Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của hạt và cao bìm bìm biếc

43 1K 4
Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của hạt và cao bìm bìm biếc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, những tiến bộ vượt bậc trong khoa học tự nhiên và những hiểu biết ngày càng sâu sắc của nền y học hiện đại làm cho sự phân tách giữa nền y học phương Đông và y học phương Tây ngày càng trở nên rõ rệt. Tuy nhiên, những hạn chế rõ ràng của các loại thuốc có nguồn gốc từ tổng hợp hóa dược như có nhiều tác dụng phụ hoặc phản ứng có hại, dễ gây tương tác đang ngày càng làm cho con người hướng sự quan tâm của mình vào các loại thuốc có nguồn gốc từ dược liệu. Việt Nam là một trong những nước trên thế giới có nguồn dược liệu phong phú và đa dạng nhất. Đồng thời, Việt Nam cũng là một nước có kinh nghiệm sử dụng thuốc cổ truyền lâu đời. Với những đặc điểm như vậy, việc phát triển các loại thuốc có nguồn gốc từ dược liệu là phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta cũng như xu hướng phát triển của nền y học hiện đại. Bìm bìm biếc là một cây thuốc được dùng phổ biến theo kinh nghiệm dân gian ở nước ta. Hạt của cõy Bỡm bìm biếc có giá trị sử dụng cao. Theo kinh nghiêm dân gian, nó thường được sử dụng trong các bài thuốc thông đại và tiểu tiện, thông mật, đôi khi dùng để trị giun [10], [23]. Bộ phận này của cây hiện nay được dùng nhiều dưới dạng cao mềm, cao đặc hoặc cao khô trong nhiều sản phẩm như: sản phẩm Boganic đ (công ty Traphaco), sản phẩm Bổ gan thông mật đ (công ty Sohaco), sản phẩm Nagatec đ (công ty Nam Dược) với công dụng chủ yếu điều trị viêm gan, vàng da, mụn nhọt, lở ngứa Với những giá trị sử dụng như vậy, việc nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn của hạt và cao Bìm bìm biếc là một việc làm hết sức cần thiết. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của hạt và cao Bìm bìm biếc” với mục tiêu xây dựng tiêu chuẩn của hạt và cao khô Bìm bìm biếc nhằm góp phần nâng cao chất lượng của hạt và cao khô Bìm bìm biếc. 1 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI IPOMOEA 1.1.1. Vị trí phân loại chi Ipomoea Theo hệ thống phân loại của Takhtajan 1987 [3], [6], chi Ipomoea có vị trí như sau: Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp hoa môi (Lamiidae) Liên bộ Cà (Solananae) Bộ Khoai lang (Convolvulales) Họ Khoai lang (Convolvulaceae) Chi Ipomoea 1.1.2. Đặc điểm chung của chi Ipomoea Theo Thực vật chí Đông Dương [16], chi Ipomoea mang những đặc điểm sau: - Dạng cõy: Cây thảo hoặc dõy leo, có dây cuốn, bò sát đất, hiếm khi đứng thẳng đứng. - Lá: mọc so le, nguyên, chia thùy hoặc bị xẻ, gốc hình tim. - Hoa: + Cụm hoa xim, có chồi nỏch, cú một hoặc nhiều hoa, có lá bắc, sớm rụng hoặc vĩnh viễn. + Hoa có màu tía, trắng hoặc vàng, thường rất đẹp. + Lá đài ở bên ngoài thường lớn hơn, hiếm khi nhỏ, hoặc tất cả gần bằng nhau. + Tràng hoa hình chuông, hình phễu, hoặc hình ống hẹp hoặc không hẹp. + Phiến hoa có 5 nếp, chia thùy ngắn. + Nhị hoa thường đính ở phớa đỏy ống, gần như luôn thụt vào. Bao phấn thẳng hoặc cong, hoặc cuộn lại thành hình xoắn ốc sau khi mở. Chỉ nhị luụn nhỳ, đớnh với đầu nhụy ở bên trên. + Đĩa mật có hình ống, ngắn, nằm ở đáy bầu. Nhụy có bầu chia thành 2 ô, mỗi ụ cú 2 noãn, hiếm khi 3-4 ụ, vũi nhụy mảnh như sợi chỉ. + Quả nang, hình cầu hoặc ovan. + Hạt hình tròn nhẵn hoặc có nhiều lông. 2 1.1.3. Phân bố của chi Ipomoea Họ Bìm bìm hay họ Khoai lang hoặc họ Rau muống (Convolvulaceae), là một nhóm của 55-60 chi và khoảng 1.625-1.650 loài, chủ yếu là cõy thõn thảo dạng dây leo, nhưng cũng có một số loài ở dạng cây gỗ hay cây bụi, phân bố rộng khắp thế giới. Ở Việt Nam, họ Bìm bìm có 20 chi với khoảng 100 loài: Aniseia, Argyreia, Bonamia, Cordisepalum, Dichondra, Erycibe, Evolvulus, Hewitia, Ipomoea, Jacquemontia, Lepistemon, Merremia, Mina, Neuropeltis, Operculina, Phabitis, Porana, Stictocardia, Tridynamia, Xenostegia. Chi Ipomoea là một chi lớn của họ này, gồm khoảng 500 loài, phân bố rộng khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm các loài dõy bũ, dây leo, và cõy thõn bụi . Ở Việt Nam, chi Ipomoea có khoảng 35 loài. Một số loài là cây trồng như rau muống, khoai lang, còn lại đều là cây mọc tự nhiên, phân bố rộng khắp các vùng miền trong cả nước [22]. 1.1.4. Đặc điểm của một số loài thuộc chi Ipomoea 1.1.4.1. Ipomoea aquatica Forsk - Tên thường gọi: Rau muống, bìm bìm nước. - Đặc điểm thực vật: Cây mọc bò, ở nước hay trên cạn. Thân rỗng, dày, có những đốt, mặt ngoài nhẵn. Lỏ hỡnh 3 cạnh, đầu nhọn, cũng có khi hẹp và dài, không có lông. Phiến lá dài 7-9 cm, rộng 3,5-7 cm; cuống lá nhẵn, dài 3-6 cm. Hoa to, màu trắng hoặc hồng tím, ống hoa tím nhạt, mọc từng 1-2 hoa trên một cuống dài 1-2 cm; đài hình chén, 5 răng nhọn không đều; tràng hợp hình phễu, 5 cánh hoa hàn liền. Nhị không bằng nhau, đính ở gốc tràng; bầu nhẵn. Quả nang, hình cầu, đường kính 7-9 cm. Hạt 4, có lông màu hung, đường kính 4 mm. - Thành phần hóa học: + 92% nước; 3,2% protit; 2,5% glucid; 1% cenluloza; 1,3% tro. + Hàm lượng muối khoáng rất cao: 100 mg% Ca, 37 mg% P; 1,4 mg% Fe. + Hàm lượng vitamin: 23 mg% vitamin C; 0,1 mg% vitamin B1; 0,09 mg% vitamin B2; 0,7 mg% vitamin PP; 2,9% caroten. + Ngoài ra còn chứa nhiều chất nhầy. - Công dụng: Ngoài công dụng dùng làm rau ăn tươi, nấu hoặc xào; trong nhân dân, rau muống được coi như là một thứ rau làm mất tác dụng của những thuốc đã 3 uống, nhất là dùng để giải các chất độc: rau muống rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Theo Garcia F., tại Philippin, người ta phát hiện trong ngọn một loại rau muống có một chất giống như insulin, do đó được dùng để chữa đái tháo đường. Theo kinh nghiệm dân gian, ngọn rau muống giã nát với lá cây Vũi vòi (Heliotropium indicum) đắp lên những vết loét do bệnh zona nhằm giảm loột. Thõn lỏ rau muống giã nát với mướp đắng và lá xoan dùng đắp lên ngực hoặc trán những người bị sốt, khó thở [7],[9],[10],[13]. Ngoài ra, cũng đó cú cỏc nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa của cây này [17]. 1.1.4.2. Ipomoea batatas (L.) Poir - Tên thường gọi: Khoai lang. - Đặc điểm thực vật: Cây thảo, sống lâu năm, thân mọc bò, dài 2-3m, rễ mầm thành củ màu đỏ, trắng hoặc vàng. Lá có nhiều hình, thường hình tim xẻ 3 thùy, không có lông, có cuống dài, mộp nguyờn, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt, bấm lá thấy nhựa trắng chảy ra. Hoa màu tím nhạt hoặc trắng, mọc thành xim ít hoa ở đầu cành; đài 5 răng, hình chén; tràng hợp, hình phễu; nhị 5 phồng ở gốc và không thò ra ngoài tràng; bầu nhẵn. Rất ít khi thấy quả và hạt. - Thành phần hóa học: + Củ : 24,6% tinh bột; 4,17% glucoza. Khi còn tươi chứa 1,3% protein; 0,1% chất béo; các diattaza; tro có Mn, Ca, Cu: các vitamin A, B, C; 4,24% tanin; 1,375% pentozan. Khi phơi khô chứa inozit, acid clorogenic, phytosterol, carotin, adenin, betain, cholin. + Dây : adenin, betain, cholin. + Lá: chất nhựa tẩy (1,95-1,97 %). - Công dụng: Ngoài công dụng thực phẩm, làm nguyên liệu chế tinh bột khoai, có thể dùng khoai lang làm thuốc nhuận tràng sẽ cho phân mềm, không lỏng, không đau bụng [7],[9],[10],[13]. Ngoài ra, cũng đó có nghiên cứu chứng minh khả năng làm tăng tính nhạy cảm của Insulin, tăng khả năng kiểm soát đường huyết của lá và củ khoai lang ở bệnh nhân đái tháo đường type II [15],[19]. 4 1.1.4.3. Ipomoea turpethum R.Br. - Tên thường gọi: chỡa vôi. - Đặc điểm thực vật: Dây leo bằng thân quấn, sống dai. Cành hình trụ. Lá hình trứng hoặc thuôn dài, đôi khi 3 cạnh; phía dưới có hình tim, dài 5-12 cm, rộng 2,5-7,5 cm; cuống lá dài 1-7 cm. Hoa to màu trắng hoặc vàng nhạt mọc ở nách lá, cuống hoa dài 1-7 cm. Quả nang, đường kính 15-16 cm, 4 cạnh, mở theo đường nứt ngang. Hạt 3- 4, hình thấu kính, màu đen nhạt, đường kính 6-7 mm. - Thành phần hóa học: Hoạt chất chủ yếu là gluco-nhựa 7-8%. Gluco-nhựa của chỡa vụi phân tích sâu hơn sẽ được hai phần: một phần không tan trong ether là turpethin, chiếm khoảng 90%; phần còn lại tan trong ether là turpethin α và β. - Công dụng: Theo kinh nghiệm dân của nhân dân Việt Nam, củ chỡa vụi thường được dùng chữa thấp khớp, đau nhức các khớp xương. Thân cây chỡa vụi hơ hoặc xào núng dựng đắp lên phụ nữ sau khi sinh để chữa đau bụng. Theo kinh nghiệm của các nước phương Tây, thân rễ chỡa vụi dùng làm thuốc tẩy mạnh với liều 4-8g dưới dạng thuốc sắc hoặc với liều 1-4g bột [10]. 1.1.4.4.Ipomoea digitata Lin. - Tên thường gọi: Tầm sét, Bìm bìm xẻ ngón. - Đặc điểm thực vật: Cây leo bằng thân quấn, mảnh, không có lông. Cành hình trụ. Lá chia thành 5-7 thùy sõu, đường kính lá 8-20 cm, hình chân vịt, nhẵn, có cuống dài 4-8 cm. Cụm hoa ở nách lá, hỡnh chựy lưỡng phân, trông hơi gù. Hoa màu hồng, hình ống rộng, lá đài bị xé rách, bầu 2 ô, đựng 2 noãn. Quả nang hình cầu, mở bằng 4 mảnh vỏ, chứa 4 hạt có lông màu hung đỏ. - Thành phần hóa học: nhiều chất nhầy. - Công dụng: Trong nhân dân người ta dùng rễ củ Tầm sét làm thuốc bổ, tăng dục: Rễ củ Tầm sét cạo sạch vỏ, thái mỏng, giã nát, trộn với mật ong mà ăn. Theo kinh nghiệm dân gian, củ Tầm sét nấu với đường ăn thường xuyên có tác dụng điều kinh, tránh béo bệu. Tại Ấn Độ và Philippin, người ta dùng củ Tầm sét làm thuốc nhuận tẩy nhẹ. Còn dùng làm thuốc chữa suy yếu, rong kinh. Ngoài ra, củ Tầm sét còn được dùng làm thuốc lợi sữa, thông mật [9],[10]. 5 1.1.4.5. Ipomoea purpurea (L.) Roth - Tên thường gọi: Bìm bìm tía. - Đặc điểm thực vật: Cây mọc hàng năm có thân leo quấn; dài 1,5-3 cm; có lông. Lá nguyên dạng tim, dài 5-12 cm, ít khi chia thùy, có mũi nhọn, có lông mềm; cuống lá dài 4-9 cm. Hoa hợp 2-3 cái thành xim nhỏ ở nách lá; tràng 3-6 cm, màu trắng, tía hay tía hồng; nhị 5; bầu 3 ô. Quả nang chứa 5-6 hạt màu đen (hắc sửu) hay màu vàng trắng nhạt (bạch sửu) dài 4-8 mm, rộng 3-5 mm. - Thành phần hóa học: Trong hạt có pharbitin, acid pharbitic, acid tiglic, acid nilic. Trong thõn cú 4-8% chất nhựa mềm. Nó chứa Ipuranol tương đương với sitosterol glucosid, acid ipuralic. - Công dụng: Vị đắng tính hàn, có độc, có tác dụng trừ thấp nhiệt, thông đại tràng, thông tiểu, sát trùng. Thường dùng trị thủy thũng, đại tiểu tiện khụng thụng; suyễn, khó thở, bụng đầy tức; giun đũa, sán xơ mít [7],[9],[12]. 1.2. CÂY BÌM BÌM BIẾC 1.2.1. Tên khoa học Ipomoea nil (L.) Roth, họ Khoai lang (Convolvulaceae) 1.2.2. Đặc điểm thực vật Dây leo quấn. Thân mảnh, có điểm những lông hình sao. Lá mọc so le, hình tim, có phiến nguyên hay xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới, dài 14 cm, rộng 12 cm; cuống dài 5-9 cm, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hoặc lam nhạt, lớn, mọc thành xim 1 đến 3 hoa ở kẽ lá. Đài có 5 răng đều, hẹp nhọn. Tràng hình phễu, ống màu trắng, 4 cánh mỏng hàn liền. Nhị 5 không đều đính ở gốc tràng, không thò ra ngoài. Chỉ nhị phồng, có lông ở gốc. Bao phấn hình mũi tên. Bầu giữa, 3 ô, mỗi ô đựng 2 noón. Vũi nhụy mảnh như sợi chỉ, đớnh noón trung tâm. Quả nang, hình cầu, nhẵn, đường kính 8 mm, có 3 ngăn. Hạt 2-4, hình 3 cạnh, lưng khum, hai bên dẹt, nhẵn, màu đen hoặc trắng tùy loài, dài 5-8 mm, rộng 3-5 mm [9],[10]. 6 Hình 1.1. Cây Bìm bìm biếc (Ipomoea nil) 1.2.3. Phân bố, thu hái Cây Bìm bìm biếc mọc hoang ở nhiều tỉnh nước ta; ngoài ra còn mọc ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Philippin, Trung quốc Vào cỏc thỏng 7-10, quả chín, hái về đập lấy hạt phơi khô [10]. 1.2.4. Bộ phận dùng Bộ phận dùng làm thuốc của cây Bìm bìm biếc là hạt. Trong Đông y, hạt Bìm bìm được gọi là “Khiờn ngưu tử”. “Khiờn” là dắt, “ngưu” là trâu, “tử” là hạt; tương truyền thời xưa có người dùng hạt Bìm bìm mà khỏi bệnh, đã dắt trâu đến tạ ơn người mách thuốc, nên vị thuốc từ hạt Bỡm bỡm mới có tên là “Khiờn ngưu tử” [10],[20]. 1.2.5. Thành phần hóa học Hạt Bìm bìm biếc chứa khoảng 2% chất glucozit gọi là phacbitin, khoảng 11% chất béo, 2% sắc tố cũng là glucozit. Phacbitin được cấu tạo bởi các chất sau: acid phacbitic, acid tiglic, methyl ethylacetic, acid nilic. Acid phacbitic cấu tạo bởi acid ipurolic, glucoza và ramnoza [9]. 1.2.6. Tác dụng – Công dụng 1.2.6.1. Tác dụng Phacbitin có tác dụng tẩy mạnh, tăng sức co bóp của ruột. Ngoài ra, cũn cú tỏc dụng diệt giun (in vivo). 7 Theo Đông y, Khiên ngưu tử có vị cay, tớnh núng, hơi có độc, vào 3 kinh phế, thận, đại tràng. Có tác dụng tả khí phận thấp nhiệt, trục đờm, tiêu ẩm lợi nhị tiện (đại tiểu tiện), là thuốc chữa tiện bĩ, cước khí, chủ trị hạ khí; lợi tiểu tiện chữa cước thũng (phù), sát trùng. 1.2.6.2.Công dụng – cách dùng Trong thực tế, hạt Bìm bìm biếc thường được dùng làm thuốc thông đại tiểu tiện, thông mật, đôi khi có tác dụng cho ra giun. Liều dùng: Mỗi ngày 2-3g tán bột, dùng nước chiêu thuốc [10]. Một số đơn thuốc có hạt Bìm bìm biếc: • Chữa các chứng thũng trướng: Bài 1: Khiên ngưu 10g, Nước 300ml. Sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày, nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi. Có thể tăng liều uống cao hơn tùy theo bệnh, có thể uống tới 40g. Bài thuốc này có tác dụng chữa phù thũng, nằm ngồi không được. Bài 2: Cũng chỉ dùng một vị thuốc Khiên ngưu, đem tán mịn, mỗi lần uống 4g, dùng nước chiêu thuốc. Có tác dụng chữa phù thũng, đại tiểu tiện khụng thông . Bài 3 (Châu xa hoàn): Khiên ngưu 40g, Đại hoàng 20g, Cam toại 10g, Đại kích 10g, Nguyên hoa 10g, Thanh bì 10g, Trần bì 10g, Mộc hương 5g, Khinh phấn 1g. Tất cả tán mịn, trộn đều, hoàn thành viên, ngày uống 1 lần, mỗi lần 3g. Có tác dụng lợi thủy, hành khí. Dùng trong trường hợp bụng trướng, chân tay phù nề, ngực bụng đầy tức, khó thở, đại tiện bí, tiểu tiện ít. Bài 4: Trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mạn tính: Khiên ngưu tử 80g, Hồi hương 40g. Tất cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 8g, uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi, uống liên tục trong 2 - 3 ngày. • Chữa phù do viêm thận: Khiên ngưu tử 100g, nghiền mịn; Tồng tỏo (Tỏo tàu) 80g, hấp chín, bỏ hột, giã nát; gừng tươi 500g, giã nát vắt lấy nước, bỏ bã; tất cả đem trộn đều thành một thứ bột nhão, cho vào nồi hấp 30 phút, trộn đều, lại hấp thêm 30 phút nữa là được. Lượng thuốc trên chia đều thành 8 phần, ngày uống 3 lần: Sáng - trưa - chiều, mỗi lần uống 1 phần, sau 2 - 5 ngày thì hết; kiêng muối trong 3 tháng . 8 • Thuốc trị giun đũa Bài 1: Khiên ngưu tử (sao) 20g, Tân lang (hạt Quả cau) 4g, Sử quân tử (Quả giun) 25g. Tất cả đem nghiền mịn, trộn đều, mỗi lần uống 6g, trẻ nhỏ giảm bớt liều. Bài 2: Sát trùng chỉ thống (làm hết đau) dùng trong trường hợp đau bụng do giun đũa, cũng có thể dùng cho cả trường hợp giun tóc: Khiên ngưu tử 8g, Tân lang (vỏ Quả cau) 8g, Đại hoàng 4g. Tất cả đem nghiền mịn, trộn đều, ngày uống 2 lần, vào sáng sớm và buổi chiều khi đói bụng, mỗi lần uống 3 - 4g, dùng nước sôi chiêu thuốc, trẻ nhỏ tùy theo tuổi cần giảm bớt liều [10],[20]. 9 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hạt và cao khô của cõy Bìm bìm biếc (Ipomoea nil (L.) Roth), họ Khoai lang (Convolvulaceae). Cây do chúng tôi tự trồng và thu hái vào tháng 9/2009. Xử lý nguyên liệu: Hạt được phơi sấy khô, tán nhỏ. Các nguyên liệu nghiên cứu (hạt và cao khô) bảo quản nơi thoáng mát. 2.1.2. Phương tiện nghiên cứu 2.1.2.1. Thuốc thử, dung môi, hóa chất - Hóa chất sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích. - Dung môi, thuốc thử đạt tiêu chuẩn DĐVN IV. 2.1.2.2. Dụng cụ - Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh, buret, bình chiết, nồi cách thủy. - Cân kỹ thuật, cân phân tích Precisa. - Kính hiển vi. - Máy đo độ ẩm Sartorius. - Máy đo tro toàn phần Nabertherm. - Máy chụp ảnh Canon 8.0 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.2.1. Nghiên cứu về hạt Bìm bìm biếc - Nghiờn cứu đặc điểm hình thái hạt và đặc điểm bột. - Định tính cỏc nhúm chất có trong hạt. - Xác định độ ẩm, tro toàn phần, lượng tạp chất có trong hạt. - Định lượng chất béo trong hạt. - Xác định các chỉ số iod, acid, xà phòng hóa, ester của chất béo có trong hạt. - Xác định các acid bộo cú trong chất béo của hạt. - Xác định lượng chất chiết được trong hạt bằng nước. 2.2.2. Nghiên cứu về cao khô Bìm bìm biếc - Công thức của cao. - Phương pháp điều chế cao. 10 [...]... 1g cao Bìm bìm biếc có tổng số vi khuẩn hiếu khí là , tổng số vi nấm là Cao Bìm bìm biếc không có các vi khuẩn gây bệnh: Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella, Escherichia coli 3.1.3 Dự thảo tiêu chuẩn chất lượng hạt và cao khô Bìm bìm biếc 3.1.2.1 Dự thảo tiêu chuẩn hạt Bìm bìm biếc Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra dự thảo tiêu chuẩn hạt Bìm bìm biếc như sau: BÌM... Nhận xét: Mất khối lượng do làm khô trung bình của cao khô Bìm bìm biếc là 4,8421±0,1237 % 3.1.2.6 Định lượng chất béo trong cao khô Bìm bìm biếc Tiến hành định lượng chất béo trong 6 lần, mỗi lần dùng chính xác khoảng 20g cao khô Bìm bìm biếc Kết quả: Hàm lượng chất béo trong cao khô Bìm bìm biếc được trình bày trong bảng 3.13 Bảng 3.13 Hàm lượng chất béo trong cao khô Bìm bìm biếc Lần thử 1 2 3 4... 0,7729 0,8021 Nhận xét: Lượng tạp chất trung bình lẫn trong hạt Bìm bìm biếc là 0,8342 ± 0,0427 % 3.1.1.6 Định lượng chất béo trong hạt Bỡm bìm biếc - Tiến hành định lượng chất béo trong hạt Bìm bìm biếc 6 lần - Mỗi lần cân chính xác khoảng 20g dược liệu Kết quả: Hàm lượng chất béo có trong hạt Bìm bìm biếc được trình bày ở bảng 3.5 Bảng 3.5.Hàm lượng chất béo của hạt Bìm bìm biếc Lần thử 1 2 3 4 P... xét: Hàm lượng trung bình của chất béo trong hạt Bìm bìm biếc chiếm 14,2711 ± 0,3359 % 3.1.1.7 Xác định các chỉ số của chất béo trong hạt Bìm bìm biếc • Chỉ số acid - Tiến hành xác định chỉ số acid của chất béo 6 lần - Mỗi lần dùng chính xác khoảng 10g dược liệu Kết quả: Chỉ số acid của chất béo hạt Bìm bìm biếc được trình bày trong bảng 3.6 Bảng 3.6 Chỉ số acid của chất béo trong hạt Bìm bìm biếc Lần... 9,6923 Nhận xét: Hàm lượng trung bình của chất béo trong cao khô Bìm bìm biếc là 9,7705 ± 0,1677 % 3.1.2.7 Xác định acid bộo cú trong chất béo của cao khô Bìm bìm biếc - Chuẩn bị mẫu và điều kiện tiến hành GC/MS: Tương tự như đối với hạt Bìm bìm biếc nhưng khối lượng cao dùng để chiết chất béo là khoảng 25g - Kết quả: Kết quả xác định acid bộo cú trong dầu béo cao khô Bìm bìm biếc được trình bày ở... tính chất của cao - Định tính cỏc nhúm chất hóa học có trong cao - Xác định mất khối lượng do làm khô của cao - Định lượng chất béo có trong cao - Xác định các acid bộo cú trong chất béo của cao - Xác định lượng chất chiết được trong cao bằng cồn - Xác định giới hạn nhiễm khuẩn của cao 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Nghiên cứu về hạt Bìm bìm biếc 2.3.1.1 Nghiên cứu về đặc điểm hình thái của hạt và. .. 9,12-Octadecadienoic có hàm lượng tương đối cao: 3,577; 12,378; 14,888 và 34,669 % theo thứ tự 3.1.2.8.Xác định lượng chất chiết được trong cao bằng cồn - Tiến hành xác định lượng chất chiết được trong cao bằng cồn 6 lần - Mỗi lần cân chính xác khoảng 4g cao Kết quả: Lượng chất chiết được trong cao khô Bìm bìm biếc bằng cồn được trình bày ở bảng 3.15 Bảng 3.15 Lượng chất chiết được trong cao khô Bìm bìm biếc bằng cồn... xét: Độ tro toàn phần trung bình của hạt Bìm bìm biếc là 4,9417 ± 0,0909 % 3.1.1.5 Xác định lượng tạp chất lẫn trong hạt Bìm bìm biếc - Tiến hành xác định phần trăm tạp chất lẫn trong dược liệu 6 lần - Mỗi lần dùng chính xác khoảng 20g dược liệu Kết quả: Tỷ lệ tạp chất lẫn trong hạt Bìm bìm biếc được trình bày ở bảng 3.4 Bảng 3.4 Phần trăm tạp chất lẫn trong hạt Bìm bìm biếc Lần thử 1 2 3 4 5 6 M ± SD... định tính trên cho thấy trong cao khô Bìm bìm biếc sơ bộ cú cỏc nhúm chất hóa học sau: chất béo, caroten, nhựa 3.1.2.5 Xác định mất khối lượng do làm khô của cao: - Tiến hành 6 lần, mỗi lần dùng chính xác khoảng 5g dược liệu 33 Kết quả: Mất khối lượng do làm khô của cao khô Bìm bìm biếc được trình bày trong bảng 3.12 Bảng 3.12 Mất khối lượng do làm khô của cao khô Bìm bìm biếc Lần thử 1 2 m1 (g) 5,0018... Tiếp tục sấy cao đặc trong tủ sấy vi ba đến hàm ẩm không quá 5% 3.1.2.3 Nghiên cứu tính chất của cao Thể chất rắn, màu nâu đen, vị ngọt đắng, mùi thơm của Bìm bìm biếc 3.1.2.4 Định tính cỏc nhúm chất hóa học có trong cao Kết quả định tính cỏc nhúm chất hóa học có trong cao được trình bày ở bảng 3.11 Bảng 3.11 Kết quả định tính cỏc nhúm chất có trong cao khô Bìm bìm biếc TT 1 2 Nhóm chất Chất béo Caroten . “Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của hạt và cao Bìm bìm biếc với mục tiêu xây dựng tiêu chuẩn của hạt và cao khô Bìm bìm biếc nhằm góp phần nâng cao chất lượng của hạt và cao khô Bìm bìm biếc. 1 Chương. cao khô Bìm bìm biếc - Công thức của cao. - Phương pháp điều chế cao. 10 - Nghiên cứu tính chất của cao. - Định tính cỏc nhúm chất hóa học có trong cao. - Xác định mất khối lượng do làm khô của. về hạt Bìm bìm biếc - Nghiờn cứu đặc điểm hình thái hạt và đặc điểm bột. - Định tính cỏc nhúm chất có trong hạt. - Xác định độ ẩm, tro toàn phần, lượng tạp chất có trong hạt. - Định lượng chất

Ngày đăng: 24/07/2014, 06:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Đặc điểm thực vật: Cây leo bằng thân quấn, mảnh, không có lông. Cành hình trụ. Lá chia thành 5-7 thùy sõu, đường kính lá 8-20 cm, hình chân vịt, nhẵn, có cuống dài 4-8 cm. Cụm hoa ở nách lá, hỡnh chựy lưỡng phân, trông hơi gù. Hoa màu hồng, hình ống rộng, lá đài bị xé rách, bầu 2 ô, đựng 2 noãn. Quả nang hình cầu, mở bằng 4 mảnh vỏ, chứa 4 hạt có lông màu hung đỏ.

  • Chữa phù do viêm thận:

  • Thuốc trị giun đũa

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan