Tìm hiểu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em dưới 5 tuổi tại phường phường đúc thành phố huế

44 1.4K 4
Tìm hiểu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em dưới 5 tuổi tại phường phường đúc  thành phố huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn hoặc virus 3, 9. Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới hàng năm có khoảng 2 tỷ trẻ em dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, trong đó có khoảng 20% là viêm phổi. Tại các nước đang phát triển, trung bình mỗi trẻ trong năm có tần suất mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 49 lần và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi 17, 18. Ở Việt Nam, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cũng là một vấn đề quan trọng trong bệnh lý hô hấp ở trẻ em, có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong được xếp hàng đầu qua các số liệu được công bố của Viện Bảo Vệ Sức Khỏe Trẻ Em và các tỉnh thành trong cả nước 1. Theo số liệu điều tra chung của toàn quốc thì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm 13 so với tổng số trẻ em đến khám và chữa bệnh tại các bệnh viện. Ước tính hàng năm có khoảng 20.00025.000 trẻ chết vì bệnh lý đường hô hấp. Số lần mắc bệnh của trẻ em trong năm cũng cao, trung bình mỗi trẻ có thể mắc bệnh từ 35 lầnnăm và thành thị mắc bệnh nhiều hơn nông thôn. Vì vậy ngày công lao động của người mẹ bị giảm sút do con bị ốm nhiều lần và mẹ nghỉ 4. Do tính nghiêm trọng của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, trong một nỗ lực nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và giảm tỷ lệ mắc bệnh hô hấp cấp tính ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã đề ra chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu vào năm 1981. Tại Việt Nam, chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được thực hiện từ năm 1984, đến nay chương trình đã được triển khai rộng khắp trên toàn quốc và hiệu quả của 2 chương trình cũng rất rõ rệt. Hiện nay tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính giảm một cách đáng kể, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh vẫn còn cao 9, 13. Nhằm nâng cao chất lượng công tác phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em, chúng tôi tiến hành đề tài “Tìm hiểu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em dưới 5 tuổi tại phường Phường Đúc Thành phố Huế” với các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại phường Đúc. 2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi, các kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Huế, ngày 10 tháng 6 năm 2009 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ARI : Acute Respiratory Infection BVBMTE : Bảo vệ bà mẹ trẻ em CBCC : Cán bộ công chức NKHHCT : Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính NKHHC : Nhiễm khuẩn hô hấp cấp SDD : Suy dinh dưỡng TCYTTG : Tổ chức y tế thế giới TH : Tiểu học THCS : Trung học cơ sở MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Sơ lược lịch sử-Tầm quan trọng của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tính 3 1.2. Nguyên nhân gây nhiễm hô hấp cấp tính ở trẻ 4 1.3. Phân loại nhiễm hô hấp cấp tính 4 1.4. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 6 1.5 Một số yếu tố liên quan 8 1.6. Phòng bệnh 10 1.7 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu 11 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 2.1. Đối tượng nghiên cứu 13 2.2. Phương pháp nghiên cứu 13 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18 3.1 Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi 18 3.2. Các yếu tố liên quan với NKHHCT 21 Chƣơng 4. BÀN LUẬN 27 4.1. Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi trong 2 tuần. 27 4.2. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. 28 KẾT LUẬN 35 KIẾN NGHỊ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn hoặc virus [3], [9]. Theo số liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới hàng năm có khoảng 2 tỷ trẻ em dưới 5 tuổi mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, trong đó có khoảng 20% là viêm phổi. Tại các nước đang phát triển, trung bình mỗi trẻ trong năm có tần suất mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính từ 4-9 lần và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi [17], [18]. Ở Việt Nam, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cũng là một vấn đề quan trọng trong bệnh lý hô hấp ở trẻ em, có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong được xếp hàng đầu qua các số liệu được công bố của Viện Bảo Vệ Sức Khỏe Trẻ Em và các tỉnh thành trong cả nước [1]. Theo số liệu điều tra chung của toàn quốc thì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính chiếm 1/3 so với tổng số trẻ em đến khám và chữa bệnh tại các bệnh viện. Ước tính hàng năm có khoảng 20.000-25.000 trẻ chết vì bệnh lý đường hô hấp. Số lần mắc bệnh của trẻ em trong năm cũng cao, trung bình mỗi trẻ có thể mắc bệnh từ 3- 5 lần/năm và thành thị mắc bệnh nhiều hơn nông thôn. Vì vậy ngày công lao động của người mẹ bị giảm sút do con bị ốm nhiều lần và mẹ nghỉ [4]. Do tính nghiêm trọng của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em, trong một nỗ lực nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và giảm tỷ lệ mắc bệnh hô hấp cấp tính ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) đã đề ra chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu vào năm 1981. Tại Việt Nam, chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được thực hiện từ năm 1984, đến nay chương trình đã được triển khai rộng khắp trên toàn quốc và hiệu quả của 2 chương trình cũng rất rõ rệt. Hiện nay tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính giảm một cách đáng kể, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh vẫn còn cao [9], [13]. Nhằm nâng cao chất lượng công tác phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em, chúng tôi tiến hành đề tài “Tìm hiểu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em dưới 5 tuổi tại phường Phường Đúc- Thành phố Huế” với các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại phường Đúc. 2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ - TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH 1.1.1. Vài nét sơ lƣợc lịch sử bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính NKHHCT là một bệnh rất đa dạng do virus hoặc vi khuẩn gây ra trên toàn bộ đường hô hấp từ mũi, họng, thanh khí phế quản đến nhu mô phổi. Ngay từ thời Hyppocrate, Aretei và các thầy thuốc cổ xưa cũng đã nói đến bệnh viêm phổi nhiều hơn các bệnh khác [3]. Năm 1761, Lesopon Auenbrughe đã tìm ra phương pháp gõ để chẩn đoán viêm phổi. Về sau Laonnec (1781 – 1862), có vai trò lớn trong sự phát triển học thuyết về bệnh viêm phổi, ông so sánh các triệu chứng lâm sàng phát hiện được lúc nghe phổi ở bệnh nhân viêm phổi với những biến đổi giải phẩu bệnh lý [17]. Ngày nay nhờ sự tiến bộ khoa học kỹ thuật của ngành y tế đã giúp tìm thấy căn nguyên của bệnh, các phương pháp chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời đã làm giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong khá rõ rệt [5]. 1.1.2. Tầm quan trọng của vấn đề nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em NKHHCT là mối quan tâm hàng đầu của TCYTTG,vì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong rất cao, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi, bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển. Theo ước tính của TCYTTG, hàng năm có khoảng 15 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong, trong đó có khoảng 4-5 triệu chết vì NKHHCT mà chủ yếu là viêm phổi nặng hoặc bệnh rất nặng [2]. NKHHCT mà chủ yếu là viêm phổi có tỷ lệ mắc rất lớn, tỷ lệ tử vong cao, số lần mắc nhiều lần trong năm làm ảnh hưởng đến sức khỏe. NKHHCT 4 là vấn đề sức khỏe hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh và tử vong ở trẻ em [4]. 1.2. NGUYÊN NHÂN GÂY NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM Tác nhân chủ yếu gây NKHHCT ở trẻ em là virus và vi khuẩn, nhưng phần lớn NKHHCT ở trẻ em là nguyên nhân do virus [2], [3], [9], [26]. + Các virus thường gặp gây NKHHCT ở trẻ em là : 1. Virus hợp bào hô hấp hay gặp nhất 2. Virus cúm, á cúm 3. Virus sởi 4. Adeno virus 5. Rhino virus, Entero virus, Cornaa virus và các loại virus khác + Các vi khuẩn thường gặp là: 1. Hemophilus inphuenzae 2. Streptococcus pneumoniae 3. Staphylocus aureus 4. Bordetella 5. Klefsiella pneumonae 6. Chlamydia trachomattic và các vi khuẩn khác. 1.3. PHÂN LOẠI NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH 1.3.1. Phân loại theo vị trí giải phẩu Theo TCYTTG, lấy nắp thanh quản làm ranh giới để phân chia ra nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới [1], [17], [18]. - Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên tổn thương phía trên nắp thanh quản thường hay gặp chiếm 96% [25], và nhẹ gồm: + Viêm mũi – họng cấp, viêm V.A + Viêm Amygdales cấp + Viêm tai giữa cấp 5 + Viêm xoang cấp + Các trường hợp ho cảm lạnh - Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới tổn thương phía dưới nắp thanh quản ít gặp hơn, nhưng thường là nặng bao gồm: + Viên thanh quản + Viêm khí quản + Viêm phế quản + Viêm tiểu phế quản + Viêm phổi Theo TCYTTG năm 1998 số tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp dưới chiếm 19% tất cả tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi [9]. 1.3.2. Phân loại theo mức độ nặng nhẹ Phân loại này thực tế hay dùng để đánh giá và xử lý kịp thời các trường hợp NKHHCT [14]. NKHHCT ở trẻ em có thể có nhiều dấu hiệu lâm sàng như: sốt, chảy mũi, ho, nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, thở khò khè, tím tái [17]. Theo TCYTTG thì có thể dựa vào các dấu hiệu cơ bản như: ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực và một số dấu hiệu khác để phân loại xử lý theo mức độ nặng nhẹ của bệnh [1], [3]. - Không viêm phổi (nhiễm khuẩn hô hấp nhẹ) trẻ có dấu hiệu: ho, chảy mũi nước, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực. - Viêm phổi (nhiễm khuẩn hô hấp thể vừa) trẻ có dấu hiệu: thở nhanh, không có rút lõm lồng ngực. - Viêm phổi nặng (nhiễm khuẩn hô hấp thể nặng) trẻ có dấu hiệu: rút lõm lồng ngực. - Bệnh rất nặng nếu trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau: Không uống được, co giật, ngủ li bì khó đánh thức, thở rít khi nằm yên, suy 6 dinh dưỡng nặng. Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi có dấu hiệu bỏ bú, sốt hoặc hạ nhiệt độ, thở khò khè [6], [15]. 1.4. TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM 1.4.1.Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trên thế giới Tại hội nghị quốc tế về NKHHCT lần thứ nhất tổ chức tại Washington (Mỹ) tháng 12 năm 1991, đã thông báo chính thức số trẻ em chết hàng năm là do các bệnh viêm phổi do nhiễm khuẩn có khoảng 10 ngàn trẻ tử vong mỗi ngày, trong đó có hơn 90% số tử vong này lại tập trung ở các nước đang phát triển [3]. Hội nghị đã thông báo số lần mắc bệnh viêm phổi trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm ở Ấn Độ là 13,0%; Kenia: 18,0%; Thái Lan: 7,0%; Hoa Kỳ: 3,0%. Số lần mắc NKHHCT hàng năm ở Cotarika là 5,9% (trẻ dưới 1 tuổi) và 7,2% (trẻ từ 1-2 tuổi); ở Nigieria là 7,5%; Ấn Độ là 5,6% và 5,3%; ở Hoa Kỳ là 4,5% [17]. Chúng ta thấy số lần mắc NKHHCT mỗi thể (nặng, nhẹ) không chênh lệch nhiều giữa các quốc gia, nhưng số lần mắc viêm phổi là những thể nặng dễ đưa đến tử vong thì giữa các nước nghèo đang phát triển gấp 5 lần so với Mỹ [18]. Vào năm 1984, theo số liệu của Pio, Leowski và Ten Dam báo cáo tại hội nghị Sydney, hội nghị Nam Á đầu tiên về nhiễm khuẩn hô hấp. Số trường hợp mắc bệnh viêm phổi mỗi năm trong 100.000 trẻ dưới 5 tuổi như sau: tại huyện Đông Quan (Trung Quốc) là 74,6%; tại bang Punjab (Ấn Độ) là 94,1%; tại vùng Taribasin, Papuanin Ghine là 25,6% ở trẻ dưới 1 tuổi và 62% ở trẻ từ 1-4 tuổi [19]. Qua các số liệu trên chứng tỏ NKHHCT là bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển. Bệnh có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy đến đầu năm 1983, TCYTTG đã có chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp (NKHHC) ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu [4]. 7 1.4.2. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở Việt Nam Ở Việt Nam NKHHCT ở trẻ em là bệnh đứng hàng đầu về tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong. Tại thành phố Hồ Chí Minh theo Thái Thành Nhơn 1991: Số trẻ vào khám bệnh do hô hấp 138.020 , do tiêu chảy 31.192, vào điều trị do hô hấp 24.258, và ỉa chảy 12.182, tại Huế tỉ lệ mắc NKHHCT trong tổng số trẻ em vào điều trị ở bệnh viện là 54,52 % [9]. Theo Nguyễn Đình Hường tỉ lệ mắc NKHHC đến khám ở các cơ sở y tế là 30-40 %, theo thông báo của Viện BVBMTE thì tỉ lệ mắc NKHHC vào điều trị là 44%, và tử vong do đường hô hấp là 37,6% [5],[17]. Các hình thái lâm sàng NKHHCT thay đổi theo vùng, trong công trình nghiên cứu của Đỗ Thanh Xuân, Trần Qụy tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai (tháng 9 /1994-8/1995) với 116 trẻ viêm phổi cấp từ cộng đồng từ 15 ngày tuổi đến 3 tuổi có 60 trường hợp vi khuẩn dương tính chiếm 51.7% [18]. Theo Nguyễn Tấn Viên và cộng sự (1994), tình trạng dinh dưỡng liên quan rõ rệt đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh NKHHCT, suy dinh dưỡng (SDD) dễ bị viêm phổi kèm theo ít nhất các bệnh khác như tiêu chảy, SDD, còi xương [24], [25]. Một điều tra tại 5 tỉnh phía Nam cho biết trẻ mắc NKHHC là 17%. Tại bệnh viện nhi đồng II, theo giáo sư Tạ Thị Ánh Hoa và bác sỹ Đoàn Vân (1989), tỷ lệ trẻ vào bệnh viện điều trị do bệnh hô hấp trong 3 năm (1983 - 1985) là 38,7%; 29,5% và 27,9%; so với vào viện do tiêu chảy 16,6%; 15,6%; 14,4% và do suy dinh dưỡng nặng là 5%; 5,4%; 5,2%. Qua số liệu trên cho ta thấy NKHHC được xếp hàng đầu [7]. Với vai trò của cộng đồng, đặc biệt là kiến thức nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em đối với tình hình mắc và tử vong do NKHHC cũng được nhiều tác giả nghiên cứu, đánh giá. Điều tra tại nhà 760 trẻ dưới 5 tuổi dân tộc Sán Dìu và Mông về tình hình mắc bệnh và thu thập thông tin về một số nguy cơ, nhận [...]... khoảng 400 - 450 lần trẻ bị viêm phổi cần điều trị [2], [5] Các thông số trên đã nói lên được tình hình NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam là một loại bệnh khá phổ biến, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và trải đều trên mọi miền của đất nước 1 .5 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 1 .5. 1 Nhận thức và hành vi của bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Theo TCYTTG có đến 75% bệnh... so với trẻ bú mẹ từ 12 tháng trở lên 24 3.2.4 KIến thức của mẹ về phòng NKHHC Bảng 3.7 Liên quan giữa NKHHCT với kiến thức phòng bệnh của mẹ Mắc bệnh Hiểu biết của bà mẹ Không mắc bệnh Tổng n TL % n TL% n TL% Hiểu biết đúng 28 28 ,5 70 71 ,5 98 44 ,5 Hiểu biết không đúng 66 54 ,1 56 45, 9 122 55 ,5 Tổng 94 42,7 126 57 ,3 220 100 P < 0, 05 Tỷ lệ % 60 54 .1 50 40 28 .5 30 20 10 0 Hiểu biết đúng Hiểu biết không... NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH 4.2.1 Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính phân bố theo độ tuổi Bảng 3.2 Cho thấy độ tuổi mắc NKHHCT cao nhất < 12 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 48,3%, nhóm trẻ 12-23 tháng tuổi tỷ lệ là 47,8%, nhóm trẻ 24- 35 tháng: 40,4%, nhóm trẻ từ 36-47 tháng tuổi: 36,4%, nhóm trẻ từ 36-47 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 34 ,5% Qua đó chúng tôi nhận thấy tỷ lệ NKHHCT ở trẻ dưới 24 tháng cao hơn so với trẻ ở các... quản của trẻ em lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn niêm mạc có nhiều mạch máu, hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở nhóm trẻ < 12 tháng tuổi là hợp lý Tuy nhiên theo Mai Anh Tuấn ở Bắc Cạn thì trẻ dưới 12 tháng tỷ lệ mắc bệnh là 32,1%, thấp hơn trẻ từ 12 - 35 tháng: 45, 02%, từ 36 - 59 tháng: 42 ,53 % [23] 29 4.2.2 Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. .. 220 trẻ em dưới 5 tuổi và các bà mẹ tại phường Phường Đúc - thành phố Huế, chúng tôi rút một số nhận xét và bàn luận sau: 4.1 TỶ LỆ MẮC BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ DƢỚI 5 TUỔI TRONG 2 TUẦN Chúng tôi khảo sát 220 trẻ dưới 5 tuổi , kết quả nghiên cứu của bảng 3.1 cho thấy có 94 trẻ em mắc bệnh NKHHCT trong 2 tuần chiếm tỷ lệ 42,7% So với kết quả nghiên cứu của các nước trên thế giới như ở Sao-Paulo... thấy tỷ lệ mắc bệnh NKHHCT tại 2 xã là 26, 45% (Lê Thị Nga và cộng sự 1998) Theo Nguyễn Trung Trực (1999), tỷ lệ NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi là 33 ,5% [22] Hoàng Hiệp, Hàn Trung Điền (1994) điều tra 3 .56 4 trẻ dưới 1 tuổi tại cộng đồng cho thấy trẻ NKHHCT 1 lần/năm là 3.196 trẻ, 4-6 lần/năm là 257 trẻ [17] Theo chương trình NKHHCT (1997) tại một xã dân số 8000 trẻ em dưới 5 tuổi hàng năm có khoảng 1600-... cứu của Nguyễn Huy Bính tại Nha TrangTỉnh Khánh Hòa năm 2007) - Z = 1,96, tương ứng với độ tin cậy 95% - HSĐC ( Hệ số điều chỉnh) = 1 - c: độ chính xác mong muốn là 0,07% Tính được n = 1 85, thêm 20% sai số điều tra Tổng cộng 1 85 + 35 = 220 Vậy cỡ mẫu được chọn nghiên cứu là 220 trẻ em dưới 5 tuổi 2.2.3 Chọn mẫu [12] - Chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh sách trẻ em dưới 5 tuổi tại phường Phường Đúc- TP Huế. .. không đạt yêu cầu 2.2.9 Xử lý số liệu nghiên cứu Số liệu được phân tích và xử lý bằng thống kê y tế và phần mềm EXCEL 2003 18 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ DƢỚI 5 TUỔI 3.1.1 Tỷ lệ hiện mắc NKHHCT ở trẻ dƣới 5 tuổi trong 2 tuần Bảng 3.1 Tỷ lệ hiện mắc NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi trong 2 tuần NKHHC n Tỷ lệ % Có 94 42,7 Không 126 57 ,3 Tổng 220 100 57 .3 42.7 Có Không... NKHHCT ở trẻ dƣới 5 tuổi trong 2 tuần Nhận xét: Tỷ lệ hiện mắc NKHHCT ở trẻ dưới 5 tuổi trong 2 tuần là 47,2% 19 3.1.2 Tỷ lệ NKHHC phân bố theo tuổi Bảng 3.2 Tỷ lệ NKHHC phân bố theo tuổi Tuổi Mắc bệnh Không mắc bệnh Tổng (tháng) n TL % n TL% n TL% < 12 29 48,3 31 51 ,7 60 27,3 12 – 23 22 47,8 24 52 ,2 46 20,9 24 – 35 21 40,4 31 59 ,6 52 23,6 36 – 47 12 36,4 21 63,6 33 15, 0 48 - 59 10 34 ,5 19 65, 5 29 13,2... tháng tuổi lớn hơn So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Viên, Lê Thị Ngọc Việt [24] qua nghiên cứu 8084 trẻ dưới 5 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ từ 0-12 tháng tuổi là 54 ,9%, trẻ từ 13-36 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 33,28%, trẻ từ 37-60 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 11,82% Theo Nguyễn Ngọc Phúc tỷ lệ mắc bệnh NKHHCT ở trẻ dưới 12 tháng 56 ,09%, 2 - 3 tuổi 31,49%, 4 - 5 tuổi 31,39% [16] Với nghiên cứu của . phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em, chúng tôi tiến hành đề tài “Tìm hiểu tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em dưới 5 tuổi tại phường Phường Đúc- Thành phố Huế với các. trọng của bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tính 3 1.2. Nguyên nhân gây nhiễm hô hấp cấp tính ở trẻ 4 1.3. Phân loại nhiễm hô hấp cấp tính 4 1.4. Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em. nặng. Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi có dấu hiệu bỏ bú, sốt hoặc hạ nhiệt độ, thở khò khè [6], [ 15] . 1.4. TÌNH HÌNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM 1.4.1 .Tình hình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trên

Ngày đăng: 24/07/2014, 02:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan