Nghiên cứu chẩn đoán lâm sàng và hình ảnh chấn thương tháp mũi qua chụp cắt lớp vi tính tại viện tai mũi họng trung ương

40 836 2
Nghiên cứu chẩn đoán lâm sàng và hình ảnh chấn thương tháp mũi qua chụp cắt lớp vi tính tại viện tai mũi họng trung ương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mũi là một bộ phận rất quan trọng của cơ thể con người. Mũi là cơ quan đầu tiên của đường hô hấp mà không khí phải đi qua để vào phổi và là nơi bắt đầu của quá trình làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí, nó cũng là cơ quan khứu giác (ngửi), phát âm và đặc biệt là chức năng thẩm mỹ, chức năng này ngày càng được coi trọng trong cuộc sống hiện đại Nằm ở vị trí chính giữa và nhô ra của mặt, mũi là bộ phận rất dễ bị va chạm khi có chấn thương. Xương chính mũi nằm ở dưới da và phần cố định nằm ở vị trí cao nhất của tháp mũi, Các khớp của xương chính mũi với cấu trúc xung quanh khá lỏng lẻo[10]. Tỷ lệ gãy xương chính mũi đúng thứ 3 trong các trường hợp gãy xương sau gãy xương đòn và xương cổ tay[31]. Chấn thương tháp mũi tuy ít nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng xương mũi gãy nếu không xử lý kịp thời và đúng đắn sẽ liền nhanh làm biến dạng tháp mũi, để lại di chứng nặng nề về mặt chức năng và thẩm mỹ khó khắc phục. Chấn thương tháp mũi nhất là khi phối hợp với các chấn thương khác (chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt, chấn thương mắt ) phải đặc biệt chú ý vì rất dễ bị bỏ qua[9]; [32]. Nếu được xử trí từ đầu, phần lớn tháp mũi đều được phục hồi ngay sau chấn thương và các biến chứng như dị dạng mất thẩm mỹ, van mũi hoạt động không tốt và ngạt mũi có thể không xảy ra[10] Ngày nay cùng với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa, các hoạt động của con người ngày càng trở nên phong phú. Các loại phương tiện giao thông với tốc độ cao ngày càng nhiều, các công trình xây dựng liên tục gia tăng làm cho các chấn thương nói chung và chấn thương tháp mũi nói riêng ngày càng phong phú và phức tạp. Chấn thương tháp mũi không chỉ xảy ra đơn thuần mà còn phối hợp các chấn thương khác. Do vậy việc điều trị chấn thương tháp mũi không chỉ còn là mối quan tâm riêng của thầy thuốc TMH mà còn cần có sự phối hợp của các chuyên khoa khác như răng hàm mặt, mắt, sọ não Việc ưu tiên cứu sống bệnh nhân sau đó phục hồi lại chức năng thẩm mỹ, sinh lý của mũi đảm bảo hình dáng cho khuôn mặt đồng thời tránh được các biến chứng lâu dài sau này như: Viêm mũi xoang, ngạt mũi, rối loạn ngửi, sập vẹo sống mũi Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của những phương tiện chẩn đoán hình ảnh và áp dụng nhiều phương tiện điều trị hiện đại. đặc biệt chụp CT scanner cho biết chính xác vị trí, tính chất, mức độ của chấn thương làm cho việc điều trị chấn thương tháp mũi ngày càng tốt hơn với mục đích tìm hiểu các hình thái lâm sàng chấn thương tháp mũi. Tìm hiểu hình ảnh XQ thông thường và đặc biệt chụp cắt lớp vi tính trong chấn thương tháp mũi giúp cho chẩn đoán và điều trị. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chẩn đoán lâm sàng và hình ảnh chán thương tháp mũi qua chụp cắt lớp vi tính tại viện TMH Trung ương từ 1/2008 đến 8/2009" với hai mục tiêu sau: Formatted: Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Left: 1.18", Right: 0.39", Top: 0.79", Bottom: 0.79", Width: 8.5", Height: 11" 2 hình thái lâm sàng chấn thương tháp mũi qua chụp cắt lớp vi tính và bước đầu đánh giá kết quả điều trị tại viện TMH Trung ương từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2009” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả tổn thương lâm sàng chấn thương tháp mũi. 2. Mô tả tổn thương tháp mũi trên phim chụp CLVT và đối chiếu với lâm sàng để rút ra kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 VÀI NÉT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Ở nước ngoài Chấn thương sọ mặt nói chung và chấn thương tháp mũi nói riêng đã được quan tâm từ lâu. Năm 1650 (trước công nguyên) Edwin Smith mô tả biến dạng mặt lần đầu tiên trên một trang sách bằng giấy cói[33] Hippocrate (460 – 377 trước công nguyên) mô tả sửa mũi kín lần đầu tiên[33] Năm 1899 Lang mô tả lần đầu tiên vỡ blow – out[35] Chiến tranh thế giới thứ I. Gillies (Anh), IVY, Kazaniian (Mỹ); Ollivier, Morestin (Pháp); Ganzer Lindemann (Đức) đưa ra nhiều cách cố định gãy xương mặt[33]. Năm 1974 Shultz, Devillers; 1978: Covruss; 1979 Harrison, Stranc, Robertson đưa ra nhiều cách phân loại chấn thương mũi. Chung quy đều dựa vào mức độ, hướng của lực tấn công, tính chất và các dạng tổn thương mũi[36]. Năm 2004: Kun Hwang, Sun Hye You, Sun Goo Kim đã mô tả các vết gãy xương mũi trên 503 bệnh nhân kéo dài 6 năm (từ 1998 – 2004) Năm 2004 Seung Chul Rhee, Yoo Kyung Kim đã mô tả tổn thương vách ngăn mũi trong chấn thương tháp mũi[38] Thập kỷ 60 ngành phẫu thuật hàm mặt, TMH, và phẫu thuật đầu cổ tách khỏi ngoại khoa chung và có xu hương nghiên cứu chấn thương thời bình Thập kỷ 70 TMH và phẫu thuật đầu cổ có xu hướng nghiên cứu chuyên sâu. Thập kỷ 80 và những năm gần đây nhờ phát triển của phương tiện chẩn đoán bằng hình ảnh CT Scanner, nội soi và phẫu thuật hiện đại đã giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn. 1.1.2 Ở trong nước Từ thời kỳ chống Pháp các nhà ngoại khoa sử dụng nhiều phương pháp điều trị chấn thương phục vụ thương binh Thập kỷ 60, các chuyên khoa TMH, RHM đã có nhiều công trình nghiên cứu về chấn thương mũi Võ Tấn – Ngô Ngọc Liễn, Nguyễn Nguyên Hà, Trần Vân Anh nghiên cứu các đặc điểm chấn thương mũi xoang, rút kinh nghiệm xử trí Formatted: Indent: First line: 0", Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Space Before: 0 pt, Line spacing: single 3 Phạm Khánh Hòa (1991) Nhận xét về chấn thương mũi xoang gặp tại khoa hồi sức viện TMH (1980 – 1990) Phó Hồng Điệp: Nhận xét về nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị qua 49 bệnh nhân gãy xương chính mũi gặp tại viện TMH Trung ương 2005 – 2007 Mai Thị Chinh (2006) nhận xét về tình hình chấn thương mũi và kết quả điểu trị chấn thương mũi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái Võ Tấn, Lương Sỹ Cần, Phạm Khánh Hòa, Lê Văn Lợi đã viết nhiều tài liệu về chấn thương mũi, cục quân y bộ quốc phòng đã có “điều lệ xử trí vết thương chiến tranh” đề cập đến chuyến tắc xử trí chấn thương mũi, kiến thức giúp cho các thầy thuốc chuyên khoa xử trí cấp cứu chấn thương mũi xoang tốt hơn Nguyễn Tấn Phong đã viết về phẫu thuật nội soi mũi xoang, phẫu thuật điều trị chấn thương sọ mặt đặc biệt cách phân loại xử trí chấn thương tháp mũi [7] Với việc áp dụng CT scanner từ năm 1993 ở nước ta đặc biệt trong những năm gần đây, việc chụp CT scanner đã trở thành phổ biến gần như thường quy, cùng với các phương tiện phẫu thuật, các cơ sở TMH đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, xử trí chấn thương mũi ngày càng tốt hơn. 1.2 ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU - SINH LÝ MŨI 1.2.1 Cấu tạo mũi: Gồm có tháp mũi và hốc mũi 1.2.1.1 Tháp mũi Nổi cao nhất trên khuôn mặt, có dạng hình tháp 3 cạnh gồm các cấu trúc xương, sụn và phần mêm. Cực trên tiếp xúc với xương trán gọi là gốc mũi, liên tục với đỉnh mũi ở phía dưới qua sống mũi. Sống mũi tận cùng tại một đầu tự do ở phía trước dưới có tên là đỉnh mũi. Phía dưới đỉnh mũi là 2 lỗ mũi trước cách nhau bởi vách ngăn. Bên ngoài là 2 cánh mũi tạo với má 1 rãnh gọi là rãnh mũi má. Tháp mũi nằm ở giữa, là phần nhô cao ở mặt nên dễ bị chấn thương, nhất là phần xương ở trên nên có thể bị gãy, phần sụn ở phía dưới vì cấu trúc của sụn có tính đàn hồi, thương tổn phần sụn có thể do đâm xuyên xé rách. Cấu tạo giải phẫu 4 Hình 1.1. Giải phẫu tháp mũi Bộ khung chống đõ cho mũi ngoài được cấu tạo bằng xương, sụn và phần mềm. - Khung xương: 2 xương chính mũi hình chữ nhật nằm 2 bên rễ mũi và hình thành vòm hố mũi. Ngành lên 2 xương hàm trên đi từ bờ dưới của mũi lên đến gai mũi xương trán và các mỏ trán của xương hàm trên. - Sụn: nâng đỡ cho phần dưới của mũi bao gồm:  Sụn tam giác: 2 sụn cánh mũi hình móng ngựa cuốn quanh cửa mũi, sụn này là cốt của cánh mũi. Đoạn trong 2 sụn cánh mũi hợp lại thành tiểu trụ.  Sụn tứ giác: là một bộ phận của vách ngăn, có tác dụng giữ tháp mũi không bị bẹp.  Ngoài ra có 2 sụn mũi bên, 2 sụn lá mía và các sụn phụ. - Phần mềm: Cơ mũi gồm nhiều cơ bám da có tác dụng làm nở hoặc co cửa mũi: Cơ tháp, cơ mũi ngang, cơ lá, cơ giãn cánh mũi. Da dính vào xương lỏng lẻo nhưng dính vào sụn chặt. 1.2.1.2 Hốc mũi  Đặc điểm: là một ống dẹt nằm song song với nhau ở giữa mặt cách nhau bởi vách ngăn. Mỗi hốc mũi có hai lỗ và 4 thành  Cấu tạo giải phẫu: Formatted: Indent: First line: 0", Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Indent: First line: 0", Space Before: 0 pt, Line spacing: single 5 - Lỗ mũi trước: Mở vào tiền đình, lót bên trong là da, có nhiều lông mũi, tuyến nhầy để cản bụi - Lỗ múi sau: Thông với tỵ hầu - Thành trên hay trần ổ mũi: Là thanh xương ngăn cách ổ mũi với hộp sọ, cấu tạo bởi: Xương chính mũi: Có mặt sau xù xì, nhiều rãnh cho thần kinh và mạch máu đi qua. Mảnh đứng xương sàng: Có nhiểu lỗ thủng để dây thần kinh khứu giác đi qua. Ngoài ra còn có: Gai mũi xương trán, thân xương bướm, cánh xương lá mía, mỏm bướm, xương khẩu cái. - Thành dưới hay sàn mũi: Là thành xương ngăn cách ổ mũi với ổ miệng do mỏm khẩu cái xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái tạo nên. - Thành trong hay vách ngăn mũi: Bao gồm 1 khung xương sụn. Sụn tứ giác ở phía trước, mảnh đứng xương sàng ở sau trên. Xương lá mía ở phía sau dưới và sụn cánh mũi ở trước. Hình 1.2. Giải phẫu thành trong hốc mũi - Thành ngoài: còn gọi là thành bệnh lý có cấu trúc phức tạp và rất quan trọng Các xương thành ngoài gồm: Ngành lên xương hàm trên, xương lệ, mỏm trán, xương sàng, xương khẩu cái, mỏm cánh xương bướm Các cuốn, khe mũi: Cuốn dưới và khe dưới: cuốn dưới là 1 xương độc lập mọc ra từ ngành lên xương hàm trên, được phủ bằng 1 lớp niêm mạc dày, bên trong có các gốc chứa máu gọi là hồ huyết. Dưới cuốn dưới là khe dưới , có lỗ mở của ống lệ mũi, cách lỗ mũi trước khoảng 3cm. Cuốn giữa và khe giữa: là mảnh của xương sàng, phía trước gắn với mào sàng của xương hàm trên. Đầu và thân tự do, ở phía sau đuôi của mê đạo sàng, còn ở trước gắn vào lỗ bướm, khẩu cái. Formatted: Space Before: 0 pt, Line spacing: single 6 Cuốn trên và khe trên: là một mảnh xương sàng nằm phía trên sau của xương sàng, đầu và thân tự do. Đuôi gắn vào thành trước xoang bướm. khe trên có lỗ thông xoang bướm và sàng sau. Hình 1.3. Giải phẫu thành ngoài hốc mũi 1.2.1.3 Niêm mạc hốc mũi – mạch máu và thần kinh  Niêm mạc: hốc mũi được lót bởi 2 loại biểu mô là biểu mô hô hấp và biểu mô ngửi. Biểu mô hô hấp là biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển với 3 loại: tế bào lông, tế bào hình đài chế tiết và tế bào đáy. Từ cuốn giữa trở xuống là vùng hô hấp, niêm mạc màu hồng nhạt. Vùng khứu ở trên cuốn mũi trên và 1/3 trên vách mũi niêm mạc màu vàng, dày, chứa đựng tế bào khứu. Sợi trục của các tế nào chui qua lỗ mảnh sàng và tập hợp thành thần kinh khứu giác  Mạch máu: ở mũi có rất nhiều mạch máu. Động mạch bướm khẩu cái, tận cùng của động mạch hàm trong, chui vào hố mũi bằng lỗ bướm khẩu cái rồi chia ra làm 2 ngành: Ngành trong cho vách ngăn, ngành ngoài cho vách ngoài Formatted: Indent: First line: 0", Space Before: 0 pt, Line spacing: single 7 Hình 1.4. Mạch máu của mũi Còn động mạch sàng trước và động mạch sàng sau đều xuất phát từ động mạch mắt do động mạch cảnh trong mà ra tưới máu cho phần trên và trước của mũi. Các động mạch này giao nhau tại 1 điểm gọi là điểm mạch Kiesselback ở phần trước và dưới vách ngăn. Nên chú ý đến động mạch mũi khẩu cái đi từ lỗ khẩu cái trước lên điểm mạch kiesselback vì nó gây ra chảy máu cam. Các tĩnh mạch chạy kèm theo động mạch và đổ vào tĩnh mạch mắt, tĩnh mạch mặt và tĩnh mạch chân bướm. Hệ thống mạch máu mũi có nhiều liên hệ với hệ thông mạch máu nội sọ, vì vậy những bệnh ở mũi thường có ảnh hưởng đến đau đầu. Bạch huyết quản của mũi đổ về các hạch sau họng, hạch dưới hàm và dãy hạch cảnh.  Thần kinh: sự phân bố thần kinh ở mũi rất phong phú. ở mũi có 2 loại dây thần kinh: dây thần kinh cảm giác và dây thần kinh khứu giác - Dây thần kinh cảm giác: các dây thần kinh cam giác của mũi đều thuộc về dây thần kinh tam thoa, thông qua 2 nguồn chính: một là hạch bướm khẩu cái, hai là dây thần kinh mắt. Hạch bướm khẩu cái cho các dây thần kinh bướm khẩu cái trong, bướm khẩu cái ngoài, các dây thần kinh khẩu cái sau, trước và giữa. Formatted: Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Indent: First line: 0", Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Space Before: 0 pt, Line spacing: single 8 - Dây thần kinh mắt cho dây thần kinh sàng, dây này lại chia ra dây thần kinh mũi ngoài (da gốc mũi) và dây thần kinh mũi trong (vách mũi và đầu mũi). - Dây thần kinh khứu giác: Dây thần kinh khứu giác bắt nguồn từ các tế nào khứu giác Schuliz ở vết vàng của khe khứu giác. Các dây này chui qua mảnh sàng vào não và tập trung vào hành khứu giác. Đây là trạm thứ nhất, từ trạm này xuất phát cuống khứu đưa luồng kích thích đến tam giác tức là trạm thứ 2 ở phía sau thùy ổ mắt. Tam giác này được nối liền với các trung tâm khứu giác ở vỏ não (hồi hải mã, hồi thái dương, hồi hố mắt) ở thể trai bằng rễ trắng ngoài, rễ trắng trong, rễ xám. Nhân vỏ não của các hồi này được coi như là trung tâm phân tích mùi vị. 1.2.2 Liên hệ của mũi với các cơ quan lân cận  Liên hệ với xoang: Mũi liên hệ với chặt chẽ với các xoang. Xoang là những hốc rỗng của xương mặt và xương sọ. Trong xương hàm có xoang hàm.Trong xương trán có xoang trán, trong xương sàng có xoang sàng và trong xương bướm có xoang bướm. Các xoang đều được lót 1 lớp niêm mạc. Niêm mạch này được cấu tạo như niêm mạc mũi nhưng mỏng hơn, mỗi xoang có lỗ thông với hố mũi. Riêng đối với xoang trán lỗ thông được thay thế bằng một cái ống hơi ngoằn ngoèo gọi là ống mũi trán. Các xoang được sắp xếp thành hai loại tùy theo vị trí của nó: loại xoang trước gồm có xoang hàm, trán và xoang sàng trước. Lỗ thông của các xoang này đổ vào ngách giữa. Nhóm xoang sau gồm có xoang sàng sau và xoang Formatted: Indent: First line: 0", Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Space Before: 0 pt, Line spacing: single 9 bướm đổ vào ngách trên. Tác dụng của các xoang là làm nhẹ bớt khối xương mặt và động thời có ảnh hưởng đối với tiếng nói do thanh quản phát ra.  Liên hệ với tai: Mũi liên hệ với tai bằng vòi Eutachie. Lỗ vòi này nằm ở vách ngăn bên của vòm mũi họng, ngay sau đuôi cuốn dưới  Liên hệ với hố mắt: Mũi liên hệ với hố mắt bằng ống mũi lệ. ống này nối liền khe dưới của mũi với túi lệ của mắt. Ngoài ra xoang sàng chỉ cách ổ mắt bởi một lớp xương mỏng, nên viêm xoang sàng có thể lan sang ổ mắt.  Liên hệ với sọ: Mũi liên hệ với sọ thông qua xoang sàng, mảnh sàng và xoang trán. Thành của các xoang này liên hệ trực tiếp với màng não  Mũi còn liên hệ với răng: thông qua xoang hàm, đặc biệt răng nanh và răng hàm nhỏ, chân của răng này thường lên đến sát đáy xoang và đôi khi chui hẳn vào xoang hàm. 1.2.3 Chức năng sinh lý của mũi 1.2.3.1 Chức năng thở Là chức năng chính của mũi. Mũi được coi là cửa ngõ của đường hô hấp. Nhờ các cuốn mũi làm chậm luồng không khí hít vào mũi, mũi thực hiện chức năng sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí trước khi vào phổi Nhờ tổ chức cương của cuốn dưới với hệ thống mạch (do thần kinh giao cảm điều chỉnh), nhờ các tế bào tiết nhầy làm cho không khí đi qua mũi được sưởi ấm (lên đến 33 độ C) và làm ẩm (lên đến 100%). Nhờ sự có mặt của lông mũi, sự chuyển động nhịp nhàng từ trước ra sau của hệ thống lông chuyển, với ẩm độ cao và dịch nhầy trên bề mặt, các bụi bẩn được giữ lại phía ngoài, không khí được làm sạch khi đi qua mũi. 1.2.3.2 Chức năng ngửi: Được thực hiện ở phần cao của hốc mũi bởi đầu tận của dây thần kinh khứu giác (dây 1) Để ngửi được trước hết luồng hơi phải đi đến được vùng ngửi, không bị cản trở bởi dịch đọng, dị vật, sẹo dính, u, dị hình ngoài ra các chất có mùi phải tan được trong dịch nhầy phủ lên các tế bảo thần kinh mới có thể tạo ra được kích thích 1.2.3.3 Dẫn lưu, thông khí cho các xoang mặt - Chức năng dẫn lưu giúp tống những chất xuất tiết bình thường cũng như bệnh lý qua các lỗ thông xoang ra ngoài đồng thời có sự trao đổi khí liên tục giữa mũi và hệ thống xoang - Các lỗ thông với các xoang khi bị tắc do chấn thương, viêm nhiễm, khối u, polype hay gây ra tình trạng viêm nhiễm ở các hệ thống xoang tương ứng. 1.2.3.4 Tham gia vào phát âm Mũi và xoang đóng vai trò là hợp cộng hưởng, tạo nên độ vang và âm sắc của giọng. Khi hốc mũi bị tắc giọng tắc bị thay đổi thành giọng mũi kín. 1.3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHẤN THƯƠNG THÁP MŨI 1.3.1 Nguyên nhân gây chấn thương tháp mũi rất đa dạng  Tai nạn giao thông Rất hay gặp, có thể gặp từ việc tham gia giao thông như tai nạn ô tô, xe gắn máy, xe đạp Formatted: Indent: First line: 0", Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Indent: First line: 0", Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Space Before: 0 pt, Line spacing: single 10 Lưu ý người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia, đặc biệt không đội mũ bảo hiểm, không thắt dây an toàn khi điều khiển phương tiện giao thông là những yếu tố thuận lợi cho chấn thương.  Tai nạn lao động: Có thể gặp ngã từ dàn giáo xuống, vận hành máy móc, do xẻ đá, tay quay hay vật cứng đập vào mặt ở Việt Nam còn gặp tai nạn do trâu bò húc.  Tai nạn sinh hoạt Tai nạn do ngã cây, ném đá, ở người già đập mặt vào vật cứng, ngã cầu thang, trượt chân  Tai nạn do đánh nhau Đánh bằng tay, chân, hoặc thanh gỗ, ném gạch đá, vật nhọn (thanh sắt, dao găm)  Tai nạn thể thao: Đấm bốc, va chạm khi chơi thể thao, nhẩy cầu, đá bóng, quyền anh  Ngoài ra còn có tể gặp chấn thương ở trẻ em mới sinh ra trong quá trình chuyển dạ đẻ như thủ thuật lấy thai bằng forceps hay những can thiệp thô bạo khi lấy thai. 1.3.2 Cơ chế chấn thương tháp mũi[6][10] Xương chính mũi là một xương nhỏ ở sống mũi, nó tạo dáng cho sống mũi có hình nhô lên thành tháp mũi. Do đó các chấn thương vào mũi – còn gọi là tai nạn vỡ tháp mũi – thường xuyên và trước tiên gây thương tích cho xương chính mũi và là nguyên nhân của những vẹo lệch sống mũi rất đa dạng[6] Hình thái và mức độ chấn thương gãy xương chính mũi thay đổi theo cường độ, vị trí, tính chất và hướng của lực tác động[10] - Nếu hướng chấn thương thẳng góc sẽ làm vỡ xương chính mũi, sống mũi không còn thẳng nữa mà bị lõm xuống, vách ngăn cũng vỡ theo và chảy máu. Hình 1.5. Gãy xương chính mũi với lực tác động từ trái sang phải - Nếu chấn thương đập chéo góc thì tháp mũi sẽ lệch về bên đối diện, sống mũi không bị lõm xuống nhưng bị lệch rõ ràng về một phía bên, kèm chảy máu. Formatted: Indent: First line: 0", Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Indent: First line: 0", Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Indent: First line: 0", Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Indent: First line: 0", Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Indent: First line: 0", Space Before: 0 pt, Line spacing: single Formatted: Space Before: 0 pt, Line spacing: single [...]... và đường gãy ngang khi lực đi từ phía sau Vách ngăn mũi bị vặn và trở thành hình chữ C, chữ S, hoặc chữ Z Hình 1.6 Các hình thái chấn thương tháp mũi 1.3.3 Các kiểu tổn thương bệnh lý tháp mũi[ 7] Tổn thương tháp mũi thường do các vật tù gây ra cũng như các đường vỡ khác hướng và tính chất của vật va đập vào tháp mũi có thể giúp ta xác định loại tổn thương Những chấn thương ở một phía của tháp mũi cắt. .. Chương 4 Formatted: Font: Bold DỰ KIẾN BÀN LUẬN 4.1 Bàn luận về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 4.1.1 Phân bố chấn thương tháp mũi theo thời gian 4.1.2 Phân bố chấn thương tháp mũi theo nhóm tuổi 4.1.3 Tình hình chấn thương tháp mũi theo giới 4.1.4 Tình hình chấn thương tháp mũi theo nguyên nhân 4.2 Bàn luận về các tổn thương tháp mũi trên lâm sàng 4.2.1 Triệu chứng cơ năng 4.2.2 Triệu chứng tổn thương. .. Trương Tam Phong (1997), "Tình hình chấn thương mũi xoang tại vi n Tai Mũi Họng Trung ương từ tháng 6/1992 đến 6/1997, Luận văn thạc sỹ Y học 6 Lê Văn Lợi (2006), "Cấp cứu Tai Mũi Họng" , NXB Y học, tr 315 - 323 7 Nguyễn Tấn Phong (2001), "Phẫu thuật điều trị chấn thương sọ mặt", NXB Y học Hà Nội, tr 223 - 239 8 Nguyễn Văn Phong (2004), "Nghiên cứu chấn thương tầng giữa khối xương mặt tại vi n Tai Mũi. .. trên CLVT - Rạn, nứt - Gãy - Biến dạng - Chấn thương phức tạp khối mũi sàng 3.3.2 Bảng đối chiếu dấu hiệu lâm sàng với phim chụp CLVT Lâm sàng Chụp CLVT % - Sưng nề, tụ máu - Lệch vách ngăn mũi - Hẹp hốc mũi - Mũi võng hình yên ngựa, lún, sập xuống - Gãy xương chính mũi - Biến dạng tháp mũi - Vết thương hở phối hợp - Chấn thương khối mũi sàng - Phối hợp các chấn thương khác % Formatted: 4, Left, Indent:... này gây nên tổn thương phức hợp sàng – mũi, có thể kèm theo chấn thương xoang trán và nền sọ tương ứng mào sàng Có 4 kiểu vỡ tháp mũi: 12 Hình 1.6 Các kiểu vỡ tháp mũi - Vỡ đầu dưới xương chính mũi một bên, thường do những lực tác động cùng bên tổn thương (hình 1.6A) Chấn thương một bên tháp mũi với lực tác động mạnh làm xương chính mũi và cả một phần vách ngăn gẫy lệch về bên đối diện (Hình 1.6B) - Lực... thương phần mềm, chấn thương gãy xương hàm, gãy răng - Chấn thương sọ não: vỡ xương trán, tụ máu nội sọ, chảy dịch não tuỷ - Chấn thương khác: gãy xương, trật khớp, chấn thương ngực, bụng 1.7 Xử trí [7] 1.7.1 Vỡ tháp mũi kín Đa số các chấn thương kín của tháp mũi chỉ cần gây tê tái chỗ cũng đủ để nắn và chỉnh hình tháp mũi Trước hết ta đặt thuốc có mạch tẩm đẫm vào một đoạn mèche đặt vào hốc mũi, dung dịch... sống mũi gây gãy vỡ xương chính mũi và sụn tứ giác (Hình 1.6C) - Vỡ phức hợp sàng - mũi xảy ra do lực tác động vào chính diện sống mũi với cường độ lớn chấn thương lan rộng vào khối sàng và vỡ thành trong ổ mắt (Hình 1.6D) 1.4 PHÂN LOẠI CHẤN THƯƠNG THÁP MŨI TRÊN CHỤP CLVT[7],[11] Chụp CT scanner là rất cần thiết để xác định những hiện tượng bệnh lý mà ta không thể phát hiện được qua thăm khám lâm sàng. .. lại và từ 12 đến 16 tuooỉ tháp mũi lại phát triển nhanh Thời điểm thuận tiện để phẫu thuật XCM là thời điểm từ 6 đến 11 tuổi 1.6 Triệu chứng và chẩn đoán [7], [6], [10] 1.6.1 Triệu chứng lâm sàng Có thể gặp chấn thương tháp mũi kín (đơn thuần) và chấn thương tháp mũi phối hợp 16 1.6.1.1 Chấn thương tháp mũi đơn thuần * Triệu chứng cơ năng: - Đau bao giờ cũng có, đau khu trú ở vùng mũi tổn tưhơng và. .. với sống mũi gây nên gãy xương chính mũi và đẩy lệch tháp mũi về bên đối diện và sống mũi thường bị võng xuống Nếu lực tác động theo chiều chính diện với sống mũi và là vật tù thì thường làm gãy vỡ xương chính mũi và vách ngăn Tổn thương loại này gây nên sập sống mũi, mũi bị lún xuống Với một lực tác động mạnh có thể đè bẹp xương chính mũi và rẽ mũi cũng bị lún vào trong xoang sàng Loại chấn thương này... ra và lún xuống thì phải nghĩ đến vỡ phức hợp sàng mũi Trong trường hợp này ta có thể thấy ổ gãy hở nằm ở vị trí chân b ám của cuốn giữa và hiện tượng chảy nước não tuỷ có thể kèm theo - Ngoài ra còn có các tổn thương khác thuộc TMH: chấn thương xoang, chấn thương tai, họng, thanh quản - Chấn thương mắt: xung huyết hay xuất huyết kết mạc, giảm thị lực, vỡ nhãn cầu - Chấn thương hàm mặt: chấn thương . tháp mũi giúp cho chẩn đoán và điều trị. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chẩn đoán lâm sàng và hình ảnh chán thương tháp mũi qua chụp cắt lớp vi tính tại vi n TMH Trung. thương tháp mũi ngày càng tốt hơn với mục đích tìm hiểu các hình thái lâm sàng chấn thương tháp mũi. Tìm hiểu hình ảnh XQ thông thường và đặc biệt chụp cắt lớp vi tính trong chấn thương tháp. tổn thương lâm sàng chấn thương tháp mũi. 2. Mô tả tổn thương tháp mũi trên phim chụp CLVT và đối chiếu với lâm sàng để rút ra kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị. Chương 1 TỔNG QUAN

Ngày đăng: 24/07/2014, 05:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan