Nghiên cứu tình hình thừa cân béo phì của học sinh trung học cơ sở huyện cai lậy, tỉnh tiền giang

102 3.3K 40
Nghiên cứu tình hình thừa cân béo phì của học sinh trung học cơ sở huyện cai lậy, tỉnh tiền giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀTrẻ em là tương lai của đất nước “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai ”, do vậy việc chăm sóc sức khỏe trẻ em không chỉ là mối quan tâm của từng gia đình mà còn là sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước, để có một thế hệ có đủ thể lực và trí tuệ tốt.Béo phì và suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em là hai thái cực của một vấn đề. Người ta nhận thấy cả tình trạng thừa cânbéo phì và quá nhẹ cân đều liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong 13, 19, 23, 84.Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em là sự tác động qua lại hết sức phức tạp của các yếu tố kinh tếvăn hóaxã hội và môi trường. Cho nên tính chất phổ biến của tình trạng dinh dưỡng được coi là chỉ số hữu ích để đánh giá trình độ phát triển của quốc gia.Dinh dưỡng chiếm một vị trí quan trọng đối với sức khỏe trẻ em, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng, phát triển, ảnh hưởng đến tình hình bệnh tật và tử vong của trẻ em. Tình trạng thể chất của trẻ không bình thường còn liên quan đến khẩu phần ăn dư thừa, vượt quá mức nhu cầu của trẻ dẫn đến thừa cânbéo phì. Do vậy, khi nói đến “Malnutrition” bao hàm cả “thiếu và thừa” dinh dưỡng 19, 23.Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu calo và năng lượng trong khi đó thừa cânbéo phì là tình trạng tăng năng lượng thu vào hoặc giảm năng lượng tiêu hao diễn ra trong một khoảng thời gian đáng kể 48. Tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ khác cùng tác động lên mỗi cá thể để làm cho suy dinh dưỡng hoặc béo phì dể xuất hiện 19, 72.Thừa cânbéo phì đang được tổ chức Y tế thế giới xem xét dưới góc độ là một “nạn dịch toàn cầu” (global epidemic) và người ta cho rằng béo phì xếp đầu tiên của một nhóm được gọi là “các căn bệnh của nền văn minh” (Diseases of civilization) 24, 32, 76, 78.Việt Nam là nước đang phát triển vì vậy chúng ta đang ở trong xu hướng chung của các nước đang phát triển đó là suy dinh dưỡng cùng tồn tại song hành với béo phì. Nó cũng nói lên rằng chúng ta phải đồng thời can thiệp cùng lúc cho hai mặt của một vấn đề dinh dưỡng như trong chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đề ra 5, 13, 19, 84.Sự hiểu biết về kiến thức dinh dưỡng của trẻ em hiện nay là một vấn đề của toàn xã hội, nó đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Nhà nước và sự phối hợp lồng ghép của các ban ngành đoàn thể và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế đóng vai trò tham mưu đắc lực. Một số thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì đang ngày càng tăng ở các thành phố lớn 11, 23, 24, 34, 60, 76.Cai Lậy là 1 huyện nằm về phía tây tỉnh Tiền Giang, dân số 325.982 người gồm 27 xã và 1 Thị Trấn, 90% người dân sống bằng nghề nông nghiệp xen màu, vườn cây ăn trái và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Kinh tế của huyện chủ yếu là trồng lúa, kinh tế vườn, mô hình bệnh tật trước kia chủ yếu là suy dinh dưỡng và các bệnh nhiễm trùng. Hiện nay các bệnh do virus, các bệnh không do nhiễm trùng như: Tim mạch, đái tháo đường, chấn thương do tai nạn có chiều hướng ngày một gia tăng.Tại huyện Cai Lậy trong những năm gần đây chưa có công trình nào nghiên cứu về tỷ lệ thừa cânbéo phì. Nhằm tìm hiểu thực trạng tình hình thừa cânbéo phì ở trẻ em, đặc biệt trẻ em lứa tuổi trung học cơ sở từ 11 đến 15 tuổi, góp phần cung cấp các thông tin cần thiết cho các ban ngành chức năng.Với mong muốn góp phần vào sự đánh giá tình hình thừa cânbéo phì ở trẻ em tỉnh Tiền Giang nói chung và huyện Cai Lậy nói riêng, nhằm có kế hoạch dự phòng hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh thừa cânbéo phì và nâng cao sức khỏe cho trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu:1. Xác định tỷ lệ thừa cânbéo phì của học sinh 5 trường trung học cơ sở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cânbéo phì của học sinh tại các trường trên.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC MAI VĂN MÃI NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỪA CÂN BÉO PHÌ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2009 LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II 2010 - 1 - KÝ HIỆU VIẾT TẮT BDNGDXBV : Bề dày nếp gấp dưới xương bả vai BDNGDTĐ : Bề dày nếp gấp dưới cơ tam đầu BMI : Body mass Index (Chỉ số khối cơ thể) BPV : Bách phân vị (percentile) CN/CC : Cân nặng/chiều cao FAO : Food Agriculture Organization (Tổ chức lương - nông) GDP : Mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người NCHS : National Center For Health Statistics (Trung tâm Thống kê Sức khỏe quốc gia) OR : Odd Ratio (Tỷ suất chênh) SD : Standard Deviation (Độ lệch chuẩn) SDD : Suy dinh dưỡng TC-BP : Thừa cân-béo phì TCYTTG : Tổ chức y tế thế giới THCS : Trung học cơ sở VB : Vòng bụng VM : Vòng mông VB/VM : Vòng bụng/vòng mông WHO : World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới ) - 2 - ĐẶT VẤN ĐỀ : Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa thừa cân-béo phì 1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của béo phì…………………. 1.3. Phân loại béo phì 1.4. Các yếu tố liên quan đến thừa cân-béo phì 1.5. Các hậu quả đối với sức khỏe của béo phì ở trẻ em 1.6. Dự phòng béo phì 1.7. Điều trị béo phì trẻ em 1.8. Quá trình nghiên cứu bệnh béo phì 1.9.Tình hình trong-ngoài nước thừa cân-béo phì……………………. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.3. Đạo đức nghiên cứu …………………………………………… Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tình hình thừa cân-béo phì của trẻ em từ 11-15 tuổi tại 5 trường THCS huyện Cai Lậy 3.2. Các yếu tố liên quan với thừa cân-béo phì……………………… Chương 4: BÀN LUẬN-KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ : 4.1. Tình hình thừa cân béo phì của trẻ em 11-15 tuổi tại 5 trường … 4.2. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng béo phì ở trẻ em…… KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC - 3 - ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em là tương lai của đất nước “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai ”, do vậy việc chăm sóc sức khỏe trẻ em không chỉ là mối quan tâm của từng gia đình mà còn là sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước, để có một thế hệ có đủ thể lực và trí tuệ tốt. Béo phì và suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em là hai thái cực của một vấn đề. Người ta nhận thấy cả tình trạng thừa cân-béo phì và quá nhẹ cân đều liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong [13], [19], [23], [84]. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em là sự tác động qua lại hết sức phức tạp của các yếu tố kinh tế-văn hóa-xã hội và môi trường. Cho nên tính chất phổ biến của tình trạng dinh dưỡng được coi là chỉ số hữu ích để đánh giá trình độ phát triển của quốc gia. Dinh dưỡng chiếm một vị trí quan trọng đối với sức khỏe trẻ em, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng, phát triển, ảnh hưởng đến tình hình bệnh tật và tử vong của trẻ em. Tình trạng thể chất của trẻ không bình thường còn liên quan đến khẩu phần ăn dư thừa, vượt quá mức nhu cầu của trẻ dẫn đến thừa cân-béo phì. Do vậy, khi nói đến “Malnutrition” bao hàm cả “thiếu và thừa” dinh dưỡng [19], [23]. Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu calo và năng lượng trong khi đó thừa cân-béo phì là tình trạng tăng năng lượng thu vào hoặc giảm năng lượng tiêu hao diễn ra trong một khoảng thời gian đáng kể [48]. Tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ khác cùng tác động lên mỗi cá thể để làm cho suy dinh dưỡng hoặc béo phì dể xuất hiện [19], [72]. Thừa cân-béo phì đang được tổ chức Y tế thế giới xem xét dưới góc độ là một “nạn dịch toàn cầu” (global epidemic) và người ta cho rằng béo phì xếp đầu tiên của một nhóm được gọi là “các căn bệnh của nền văn minh” (Diseases of civilization) [24], [32], [76], [78]. Việt Nam là nước đang phát triển vì vậy chúng ta đang ở trong xu hướng chung của các nước đang phát triển đó là suy dinh dưỡng cùng tồn tại song hành - 4 - với béo phì. Nó cũng nói lên rằng chúng ta phải đồng thời can thiệp cùng lúc cho hai mặt của một vấn đề dinh dưỡng như trong chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đề ra [5], [13], [19], [84]. Sự hiểu biết về kiến thức dinh dưỡng của trẻ em hiện nay là một vấn đề của toàn xã hội, nó đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Nhà nước và sự phối hợp lồng ghép của các ban ngành đoàn thể và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế đóng vai trò tham mưu đắc lực. Một số thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì đang ngày càng tăng ở các thành phố lớn [11], [23], [24], [34], [60], [76]. Cai Lậy là 1 huyện nằm về phía tây tỉnh Tiền Giang, dân số 325.982 người gồm 27 xã và 1 Thị Trấn, 90% người dân sống bằng nghề nông nghiệp xen màu, vườn cây ăn trái và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Kinh tế của huyện chủ yếu là trồng lúa, kinh tế vườn, mô hình bệnh tật trước kia chủ yếu là suy dinh dưỡng và các bệnh nhiễm trùng. Hiện nay các bệnh do virus, các bệnh không do nhiễm trùng như: Tim mạch, đái tháo đường, chấn thương do tai nạn có chiều hướng ngày một gia tăng. Tại huyện Cai Lậy trong những năm gần đây chưa có công trình nào nghiên cứu về tỷ lệ thừa cân-béo phì. Nhằm tìm hiểu thực trạng tình hình thừa cân-béo phì ở trẻ em, đặc biệt trẻ em lứa tuổi trung học cơ sở từ 11 đến 15 tuổi, góp phần cung cấp các thông tin cần thiết cho các ban ngành chức năng. Với mong muốn góp phần vào sự đánh giá tình hình thừa cân-béo phì ở trẻ em tỉnh Tiền Giang nói chung và huyện Cai Lậy nói riêng, nhằm có kế hoạch dự phòng hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh thừa cân-béo phì và nâng cao sức khỏe cho trẻ em, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ thừa cân-béo phì của học sinh 5 trường trung học cơ sở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân-béo phì của học sinh tại các trường trên. - 5 - Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa thừa cân-béo phì Béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại mô mỡ và các tổ chức khác gây hậu quả xấu cho sức khỏe [68]. Nguyên nhân có thể là thứ phát (nội sinh) hoặc nguyên phát (ngoại sinh) [19], [38]. Cho đến nay, khác với người lớn người ta vẫn chưa có sự nhất trí cao về định nghĩa cũng như trong việc sử dụng các ngưỡng thích hợp để phân định một đứa trẻ là béo phì hay không. Với khái niệm đơn giản được chấp nhận nhiều nhất thì thừa cân (overweight) là một tình trạng tăng quá mức trọng lượng cơ thể so với trọng lượng chuẩn và béo phì (obesity) là tình trạng tăng quá mức mỡ cơ thể một cách cục bộ hay toàn thể [14], [36]. Trên thực tế có thể có một số trẻ thừa cân nhưng không béo phì do sự phát triển quá mức của khối nạc và xương. Sự tương quan chặt chẽ giữa chiều cao và cân nặng trong suốt thời kỳ phát triển trẻ em cho thấy rằng chỉ số cân nặng theo chiều cao (weight for height): W/H có thể là một phương pháp đơn giản để nhận định độ béo gầy [19], [24]. Một quần thể tham khảo đã được TCYTTG khuyến nghị sử dụng trên toàn thế giới từ những năm 1970 là quần thể NCHS (National Center For Health Statistics), Trung tâm thống kê Sức khỏe quốc gia của Hoa Kỳ. Trong các điều tra sàng lọc giới hạn ngưỡng để đánh giá một đứa trẻ là thừa cân khi chỉ số cân nặng theo chiều cao lớn hơn +2SD so với quần thể tham chiếu NCHS/WHO. Một Ủy ban các chuyên gia của TCYTTG cũng đã đưa ra khuyến nghị rằng mối liên quan này thay đổi nhiều theo tuổi, có lẽ là cùng với thời kỳ dậy thì và trưởng thành. Vì vậy chỉ số cân nặng theo chiều cao chỉ nên được sử dụng trong một khoảng tuổi nhất định mà thôi (<9 tuổi). Người ta cũng lưu ý rằng trong điều tra cộng đồng chỉ số cân nặng theo chiều cao cao là đủ đánh giá béo phì, vì đa số cá thể có cân nặng theo chiều cao cao đều béo [19], [34]. - 6 - Để khắc phục nhược điểm trên, TCYTTG đã khuyến nghị sử dụng chỉ số BMI là một chỉ số thực hành lâm sàng đơn giản được mô tả đầu tiên vào thế kỷ XIX bởi Quetelet. Vì vậy, BMI còn được gọi là chỉ số Quetelet, là một chỉ số kết hợp hai yếu tố cân nặng và chiều cao [19], [34]. Chỉ số BMI ở người trưởng thành gia tăng chậm theo tuổi, vì vậy ngưỡng này không phụ thuộc vào độ tuổi khi đánh giá độ béo gầy. Trái lại ở trẻ em, BMI thực tế thay đổi cùng với tuổi: Gia tăng nhanh chóng ở tuổi sơ sinh, giảm xuống ở tuổi tiền học đường và rồi tăng trở lại suốt thời kỳ thiếu niên và giai đoạn sớm ở người trưởng thành. Chính vì lý do này mà BMI chỉ nên được sử dụng ở trẻ lớn (>9 tuổi) và người trưởng thành, đánh giá chỉ số BMI ở trẻ em cần thiết phải được đánh giá cùng biểu đồ tham khảo liên quan với tuổi và giới (bách phân vị theo giới và tuổi). Bách phân vị (Percentile) là số phần trăm của các cá thể trong nhóm mà những cá thể này đã đạt đến một mức tăng trưởng hoặc một đo lường về lượng nào đó (ứng với một cột cao 95cm). Đối với số liệu nhân trắc, các ngưỡng bách phân vị có thể được tính toán từ trung bình và độ lệch chuẩn.Ở mốc 5,10,25 bách phân vị tương ứng với -1,65SD, -1,3 SD và - 0,7SD [14], [19], [34]. Ở trẻ em, BMI ≥ 85 bách phân vị (85 th Percentile) so với quần thể tham chiếu NCHS/WHO thì được xem là thừa cân [48] và ≥ 95 bách phân vị (95 th Percentile) là béo phì. Ngoài ra nếu BMI ≥ 85 bách phân vị và bề dầy nếp gấp da > 90 bách phân vị cũng được xem là béo phì [13], [19], [34], [72], [81]. Ngoài ra người ta còn sử dụng việc đo bề dầy nếp gấp da để loại trừ các trường hợp thừa cân do phát triển khối nạc. Hai vị trí là nếp gấp da cơ tam đầu và góc dưới xương bả vai [19], [34]. Gọi là béo phì ở một trẻ vừa có thừa cân vừa có nếp gấp da cơ tam đầu và góc dưới xương bả vai >90 bách phân vị so với quần thể tham chiếu NCHS [19], [34]. Tỷ số vòng bụng/vòng mông (WAIST – HIP – RATIO) và vòng thắt lưng (WAIST CIRCUMFERENCE) cũng có giá trị để đánh giá sự phân bố của mỡ. Hiện chưa có các “ngưỡng” quy ước với vòng bụng. Người ta thấy các nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim tăng khi vòng bụng - 7 - ≥ 94cm đối với nam, ≥ 80cm đối với nữ và tăng lên rõ khi các trị số tương ứng là ≥ 102cm và ≥ 88cm [2], [8], [19] là béo phì trung tâm. 1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của béo phì Mọi người đều biết cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa năng lượng do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt động khác của cơ thể [72]. Cân nặng cơ thể tăng lên có thể do các chế độ ăn dư thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lượng [68]. Người ta nhận thấy 60-80% trường hợp béo phì là do nguyên nhân dinh dưỡng [19], [72]. Cơ sở sinh lý học của sự điều hòa cân nặng cơ thể là phương trình cân bằng năng lượng: Năng lượng dự trữ = Năng lượng hấp thu – Năng lượng tiêu hao. Một cân bằng năng lượng dương tính xảy ra khi năng lượng hấp thu lớn hơn năng lượng tiêu hao, điều này sẽ kích thích làm gia tăng dự trữ năng lượng và tăng cân [68]. Ngược lại, một cân bằng âm tính xảy ra khi năng lượng hấp thu thấp hơn năng lượng tiêu hao, điều này làm giảm năng lượng dự trữ và giảm cân [13], [14], [19], [34]. Như vậy chỉ khi có cân bằng năng lượng dương tính xảy ra thì mới có khả năng phát triển thành béo phì tức là năng lượng (Calo) đưa vào cơ thể qua thức ăn, thức uống được hấp thu và dự trữ dưới dạng mỡ nhiều hơn là được oxy hóa để tạo thành nhiệt lượng (TCYTTG 2000). Do đó người béo phì cần hạn chế bớt thức ăn giàu năng lượng như chất béo, chất ngọt và cần tăng hoạt động thể lực để tăng cường sử dụng năng lượng, không ăn quá mức cần thiết [19], [71], [73], [85]. Các nghiên cứu về dịch tễ học, di truyền học và sinh thái học phân tử cho thấy nhiều quần thể khác nhau trên thế giới có những người rất dễ nhạy cảm với sự tăng cân và phát triển thành béo phì dễ hơn những người khác. Các yếu tố di truyền, sinh học và các yếu tố cá nhân khác như tuổi, giới, hoạt động các hormone tác động qua lại với nhau tạo nên một cá thể có những đặc tính sinh học trở nên dễ nhạy cảm với sự gia tăng hay là không. - 8 - - Sự hấp thu năng lượng Năng lượng thu vào là toàn bộ thức ăn và đồ uống mà có thể được chuyển hóa bên trong cơ thể. Chất béo cung cấp nhiều năng lượng nhất, tính trên mỗi đơn vị trọng lượng thức ăn, carbonhydrate và protein là ít nhất. Năng lượng của chất xơ được ước tính vào khoảng 6,3KJ/g, chất béo: 37KJ/g, rượu: 29KJ/g, protein: 17KJ/g, carbonhydrate: 10KJ/g. Các quan sát trực tiếp về hấp thu năng lượng đều cho thấy người béo phì thường ăn nhiều và ăn nhanh hơn người gầy, sự hấp thu chất béo liên quan chặt chẽ với béo phì ở trẻ em. Sự nở lớn của khối mỡ làm giảm các phản ứng chuyển hóa bù trừ dẫn đến sự tích lũy mỡ nhiều hơn nữa. Hoạt động tĩnh tại tạo nên nhu cầu năng lượng thấp ở trẻ em. Hơn thế nữa hoạt động cơ bắp thấp làm giảm sự oxy hóa chất béo thuận lợi cho việc tích lũy mỡ. - Sự tiêu hao năng lượng Sự tiêu hao năng lượng: yếu tố thứ hai của phương trình cân bằng năng lượng gồm 3 phần chính [13], [19], [74], [83], [87]: + Năng lượng dành cho chuyển hóa cơ bản. + Năng lượng dành cho quá trình sinh nhiệt. + Năng lượng dành cho các hoạt động thể lực. Tùy theo tính chất thường xuyên và mức độ hoạt động thể lực của từng người mà các thành phần cơ bản của sự tiêu hao năng lượng có sự thay đổi khác nhau, những người có mức hoạt động thể lực thấp là tương đồng với sự gia tăng của tỷ lệ béo phì [13], [83]. 1.3. Phân loại béo phì 1.3.1. Dựa theo đặc điểm giải phẫu và sự phân bố của mô mỡ - Béo phì dạng nam (android obesity) hay còn gọi là béo bụng, béo trung tâm, béo phần trên, béo dạng quả táo (apple – shapled), kiểu béo phì này có nhiều nguy cơ bệnh tật [8], [13], [19]. - 9 - - Béo phì dạng nữ (gynoid obesity) hay còn gọi là béo phần dưới, béo ngoại vi, béo dạng quả lê (pear – shapled), hay béo phần thấp kiểu đàn bà, kiểu ít gây nguy cơ bệnh tật hơn [13], [19]. - Béo phì hỗn hợp: trường hợp này mô mỡ phân bố khá đồng đều. Các trường hợp béo phì nặng và rất nặng thường là béo phì hỗn hợp [13], [19]. 1.3.2. Theo nguyên nhân bệnh sinh - Chỉ có một số ít (10%) béo phì ở trẻ em có nguyên nhân nội tiết hoặc do khiếm khuyết di truyền (còn được gọi là béo phì thứ phát hay béo phì nội sinh), còn lại hơn 90% là béo phì nguyên phát [19]. - Một số bệnh nội tiết có thể gây béo phì, tuy nhiên nguyên nhân này tương đối hiếm gặp như trong hội chứng Cushing, thiểu năng giáp trạng, thiểu năng sinh dục. - Ngoại trừ bệnh cường insulin nguyên phát, các nguyên nhân béo phì thứ phát đều làm trẻ chậm tăng trưởng, thường chỉ số chiều cao theo tuổi thấp hơn 5 bách phân vị. Trong khi đó các trẻ béo phì nguyên phát thường có chiều cao lớn hơn chuẩn. Nói cách khác nếu trẻ béo phì có chiều cao theo tuổi lớn hơn 50 bách phân vị thì không cần khảo sát thêm nguyên nhân của béo phì. Đây là một điểm rất quan trọng trong thực hành lâm sàng. Bảng 1.1. phân biệt giữa béo phì nguyên phát và béo phì thứ phát nội sinh [13], [19]. Yếu tố Béo phì nguyên phát Béo phì thứ phát 1. Tần suất béo phì ở trẻ em > 90% < 10% 2. Chiều cao Cao, thường >50 BPV Lùn, thường < 5 BPV 3. Tiền sử gia đình Gia đình có béo phì Gia đình có béo phì không thường gặp 4. Chức năng tâm thần Bình Thường Chậm phát triển 5. Tuổi xương Bình thường hoặc lớn hơn so với tuổi Chậm phát triển tuổi xương 6. Lâm sàng Bình thường Kèm các dấu hiệu đặc trưng của bệnh nguyên - 10 - [...]... lệ béo phì ở trẻ 6-10 tuổi là 7,6% trong đó trẻ em nam bị thừa cân- béo phì là 11,2% cao hơn trẻ nữ là 3,4% [13], nghiên cứu của Võ Thị Diệu Hiền tỷ lệ thừa cân- béo phì ở học sinh Trung học cơ sở là 8,3% trong đó tỷ lệ béo phì là 0,35% [19] và nghiên cứu của Phan Thị Hạnh cho thấy tỷ lệ béo phì ở học sinh lớp 9 là 6,9% Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Bích Ngọc cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh. .. 30 - 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng của giai đoạn 1 Các học sinh Trường trung học cơ sở (THCS) huyện Cai Lậy từ 11 đến 15 tuổi tại 5 Trường được chọn là THCS Nhị Quí, THCS Cẩm Sơn, THCS Tân Bình, THCS Phú Cường và THCS Võ Việt Tân bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn 2.1.2 Đối tượng của giai đoạn 2 - Nhóm thừa cân- béo phì - Nhóm chứng: Những học sinh bằng nhóm thừa cân- béo phì có cùng tuổi,... nghiên cứu thực hiện ở Viện Nhi nhằm nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của béo phì [14], [24], [26] Một số nghiên cứu về điều trị béo phì bằng phương pháp uống thuốc Y học dân tộc cũng đã thực hiện và cho thấy có kết quả cao [53] 1.9 Tình hình thừa cân- béo phì trong và ngoài nước 1.9.1 Tại các quốc gia đã và đang phát triển Thừa cân và béo phì đang nổi lên như là một vấn... kết quả nghiên cứu dài hơn, vì đây là bài học kinh nghiệm của nhiều nước Tại hội nghị đã có 27 bài báo cáo và nghiên cứu khoa học đã được trình bày, trong đó có một số nghiên cứu béo phì ở học sinh và cộng đồng ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và Hải Phòng cho thấy tỷ lệ thừa cân- béo phì đang càng tăng ở các lứa tuổi đặc biệt là học sinh từ 6 đến 15 tuổi trở lên Một số nghiên cứu thực hiện... có 10 lớp với tổng số 365 học sinh trong đó: Khối lớp 6: 3 lớp (112 học sinh) ; Khối lớp 7: 3 lớp (96 học sinh) ; khối lớp 8: 2 lớp (84 học sinh) ; khối lớp 9: 2 lớp (73 học sinh) + Trường THCS Tân Bình có 14 lớp với tổng số 515 học sinh trong đó: khối lớp 6: 3 lớp (112 học sinh) ; khối lớp 7: 5 lớp (169 học sinh) ; khối lớp 8: 3 lớp (115 học sinh) ; khối lớp 9: 3 lớp (119 học sinh) Tương tự, phía nam quốc... học sinh trong đó: khối lớp 6: 4 lớp (150 học sinh) ; khối lớp 7: 5 lớp (199 học sinh) ; khối lớp 8: 5 lớp (164 học sinh) ; khối lớp 9: 5 lớp (198 học sinh) + Trường THCS Cẩm Sơn có 12 lớp với tổng số 463 học sinh trong đó: khối lớp 6: 3 lớp (115 học sinh) ; khối lớp 7: 3 lớp (134 học sinh) ; khối lớp 8: 3 lớp (112 học sinh) ; khối lớp 9: 3 lớp (102 học sinh) Thị trấn Cai Lậy có 2 trường THCS: THCS Võ Việt... lớp với tổng số 658 học sinh trong đó: khối lớp 6: 4 lớp (137 học sinh) ; khối lớp 7: 4 lớp (159 học sinh) ; khối lớp 8: 5 lớp (178 học sinh) ; khối lớp 9: 6 lớp (184 học sinh) Tổng số học sinh điều tra của 5 trường là 2.712 học sinh có độ tuổi từ 11-15 tuổi 2.2.2.2 Cỡ mẫu của nghiên cứu bệnh chứng Nếu yếu tố liên quan là thói quen ăn uống, thời gian tĩnh tại, thời gian hoạt động, BMI của bố, mẹ…thì cỡ... BMI được tính theo giới và tuổi của trẻ [10] 2.2.3.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán mức độ béo phì Đánh giá thừa cân và béo phì ở học sinh từ 9 tuổi trở lên: TCYTTG khuyên dùng BMI Từ tháng 2 năm 2000, cơ quan khu vực Thái bình dương của TCYTTG (WPRO) và hội nghiên cứu béo phì quốc tế đã phối hợp với Viện nghiên cứu bệnh đái tháo đường quốc tế (IDI) đã đưa ra chỉ tiêu phân loại béo phì cho cộng đồng các nước Châu... Bảng 2.1 Phân loại thừa cân, béo phì của IDI và WPRO (2000) [19], [20] IDI và WPRO 2000 BMI (kg/m2) < 18,5 18,5-22,9 ≥ 23 23-24,9 25-29,9 ≥ 30 Phân loại Nhẹ cân Tình trạng dinh dưỡng bình thường Thừa cân Tiền béo phì Béo phì độ I Béo phì độ II Béo phì độ III Như vậy, theo bảng phân loại dành cho cộng đồng các nước Châu á thì người Việt Nam chúng ta chỉ nên có BMI từ 18,5-22,9 đó là tình trạng dinh dưỡng... rất nhiều nghiên cứu về béo phì ở các khía cạnh khác nhau Tại Hoa Kỳ, béo phì đã trở nên 1 vấn đề dịch tễ quan trọng được quan tâm nghiên cứu Năm 1990 Hoa Kỳ tiêu tốn khoảng 68,8 tỷ USD để điều trị và - 25 - nghiên cứu bệnh béo phì, đó là chưa kể khoảng 33 tỷ USD hàng năm chi cho các sản phẩm và dịch vụ làm giảm cân [46] Nghiên cứu WHO/MONICA là 1 nghiên cứu rộng lớn liên quan đến chỉ số BMI của 48 nhóm . Xác định tỷ lệ thừa cân- béo phì của học sinh 5 trường trung học cơ sở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng thừa cân- béo phì của học sinh tại các. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC MAI VĂN MÃI NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỪA CÂN BÉO PHÌ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2009 LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP. nghĩa thừa cân- béo phì 1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của béo phì ………………. 1.3. Phân loại béo phì 1.4. Các yếu tố liên quan đến thừa cân- béo phì 1.5. Các hậu quả đối với sức khỏe của béo

Ngày đăng: 24/07/2014, 02:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • THỪA CÂN BÉO PHÌ CỦA HỌC SINH

  • TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CAI LẬY

  • TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2009

  • LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II

  • KÝ HIỆU VIẾT TẮT

    • KẾT LUẬN

      • Gia đình có béo phì

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan