Thảo luận Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo

17 1.3K 6
Thảo luận Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“Chính sách xã hội là gì? Hiểu ý nghĩa khái quát nhất, chính sách xã hội là hệ thống các quan điểm,cơ chế,giải pháp và biện pháp mà Đảng cầm quyền và Nhà nước đề ra tổ chức thực hiện trong thực tiễn đời sống nhằm kiểm soát, điều tiết và giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra trước xã hội”( PGS.TS Phạm Hữu Nghị).

* Khái niệm chính sách xã hội “Chính sách xã hội là gì? Hiểu ý nghĩa khái quát nhất, chính sách xã hội là hệ thống các quan điểm,cơ chế,giải pháp và biện pháp mà Đảng cầm quyền và Nhà nước đề ra tổ chức thực hiện trong thực tiễn đời sống nhằm kiểm soát, điều tiết và giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra trước xã hội”( PGS.TS Phạm Hữu Nghị). I. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 1. Khái niệm dân tộc: Dân tộc là tên chỉ cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch sử, sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và xuất hiện nhà nước. Có thể quan niệm dân tộc là cộng đồng những người cùng chung một lịch sử (lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc), nói chung một ngôn ngữ, sống chung trên một lãnh thổ, có chung một nền văn hoá hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tiêu biểu cho trình độ văn minh đã đạt được. Về mặt xã hội, khái niệm dân tộc không phải bao giờ cũng trùng hợp với khái niệm quốc gia theo nghĩa là một cộng đồng chính trị - xã hội được quản lý bằng bộ máy nhà nước. Có quốc gia chỉ gồm một dân tộc (hiếm có, như trường hợp Triều Tiên trước khi bị chia cắt), song phần lớn là những quốc gia nhiều dân tộc (nhiều dân tộc nhỏ quy tụ xung quanh một dân tộc chủ yếu, thường là đông hơn và phát triển hơn trong lịch sử). Cũng có tình hình là những người cùng một dân tộc nhưng sống phân tán ở những quốc gia khác nhau. 2. Một số chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề dân tộc: - Chính sách về đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu. - Chính sách phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo ( trợ giá, trợ cước; phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; phát triển ngành nghề nông thôn; về vay vốn). - Chính sách hỗ trợ nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ( QĐ 132, 134, 154, 168, hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư). - Chính sách về giáo dục ( cử tuyển, tăng cường hệ thống trường dân tộc nội trú, hỗ trợ học bổng, chính sách cho giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn, hỗ trợ cho các con hộ nghèo). - Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số. - Chính sách về y tế ( khám chữa bệnh miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo). 1 - Chính sách về văn hóa- thông tin ( cấp không một số báo, tạp chí, phủ sóng phát thanh, hỗ trợ hoạt động văn hóa- thông tin ở thôn, xã thuộc diện đặc biệt khó khăn…); hỗ trợ về trợ giúp pháp lý, nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghèo. - Chính sách về cán bộ. * Cụ thể được quy định thành những văn bản pháp lý như sau: - Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị và Quyết định 72 của Chính phủ với các chương trình có mục tiêu theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, nhất là việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế đã tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi có một sự phát triển mới phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của từng vùng. - Chỉ thị của Ban Bí thư số 216- CT/ TW ngày 30 tháng 01 năm 1975. Về chính sách cán bộ miền núi. - Hướng dẫn công tác dân tộc, tôn giáo đối với Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc các Tỉnh, Thành Phố năm 2010- Số: 10 /HD-MTTW-BTT của Ban thường trực Ủy ban TM Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Nghị định Số: 05/2011/NĐ-CP, Nghị định của chính phủ về Công tác dân tộc. 3. Khái quát chung và thực trạng thực hiện một số chính sách đối với dân tộc: Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc chung sống, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số, còn lại 53 dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 13,8% dân số của cả nước. Các dân tộc ở nước ta sinh sống gắn bó cùng nhau từ lâu đời, đã sớm có ý thức đoàn kết, giúp nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Sự đoàn kết gắn bó giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo nên một quốc gia đa dân tộc bền vững, thống nhất. Ngày nay trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong 53 dân tộc thiểu số, dân số giữa các nhóm dân tộc không đồng đều, có dân tộc với số dân trên một triệu người như Tày, Thái, Mường, Khmer. Nhưng lại có những dân tộc với dân số rất ít, đặc biệt là 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu và Ơ Đu… nhưng các dân tộc đều coi nhau như anh em một nhà, quý trọng thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Mỗi dân tộc đều có văn hoá truyền thống riêng về ngôn ngữ, phong tục, tập quá, lễ hội, trang phục,… tạo nên bản sắc 2 đặc trưng của từng dân tộc, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhất. Trong quá trình giao lưu, hội nhập chung của đất nước, bản sắc văn hoá của các dân tộc đều được chú trọng bảo đảm đầy đủ và toàn diện. Phần lớn các dân tộc thiểu số cư trú ở miền núi, với địa bàn rộng lớn chiếm 3/4 diện tích cả nước, bao gồm 21 tỉnh miền núi, vùng cao; 23 tỉnh có miền núi và các tỉnh đồng bằng Nam bộ có đông dân tộc thiểu số. Đây là khu vực biên giới, phên dậu của Tổ quốc, là cửa ngõ thông thương với các nước láng giềng, có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng của đất nước. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là những nguyên nhân do lịch sử để lại và do điều kiện địa lý, tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số, nên trình độ phát triển kinh tế – xã hội của các dân tộc không đồng đều. Một số dân tộc đã phát triển kinh tế – xã hội tương đối cao, nhưng phần lớn các dân tộc thiểu số vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, có mức sống thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, chậm phát triển hơn so với dân tộc đa số. Một số dân tộc vẫn còn trong tình trạng tự cung, tự cấp, du canh, du cư. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa nhìn chung gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Trong thời phong kiến thông qua các cuộc hôn nhân với các tù trưởng có thế lực bằng việc hoặc là gả con gái cho các tù trưởng, hoặc đôi khi nhà vua lấy con gái tù trưởng làm phi, nhằm tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa họ với triều đình trung ương theo kiểu gia tộc nhằm quản lý những vùng lãnh thổ và vùng dân cư vùng biên viễn, coi trọng phong tục, tập quán của các địa phương. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay: Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc là nhất quán, theo nguyên tắc: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển. Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta”. Bình đẳng giữa các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của chính sách dân tộc về quyền của các dân tộc thiểu số. Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động cuả đời sống xã hội và được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật. Quyền 3 bình đẳng giữa các dân tộc, trước hết là quyền bình đẳng về chính trị, chống mọi biểu hiện chia rẽ kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ti dân tộc,… Quyền bình đẳng về kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ lợi ích giữa các dân tộc. Nhà nước có trách nhiệm giúp các dân tộc có kinh tế chậm phát triển để cùng đạt được trình độ phát triển chung với các dân tộc khác trong cả nước. Bình đẳng về văn hoá, xã hội bảo đảm cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, làm phong phú và đa dạng nền văn hoá Việt Nam thống nhất. Do phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay có trình độ phát triển thấp, vì vậy bên cạnh việc bảo đảm quyền bình đẳng toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc thiểu số có cơ hội phát triển bình đẳng với các dân tộc khác. Sự quan tâm tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, đó chính là biểu hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc đặc trưng nhất ở Việt Nam. Kế thừa truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã xác định đoàn kết dân tộc là một nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc đang phát huy truyền thống đoàn kết tốt đẹp, cùng nhau xây dựng đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh và tiến bộ. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều phải có trách nhiệm chăm lo, vun đắp, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”. Do lịch sử để lại, hiện nay giữa các dân tộc ở nước ta vẫn còn đang tồn tại tình trạng phát triển không đồng đều. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc để cùng phát triển là một tất yếu khách quan trong một quốc gia đa dân tộc. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã coi tương trợ nhau cùng phát triển là một nguyên tắc quan trọng của chính sách dân tộc trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao hơn phải có trách nhiệm giúp đỡ các dân tộc có điều kiện phát triển khó khăn hơn. Tương trợ lẫn nhau không phải chỉ là giúp đỡ một chiều, ngược lại chính sự phát triển của dân tộc này là điều kiện để cho các dân tộc khác ngày càng phát triển hơn. Giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Tương trợ, giúp nhau để không 4 ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, nhằm thực hiện đầy đủ quyền bình đẳng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Chính sách dân tộc của Đảng đã được thể chế bằng Hiến pháp, luật pháp và bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã ghi: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số” (Điều 5, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, 1992). Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Hiến pháp, các bộ luật, luật như Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân,… đều thể hiện rõ quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đồng thời với việc thể chế bằng Hiến pháp và pháp luật, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước được cụ thể hoá trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, trong các chương trình, dự án đầu tư phát triển cho vùng dân tộc và miền núi, trong các chính sách, các quy định cụ thể ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội,… đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Bước vào thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách dân tộc của Đảng đã được thể hiện ở các Nghị quyết Đại hội Đảng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: “Thực hiện tốt các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc” Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX về công tác dân tộc đã khẳng định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay là:“Ưu tiên đầu tư phát 5 triển kinh tế – xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước?. Tiếp theo, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ ”. Xuất phát từ những quan điểm trên, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số tập trung vào những nội dung chủ yếu sau: Xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, trong những năm trước mắt tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Phát triển sản xuất hàng hoá phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc. Khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương làm giàu cho mình và đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên đặc biệt phát triển giáo dục và đào tạo, coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số. Kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam đa dạng, phong phú, giàu bản sắc dân tộc.Để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc và miền núi, nâng cao dần mức sống của đồng bào các dân tộc, trong những năm đổi mới vừa qua và nhất là giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số một cách đồng bộ và toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Đồng thời, đã triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc như: Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135),… 6 Với sự quan tâm sâu sắc, chăm lo đầy đủ, cụ thể của Đảng và Nhà nước, cùng với tinh thần nỗ lực, cố gắng của đồng bào các dân tộc, tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc đã có bước chuyển biến, tiến bộ đáng kể, cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa được cải thiện rõ rệt, quyền của các dân tộc thiểu số được bảo đảm đầy đủ và toàn diện. II. CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO 1. Khái niệm tôn giáo Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau. 2. Một số văn bản pháp lý về chính sách tôn giáo ở Việt Nam. - Nghị quyết 297- CP ngày 11 tháng 11 năm 1977 của Hội đồng chính phủ về một số chính sách đối với Tôn giáo. - Nghị quyết 24 của Bộ chính trị về Tôn giáo và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. - Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành TW khóa VI tại ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ VII. - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Nghi quyết 25 TW của Hội nghị trung ương VII khóa IX. - Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo của UBTVQH tháng 6 năm 2004. -Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo. - Ngày 27 tháng 5 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 445/QĐ-TTg lấy ngày 2 tháng 8 hàng năm là ngày truyền thống ngành Quản lý nhà nước về tôn giáo. - Hướng dẫn công tác dân tộc, tôn giáo đối với Uỷ Ban Mặt Trận Tổ Quốc các Tỉnh, Thành Phố năm 2010- Số: 10 /HD-MTTW-BTT của Ban thường trực Ủy ban TM Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 7 - Chỉ thị số: 1940/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ (ngày 31 tháng 12 năm 2008) về nhà đất liên quan đến Tôn giáo. 3. Khái quát chung về Tôn giáo Việt Nam Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Với vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới. Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ cũng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đồng bào các dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ (còn gọi là tín ngưỡng sơ khai) như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo. Ở Việt Nam có những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo; có tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây như Thiên chúa giáo, Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội), có những hình thức tôn giáo sơ khai. Có những tôn giáo đã phát triển và hoạt động ổn định; có những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quá trình tìm kiếm đường hướng mới cho phù hợp. Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đang hoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số. Cụ thể: - Phật giáo: Gần 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt hầu hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tập trung đông nhất ở Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng, Sóc Trăng, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ - Thiên chúa giáo: Hơn 5,5 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố, trong đó có một số tỉnh tập trung đông như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, thành phố Cần Thơ 8 - Đạo Cao Đài: Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ như Tây Ninh, Long An, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang . - Phật giáo Hoà Hảo: Gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long. - Đạo Tin lành: khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước và một số tỉnh phía Bắc. - Hồi Giáo: Hơn 60 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận… Ngoài 6 tôn giáo chính thức đang hoạt động bình thường, còn có một số nhóm tôn giáo địa phương, hoặc mới được thành lập có liên quan đến Phật giáo, hoặc mới du nhập ở bên ngoài vào như: Tịnh độ cư sỹ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tổ Tiên Chính giáo, Bàlamôn, Bahai và các hệ phái tin lành. Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, người ta thường ví Việt Nam như bảo tàng tôn giáo của thế giới. Về khía cạnh văn hoá, sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên đó là những khó khăn đặt ra trong việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung và đối với từng tôn giáo giáo cụ thể. 4. Chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo. - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong lãnh đạo việc quản lý xã hội và điều hành đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến tôn giáo và có chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đúng đắn và phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng. - Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Đến năm 1990, Đảng Cộng sản Việt Nam có sự đổi mới trong chính sách đối với tôn giáo qua Nghị quyết số 24- NQ/TW, ngày 16-10-1990 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) "Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới". Sau 13 năm thực hiện chính sách đổi môi đối với tôn giáo, tổng kết thực tiễn, đồng thời xem xét những vấn đề mới nẩy sinh, trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều thay đổi quan trọng, ngày 12-3-2003, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo. Văn 9 kiện đã trở thành nền tảng chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo trong thời kỳ đổi mới. Tư tưởng của Nghị quyết 25 được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau: - Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. - Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. - Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Đại đoàn kết toàn dân tộc với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc; thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo. - Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. - Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhiều cấp, nhiều ngành vì cuộc sống tinh thần và vật chất của hàng 10 [...]... các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. .. luật đối với bất kỳ một công dân Việt Nam nào vi phạm pháp luật, bất kể người đó theo tôn giáo hay không theo tôn giáo và xử lý bằng pháp luật mọi hành vi lợi dụng tôn giáo, mạo danh tôn giáo để gây rối trật tự xã hội, phương hại đến an ninh quốc gia, tổn hại tinh thần, vật chất, sức khoẻ của công dân - Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước khuyến khích tham gia các hoạt động giáo dục, từ thiện, nhân đạo... động tự do ngoài vòng pháp luật của quốc gia đó Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước Việt Nam quan tâm, tạo điều kiện đáp ứng những nhu cầu tôn giáo căn bản: 11 + Tự do sinh hoạt tôn giáo + Bảo hộ nơi thờ tự; xây mới nơi thờ tự +Có trường đào tạo giáo sĩ, cho đi đào tạo ở nước ngoài +Có kinh sách, ấn phẩm tôn giáo +Được giao lưu quốc tế - Một tôn giáo ở Việt Nam muốn hoạt động hợp pháp phi đáp ứng... đến tưu cách, phẩm chất công dân của những người lãnh đạo các tôn giáo, không can thiệp vào trình độ tôn giáo của những người đó Thực tế này được thể hiện trong quan hệ Việt Nam - Vatican những năm qua về việc bổ nhiệm các giám mục ở Việt Nam - Từ trước tới nay, Việt Nam không xử tù, giam giữ, quản chế hành chính bất kỳ một nhân vật tôn giáo nào vì lý do tôn giáo Mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng... cấp uỷ, chính quyền các cấp cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, nâng cao nhận thức, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo nói chung, từng tôn giáo cụ thể nói riêng Chú trọng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý ở một số địa phương Cần nhận 15 thức rõ rằng, giải quyết tốt vấn đề tôn giáo sẽ... nước, Mặt trận, đoàn thể; nhất là, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo chuyên sâu ở tỉnh, huyện, xã, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý nhà nước đối với công tác tôn giáo trong tình hình mới Tổ chức các lớp, các đợt tập huấn riêng cho các chức sắc, chức việc, người có ảnh hưởng, uy tín với cộng đồng tôn giáo, dân tộc để phổ biến chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; đồng thời, nhắc nhở trách nhiệm của... chức sắc tôn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo" Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của đồng bào các tôn giáo Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm... cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam nhằm phục vụ ý đồ sử dụng tôn giáo làm lực lượng thúc đẩy nhanh tiến trình dân chủ hoá”, thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam 13 Thứ hai, tích cực ủng hộ những phần tử bất mãn, cực đoan, quá khích trong một số cộng đồng tôn giáo, tổ chức lôi kéo, kích động quần chúng tín đồ biểu tình, gây rối dẫn tới bạo loạn để lấy cớ can thiệp từ “bên ngoài” Sự hậu thuẫn này chính là... một số cộng đồng tôn giáo có thái độ công khai thách thức, ngang nhiên chống đối chính quyền Ngoài ra, chúng còn lợi dụng tình hình khiếu kiện để xuyên tạc, vu cáo Đảng và Nhà nước ta vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo Từ đó, kích động quần chúng tín đồ nổi dậy chống đối chế độ, chia rẽ nhân dân với Đảng và Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc Một số tổ chức tôn giáo phản động ở... đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân" * Chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cụ thể hoá bằng mấy vấn đề sau đây: - Các tôn giáo ở Việt Nam được hoạt động tự do trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật Nhà nước Việt Nam Điều này cũng giống . * Khái niệm chính sách xã hội Chính sách xã hội là gì? Hiểu ý nghĩa khái quát nhất, chính sách xã hội là hệ thống các quan điểm,cơ chế,giải pháp. vấn đề xã hội đặt ra trước xã hội ( PGS.TS Phạm Hữu Nghị). I. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 1. Khái niệm dân tộc: Dân tộc là tên chỉ cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch sử, sau khi xã hội đã. độ văn minh đã đạt được. Về mặt xã hội, khái niệm dân tộc không phải bao giờ cũng trùng hợp với khái niệm quốc gia theo nghĩa là một cộng đồng chính trị - xã hội được quản lý bằng bộ máy nhà

Ngày đăng: 24/07/2014, 14:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan