Bệnh thiếu máu và thuốc điều trị

17 1K 0
Bệnh thiếu máu và thuốc điều trị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hóa dược- dược lý 1 MỤC LỤC Contents Contents 1 1. ĐẠI CƯƠNG: 1.1Định nghĩa: Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. - Hồng cầu : chiếm khoảng 96%. Ở động vật có vú, hồng cầu trưởng thành mất nhân và các bào quan. Hồng cầu chứa hemoglobin và có nhiệm vụ chính là vận chuyển và phân phối ôxy, thải khí cacbonic. Hemoglobin được tạo nên từ nguyên tử sắt. - Bạch cầu : chiếm khoảng 3% là một phần quan trọng của hệ miễn dịch có nhiệm vụ tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng và phát động đáp ứng miễn dịch của cơ thể. - Tiểu cầu : chiếm khoảng 1%, chịu trách nhiệm trong quá trình đông máu. Tiểu cầu tham gia rất sớm vào việc hình thành nút tiểu cầu, bước khởi đầu của quá trình hình thành cục máu đông trong chấn thương mạch máu nhỏ. - Huyết tương là dung dịch chứa nước, các protein huyết tương và rất nhiều chất khác với một lượng nhỏ 1 Hóa dược- dược lý 1 Hình 1: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa: thiếu máu xảy ra khi mức độ huyết sắc tố lưu hành của một người nào đó thấp hơn mức độ của một người khoẻ mạnh cùng giới, cùng tuổi, cùng một môi trường sống. Bởi vậy, thực chất thiếu máu là sự thiếu hụt lượng huyết sắc tố trong máu lưu hành. - Đối với nam giới được coi là thiếu máu khi: số lượng hồng cầu dưới 4 triệu hoặc hemoglobin dưới 12g/ 100 ml hoặc hematocrit dưới 36%. - Đối với nữ giới được coi là thiếu máu khi: số lượng hồng cầu dưới 3,5 triệu hoặc hemoglobin dưới 10g/ 100 ml hoặc hematocrit dưới 30%. 1.2. Nguyên nhân dẫn tới thiếu máu: • Thiếu máu do chảy máu: - Cấp tính: sau chấn thương, chảy máu dạ dày- tá tràng - Mạn tính: do giun móc, trĩ chảy máu • Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu: Các chất cần thiết cho tạo máu hay bị thiếu thường là: sắt, vitamin B 12 , acid folic, vitamin C, protein, nội tiết • Thiếu máu do rối loạn tạo máu: - Suy nhược tủy xương - Loạn sản tủy xương . - Tủy xương bị lấn át, chèn ép do các tổ chức ác tính hoặc di căn ung thư vào tủy xương. • Thiếu máu do huyết tán: 2 Hóa dược- dược lý 1 - Nguyên nhân tại hồng cầu: như bất thường cấu trúc màng hồng cầu (bệnh hồng cầu hình bi ), thiếu hụt men (G6PD ), rối loạn huyết sắc tố (thalasemie, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ). • Nguyên nhân ngoài hồng cầu : như miễn dịch, nhiễm độc, nhiễm trùng, bỏng 2. NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU Trong những tuần lễ đầu tiên của phôi, những tế bào hồng cầu có nhân được tạo ra. Ba tháng giữa thai kì, gan (chủ yếu), lách và các hạch lympho là những cơ quan tạo hồng cầu. Từ những tháng cuối thai kì về sau, chỉ có tủy xương là nơi tạo hồng cầu. Dưới 5 tuổi, hầu như tủy xương nào cũng tạo hồng cầu. Lớn lên, tủy các xương ống (trừ đoạn gần của xương cánh tay và xương chày) dần dần mỡ hóa và không sản xuất hồng cầu nữa. Sau tuổi 20, hồng cầu được tạo ra trong tủy các xương dẹt (như xương đốt sống, xương ức, xương sườn, xương vai, xương chậu). Càng lớn tuổi, chức năng sinh hồng cầu càng giảm. Hồng cầu sống từ 100-120 ngày, sau đó bị hủy tại lách. Đối với những người có nhiều hồng cầu bị hủy ( trong trường hợp bị bệnh sốt rét,…) lúc đó lách sẽ làm việc nhiều hơn lách của những người bình thường, khi đó lách sẽ to. Cấu tạo hồng cầu gồm có 2 phần: màng hồng cầu và thành phần chủ yếu là hemoglobin (Hb). Hb tham gia vào quá trình vận chuyển khí CO 2 và O 2 . Mỗi tế bào hồng cầu có 4 chuỗi Hb xoắn lại với nhau, mỗi chuỗi có 1 Hem, 1 chuỗi globin. Trong các Hem này chứa Sắt nên khi cơ thể thiếu Sắt sẽ dẫn tới thiếu Hem -> thiếu hemoglobin->thiếu hồng cầu -> thiếu máu. Vitamin B12 và axit folic (B9) là các chất dinh dưỡng hết sức cần thiết cho sự trưởng thành của hồng cầu. Cả hai đều tham gia vào quá trình biệt hóa hồng cầu. Ban đầu, tủy xương tạo hồng cầu là các nguyên hồng cầu (to, tròn, có nhân). Sau quá trình biệt hóa, hồng cầu là những tế bào dẹt hình đĩa, không nhân. Do đó, hồng cầu sau khi đã được biệt hóa sẽ dễ dàng đi qua các mao mạch, khó bị vỡ. Vì vậy, có ba nhóm thuốc chính chữa bệnh thiếu máu: • Sắt • Vitamin B12 • Acid folic (B9) 3 Hóa dược- dược lý 1 Trong cơ thể, nếu thiếu Sắt, Vitamin B12, Acid folic sẽ ảnh hưởng tới sự cấu tạo, phát triển và tái tạo các dòng tế bào máu nên thiếu các yếu tố này sẽ dẫn tới thiếu máu. Để khắc phục tình trạng thiếu máu trong cơ thể, cần bổ sung thêm Sắt, Vitamin B12, Acid folic từ thực phẩm hoặc thuốc. 3. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU: Trong quá trình điều trị thiếu máu phải kết hợp điều trị nguyên nhân với dùng thuốc hoặc với điều trị triệu chứng và bồi dưỡng cơ thể.  Trường hợp mất máu cấp với khối lượng lớn: cần phải truyền máu ngay. Trong khi chờ đợi máu phải truyền nước muối sinh lý hoặc Ringer lactat và tìm nguyên nhân, vị trí chảy máu để điều trị.  Mất máu mạn tính do giun tóc, móc, rong kinh, trĩ, sốt rét dùng các thuốc điều trị nguyên nhân kết hợp với bổ sung sắt và bồi dưỡng cơ thể.  Thiếu máu do giảm sản xuất hồng cầu: có thể dựa vào thể tích trung bình hồng cầu để dùng các thuốc. Hồng cầu nhỏ khi thể tích trung bình dưới 70 fl. Ngược lại hồng cầu gọi là to khi thể tích trung bình > 110 fl.  Trường hợp thiếu máu hồng cầu nhỏ: dùng sắt kết hợp với vitamin B6 và tăng lượng protid, lipid trong khẩu phần ăn và điều trị nguyên nhân.  Thiếu máu hồng cầu to phải tìm nguyên nhân điều trị kết hợp dùng B12 hoặc acid folic.  Thiếu máu do tan máu: dùng các phương pháp hạn chế nguyên nhân gây tan máu kết hợp với dùng acid folic. 4. HOẠT CHẤT, BIỆT DƯỢC CỦA NHÓM THUÔC THIẾU MÁU THƯỜNG GẶP TRÊN THỊ TRƯỜNG: Hoạt chất Biệt dược Chỉ định Tác dụng phụ Chống chỉ định - Errous -Fumarate162mg -Folic acid 0.75mg -Vitamin B12 7,50 µg -Tá dược: Vanillin, Aerosil Ferrovit - Cung cấp acid folic giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi - Cung cấp lượng sắt thích hợp cần thiết cho mọi đối tượng: -Hiếm gặp các rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, đau bụng hoặc đau dạ dày, đau quặn bụng… Chống chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 4 Hóa dược- dược lý 1 200, Lecithin, Sáp ong trắng, Dầu thực vật hydro hóa, dầu đậu tương. phụ nữ độ tuổi sinh sản, phụ nữ trước thụ thai, phụ nữ có thai và cho con bú, thiếu nữ tuổi dậy thì. - Chứa sắt ở dạng hữu cơ giúp dễ hấp thu, ít tác dụng phụ - Dạng viên nang mềm, mùi thơm vani rất tiện dụng -Bổ sung sắt cho phụ nữ có thai và các chứng thiếu máu thiếu sắt -Dùng các chế phẩm bổ sung sắt có thể làm phân có màu đen -Fe -Acid folic -Vitamin B1, B6 , B12 Neuodsion -Bổ máu -Bổ thần kinh -Cung cấp sắt và vitamin B1, B6, B12 Buồn nôn Táo bón Tiêu chảy Phân đen Mẫn cảm Bệnh đa hồng cầu Gan nhiễm sắt Ung thư đang tiến triển -Kẽm gluconat 70 mg (tương đương 10mg kẽm). Farzincol -Bệnh còi xương, chậm tăng trưởng ở trẻ em. -Phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú. -Chế độ ăn thiếu cân bằng hoặc kiêng ăn. -Nuôi ăn lâu dài qua đường tĩnh mạch -Tiêu chảy cấp và mãn tính. -Điều trị thiếu kẽm Buồn nôn Táo bón Tiêu chảy Phân đen - Phụ nữ có thai. - Người nhạy cảm với sulfamid. - Suy gan, thận hay tuyến thượng thận trầm trọng. - Tiền căn có bệnh sỏi thận -Clopidogrel Clopistad Giảm hay dự phòng Bệnh huyết Cơ địa dễ chảy 5 Hóa dược- dược lý 1 bisulfat. biến cố huyết khối do xơ vữa ở bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ thiếu máu cục bộ, bệnh động mạch ngoại biên đã thành lập. thanh, xuất huyết. Bệnh phổi mô kẽ.Hồng ban đa dạng và các rối loạn da khác. Hội chứng Steven – Johnson. Rối loạn tiêu hóa: táo bón, viêm dạ dày, đau bụng. máu Các tổn thương thực thể gây chảy máu (loét dạ dày, tá tràng). Bệnh máu có thời gian chảy máu kéo dài Mẫn cảm với ticlopidin -Vitamin B12 Balamin -Thiếu máu hồng cầu to, thiếu máu sau khi cắt bỏ dạdày. -Viêm đau dây thần kinh . -Trẻ chậm lớn . -Người suy nhược cơ thể, già yếu Sốc phản vệ . Ngứa, mề đay, đỏ da, sốt … -Mẫn cảm với vitamin B12 -Ung thư đang tiến triển -Thiếu máu chưa rõ nguyên nhân - Vitamin K Vitamin K Dùng Vitamin K trong bệnh thiếu Vitamin K (thứ cấp hay nội sinh). Biểu hiện: chảy máu cam, bầm máu, chảy máu đường tiết niệu, đường tiêu hoá, chảy máu sau phẫu thuật. Nguy cơ bị bọc máu trong trường hợp có hội chứng xuất huyết Tiền sử dị ứng với vitamin K 6 Hóa dược- dược lý 1 -Ion sắt (dưới dạng sắt aminoat) 60,0 mg -Vitamin B 6 3,0mg -Vitamin B 12 15,0mg -Acid Folic 1,5mg -Natri benzoat 1,0 mg -Lactose 65,0 mg -Parafin lỏng 0,05 ml -Tá dược vừa đủ. Adofex AdoFex được chỉ định sử dụng cho các trường hợp thiếu máu, thiếu sắt sau: -Phụ nữ thiếu máu khi mang thai, rong kinh hay phá thai. -Những bệnh nhân thiếu máu do thiếu ăn gây suy nhược toàn thân, do nhiễm giun móc, loét dạ dày, bệnh trĩ… -Những bệnh nhân thiếu máu sau phẫu thuật, sau chấn thương, và đang trong thời kỳ dưỡng bệnh. Đôi khi có rối loạn tiêu hóa như: chán ăn, nôn, buồn nôn, táo bón… phân màu đen. -Bệnh gan nhiễm sắt. -Bệnh thiếu máu huyết tán. -Bệnh đa hồng cầu -Bệnh nhân bị u ác tính. -Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. -Fe gluconate tính theo Fe 50 mg -Manganese gluconate tính theo Mn 1.33 mg -Copper gluconate 0.7mg tot’hema Điều trị thiếu máu thiếu sắt. Dự phòng thiếu chất sắt ở phụ nữ có thai, trẻ thiếu tháng, trẻ sinh đôi hoặc có mẹ thiếu chất sắt, khi thức ăn không đảm bảo cung cấp đủ chất sắt. Buồn nôn, nóng rát dạ dày, táo bón hay tiêu chảy. Phân có màu đen Quá tải chất sắt 5. CÁC BỆNH LIÊN QUAN 5.1 Bệnh bạch cầu cấp tính: Bệnh bạch cầu cấp tính là một bệnh ác tính về máu, có hiện tượng tăng sinh quá độ của các bạch cầu non chưa phân hóa hoặc là phân hóa kém và diễn tiến tới tử vong một 7 Hóa dược- dược lý 1 cách rất nhanh chóng nếu không có điều trị hữu hiệu. Bệnh bạch cầu cấp tính thường xảy ra ở phái nam nhiều hơn phái nữ. Có hai loại: • Bạch cầu cấp tính dòng mẫu tân cầu (Leucemie nguyên bào lympho cấp). Loại này xảy ra nhiều ở trẻ em từ 2-4 tuổi, người lớn ít gặp, có đáp ứng tốt với điều trị. • Bạch cầu cấp tính không phải dòng mẫu tân cầu (Leucemie nguyên bào không phải lympho). Loại này chia ra làm nhiều loại nhỏ khác nhau tùy thuộc vào dạng tế bào tăng sinh. Thường gặp nhất là bạch cầu cấp tính dạng tế bào tủy, dạng này thường gặp ở những người trẻ tuổi và càng lớn tuổi tỷ lệ xuất hiện của bệnh càng tăng. 5.1.1. Nguyên nhân: Nguyên nhân bệnh đến nay vẫn chưa biết rõ. Các yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện của bệnh gồm có: - Nhiễm phóng xạ liều cao (> 100 rads). - Nhiễm độc hóa chất (Benzen, Phenylbutazone, Chloramphenicol, các thuốc chống ung thư nhất là các thuốc thuộc nhóm Alkyl, thuốc diệt sâu rầy DDT …). - Di truyền: ở những người mắc hội chứng Down, tỷ lệ xuất hiện bệnh cao gấp 20 lần so với người bình thường. - Nhiễm siêu vi loại B hoặc C-RNA virus (nhất là loại C). 5.1.2. Triệu chứng: Bệnh khởi phát có thể đột ngột với các triệu chứng như sốt cao, xuất huyết nhiều, suy nhược nặng hoặc xảy ra từ từ với các triệu chứng như mệt mỏi, xanh xao, sốt nhẹ, lở loét miệng không lành, chảy máu rỉ rả ở chân răng. Có khi bệnh nhân không có triệu chứng gì, bệnh chỉ phát hiện tình cờ khi bệnh nhân nhổ răng chảy máu không cầm được hoặc khi bệnh nhân là phụ nữ bị rong kinh. 5.1.3. Tiến triển Nếu không điều trị, bệnh nhân sẽ chết trong vòng 3 tháng (dòng mẫu tân cầu), 1-2 tháng (không phải dòng mẫu tân cầu) Bệnh nhân thường chết vì các biến chứng:  Xuất huyết nặng.  Tắc động mạch, tĩnh mạch.  Nhiễm trùng.  Suy kiệt. 8 Hóa dược- dược lý 1 5.2. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm: Hình 2: Hồng cầu hình liềm Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một bệnh nặng do cơ thể tạo ra những tế bào hồng cầu có hình liềm." Hình liềm" nghĩa là các hồng cầu có hình dạng giống như chữ "C". Hồng cầu bình thường có thể di chuyển một cách dễ dàng qua các mạch máu. Hồng cầu chứa hemoglobin. Hemoglobin này chứa nhiều sắt tạo ra màu đỏ của máu và mang oxy từ phổi đến những phần còn lại của cơ thể. Các hồng cầu hình liềm chứa những hemoglobin bất thường làm cho các tế bào có hình lưỡi liềm. Các tế bào hình liềm không di chuyển qua các mạch máu một cách dễ dàng được. Chúng cứng và nhớp nháp và có khuynh hướng đóng cục lại và kẹt vào các mạch máu. Những khối tế bào hình liềm bị đóng cục trong mạch máu ngăn không cho máu chảy đến các chi và các cơ quan. Các mạch máu bị tắc nghẽn có thể gây đau, nhiễm trùng nặng và tổn thương cơ quan. 5.2.1. Nguyên nhân: Di truyền từ cha mẹ đã có mang tế bào hồng cầu hình liềm, hoặc một hemoglobin bất thường. 5.2.2. Triệu chứng: • Khó thở • Chóng mặt • Nhức đầu • Lạnh tay chân • Da tái • Đau ngực. • Đau đột ngột và xuyên suốt cơ thể 5.2.3. Biến chứng: 9 Hóa dược- dược lý 1 • Hội chứng chân- tay: Các tế bào hình liềm có thể chẹn các mạch máu ở chân tay. Tình trạng này được gọi là hội chứng chân tay. Nó dẫn đến đau, phù nề, sốt ở một hoặc cả 2 tay/ chân. Người bệnh có thể cảm thấy đau ở nhiều xương của tay và chân. Phù nề xảy ra ở lưng bàn tay và chân khi di chuyển đến các ngón. Họi chứng chân- tay có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh thiếu máu tế bào hình liềm ở nhũ nhi. • Biến chứng trên lách: Lách là một cơ quan nằm ở bụng có vai trò lọc những hồng cầu bất thường và hỗ trợ chiến đấu chống nhiễm trùng. Ở một số trường hợp, lách bắt những tế bào đáng lẽ phải ở trong máu làm cho lách to lên dẫn đến thiếu máu. Nếu lách bị tắc quá nhiều bởi các tế bào hình liềm, nó sẽ không hoạt động được bình thường dẫn đến teo lách. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ phải truyền máu cho đến khi cơ thể tạo ra nhiều tế bào hơn và phục hồi. • Nhiễm trùng: Cả trẻ em và người lớn bị thiếu máu tế bào hình liềm đều rất khó khăn khi chiến đấu với nhiễm trùng do bệnh có thể gây tổn thương lách là cơ quan hỗ trợ chiến đấu chống nhiễm trùng. Những trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ bị tổn thương lách dễ bị nhiễm trùng hơn và có thể tử vong trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong thường gặp nhất ở những trẻ nhỏ bị thiếu máu hồng cầu hình liềm. Viêm màn não, nhiễm influenza, và viêm gan là những nhiễm trùng khác thường gặp ở những bệnh nhân thiếu máu hồng cầu hình liềm. • Hội chứng ngực cấp: Hội chứng ngực cấp là một tình trạng có thể gây đe dọa tính mạng có liên hệ với thiếu máu hồng cầu hình liềm. Nó tương tự với viêm phổi. Tình trạng này gây ra bởi nhiễm trùng hoặc những hồng cầu hình liềm bị giữ lại bên trong phổi. Những bệnh nhân gặp tình trạng này thường bị đau ngực và sốt. Chụp X quang ngực cũng thường cho kết quả bất thường. Qua thời gian, những tổn thương phổi do hội chứng ngực cấp có thể dẫn đến tăng áp động mạch phổi. • Tăng áp động mạch phổi: Những mạch máu nhỏ ở phổi bị tổn thương làm cho tim khó bơm máu đến phổi hơn làm cho áp lực máu ở phổi tăng lên.Tình trạng tăng áp lực máu ở phổi được gọi là tăng áp động mạch phổi. Triệu chứng chính của tăng áp động mạch phổi là khó thở. 10 [...]... nhiều cách phân loại thể bệnh nhưng thường phân :  Thể đột ngột: bệnh tiến triển rất nhanh người bệnh có thể chết trong vài giờ do xuất huyết, nhất là xuất huyết não và xuất huyết tiêu hóa  Thể chỉ có thiếu máu và sốt: người bệnh chỉ thấy sất kéo dài và thiếu máu dần chỉ chẩn, đoán được khi chúng ta nghĩ đến và làm huyết đồ và tuỷ đồ  Thể chỉ có sốt và xuất huyết: người bệnh sốt kéo dài kèm theo... bệnh về máu còn quyết định chẩn đoán phải dựa vào huyết đồ và tuỷ đồ Ở tuyến cơ sở và cộng đồng không thể chẩn đoán được cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở có thể xét nghiệm được để chẩn đoán Triệu chứng đầu tiên bao giờ cũng có là sốt Thường là sốt cao liên tục, các thuốc hạ sốt thông thường không hạ được sốt chỉ chờ khi điều trị được lui bệnh sốt mới được cải thiện  Thiếu máu: cũng giống như thiếu máu. .. giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố nhưng thiếu máu ở đây có đặc điểm là thiếu máu rất nhanh và nhiều, có khi chỉ trong vòng 1 tuần hoặc 10 ngày người bệnh đã thiếu máu rất nặng  Xuất huyết: Cùng với sốt và thiếu máu xuất huyết có thể xuất hiện rất sớm mang đủ tính chất của xuất huyết giảm tiểu cầu nghĩa là xuất huyết tự nhiên, nhiều nơi, nếu xuất huyết dưới da đa hình thái và nhiều lứa tuổi, dấu... đau bụng ngoại khoa, có thể đái ra máu vi thể Thường không thấy chảy máu mũi, răng lợi, tử cung  Ngoài ra có thể thấy • Đau xương khớp, đầu gối cổ chân • Biểu hiện dị ứng ngoài da • Tiền sử có cơ địa dị ứng 2 NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU ( bổ sung) a) Sắt: • Chỉ định: - Điều trị thiếu máu nhược sắt, phối hợp với DDS trong điều trị bệnh phong • Tác dụng phụ: - Lợm giọng, buồn nôn, kích ứng niêm mạc... Tham gia vào quá trình tổng hợp acid amin, ảnh hưởng tới sự trưởng thành và tái tạo hồng cầu Chỉ định: - Chữa bệnh thiếu máu hồng cầu to không kèm theo tổn thương thần kinh trung ưng như thiếu vitamin B12 - Phòng và điềutrị thiếu hụt acid folic do ức chế của một số thuốc - Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, đái tháo porphyrin Chống chỉ định: Dùng đơn thuần acid folic trong các trường hợp thiếu máu ác tính... nhất Các bệnh nhân có triệu chứng biểu hiện dưới dạng vàng da sơ sinh và thiếu máu tán huyết cấp  Vàng da sơ sinh: Vàng da thường xuất hiện trong vòng từ 1-4 ngày cùng thời gian hoặc hơi sớm hơn vàng da sinh lý Kernicterus là biến chứng hiếm gặp  Thiếu máu tán huyết cấp: Biểu hiện lâm sàng là hậu quả của những tác nhân gây stress trên hồng cầu như thuốc hoặc các hoá chất có tính oxy - hoá, bệnh nhiễm... gian lui bệnh nhờ điều trị Thông thường cuộc sống người bệnh thường kết thúc bằng:  Xuất huyết ồ ạt ở nhiều nơi nặng nhất là xuất huyết màng não - não  Nhiễm trùng: thường nhiễm trùng nhiều nơi và nặng nề nhất là nhiễm trùng máu  Tắc mạch: thường ít xảy ra trừ khi bạch cầu tăng quá cao 5.5 Bệnh thiếu men G6PD: 5.5.1 Nguyên nhân: Bệnh thiếu men G6PD 5.5.2 Triệu chứng: Không triệu chứng là bệnh cảnh... dựa vào dịch tễ, huyết thanh chẩn đoán và huyết đồ, tuỷ đồ  Thể bắt đầu bằng những khối u ở xương: thường là ở xương sọ, xương hàm trên, xương sườn khi sinh thiết những u này thường có màu xanh (màu của Porphyrin) 5.4.3 Tiến triển: 13 Hóa dược- dược lý 1 Trước đây bệnh thường gây tử vong trong vài tuần hoặc vài tháng Nay với sự tiến bộ của điều trị đời sống, người bệnh có thể kéo dài đến vài năm Bệnh. .. Thường bệnh diễn biến từ từ, biểu hiện là các triệu chứng thiếu máu, xuất huyết và nhiễm trùng Tuy nhiên cũng có trường hợp khởi phát rầm rộ, đủ các triệu chứng, thường gặp ở suy tủy do nhiễm độc  Toàn phát: Bệnh nhân suy tủy toàn bộ có thể có một, hai hoặc cả ba hội chứng: thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng • Thiếu máu: là triệu chứng thường gặp nhất, theo nghiên cứu của Viện Huyết học - Truyền máu. .. dược lý 1 • Chậm lớn và chậm dậy thì ở trẻ em: Những trẻ bị thiếu máu tế bào hình liềm thường lớn chậm hơn những trẻ khác Chúng cũng dậy thì chậm hơn Đời sống ngắn ngủi của hồng cầu là nguyên nhân gây chậm lớn Những người trưởng thành bị thiếu máu tế bào hình liềm thường mảnh khảnh và nhỏ con hơn những người khác • Đột quỵ: Có 2 dạng đột quỵ có thể xảy ra ở những bệnh nhân thiếu máu hồng cầu hìnhliềm . NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU: Trong quá trình điều trị thiếu máu phải kết hợp điều trị nguyên nhân với dùng thuốc hoặc với điều trị triệu chứng và bồi dưỡng cơ thể.  Trường hợp mất máu cấp với. da. • Tiền sử có cơ địa dị ứng. 2. NHÓM THUỐC ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU ( bổ sung) a) Sắt: • Chỉ định: - Điều trị thiếu máu nhược sắt, phối hợp với DDS trong điều trị bệnh phong. • Tác dụng phụ: - Lợm giọng,. tố nhưng thiếu máu ở đây có đặc điểm là thiếu máu rất nhanh và nhiều, có khi chỉ trong vòng 1 tuần hoặc 10 ngày người bệnh đã thiếu máu rất nặng.  Xuất huyết: Cùng với sốt và thiếu máu xuất

Ngày đăng: 24/07/2014, 04:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Contents

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan