Cơ cấu dân số vàng ở việt nam cơ hội, thách thức và các khuyến nghị chính sách

67 1.2K 5
Cơ cấu dân số vàng ở việt nam cơ hội, thách thức và các khuyến nghị chính sách

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG Ở VIỆT NAM: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH GIANG THANH LONG Khoa Kinh tế học, ĐH Kinh tế Quốc dân Email: longgt@neu.edu.vn BÙI THẾ CƯỜNG Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ Email: cuongbuithe@yahoo.com 2 LỜI CẢM ƠN Báo cáo này được thực hiện trong khuôn khổ dự án VNM7PG0009 của Tổng cục Dân số  Kế hoạch hóa Gia đình do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tài trợ. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Đại học Kinh tế Quốc dân; Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ; Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội, Vụ Bảo hiểm xã hội và Vụ Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội); Viện chiến lược và chính sách y tế (Bộ Y tế) và Viện Khoa học Tài chính (Bộ Tài chính) đã cung cấp các tài liệu tham khảo cũng như chia sẻ, tranh luận các quan điểm chính sách. Xin trân trọng cảm ơn các cán bộ dự án, đặc biệt là ông Đinh Công Thoan, bà Tạ Thanh Hằng, bà Trịnh Thị Khánh, ông Nguyễn Văn Tân và ông Ngô Khang Cường (Tổng cục Dân số  Kế hoạch hóa Gia đình) và ông Bùi Đại Thụ, bà Trần Thị Vân và bà Lê Thị Phương Mai (UNFPA Hà nội), đã tạo điều kiện tốt nhất cũng như góp ý cụ thể để chúng tôi có thể cải thiện nội dung báo cáo này. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Đình Cử (Viện Dân số và các vấn đề xã hội, ĐH Kinh tế Quốc dân) vì những trao đổi, góp ý sâu sắc với báo cáo. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm về mọi phân tích và quan điểm chính sách trong báo cáo. Tổng cục Dân số  Kế hoạch hóa Gia đình, Quỹ Dân số Liên hợp quốc và các tổ chức, cá nhân liên quan không chịu trách nhiệm về các quan điểm đó. Mọi góp ý xin gửi đến Giang Thanh Long qua email longgt@neu.edu.vn. 3 MỤC LỤC Tóm tắt 4 Tóm tắt chi tiết 5 I. GIỚI THIỆU 11 II. DÂN SỐ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 12 1. Ba luận điểm về mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế 12 2. Cơ cấu dân số vàng và tăng trưởng kinh tế ở một số nước 14 III. DÂN SỐ VIỆT NAM: ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TUỔI VÀ GIAI ĐOẠN CƠ CẤU VÀNG 23 1. Đặc điểm cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam trong thời gian qua 23 2. Dự báo dân số và giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” ở Việt Nam 25 IV. CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 28 1. Chính sách giáo dục và đào tạo 29 2. Chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực 34 3. Chính sách dân số và y tế 42 4. Chính sách an sinh xã hội toàn diện, hướng đến dân số già 47 V. MỘT SỐ KẾT LUẬN 53 Tài liệu tham khảo 56 4 TÓM TẮT Từ lâu, các nhà dân số học đã nỗ lực tìm hiểu tác động qua lại giữa dân số và kinh tế. Những năm gần đây, các nhà dân số học càng quan tâm đến các hiện tượng dân số với nhiều thuật ngữ như “cửa sổ dân số”, “cơ hội dân số”, “cơ cấu dân số vàng” và “lợi tức dân số”. Báo cáo này nhằm mục đích: (1) Tóm tắt những quan điểm đánh giá tác động của dân số đến tăng trưởng và phát triển kinh tế với những luận điểm mang tính lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực chứng ở một số nước trên thế giới, (2) Phân tích tình hình biến động cơ cấu dân số theo tuổi ở Việt Nam trong thời gian qua và chỉ ra giai đoạn mà “cơ cấu dân số vàng” xuất hiện với những thời cơ và thách thức, và (3) dựa trên kinh nghiệm và nghiên cứu thực chứng trong nước và quốc tế, báo cáo gợi ý các nhóm chính sách quan trọng để tận dụng triệt để cơ hội dân số này cho quá trình tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam trong những thập kỷ tới. 5 TÓM TẮT CHI TIẾT Các dự báo dân số Việt Nam đều cho thấy kỷ nguyên “dân số vàng” sẽ xuất hiện ở Việt Nam trong một vài năm nữa, và đây là cơ hội “vàng” để Việt Nam hạ thấp tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Báo cáo này dựa trên các dự báo dân số đó để chỉ ra sự biến động cơ cấu tuổi của dân số theo thời gian để thấy được sự biến đổi cơ cấu dân số theo tuổi ở Việt Nam trong quá khứ và tương lai. Để tận dụng được cơ cấu dân số vàng, báo cáo tập trung phân tích cơ hội, thách thức và đưa ra một số kiến nghị cho bốn nhóm chính sách chủ yếu, đó là chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực; chính sách dân số và y tế; và chính sách an sinh xã hội toàn diện hướng đến dân số già trong vài thập kỷ nữa. Cơ hội, thách thức và một số khuyến nghị chính sách chủ yếu của bốn nhóm chính sách này như sau: Chính sách giáo dục và đào tạo:  Cơ hội: - Số lượng và tỷ lệ trẻ em sẽ giảm nên có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và PTCS. - Lực lượng lao động lớn và quá trình tái cấu trúc nền kinh tế sẽ tạo ra nhu cầu lớn về đào tạo nghề. - Dân số cao tuổi có trình độ học vấn, kỹ năng đã tăng lên và vẫn hoạt động kinh tế nên việc tham gia đào tạo thế hệ trẻ sẽ tạo hiệu ứng tích cực.  Thách thức: - Khả năng tiếp cận đến dịch vụ giáo dục rất khác biệt giữa các nhóm dân số, trong đó người nghèo và thiểu số có khả năng tiếp cận rất thấp. - Kết quả giáo dục chưa cao và chưa thể đáp ứng yêu cầu hiện nay; chất lượng giáo dục rất khác biệt giữa các nhóm dân số. - Đầu tư cho giáo dục chưa có hiệu quả cao và đúng trọng tâm.  Khuyến nghị chính sách: - Giảm bớt đào tạo giáo viên tiểu học và PTCS; giảm xây trường lớp tiểu học và PTCS; tăng cường nguồn lực cho nâng cao chất lượng. 6 - Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao động. - Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng, hành vi và kiến thức xã hội, đặc biệt cho thiếu niên, thanh niên. - Cải thiện chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu khách quan. - Khuyến khích người cao tuổi có trình độ chuyên môn, kỹ năng, đặc biệt trong các ngành kỹ thuật, sản xuất, tiếp tục tham gia đóng góp cho việc đào tạo. Chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực:  Cơ hội: - Lực lượng lao động lớn và trẻ. - Nếu lao động có kỹ năng, Việt Nam có thể trở thành đối tác sản xuất tốt của các nước phát triển. - Lợi tức “vàng” được phát huy tối đa khi tỷ lệ lao động có việc làm cao. - Người cao tuổi, đặc biệt là người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tiếp tục làm việc là nguồn nhân lực tốt.  Thách thức: - Lực lượng lao động dồi dào nhưng thiếu kỹ năng. - Thị trường lao động bất bình đẳng về giới. - Tỷ lệ lao động nông nghiệp cao, số lượng lớn trong khi ruộng đất ít. - Tỷ lệ thất nghiệp (dù là tạm thời) của thanh niên rất lớn.  Khuyến nghị chính sách: - Đa dạng hóa ngành nghề ở khu vực nông thôn và thúc đẩy chất lượng của các ngành sử dụng nhiều lao động. - Tăng cơ hội việc làm, đặc biệt là cho thanh niên. - Bình đẳng giới trên thị trường lao động. - Lập chiến lược toàn diện về phát triển nguồn nhân lực, trong đó đào tạo nghề đóng vai trò quan trọng. - Đảm bảo nguồn tài chính cho đầu tư, tăng trưởng. - Chính sách di dân đảm bảo phân bố dân số và lao động hợp lý cho các vùng, khu vực. 7 - Thúc đẩy xuất khẩu lao động với vai trò tạo việc làm và thu nhập có chất lượng. Chính sách dân số và y tế:  Cơ hội: - Dân số trẻ em giảm nên có nhiều nguồn lực hơn cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; giảm tỷ lệ chết trẻ sơ sinh và trẻ em; giảm suy dinh dưỡng… - Dù tiềm năng sinh đẻ tăng lên (vì phụ nữ 15-49 tăng cho đến 2020) nhưng với trình độ giáo dục được nâng cao và ý thức kế hoạch hóa gia đình đã phổ biến và bền vững nên chính sách dân số phù hợp sẽ thúc đẩy việc giảm tốc độ tăng dân số và nâng cao chất lượng nhân lực. - Dân số cao tuổi tăng nhưng nếu khỏe mạnh sẽ đóng góp đáng kể cho nền kinh tế bằng cách hoạt động kinh tế và giảm thiểu chi phí y tế.  Thách thức: - Phát triển gây ô nhiễm môi trường hệ lụy nặng nề đến sức khỏe và vấn đề dị tật bẩm sinh - Sức khỏe sinh sản đã cải thiện nhưng vẫn còn nhiều thách thức đặc biệt là HIV và nạo phá thai. - Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em còn lớn, nhất là miền núi. - Xu hướng và nguyên nhân chết thay đổi nhanh chóng. - Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của các nhóm dân số rất khác nhau. - Bạo lực gia đình, lao động trẻ em… làm giảm chất lượng dân số trẻ tuổi và dẫn đến nhiều tổn thất xã hội. - Sức khỏe vị thành niên đối mặt với các thách thức đáng báo động. - Dân số già và yếu sẽ gây ra gánh nặng lớn cho cả xã hội.  Khuyến nghị chính sách: - Chính sách kế hoạch hóa gia đình và chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải thực hiện linh hoạt, tùy thuộc điều kiện từng vùng, khu vực. Tuyên truyền giá trị gia đình ít con và có chất lượng. - Chính sách di cư thúc đẩy việc phân bố dân số và phân công lao động phù hợp hơn cho từng vùng, khu vực. - Đầu tư sâu rộng hơn vào các chương trình chăm sóc bà mẹ và trẻ em. 8 - Đẩy mạnh giáo dục và cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản. - Thúc đẩy cộng đồng, các tổ chức tham gia việc chống lại nạn bạo hành, ngược đãi phụ nữ, trẻ em… Chính sách an sinh xã hội toàn diện hướng về dân số già:  Cơ hội: - Lực lượng lao động lớn hơn nhiều so với lực lượng phụ thuộc sẽ đóng góp lớn cho quỹ an sinh xã hội và thúc đẩy sự bền vững về tài chính. - Do tuổi thọ tăng lên, sức khỏe người cao tuổi tốt hơn nên tỷ lệ người cao tuổi tham gia hoạt động kinh tế còn lớn. Vì thế, việc sử dụng nhóm dân số này sẽ giảm bớt chi phí y tế và hưu trí so với khi họ không hoạt động kinh tế. - Lao động cao tuổi có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy giá trị truyền thống của gia đình, dân tộc – các yếu tố “an sinh” hết sức quan trọng hiện nay.  Thách thức: - Hộ gia đình – nguồn “an sinh” chủ yếu hiện nay của người cao tuổi – có thể bị phá vỡ cơ cấu do tác động của biến đổi kinh tế và dân số (do ít con hoặc con cái di cư…). - Hệ thống hưu trí hiện nay sẽ đối mặt với thách thức tài chính và công bằng, một phần là do dân số già trong tương lai. - Các chương trình mục tiêu dành cho các nhóm yếu thế được thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả cao.  Khuyến nghị chính sách: - Cần cải cách hệ thống hưu trí hiện nay sang tài khoản cá nhân với bước chuyển tiếp là tài khoản cá nhân tượng trưng. Đa dạng hóa các hình thức bảo hiểm để các nhóm đối tượng có khả năng tiếp cận tốt hơn. - Hệ thống trợ cấp xã hội cần hướng đến hình thức phổ cập. - Bảo vệ người cao tuổi trước các rủi ro về y tế, thu nhập… bằng các hình thức bảo hiểm đa dạng, trong đó có BHXH tự nguyện và bảo hiểm bổ sung tuổi già cần được chú trọng ngay từ bây giờ. - Chú trọng vào các chương trình trợ cấp để giảm nghèo cho trẻ em và thanh niên. Ngoài những chính sách cụ thể trên, việc nhận thức đúng vai trò của dân số trong phát triển, tạo môi trường chính sách phù hợp để các yếu tố dân số phát huy 9 và thúc đẩy việc nghiên cứu chính sách dân số thiết thực, có trọng tâm là những bước cần làm đối với các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. 10 “Thất bại trong việc tận dụng các cơ hội dân số có thể tác động tiêu cực đến triển vọng tương lai một khi tình trạng thất nghiệp lan rộng, các quan hệ xã hội bị xói mòn và các nguồn lực bị cạn kiệt bởi dân số già hóa. Biến động dân số tác động một cách cơ bản và mạnh mẽ đến cơ cấu hộ gia đình, đến vị thế của phụ nữ và trẻ em, và đến cách thức lao động… Các nhà hoạch định chính sách phải nắm bắt được xu hướng biến động dân số và xây dựng các chính sách nhằm tận dụng những tác động tích cực của những biến động đó đến tăng trưởng kinh tế… Đánh giá và hiểu đúng các thách thức về nhân khẩu học cần phải là một ưu tiên của chính phủ các nước…” Bloom, D. E., D. Canning, and J. Sevilla. (2003). The Demographic Dividend. A New Perspective on the Economic Consequence of Population Change: trang 82. Santa Monica, CA: RAND. [...]... và Giang và Pfau (2009a) Các dự báo dân số nêu trên cũng chỉ ra rằng cơ cấu tuổi của dân số sẽ thay đổi nhanh chóng theo xu hướng già hóa khi mức sinh giảm, mức chết giảm và tuổi thọ dân số tăng lên Việt Nam sẽ có cơ cấu dân số vàng trong giai đoạn chuyển đổi dân số từ xu hướng trẻ hóa hiện nay sang xu hướng dân số già trong một vài thập kỷ tới IV CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ NHỮNG KHUYẾN... dụng triệt để khi dân số đạt cơ cấu vàng 2.2 Cơ cấu dân số vàng và tăng trưởng kinh tế ở một số nước Những nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy tác động của biến động dân số đến tăng trưởng kinh tế ở mức độ nào phụ thuộc vào cách thức biến động cơ cấu tuổi dân số cũng như một số các nhân tố môi trường, chính sách Nhìn chung, tốc độ tăng dân số cao có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng... tăng tỷ số phụ thuộc người già Đáp ứng nhu cầu đó, báo cáo này sẽ cung cấp cơ sở và luận chứng về tác động của cơ cấu dân số vàng như một cơ hội dân số tốt nhất đến tăng trưởng thông qua tóm tắt các luận điểm lý thuyết và nghiên cứu thực chứng ở một số nước trên thế giới Báo cáo cũng sẽ phân tích số liệu quá khứ và một số dự báo dân số Việt Nam hiện có nhằm chỉ ra giai đoạn cơ cấu dân số vàng và gợi... Tham chiếu Dân số (2007) Hình 2 thể hiện thời gian diễn ra cơ cấu dân số vàng của một số nước trên thế giới Rõ ràng, mỗi nước sẽ có một giai đoạn dân số đạt cơ cấu vàng khác nhau với thời điểm xuất phát và kết thúc khác nhau, phụ thuộc vào biến động dân số của nước đó Biến động dân số, cụ thể là mức sinh và mức chết, tác động đến phân bố tuổi dân số và tạo ra cơ cấu dân số vàng – là một cơ chế tiềm... quy mô và tốc độ thay đổi dân số, các nhà hoạch định chính sách cần phải tính đến sự thay đổi cơ cấu tuổi của dân số trong các chiến lược phát triển của mình Nói cụ thể hơn, họ phải tính toán xem khi nào dân số đạt được cơ cấu vàng , cơ cấu này sẽ kéo dài trong bao lâu, và phải tận dụng cơ cấu này thế nào cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội Vậy cơ cấu dân số vàng là gì và các nước... gợi ý những nhóm chính sách quan trọng để có thể tận dụng cơ hội dân số này Báo cáo gồm có năm phần chính Trong phần II tiếp theo, chúng tôi sẽ tóm lược các luận điểm lý thuyết và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc đưa yếu tố dân số vào chính sách tăng trưởng kinh tế Phần III trình bày tổng quan những đặc điểm cơ cấu tuổi dân số và giai đoạn cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam, trong khi... THỨC VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Với giả định rằng các dự báo dân số đã đề cập ở trên phản ánh sát thực xu hướng biến động dân số Việt Nam trong thời gian tới thì rõ ràng cơ hội để tận dụng cơ cấu dân số vàng của Việt Nam sẽ đến trong một vài năm nữa Có cơ cấu vàng cũng đồng nghĩa với việc có cơ hội vàng trong việc sử dụng nguồn nhân lực trẻ, dồi dào cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của nền... ra cơ hội, thách thức cũng như một số đề xuất chính sách cho giai đoạn cơ cấu dân số vàng Trong phần V, chúng tôi sẽ trình bày một vài kết luận của báo cáo II DÂN SỐ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: LUẬN ĐIỂM VÀ KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC 1 Ba luận điểm về mối liên hệ dân số và tăng trưởng kinh tế1 Trong những năm gần đây, yêu cầu tìm hiểu và đánh giá cụ thể hơn mối quan hệ giữa biến động dân số với tăng trưởng... chiến lược có liên quan đến dân số thì một số câu hỏi hết sức quan trọng cần phải được nghiên cứu, phân tích cụ thể như biến động cơ cấu tuổi ở Việt Nam đang và sẽ diễn ra theo xu hướng nào; giai đoạn cơ cấu dân số vàng diễn ra trong thời gian nào và Việt Nam phải có chiến lược, chính sách gì thích ứng để tận dụng triệt để cơ cấu dân số vàng của mình nhằm duy trì tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã... được chính phủ nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, bàn luận đến trong chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình dân số nêu trên là tận dụng cơ cấu dân số vàng Lý do cơ bản của mối quan tâm này là cơ cấu dân số vàng – tình trạng dân số với tỷ lệ phụ thuộc thấp và tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao – sẽ không kéo dài mãi mãi và “lợi tức” từ cơ . ĐIỂM CƠ CẤU TUỔI VÀ GIAI ĐOẠN CƠ CẤU VÀNG 23 1. Đặc điểm cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam trong thời gian qua 23 2. Dự báo dân số và giai đoạn cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam 25 IV. CƠ CẤU. đặc điểm cơ cấu tuổi dân số và giai đoạn cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam, trong khi phần IV chỉ ra cơ hội, thách thức cũng như một số đề xuất chính sách cho giai đoạn cơ cấu dân số vàng . Trong. CẤU DÂN SỐ VÀNG: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 28 1. Chính sách giáo dục và đào tạo 29 2. Chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực 34 3. Chính sách dân số và

Ngày đăng: 24/07/2014, 06:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan