Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh tóan - 6 ppt

8 411 0
Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh tóan - 6 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

5 6 7 8 9 10 Lợi nhuận sau thuế ROE(5/1) Khả năng trả lãi nợ vay Tỷ suất sinh lời kinh tế(RE)3/2 Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất sinh lời tài sản(ROA=5/2) 404 - 1,05 515 1,4% 1,06 0,04 14,92% 0,2 6.801,36 15,4% 11,84 0,07 13% 2,12 Năm 2001 và năm 2002 thì công ty được phép bù lỗ cho năm 1998 nên lợi nhuận sau thuế. Qua bảng phân tích cho thấy: Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2003 tăng đáng kể so với năm 2002. Nếu năm 2001 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ cho được 1,4 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2003 thì con số này đã là 15,4 đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Tỷ suất tự tài trợ năm 2003 chỉ 13% bé hơn so với năm 2002 trong khi đó hiệu quả kinh doanh của công ty tăng rõ rệt qua 2 năm, thể hiện cụ thể RE và ROA đều tăng lên và tăng cao. Như vậy, hiệu quả tài chính tăng lên là do kết quả kinh doanh. Và công ty đã sử dụng hợp lý đòn cân nợ mặc dù tỷ lệ hiện nay của công ty là 80% còn rất mạo hiểm và nhiều rủi ro. Với sự gia tăng khả năng trả lãi nợ vay đã làm rõ hơn hiệu quả tài chính, việc gia tăng này không làm tăng giá trị của công ty mà còn tạo nguồn tích luỹ cho phát triển kinh doanh. Như vậy, năm 2003 việc sử dụng nguồn vốn vay nợ đã làm tăng khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu gắn liền với hiệu quả kinh doanh và nguyên tắc chi phí sử dụng vốn vay nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, điều quan trọng là lựa Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com chọn một tỷ lệ hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ nhằm đảm bảo cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Nếu tỷ suất nợ theo định mức của ngân hàng là 80% thì rõ ràng là công ty đang rơi vào tình trạng đông cứng và khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ tiếp theo là sẽ rất khó khăn nếu công ty làm mạnh cấu trúc tài chính của mình. Tóm lại: Qua một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và phân tích khả năng thanh toán ở công ty, đã phần nào nói lên tình hình tài chính trong năm qua. Mặc dù khoản phải thu khách hàng có xu hướng tăng cao, vòng quay khoản phải thu dài, ngoài nguyên nhân khách quan là do công ty bán hàng trả chậm nhiều thì là do khách hàng trì hoãn thanh toán và công ty cũng chưa có biện pháp hữu hiệu trong công tác thu hồi công nợ, nợ ngắn hạn tăng cao. Nhưng với nguồn tài trợ chính là vay nợ ngân hàng đã giúp công ty thực hiện quá trình luân chuyển vốn được tốt hơn, luôn thanh toán cho chủ nợ đúng hạn, tạo niềm tin và uy tín từng bước xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với chủ nợ trong quan hệ kinh doanh. Từ kết quả phân tích này là cơ sở để công ty xây dựng một cấu trúc nguồn vốn hợp lý, giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí sử dụng vốn, tối đa hoá lợi nhuận của công ty trong thời gian tới. PHẦN III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ THU HỒI CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ & VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG. I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG. 1. Nhận xét về công tác kế toán tài chính. Ưu điểm: Với việc áp dụng mô hình kế toán nữa tập trung nữa phân tán. Mỗi đơn vị trực thuộc và các cá nhân có chức năng, nhiệm vụ riêng và chịu trách nhiệm Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com với phần hành kế toán mà mình phụ trách. Các đơn vị trực thuộc tiến hành hạch toán những nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị mình, cuối kỳ tiến hành lập các báo cáo kế toán gửi về văn phòng kế toán công ty. Kế toán văn phòng công ty có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý và trung tực, sau đó cùng với các báo cáo kế toán của văn phòng công ty lập hệ thống báo cáo kế toán chung cho toàn bộ công ty. Cùng với việc vi tính hoá công tác kế toán, tao điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật cũng như xữ lí số liệu, cung cấp thông tin nhanh chóng và kịp thời cho công tác quản lý và phân tích tài chính của công ty ( trong đó phân tích tình hình công nợ là quan trọng nhất ) Đội ngủ cán bộ kế toán được đào tạo cơ bản, kiến thức chuyên sâu, thành thạo nghiệp vụ, am hiểu lỉnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, với tinh thần trách nhiệm cao, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây được xem là nhân tố quan trọng mang lại độ chính xác, phản ánh đúng thực trạng tài chính của công ty Nhược điểm: Do mạng lưới kinh doanh rộng khắp kéo dài từ Bắc- Trung- Nam các chi nhánh nộp báo cáo về công ty còn chậm, việc cập nhật và xữ lý thông tin chưa kịp thời, làm cho việc ra quyết định về vấn đề phát sinh trong công nợ của ban lảnh đạo không kịp thời và thiếu chính xác. 2 . Nhận xét về công tác quản lý công nợ phải thu. Vấn đề công nợ phải thu được công ty tổ chức theo dỏi và quản lý khá chặt chẻ theo một quy trình thống nhất. Theo quy trình này các bộ phận có chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều phối hợp với nhau trong việc theo dỏi các khoản nợ. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Các đon vị: Kiểm soát công nợ qua việc bán hàng trả chậm đối với các khách hàng mà mình giao dịch và lập báo cáo kiểm soát nợ gửi về văn phòng kế toán công ty. + Phòng kinh doanh thị trường: Theo dõi trực tiếp khách hàng nợ về giá trị, thời hạn, địa chỉ,…Bằng cách thiết lập các báo cáo công nợ theo dõi khách hàng một cách tổng quát, đồng thời đề xuất biện pháp thu hồi công nợ nhằm đảm bảo các khoản nợ được thanh toán nhanh, đúng hạn. + Phòng kế toán tài chính: theo dõi các đối tượng nợ về giá trị, thời hạn điạ chỉ,…bằng cách mở các sổ kế toán theo dõi và ghi chép cụ thể chi tiết: Sổ chi tiết TK131, Báo cáo tổng hợp công nợ bán hàng, Bảng cân đối phát sinh công nợ,…theo dõi tiến độ thanh toán hợp phòng và đề nghị phòng kinh doanh thị trường ngừng cấp hàng đối với các trường hợp chậm thanh toán. Với việc tổ chức theo dõi thường xuyên các khoản nợ phải thu đã làm cho công tác quản lý nợ phải thu được thuận lợi, dể đối chiếu, kiểm tra khi cần thiết, cung cấp thông tin kịp thời cho việc ra quyết định. Tuy nhiên, vẩn có một số đơn vị quản lý chưa chặt chẻ, chậm trể trong việc báo cáo tình hình công nợ của đơn vị mình về công ty. Đã làm cho các quyết định thiếu chính xác và kịp thời. 3. Nhận xét về công tác quản lý công nợ phải trả của công ty Nguyên nhân làm phát sinh công nợ phải trả của công ty. Do vòng quay công nợ phải thu chậm vì vậy khi cần vốn để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, công ty phải đi vay ngân hàng để trả nợ, chủ yếu là vay ngắn hạn, với thời hạn là 6 tháng tiền lãi được trả hàng thàng. Ngân hàng tự tính tiền lãi và hàng tháng tự trích tiền lãi đó từ Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com tài khoản của công ty tại ngân hàng, sau đó thông báo cho kế toán ngân hàng của công ty biết để đối chiếu, kiểm tra và ghi sổ kế toán tại công ty. Do công ty mở rộng quy mô mạng lưới kinh doanh, do đó cần phải có vốn để cho các đơn vị trực thuộc hoạt động ban đầu cũng như tạo vốn để hoạt động kinh doanh lâu dài. Để hạn chế khoản nợ phải trả cũng như sử dụng hợp lý và mang lại hiệu quả cao cần thực hiện một số giải pháp sau: Đối với các khoản nợ phải trả nhà cung cấp cần phải thanh toán trong thời hạn để tránh chi phí lãi do thanh toán nợ không đúng hạn, tạo uy tín và niềm tin cho nhà cung cấp để dễ dàng hơn trong quan hệ mua bán sau này. Tuy nhiên, đối với một số khoản nợ công ty có thể xem xét để gia hạn thời gian trả nợ, để vốn đầu tư vào lĩnh vực cấp thiết hơn hoặc để thanh toán các khoản nợ khác đến hạn cần phải thanh toán ngay, nhưng hiện tại công ty chưa có nguồn nào đẻ bù đắp khoản thiếu hụt đó. Khi kéo dài thời hạn thanh toán thì phải xem xét chi phí lãi quá hạn phải thấp hơn lợi nhuận do việc đầu tư đó mang lại, cũng như khong ảnh hưởng gì lớn đến uy tín của công ty tức là thời hạn kéo dài thanh toán phải nằm trong một giới hạn cho phép. Chỉ nên đầu tư mở rộng mạng lưới doanh nghiệp thích hợp, không nên đầu tư mở rộng tràn lan, không hiệu quả, để tiết kiệm vốn, tránh nợ động quá nhiều dẫn đến hậu quả là mất khả năng thanh toán gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tích cực tìm nguồn tài trợ có thể được để tăng tốc độ vòng quay nợ phải trả, hạn chế tình trạng nợ động kéo dài, mất uy tín đối với nhà cung cấp và ngân hàng… Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com II MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ THU HỒI CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ & VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG. Ở công ty đang áp dụng quy trình quản lý công nợ thực hiện thông s nhất cho toàn công ty. Bên cạnh những ưu điểm như đã trình bày, vẫn còn một số vướng mắc trong khâu thực hiện, làm công ty quá trìn xem xét và thực hiện trở nên phức tạp và chồng chéo giữa các bộ phận liên quan. Công tác thẩm định khách hàng bị xem nhẹ, nghiệp vụ hoạt động kém hiệu quả. 1.Chính sách khuyến khích khách hàng trả nợ trước thời hạn. Là các cơ chế khuyến khích cụ thẻ mà khách hàng nhận được do thanh toán tiền nợ trước thời hạn tính dụng do công ty chấp thuận đưa ra, thường được áp dụng để gia tăng tốc độ thu tiền bán hàng mà tiền hàng đang trong thời hạn thanh toán. Khi đưa ra các cơ chế khuyến khích cụ thể cần xem xét giữa chi phí đầu tư vào khoản phải thu và chi phí chiết khấu mà công ty chấp thuận cho khách hàng. 2. Các hình thức cấp tín dụng thương mại. Hiện nay, ở Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung đang sử dụng hình thức cấp tín dụng thương mại đó là: Hình thức hợp đồng bán hàngcó điều kiện, khi cấp tín dụng cho khách hàng thì khách hàng đó có tài sản thế chấp hoặc phải có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng. Tức là ngân hàng có trách nhiệm đảm bảo thanh toán các khoản nợ của khách hàng khi khách hàng khôn gtrả được nợ, với hợp đồng bán hàng này thì công ty hạn chế được rủi ro thanh toán và có tính lãi trên giá trị của các khoản tín dụng. tuy nhiên trên thực tế thì công ty vẫn gặp những rủi ro đối với các khoản tín dụng đẫ cấp cho khách hàng và cũng từ hình thức cấp tín dụng Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com này đã làm giảm doanh thu của công ty một cách đáng kể ( năm 2002 doanh thu là 1.700 tỷ năm 2003 doanh thu là 1.200 tỷ ). Có rát nhiều hình thức cấp tín dụng thương mại, tuy nhiên công ty có thể tham khảo và sử dụng thêm hình thức tín thương mại để phù hợp hơn đối với từng loại khách hàng. Đối với khách hàng có quan hệ lâu dài và uy tín có thể bán hàng theo hình thức bán hàng ghi sổ. Đây là hình thức bán hàng khá mới mẻ, theo hình thức này thì các bên không ký hợp đồng bằng băn bản mà người bán chỉ cần ghi chép vào sổ và người mua ký nhận vào sổ đó. Đối với khách hàng tiềm năng với giá trị hợp đồng nhỏ thì công ty có thể ký kết hợp đồng bán hàng nhưng không cần thiết phải thế chấp cũng như có sự bảo lãnh của ngân hàng. Tránh các thủ tục rườm rà gây khó khăn cho khách hàng. Nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng tiềm năng góp phần thực hiện thành công chiến lược thị trường của công ty trong những năm tới. 3. Áp dụng chính sách thu hồi công nợ ở Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung. Công nợ phải thu luôn là vấn đề phức tạp và rất quan trọng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu khoản này bị chiếm dụng nhiều và kéo dài là nhuy cơ cho doanh nghiệp vì vậy cần thiết phải thường xuyên theo dõi để xác định đúng thực trạng và để đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu nợ của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể điều chỉnh và đưa ra chính sách thu hồi nợ hợp lý để tránh tình trạng không thu hồi được nợ và làm tăng cao nợ quá hạn. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Sau đây là 2 công cụ cơ bản có thể áp dụng để kiểm soát công nợ phải thu của công ty hiện nay và cũng như trong thời gian tới. 3.1. Kỳ thu tiền bình quân. Kỳ thu tiền bình quân được tính bằng tổng giá trị hàng hoá bán chịu cho khách hàng tại một thời điểm nào đó chia cho doanh số bán chịu bình quân mỗi ngày. Báo cáo tổng hợp công nợ bán hàng của Công Ty Kim Khí & Vật Tư Tổng Hợp Miền Trung. Từ ngày 01/3 đến ngày 31/3/2003 ĐVT: 1.000.000đ Phát sinh trong kỳ STT Tên Số dư nợ đến 31/3 Hợp đồng Tự bán Luân chuyển Quá hạn 1 2 3 4 5 CNHH CNNT CNQN CNTP VPCTY ……. 10.050 14.100 15.350 12.500 83.000 …… 10.000 11.000 8.000 13.000 17.000 ……… 50 100 350 - - ……. 10.050 11.150 8.350 10.000 13.000 ……. - 3.000 7.000 2.500 2.000 …… Tổng 83.000 65.000 5.000 63.000 20.000 Trong đó, cũng từ báo cáo tổng hợp công nợ bán hàng của công ty trong tháng 1 và tháng 2 ta xác định được: Tổng doanh số bán chịu trong tháng 1/2004 là 65.000 triệu đồng, tháng 2/2004 là 45.000 triệu đồng, tháng 3/2004 là 70.000 triệu đồng. Đến 31/3/2004 có 10% giá trị hàng hoá bán chịu của tháng 1 chưa thu tiền, 30% giá trị hàng hoá tháng 2 chưa thu tiền, 90% giá trị hàng hoá bán chịu tháng 3 chưa thu tiền. Do đó đến ngày 31/3/2004 tổng giá trị các khoản phải thu là: 10%*65.000 + 30%*45.000 + 90%*70.000 = 83.000 (triệu đồng). Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . chính của mình. Tóm lại: Qua một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và phân tích khả năng thanh toán ở công ty, đã phần nào nói lên tình hình tài chính trong năm qua. Mặc dù khoản phải. QUẢN LÝ VÀ THU HỒI CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ & VẬT TƯ TỔNG HỢP MIỀN TRUNG. I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ Ở CÔNG TY KIM KHÍ VÀ VẬT. trong việc báo cáo tình hình công nợ của đơn vị mình về công ty. Đã làm cho các quyết định thiếu chính xác và kịp thời. 3. Nhận xét về công tác quản lý công nợ phải trả của công ty Nguyên nhân

Ngày đăng: 24/07/2014, 14:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan