Phương pháp huấn luyện KUMITE trong môn võ KARATE

6 3.3K 46
Phương pháp huấn luyện KUMITE  trong môn võ KARATE

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thi đấu Kumite là sự so sánh thành tích trực tiếp giữa các vận động viên với nhau và nó được tiến hành ở những điều kiên thi đấu như nhau. Để đạt được thành tích cao trong thi đấu đòi hỏi VĐV không chỉ phát huy tối đa năng lực thể chất mà còn phải giữ vững được sự ổn định, vững vàng về tâm lý thi đấu. Tuy nhiên, không phải bất cứ VĐV nào cũng có một trạng thái tâm lý tốt, bên cạnh những yếu tố tâm lý tích cực thì còn nhiều VĐV mắc phải những tâm lý tiêu cực như: trạng thái căng thẳng, thờ ơ, lãnh đạm và chán nản…trước thi đấu. Sau đây là một số nguyên nhân ảnh hưởng tới trạng thái tâm lý và cách khắc phục.

PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN VÀ THI ĐẤU KUMITE TRONG KARATE-DO I. HUẤN LUYỆN VỀ YẾU TỐ TÂM LÝ Thi đấu Kumite là sự so sánh thành tích trực tiếp giữa các vận động viên với nhau và nó được tiến hành ở những điều kiên thi đấu như nhau. Để đạt được thành tích cao trong thi đấu đòi hỏi VĐV không chỉ phát huy tối đa năng lực thể chất mà còn phải giữ vững được sự ổn định, vững vàng về tâm lý thi đấu. Tuy nhiên, không phải bất cứ VĐV nào cũng có một trạng thái tâm lý tốt, bên cạnh những yếu tố tâm lý tích cực thì còn nhiều VĐV mắc phải những tâm lý tiêu cực như: trạng thái căng thẳng, thờ ơ, lãnh đạm và chán nản…trước thi đấu. Sau đây là một số nguyên nhân ảnh hưởng tới trạng thái tâm lý và cách khắc phục. 1. Quy mô và tính chất của giải thi đấu Thường là những giải thi đấu có quy mô lớn như khu vực, quốc tế…hay những cuộc thi đấu lần đầu tiên, quyết định tranh huy chương cao nhất…sẽ gây cho VĐV sự căng thẳng về tâm lý ở mức độ rất cao. Cách khắc phục (HLV): + HLV phải động viên phải động viên, khích lệ VĐV của mình thi đấu hết khả năng, hết sức có thể. + HLV phải cho VĐV làm quen thảm thi đấu trước đó. + HLV cho VĐV của mình khởi động chậm. 2. Trình độ tập luyện và kinh nghiệm thi đấu của VĐV Cùng một giải thi đấu, cùng một tính chất như nhau nhưng mỗi VĐV sẽ có những trạng thái tâm lý khác nhau vì những VĐV tập lâu sẽ có trình độ cao, kinh nghiệm có nhiều nên trạng thái tâm lý tố hơn so với những người mới tham gia thi đấu. Cách khắc phục (HLV : + Chuẩn bị tốt cho VĐV về kỹ - chiến thuật… trong quá trình tập luyện trước đó. + Cho VĐV thí đấu giao hữu, cọ xát nhiều để tích lũy kinh nghiệm. 1 3. Sự chênh lệch về trình độ giữa các VĐV Trình độ giữa các VĐV như nhau nên kết quả thắng thua sẽ xảy ra với bất kỳ VĐV nào chính vì thế sự căng thẳng tâm lý ở cả 2 VĐV là ở mức cao. Cách khắc phục (HLV): + HLV nên phân tích những mặt mạnh – yếu của VĐV mình từ đó đưa ra các phương phát phát huy điểm mạnh và các biện pháp khắc phục nhược điểm của bản thân. + HLV nên phân tích những mặt mạnh – yếu của VĐV đối phương từ đó đưa ra những phương pháp khắc chế đối phương và khai thác điểm yếu của đối phương. + HLV cho VĐV của mình thi đấu cọ xát với những VĐV có cùng trình độ hoặc mạnh hơn một chút. 4. Bầu không khí tập thể. Nếu tập thể đội có tinh thần đoàn kết tôt thì sẽ gây ảnh hưởng tốt và kích thích tâm lý thi đấu của VĐV. Ngược lại, sẽ gây cho VĐV tâm lý chán nản, không muốn cố gắng vì thành tích chung của đội. Cách khắc phục: HLV phải tạo cho bầu không khí của đội luôn đoàn kết, chan hòa, tin tưởng lẫn nhau bằng nhiều cách như chơi trò chơi thư giãn trong lúc nghỉ giải lao…. 5. Một số nguyên nhân khác như: Điều kiện tổ chức giải và tiến hành thi đấu; Thái độ và hành vi của những người xung quanh… II. HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT Ở mỗi giai đoạn phát triển cụ thể, kỹ thuật chính là phương tiện hữu hiệu giúp VĐV thực hiện các đòn đánh, thế đánh một cách có hiệu quả trong các tính huống thi đấu phức tạp. Kỹ thuật trong nội dung Kumite được phân loại như sau: 1. Bài tập di chuyển tấn cơ bản. Chủ yếu là tấn ZENKUTSU DACHI: • Di chuyển từng nửa bước một • Di chuyển từng bước một 2 • Di chuyển kết hợp nửa bước một và bước một • Di chuyển bằng bước chéo trung gian • Di chuyển đổi hướng tại chỗ. 2. Bài tập di chuyển trong thi đấu Thực hiện các bước di chuyển tấn tự nhiên (KAMAE) nhằm chiếm vị trí thuận lợi. Yêu cầu phải linh hoạt tạo khoảng cách thích hợp với đối thủ sao cho công thủ toàn diện. Một số bài tập nhằm năng cao trong huấn luyện: • Bật nhún chân tại chỗ • Bật cao chân tại chỗ • Bật di chuyển lên xuống • Di chuyển đổi hướng • Di chuyển ép và thoát góc thảm,… 3. Huấn luyện đòn tay Đòn tay được xem là một nội dung thiết yếu không thể thiếu, được sử dụng trên 2 mặt công và thủ và rất linh hoạt và biến đổi trong từng tình huống, thời cơ cụ thể. * Các bài tập huấn đòn tay cơ bản: • Tấn Zenkutsu Dachi + Oi Tsuki (Đấm thuận) • Tấn Zenkutsu Dachi + Gedan Barai (Gạt dưới) + Gyaku Tsuki (Đấm nghịch) • Tấn Kokutsu Dachi + Nanamé Shuto Uchi (Chém chéo) + Zenkutsu Dachi + Nukite • Tấn Kokutsu Dachi + Moroté Uké (Đỡ chống) + Zenkutsu Dachi + Gyakuzuki • Tấn Kiba Dachi + Chudan Empi Uchi (Chỏ trung đẳng),… * Các Bài tập huấn luyện thi đấu: • Đòn tay trước tại chỗ Kizami zuki • Đòn 1 bước tay trước Kizami zuki • Đòn 1 bước tay sau tại chỗ Gyaku zuki • Đòn 1 bước tay sau Gyaku zuki • Đòn 1 bước tay trước - tay sau • Đòn 2 bước tay trước - tay sau • Đòn đổi bước 3 • Đòn đổi bước + tay sau • Đòn tay trước + đổi bước,… 4. Huấn luyện kỹ thuật đòn chân. Cũng như đòn tay, đòn chân cũng rất được coi trọng và vì vậy nó được tiến hành tập luyện một cách kỹ càng và nghiêm ngặt. Các bài tập đòn chân như: • Đá đích cố định. • Di chuyển tiến trước đá đích di động. • Di chuyển lùi sau đá đích di động. • Maegeri + Mawashi geri chân sau tại chỗ. • Maegeri + Mawashi geri chân trước tại chỗ. • Ashi bare + Mae geri… 5. Huấn luyên phối hợp kỹ thuật. Trong thi đấu Kumite, việc sử dụng phối hợp đòn tay với đòn chân là điều vô cùng quan trọng và cần thiết bởi đối phương luôn tìm cách tránh né nên thi đấu mà sử dụng đòn đơn lẻ thì rất dễ cho đối phương hóa giải. Các đòn thế được phối hợp với nhau phải có mối liên quan mật thiết, kỹ thuật trước tạo đà, tạo điều kiện cho kỹ thuật sau. Có rất nhiều kỹ thuật được phối hợp với nhau nên tùy vào trình độ, chiến thuật, nhãn quan. Óc sáng tạo của VĐV mà họ có thể sử dụng nhiều loại đòn khác nhau. Một số bài tập: • Đòn phối hợp tay sau + Chân trước • Đòn phối hợp Maegeri + Đòn đấm • Đòn phối hợp 2 bước + Chân trước Mawashi geri • Đòn phối hợp 2 bước + Chân sau Mawashi geri,… 6. Huấn luyện thi đấu. Tạo cho VĐV cảm giác trong thi đấu, lựa chọn thời điểm, nâng cao khả năng quan sát, đỡ đòn, phản công, tấn công… Một số bài tập: • Hai người tập thi đấu nhẹ nhàng • Luyện những kỹ thuật đòn sở trường 4 • Tấn công tay trước + tay sau • Tấn công ziczac 2 hàng • Tấn công hàng dọc • Phản công hàng dọc • Tấn công tay sau + lùi đỡ phản tay trước • Phản chặn • Tấn công lần 2 • Bán đấu tự do • Bán đấu 1 điểm • Bán đấu 1 chống 2,3,4,… III. HUẤN LUYỆN CHIẾN THUẬT Chiến thuật là một bộ phận của lý luận và thực hành được đúc kết dựa trên viêc nghiên cứu các quy luật, phương thức tiến hành thi đấu thể thao. Trong thi đấu Kumite cả 2 đấu thủ đều đề ra những kế sách nhằm khống chế đối phương để giành quyền chủ động phát huy tối đa điểm mạnh của mình, hạn chế mặt yếu của mình đồng thời hạn chế tối đa mặt mạnh của đối phương và khoét sâu vào điểm yếu của đối phương để giành thắng lợi. Một số yêu cầu khi huấn luyện chiến thuật: • Tiếp thu kỹ thuật ở mức tương đối hoàn thiện • Thường xuyên luyện tập nâng cao thể lực chung và chuyên môn • Vận dụng các kỹ thuật cơ bản thành các kỹ năng kỹ xảo • Luyện tập phản xạ tốt • Tùy thuộc vào diễn biến từng cuộc thi đấu mà đưa ra những chiến thuật sao cho phù hợp dựa trên sự suy nghĩ, sáng tạo, chủ động, linh hoạt. Một số bài tập huấn luyện chiến thuật: - Chủ động tấn công: + Tấn công tay sau liên tục theo hàng dọc + Di chuyển tấn công hai bên + Ép thảm tấn công ghi điểm + Tấn công sau khi sử dụng động tác giả 5 + Tấn công liên hoàn. - Phản công: + Đỡ đòn để phản công + 1 người tấn công 1 người né phản đòn + Phản thời điểm + Sử dụng đòn nhử để đối phương tấn công để phản công. VI. HUẤN LUYỆN THỂ LỰC Bất cứ môn thể thao nào cũng đòi hỏi phải có thể lực và Kumite trong môn võ Karate do cũng vậy. Các tố chất thể lực gồm sức mạnh, sức nhanh và sức bền (Sự mềm dẻo và năng lực phối hợp). Các VĐV phải được huấn luyện các tố chất này thì mới đảm bảo được thành tích. Một số bài tập huấn luyện thể lực như sau: - Huấn luyện sức mạnh: Chạy 100m, nằm sấp chống đẩy, co tay xà đơn, gánh tạ, bật cóc, đẩy tạ, cơ bụng, cơ lưng,… - Huấn luyện sức nhanh + Chạy 20m, 30m, 40m, 50m, 60m + Nhảy dây tốc độ cao 20s, 30s, 60s + Bật cao gối 10 lần, 15l, 20l + Đấm đơn, đấm kép có dây chun buộc cổ tay trong 30s, 60s + Các đòn đá có dây chun buộc cổ chân trong 30s, 60s,… - Huấn luyện sức bền + Chạy cự ly 800m, 1500m, 3000, 5000m + Bơi cự ly 50m, 100m + Nhảy dây 120s, 300s + Đứng tấn Kibadachi 5 phút, 10 phút,… HLV KARATE-DO 6 . PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN VÀ THI ĐẤU KUMITE TRONG KARATE- DO I. HUẤN LUYỆN VỀ YẾU TỐ TÂM LÝ Thi đấu Kumite là sự so sánh thành tích trực tiếp giữa. điểm + Sử dụng đòn nhử để đối phương tấn công để phản công. VI. HUẤN LUYỆN THỂ LỰC Bất cứ môn thể thao nào cũng đòi hỏi phải có thể lực và Kumite trong môn võ Karate do cũng vậy. Các tố chất. phương phát phát huy điểm mạnh và các biện pháp khắc phục nhược điểm của bản thân. + HLV nên phân tích những mặt mạnh – yếu của VĐV đối phương từ đó đưa ra những phương pháp khắc chế đối phương

Ngày đăng: 24/07/2014, 12:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan