẩn xuất khẩu là 2:1,1 Ngoài nấm tươi ra, người sản xuất còn thu được 1200 - 1400kg phế thải để làm phân bón rất tốt D/ KỸ THUẬT TRỒNG NẤM LINH CHI I Giới thiệu chung về nấm linh chi Nấm Linh Chi là loài dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao Cách sử dụng: + Ngâm rượu + Sắc nước uống + Uống dạng trà + Bào chế dạng thuốc viên Phương pháp trồng, chăm sóc cũng không quá khó Tuy nhiên, . 4,600,000 * Năng suất 20kg nấm khô/m 3 gỗ 8 MÔ ĐUN 3. KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG MỘT SỐ LOẠI NẤM A/ KỸ THUẬT TRỒNG NẤM SÒ I. Đặc tính sinh học. Nấm sò là một loại thực phẩm có giá. THÔN TRƢỜNG CAO ĐẲNG NÔNG LÂM ĐÔNG BẮC TÀI LIỆU HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN CHƢƠNG TRÌNH MÔ-ĐUN KỸ THUẬT TRỒNG NẤM Giáo viên biên soạn: Trần Thị Thắm Hồng . bắt đầu trồng nấm từ 15/4 đến 15/10 III. Nguyên liệu và xử lý nguyên liệu: 1. Nguyên liệu: rơm 2. Xử lý nguyên liệu: (tương tự như xử lý rơm rạ trồng nấm sò) - Xử lý rơm rạ: ủ nguyên liệu thành

Ngày đăng: 24/07/2014, 15:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan