Thực trạng quản lý và sử dụng vốn cố định tại Cty vật liệu xây dựng và kinh doanh Đà Nẵng -8 docx

8 288 0
Thực trạng quản lý và sử dụng vốn cố định tại Cty vật liệu xây dựng và kinh doanh Đà Nẵng -8 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

nghĩa quan trọng đối với công ty nhằm đánh giá khả năng tự chủ về tài chính và rủi ro trong dài hạn của công ty. Từ bảng cân đối kế toán ta có bảng phân tích như sau: Bảng phân tích trên cho ta thấy tỷ suất nợ cuối năm 2004 cao hơn so với đầu năm 2003, tỷ suất này tăng do khoản phải trả vào cuối năm tăng cao. Thể hiện cứ 28,47 đồng nợ phải trả vào đầu năm được đảm bảo bởi 100 đồng tài sản và cứ 30,32 đồng nợ phải trả vào cuối năm được đảm bảo bởi 100 đồng tài sản. Điều này cũng có thể cho ta thấy công ty không phụ thuộc nhiều vào chủ nợ tính tự chủ của công ty cao, khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ dễ dàng và hiệu quả hoạt động tốt. Để thấy khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của công ty đối với các chủ nợ và năng lực vốn có của người chủ sỡ hữu trong tài trợ hoạt động kinh doanh. Ta đi xem xét tỷ suất tự tài trợ của công ty. Chỉ tiêu Đầu năm 2004 Cuối năm 2004 Nợ phải trả 36.378.187.159 42.689.954.550 Nguồn vốn chủ sở hữu 91.694.744.751 98.109.522.824 Tổng nguồn vốn 128.027.931.890 140.799.477.374 Tỷ suất Nợ(%) 28,47 30,32 Tỷ suất tự tài trợ(%) 71,63 69,68 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Với tỷ suất như trên ta thấy cứ 100 đồng tài sản được đầu tư bởi 71,63 đồng vốn chủ sở hữu vào đầu năm và giảm xuống 69,68 đồng vào cuối năm. Trong năm vừa qua công ty hoạt động có lãi và tự bổ sung cho nguồn vốn chủ của mình, nên cuối năm nguồn vốn chủ sở hữu tăng cao. Điều này thể hiện một tình hình tài chính lành mạnh, công ty có tính độc lập cao về mặt tài chính và ít bị sức ép của các chủ nợ, công ty có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài. Qua phân tích hai chỉ tiêu trên, với một tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ như vậy ta thấy mức độ phụ thuộc vào chủ nợ thấp và khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty là khá cao. IV.Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty: 1.Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty: Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 1.DDT sản xuất kinh doanh 2.DDT và Thu nhập khác 3.Nguyên giá bình quân TSCĐ 4.Vốn lưu động bình quân 5.Tổng tài sản bình quân 6.Hiệu suất sử dụng TSCĐ(lần) 7.Sức hao phí của TSCĐ 7.Số vòng quay vốn lưu động (vòng) 8.Số ngày một vòng quay VLĐ 9.Hiệu suất sử dụng tài sản(lần) 53.575.987.250 54.396.242.114 13.894.683.009 38.209.138.740 114.870.196.666 3,86 0,26 1,41 256 0,48 45.845.299.259 46.779.950.226 13.500.845.568 50.103.853.526 134.413.704.642 3,41 0,29 0,92 391 0,41 Qua các chỉ tiêu về hiệu quả cá biệt của công ty, ta thấy: Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm nay thấp hơn so với năm trước. Nếu như năm 2003, Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com một đồng đầu tư vào TSCĐ tạo ra 3,86 đồng doanh thu thì năm 2004 chỉ tạo ra được 3,41 đồng doanh thu. Nếu xem xét kỹ hơn ta thấy, trong năm qua công ty cũng đã có đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, mà TSCĐ vẫn giảm là do có sự giải thể của một Xí nghiệp và một số công cụ không còn đủ điều kiện là TSCĐ. Công ty đã có những sự đầu tư đúng mực nhưng doanh thu thuần của công ty vẫn giảm, ở đây có sự tác động của sự cạnh tranh trên thị trường nên làm cho doanh thu thuần giảm chứ không phải do khâu sản xuất gây ra. Để hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng lên thì đồng nghĩa với sức hao phí của nó giảm như vậy cứ một đồng doanh thu thuần thì sẽ mang lại 0,26 đồng TSCĐ vào năm 2003 và vào năm 2004 là 0,29 đồn, Như vậy qua các năm công ty tăng dần vào đầu tư TSCĐ, là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nguồn vốn chủ yếu là vốn cố định nên việc tăng TSCĐ là điều tất yếu. Về tốc độ lưu chuyển vốn lưu động năm 2004 lưu chuyển chậm hơn năm 2003, làm số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng từ 254 ngày/vòng năm 2003 lên 391 ngày/vòng năm 2004. Điều này thể hiện việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty kém hiệu quả hơn năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã nới lỏng tín dụng nhằm lôi kéo khách hàng nên làm cho số vòng quay vốn lưu động tăng cao. .Thông qua chỉ tiêu số ngày luân chuyển vốn lưu động ta tính được lượng vốn lưu động bị lãng phí (chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng tăng quá cao) ở năm 2004 như sau: Số tiền bị lãng phí = 45.845.299.259 * = 17.544.996.026 đồng Như vậy, vốn lưu động năm 2004 lưu chuyển chậm là do công tác quản lý vốn. Công ty cần phải có biện pháp để tăng nhanh tốc độ vòng quay của vốn lưu động 1 _ 1 0,92 1,42 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com và tiết kiệm vốn bằng cách giảm các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu nội bộ tránh lãng phí vốn. Do hiệu suất sử dụng cả TSCĐ và vốn lưu động kém hơn năm trước nên hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của công ty cũng kém hơn. Với năng lực đầu tư mới, công ty cần có những giải pháp nhằm tận dụng năng lực TSCĐ, tìm kiếm và mở rộng thị trường góp phần đẩy mạnh doanh số, … để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản toàn công ty. Nếu như các nhóm tỷ số ở trên phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của công ty, ta cần phân tích hiệu quả tổng hợp đó là khả năng sử dụng một cách tổng hợp các nguồn lực để tạo ra kết quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Để nhận định tổng quát và xem xét hiệu quả tổng hợp, ta dựa vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty sau đây. 2.Phân tích khả năng sinh lời của công ty: Từ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh ngày 31/12/2004 ta lập được bảng đánh giá các chỉ tiêu tổng hợp của công ty như sau: Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Số liệu phân tích cho thấy: Khả năng sinh lời chung từ các hoạt động của công ty có nhiều tiến bộ rõ rệt và tăng qua các năm. Nếu trong năm 2003, cứ 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 2,29 đồng lợi nhuận trước thuế thì đến năm 2004 đã là 4,26 đồng. Đây là một dấu hiệu lạc quan, thể hiện những nổ lực của công tỷtong việc tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, ở đây lợi nhuận bao gồm của cả 3 hoạt động, trong đó lợi nhuận từ họat động bất thường không đảm bảo cho một sự tích luỹ ổn định, còn lợi nhuận hoạt động tài chính có liên quan đến mức độ huy động vốn của công ty. Do vậy, để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh đầy đủ nhất cần xem đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần sản xuất kinh doanh, có thể thấy khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là trong năm 2004. Nếu trong năm 2003 con số này vào khoản 9,57 % thì vào năm 2004 , cứ 100 đồng doanh thu thuần sản suất kinh doanh đã tạo ra 11,32 đồng lợi nhuận thuần. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty có những giải pháp tổng hợp Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 1.DT thuần sản xuất kinh doanh 2.DT và thu nhập của hoạt động khác 3.Vốn chủ sở hữu bình quân 4.Lợi nhuận thuần sxkd 5.Lợi nhuận trước thuế 6.Lợi nhuận sau thuế 7.Khả năng sinh lời từ doanh thu 8.Khả năng sinh lời từ doanh thu thuần sxkd 9.Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) 10.Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) 53.575.987.250 54.396.242.114 85.879.797.037 5.128.961.900 1.249.552.198 899.677.583 2,29 % 9,57 % 1,08 % 1,05 % 45.845.299.259 46.779.950.226 94.879.633.788 5.188.815.442 1.995.708.027 1.436.909.780 4,26 % 11,32 % 1,48 % 1,52 % Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nhằm tăng doanh thu, đầu tư máy móc thiết bị đã góp phần tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, làm tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giảm. Bên cạnh những mặt tích cực trên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có chiều hướng tăng, mặc dù việc tăng doanh số bán thường kéo theo những gia tăng về chi phí bán hàng và chi phí quản lý, nhưng công ty cũng cần rà soát lại nội dung của từng loại chi phí để có biện pháp thích hợp. Về khả năng sinh lời của tài sản: khả năng sinh lời từ tài sản năm 2004 tăng so với năm 2003. Nếu trong trước, cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại công ty chỉ tạo ra 1,08 đồng lợi nhuận trước thuế thì trong năm nay, mức lợi nhuận đã tạo ra là 1,48 đồng. Tuy nhiên, khả năng sinh lời của tài sản phụ thuộc vào hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, mà theo kết quả phân tích ở phần trên cho ta thấy khả năng sinh lời của tài sản chủ yếu bắt nguồn từ khả năng sinh lời từ các hoạt động thông qua kết quả tăng doanh thu.Trong khi đó, hiệu suất sử dụng tài sản chưa cao đã tác động theo chiều hướng ngược lại. Qua phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ở trên, nếu công ty làm tốt công tác quản lý vốn lưu động, khai thác hơn nữa năng lực TSCĐ hiện có thì càng có điều kiện tăng khả năng sinh lời. Những phân tích trên về khả năng sinh lời của tài sản còn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn vốn. Với một cấu trúc nguồn vốn mang thuận lợi với tỷ trọng nợ chỉ chiếm 30,32 %. Điều này càng khẳng định hơn tiến triển về hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Còn đối với tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này cho ta thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mang lại 1,05 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2003 và 100 đồng vốn chủ sở hữu mang lại 1,52 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2004. Như vậy Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com trong năm qua có sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty là tốt, hiệu quả kinh doanh là nguồn gốc của hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào hiệu quả kinh doanh tăng sẽ dẫn đến hiệu quả tài chính tăng, điều đó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: khả năng tự chủ về tài chính, độ lớn của đòn bẩy tài chính… V.Đánh giá tổng hợp tình hình tài chính của công ty: Tổng hợp các số liệu phân tích ở trên ta sẽ có một cái nhìn tổng quát toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty, ta có bảng sau: Qua số liệu trên ta thấy, năm 2004 tình hình tài chính của công ty có nhiều biến động thể hiện hiệu quả kinh doanh tốt hơn năm 2003. Về khả năng thanh toán: So với năm 2003 có sự chênh lệch không đáng kể. Tất cả các khả năng thanh toán công ty đều đảm bảo, với một khả năng thanh toán như vậy thì công ty đã làm chủ được tình hình tài chính của mình. CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2003 NĂM 2004 1.Khả năng thanh toán hiện hành lần 1,31 1,56 2.Khả năng thanh toán nhanh lần 1,20 1,46 3.Khả năng thanh toán tức thời lần 0,38 0,42 4.Hiệu suất sử dụng TSCĐ lần 3,86 3,41 5.Số vòng quay Vốn lưu động vòng 1,41 0,92 6.Hiệu suất sử dụng tài sản lần 0,48 0,41 7.Tỷ suất Nợ % 28,47 30,32 8.Tỷ suất tự tài trợ % 71,63 69,68 9 Khả năng sinh lời của Tài sản(ROA) % 1,08 1,48 10.Khả năng sinh lời của VCSH(ROE) % 1,05 1,52 Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Về cơ cấu nguồn vốn: Tỷ suất Nợ có tăng lên so với năm 2003, nhưng tỷ số tự tài trợ cũng cho thấy công ty nếu có nhu cầu về vốn lưu động vẫn có thể huy động bên ngoài bằng con đường vay nợ. Về các tỷ số hoạt động: Tất cả các chỉ tiêu đánhgiá tình hình sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty đều thấp hơn so với năm trước. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng không cao, và đây là một hạn chế lớn tới hiệu quả hoạt động của công ty. Riêng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lại rất tốt cao hơn năm trước, khả năng sinh lời từ tài sản và cả khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu đều tăng do đã tăng được lợi nhuận và bổ sung thêm vào nguồn vốn chủ sở hữu của công ty. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com . đồng doanh thu thuần thì sẽ mang lại 0,26 đồng TSCĐ vào năm 2003 và vào năm 2004 là 0,29 đồn, Như vậy qua các năm công ty tăng dần vào đầu tư TSCĐ, là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. hiện việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty kém hiệu quả hơn năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã nới lỏng tín dụng nhằm lôi kéo khách hàng nên làm cho số vòng quay vốn lưu. http://www.simpopdf.com và tiết kiệm vốn bằng cách giảm các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu nội bộ tránh lãng phí vốn. Do hiệu suất sử dụng cả TSCĐ và vốn lưu động kém hơn năm

Ngày đăng: 24/07/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan