Kiến nghị nhằm nâng cao họa động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cty Vinatex Đà Nẵng - 3 ppsx

9 265 0
Kiến nghị nhằm nâng cao họa động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cty Vinatex Đà Nẵng - 3 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngân hàng sẽ từ chối những vận đơn đến chậm. Theo thông lệ quốc tế vận đơn được xuất trình trong phạm vi thời hạn xuất trình chứng từ của tín dụng hoặc trong vòng 21 ngày kể từ ngày xếp hàng lên tàu trừ khi tín dụng có quy định thời hạn khác.  Vận đơn hợp đồng thuê tàu (Charter party B/L): là vận đơn được sử dụng trong trường hợp thuê tàu chuyến, được lập trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng thuê tàu. Vận đơn này được coi như biên lai nhận hàng, nên khi xuất trình thường bị ngân hàng từ chối trừ khi có qui định cụ thể trong L/C.  Vận đơn bên thứ ba (Third party B/L): là vận đơn được lập mà người hưởng lợi L/C không phải là người gửi hàng mà là người thứ ba do người hưởng lợi chỉ định, vận đơn này được sử dụng trong mua bán trung gian. 2.2.2. Các chứng từ vận tải khác: 2.2.2.1. Chứng từ vận tải hàng không (Air transport document): Hay còn được gọi là vận đơn hàng không (Airway bill) là chứng từ vận tải xác nhận việc chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không do hãng hàng không phát hành. Dựa theo điều 27 UCP 500 thì nội dung vận đơn hàng không tương tự như vận đơn đường biển, nhưng vận đơn hàng không không có chức năng sỡ hữu hàng hoá nên không có giá trị lưu thông và không được chuyển nhượng. Điều này phải được thể hiện trên vận đơn tức là phải ghi “Not – negotiable”. Vận đơn hàng không chỉ là bằng chứng xác nhận việc chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không còn hàng hoá được giao cho ai thì người nhận hàng phải chứng minh được họ chính là người nhận hàng bằng việc xuất trình giấy tuỳ thân và giấy báo gửi hàng. Vận đơn hàng không sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ sẽ ghi người nhận hàng là ngân hàng mở L/C. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Tuỳ theo thoả thuận giữa đôi bên thông thường vận đơn hàng không được lập làm ba bản gốc: bản thứ nhất do hãng hàng không giữ, bản thứ hai được giao cho người nhận hàng tại nơi đến và được gửi kèm với hàng hoá, bản thứ ba giao cho người gởi hàng tại nơi đi, đây là bằng chứng xác nhận hàng hoá đã được tiếp nhận và gửi đi. 2.2.2.2. Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt hay đường thuỷ nội địa (Road, Rail, or Island waterway transport document): Theo điều 28 UCP 500 đây là các chứng từ xác nhận việc chuyên chở hàng bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường thuỷ nội địa do người chuyên chở là các công ty vận chuyển hay đại lý cấp. Các chứng từ vận tải này không phải là chứng từ sỡ hữu hàng hoá nên không có giá trị lưu thông và không được chuyển nhượng. Vì thế có thể phát hành nhiều bản chính hoặc bản sao tuỳ ý. Ngoài ra còn có biên lai bưu điện và biên nhận chuyển hàng: (Courier and post receipts). Theo điều 29 UCP 500 việc chuyên chở hàng hoá có thể được chuyên chở bằng đường bưu điện hoặc bằng chuyển phát nhanh do cơ quan bưu điện hoặc các hãng chuyển phát nhanh nhưng thường là những hàng nhẹ, quý hiếm, khối lượng tương đối ít, chứng từ quan trọng và tài liệu mật. Các chứng từ này không có giá trị lưu thông và hàng hoá sẽ được giao tận tay theo đúng tên, địa chỉ của người nhận hàng ghi trong chứng từ. 3. Chứng từ bảo hiểm: 3.1. Khái niệm: Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm hàng hóa trong quá trình chuyên chở hàng hoá. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 3.2. Mục đích của chứng từ bảo hiểm:  Chứng minh cho một hợp đồng bảo hiểm (Insurance Contract) đã được ký kết và đang thực hiện.  Xác nhận việc thu phí bảo hiểm và do đó khẳng định hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực.  Là căn cứ để khiếu nại công ty bảo hiểm thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi có sự cố xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm. 3.3. Phân loại chứng từ bảo hiểm: 3.3.1. Bảo hiểm đơn (Insurance Policy): Là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm thể hiện những điều kiện chung và có tính chất thường xuyên về quy định trách nhiệm ràng buộc của người bảo hiểm. Bên cạnh đó bảo hiểm đơn còn quy định các điều kiện riêng biệt cụ thể như đối tượng bảo hiểm, trị giá bảo hiểm, phí bảo hiểm. Bảo hiểm đơn thể hiện được tất cả điều khoản cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm, đưa ra những chi tiết đầy đủ về các rủi ro được bảo hiểm nên khi kiện tụng tranh chấp xảy ra có thể căn cứ vào bảo hiểm đơn mà không cần phải có hợp đồng bảo hiểm. 3.3.2. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm gần giống như nội dung của bảo hiểm đơn về các điều khoản như đối tượng bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm được cấp dựa trên hợp đồng bảo hiểm và trong từng mỗi chuyến hàng được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm. Tuy nhiên, nó không có những điều khoản Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com chung và có tính chất thường xuyên về quy định trách nhiệm của người bảo hiểm và được bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ đưa ra những chi tiết ngắn gọn về các rủi ro được bảo hiểm. Bảo hiểm đơn và giấy chứng nhận bảo hiểm đều là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm, đều có giá trị như nhau để yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường khi có tổn thất xảy ra. 3.4. Nội dung chứng từ bảo hiểm:  Tên và địa chỉ của công ty bảo hiểm.  Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm (tuỳ theo giá bán hàng hoá là FOB hay CIF mà xác định tên người được bảo hiểm).  Những điều khoản chung về bảo hiểm hàng hoá.  Đối tượng được bảo hiểm (tên hàng, loại hàng, số lượng, trọng lượng…).  Tổng giá trị bảo hiểm (tổng trị giá bảo hiểm thấp nhất thường là 110% trị giá hàng hóa bảo hiểm tính theo giá CIF).  Phí bảo hiểm (Insurance Premium).  Địa điểm và cơ quan giám định tổn thất.  Địa điểm bồi thường.  Chữ ký của người đại diện công ty bảo hiểm. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 3.5. Lưu ý khi lập chứng từ bảo hiểm:  Chứng từ bảo hiểm phải do công ty bảo hiểm hoặc đại lý bảo hiểm cấp mới có giá trị, nếu chứng từ bảo hiểm do người môi giới bảo hiểm cấp thì không có giá trị và sẽ bị ngân hàng từ chối (ngoại trừ được quy định trong L/C).  Loại tiền ghi trong chứng từ bảo hiểm phải phù hợp với loại tiền ghi L/C. Nếu không phù hợp thì ngân hàng sẽ từ chối chấp nhận.  Ngày hiệu lực của chứng từ bảo hiểm được tính từ ngày phát hành chứng từ bảo hiểm. Nếu ngày phát hành chứng từ bảo hiểm trễ hơn ngày gửi hàng hoặc ngày cấp vận đơn thì ngân hàng sẽ từ chối chấp nhận thanh toán vì có nguy cơ tổn thất xảy ra sẽ không được công ty bảo hiểm bồi thường do chênh lệch về ngày tháng nói trên.  Trị giá bảo hiểm phải giống như trong L/C quy định. Nếu hàng hoá mua theo giá CIF thì giá trị bảo hiểm là 110% CIF (giá CIF + 10%).  Trong L/C phải ghi rõ mua bảo hiểm loại nào thì chứng từ phải ghi rõ loại bảo hiểm phải mua.  Mô tả hàng hoá trong chứng từ bảo hiểm phải phù hợp với mô tả hàng hoá trong L/C. 4. Các loại giấy chứng nhận hàng hoá: 4.1. Khái niệm: Giấy chứng nhận hàng hoá là những loại giấy chứng nhận do chính người sản xuất xác nhận hoặc do các tổ chức chuyên môn như Cục Tiêu chuẩn Đo lường Phòng Thương mại, hoặc các công ty giám định hàng hoá…chứng nhận. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 4.2. Mục đích của giấy chứng nhận hàng hóa:  Tạo cho người mua, người nhận hàng một sự tin tưởng là họ sẽ nhận được hàng hoá phù hợp với tình trạng (tốt…xấu, hư hỏng, ẩm ướt…) đã được mô tả trong các giấy chứng nhận. Đây là tác dụng lớn nhất của các giấy chứng nhận hàng hoá.  Nhờ các giấy chứng nhận này mà người mua, người nhập khẩu tuy không trực tiếp kiểm tra hàng hoá mà vẫn kiểm soát được tính chất và số lượng của hàng hoá, để qua đó kiểm tra đối chiếu với các điều khoản của hợp đồng thương mại, các điều khoản của L/C…trước khi quyết định trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.  Các giấy chứng nhận hàng hoá còn là cam kết của người chứng nhận đối với người mua, người nhập khẩu – theo đó người chứng nhận sẽ bồi thường thiệt hại cho người mua, nếu chứng nhận hàng hóa không đúng tình trạng thực tế.  Các giấy chứng nhận là chứng từ không thể thiếu để người mua căn cứ vào đó mà trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho người bán. 4.3. Phân loại: 4.3.1. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin) – C/O: Là chứng từ xác nhận xuất xứ hàng hoá hay nguồn gốc hàng hoá chứng từ này do nhà xuất khẩu cấp hoặc do phòng thương mại của nước xuất khẩu cấp để chứng minh nguồn gốc của hàng hoá. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 4.3.2. Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality): Là chứng từ xác nhận phẩm chất hàng hoá gửi đi cho người mua. Giấy chứng nhận phẩm chất do người sản xuất chứng nhận, hoặc do các cơ quan chuyên môn (Cục Tiêu chuẩn, Cục Kiểm nghiệm, Các công ty giám định hàng hoá) chứng nhận. Các hàng hoá xuất khẩu ở Việt Nam - phần lớn đều do VINACONTROL giám định chất lượng và cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận phẩm chất giúp cho người mua xác định phẩm cấp của hàng bán (loại 1, loại 2, v.v…) qua đó giúp người mua đánh giá được sự phù hợp của chất lượng hàng hóa so với hợp đồng quy định. 4.3.3. Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate of quality/weight): Là chứng từ xác nhận số lượng (cái), khối lượng và trọng lượng hàng hoá gửi đi do cơ quan kiểm nghiệm hàng hoá cấp, hoặc do hải quan cấp. Giấy chứng nhận giúp người nhập khẩu đánh giá số lượng hàng hoá so với hợp đồng quy định để có phương án trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. 4.3.4. Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate): Là chứng từ xác nhận tình trạng không độc hại của hàng hoá gửi đi đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Giấy chứng nhận này do cơ quan y tế cấp hoặc do cơ quan kiểm nghiệm hàng hóa xuất - nhập khẩu cấp và thường sử dụng đối với hàng hoá thực phẩm như bánh, kẹo, rượu bia, rau quả, hải sản đông lạnh. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 4.3.5. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate): Là chứng từ xác nhận hàng hoá có nguồn gốc từ thực vật đã được kiểm tra xử lý như chống bệnh dịch, nấm độc… Giấy này do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp. Giấy này giúp cho người mua yên tâm để nhập khẩu hàng hoá mà không bị gây khó khăn vì yêu cầu kiểm dịch thực vật. 4.3.6. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary certificate): Là chứng từ xác nhận hàng hoá động vật hoặc có nguồn gốc từ động vật đã được kiểm tra và xác định là không mang vi trùng gây bệnh, hoặc đã được tiêm chủng phòng bệnh do cơ quan kiểm tra động vật cấp. 4.3.7. Phiếu đóng gói (Packing list): Là chứng từ kê khai hàng hoá được đóng gói trong từng kiện hàng do người sản xuất hay nhà xuất khẩu đóng gói hàng hoá nhằm để thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hoá. Phiếu đóng gói bao gồm: người bán, người mua, tên hàng, số hiệu hoá đơn, số L/C, tên tàu, tên cảng bốc hàng, tên cảng dở hàng, số lượng hàng đựng trong từng kiện, trọng lượng, thể tích của từng kiện… Phiếu đóng gói thường được lập thành 3 bản: - Một bản để trong từng kiện hàng để làm cơ sở cho người nhận hàng kiểm tra và đối chiếu với hàng hoá thực tế trong từng kiện. - Một bản được tập hợp lại của các phiếu đóng gói thành một bộ đầy đủ và được để trong kiện hàng thứ nhất. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com - Một bản được tập hợp lại các phiếu đóng gói thành một bộ đầy đủ được gửi kèm với hoá đơn thương mại trong bộ chứng từ thanh toán để xuất trình với ngân hàng. 4.3.8. Giấy chứng nhận của người hưởng lợi (Beneficiary Certificate): Đây là giấy chứng nhận do người hưởng lợi L/C lập ra để xác nhận người nhập khẩu đã thực hiện một số yêu cầu của L/C như đã gởi một bộ bản sao chứng từ cho người mở L/C, hay xác nhận đã gởi 1/3 bản gốc cho người nhận hàng bằng dịch vụ chuyển phát nhanh. Giấy chứng nhận này phải rõ, ghi số L/C, ngày phát hành L/C, chữ ký và con dấu của người hưởng lợi. Giấy chứng nhận này là cơ sở để giúp ngân hàng mở L/C trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền cho người xuất khẩu thuận tiện và nhanh chóng hơn. 4.3.9. Thông báo giao hàng bằng Telex hoặc Fax (Shipment Advice sent by telex, fax). Đây chính là thông tin mà người xuất khẩu sau khi giao hàng gởi cho người nhận hàng rằng đã thực hiện xong nghĩa vụ giao hàng. Để bảo đảm nhận được thông tin về kết quả giao hàng từ người xuất khẩu, L/C qui định sau khi thông báo cho người nhận hàng, phải xuất trình chứng cớ cho ngân hàng thì mới hợp lệ. Ngân hàng sẽ kiểm tra Fax activity report (đối với việc gởi bằng Fax), kiểm tra số Answerback (đối với việc gởi bằng Telex). Chi tiết thông báo cho người nhận do từng L/C qui định cụ thể nhưng thường những thông tin thông báo gồm:  Tên của người gởi (Shipper) và người nhận (Consignee).  Ngày tháng năm gởi (Date of B/L).  Số hiệu của L/C và ngày phát hành (No. of L/C and date of issue L/C).  Tên tàu, số vận đơn, ngày tàu khởi hành. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . bán. 4 .3. Phân loại: 4 .3. 1. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin) – C/O: Là chứng từ xác nhận xuất xứ hàng hoá hay nguồn gốc hàng hoá chứng từ này do nhà xuất khẩu cấp. nghiệm hàng hóa xuất - nhập khẩu cấp và thường sử dụng đối với hàng hoá thực phẩm như bánh, kẹo, rượu bia, rau quả, hải sản đông lạnh. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 4 .3. 5 tâm để nhập khẩu hàng hoá mà không bị gây khó khăn vì yêu cầu kiểm dịch thực vật. 4 .3. 6. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary certificate): Là chứng từ xác nhận hàng hoá động vật

Ngày đăng: 24/07/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan