Tiền mặt và tiền gởi ngân hàng pps

58 269 0
Tiền mặt và tiền gởi ngân hàng pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiền mặt và tiền gởi ngân hàng Chương trình kiểm toán Trang 1 TIỀN MẶT VÀ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG Chương trình kiểm toán dành cho các tài khoản: Tiền mặt(TK 111), Tiền gửi ngân hàng (TK 112), Tiền đang chuyển (TK 113). CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN Ngày thực hiện Người thực hiện Tha m chiếu 1. Kiểm tra chi tiết 1.1 Lập trang tổng hợp tài khoản tiền, có đưa ra so sánh với niên độ trước. Tiến hành kiểm tra tổng thể về các tài khoản tiền để đảm bảo không có số dư âm hay số dư lớn bất thường trong quỹ hay trên tài khoản tiền gửi … 1.2 Thu thập số dư các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trên sổ kế toán chi tiết, thực hiện đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính. Kiểm tra các trình bày các tài khoản tiền trên bảng cân đối kế toán. 2. Kiểm tra tiền mặt: 2.1 Chứng kiến kiểm kê tiền mặt tại qũy tại thời điểm khóa sổ kế toán / hoặc thời điểm kiểm toán với khách hàng. 2.2 Thu thập biên bản kiểm kê qũy tại ngày khóa sổ kế toán, thực hiện đối chiếu số liệu giữa biên bản kiểm kê với số liệu trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch tìm lời giải thích. 2.3 Đảm bảo các khoản tiền bằng ngoại tệ đánh giá theo tỷ giá tại thời điểm khóa sổ, kiểm tra xử lý chênh lệch tỷ giá. Đối chiếu với số dư nguyên tệ trên cân đối ngoại bảng. 2.4 Dựa vào tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ kế toán Chương trình kiểm toán Trang 2 chi tiết đối chiếu các khoản thu, chi tiền từ các tài khoản đối ứng bất thường, điều tra chi tiết. Xem xét lại các nhật ký qũy tiền mặt của niên độ để phát hiện ra những khoản tiền thu chi không bình thường về giá trò hay diễn giải. 2.5 Chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh trong kỳ để kiểm tra chứng từ bằng cách đối chiếu các chứng từ với nhật ký qũy:  Kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán để đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung hạch toán với tài khoản đang hạch toán.  Mẫu của phiếu thu phiếu chi có phù hợp với quy đònh hiện hành hay không? Các nội dung trong phiếu thu phiếu chi có đầy đủ hay không?  Tính liên tục của việc đánh số thứ tự phiếu thu phiếu chi có phù hợp với ngày tháng ghi sổ hay không?  Phiếu thu, phiếu chi có được đính kèm các chứng từ gốc hay không (Hóa đơn, giấy biên nhận, vv)  Tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc  Sự phù hợp về nội dung, số tiền và thời gian giữa chứng từ gốc và phiếu thu phiếu chi. 2.6 Kiểm tra, khẳng đònh rằng không có công nợ hoặc tài sản được hạnh toán ghi nhận không đúng kỳ bằng cách kiểm tra các sổ qũy của các tháng sau ngày khóa sổ. Chọn ra các nghiệp vụ thu chi qũy tiền mặt phát sinh trước và sau thời điểm khoá sổ kế toán, kiểm tra việc phân chia niên độ kế toán. 2.7 Bổ sung thêm bất cứ bước công việc nào được yêu cầu bởi chiến lược kiểm toán hoặc do kết quả của các thủ tục kiểm toán nêu trên hoặc do Chương trình kiểm toán Trang 3 KTV xét thấy cần thiết vào cuối chương trình này. 3. Kiểm tra tiền gửi ngân hàng: 3.1 Thu thập các xác nhận số dư TGNH (sổ phụ ngân hàng hoặc xác nhận của ngân hàng) nếu không có thì gửi thư yêu cầu Ngân hàng xác nhận theo mẫu. Gửi thư yêu cầu các Ngân hàng đối chiếu số liệu và xác nhận theo mẫu chuẩn, đối chiếu số liệu xác nhận của Ngân hàng với số liệu trên sổ kế toán. Giải thích những chênh lệch (nếu có). Đảm bảo rằng tất cả các tài khoản tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp đều được hạch toán ghi nhận đầy đủ trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp. 3.2 Kiểm tra bảng đối chiếu các tài khoản Ngân hàng do doanh nghiệp lập (nếu có), kiểm tra tính toán các nghiệp vụ đang đợi đối chiếu với nhật ký tài khoản tiền và bản kê khai ngân hàng. 3.3 Đảm bảo rằng các khoản tiền bằng ngoại tệ được đánh giá theo đúng tỷ giá quy đònh tại thời điểm khoá sổ, kiểm tra cách xử lý chênh lệch tỷ giá. Đối chiếu với số dư nguyên tệ trên bảng cân đối ngoại bảng. 3.4 Dựa vào tổng hợp đối ứng tài khoản, sổ kế toán chi tiết đối chiếu các khoản thu, chi tiền từ các tài khoản đối ứng bất thường, điều tra chi tiết. Xem xét lại các nhật ký tiền gửi (sổ chi tiết) của niên độ để phát hiện ra những khoản tiền thu chi không bình thường về giá trò hay diễn giải (3.5). Chọn mẫu một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc thu chi tiền gửi Ngân hàng để kiểm tra chứng từ.  Kiểm tra các nghiệp vụ trên sổ kế toán để đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung hạch toán với tài khoản đang hạnh toán. Chương trình kiểm toán Trang 4  Các ủy nhiệm thu, chi, séc… có được đính kèm theo các chứng từ gốc chứng minh (hợp đồng hoá đơn, giấy biên nhận, đề nghò thanh toán,…) hay không?  Các chứng từ gốc đính kèm có hợp pháp, hợp lệ không? Kiểm tra tính hợp lệ của các chữ ký của người chòu trách nhiệm trên các ủy nhiệm thu, chi, séc …vv.  Giữa chứng từ gốc và ủy nhiệm thu, chi, séc… đã có sự phù hợp, logic về số tiền phát sinh, ngày, lý do phát sinh … hay chưa. Lưu ý: Đối chiếu mẫu chọn để kiểm tra chứng từ với các phần hành khác. 3.5 Kiểm tra, khẳng đònh rằng không có công nợ hoặc tài sản được hạch toán ghi nhận không đúng kỳ bằng cách kiểm tra các sổ phụ của Ngân hàng của các tháng sau ngày khoá sổ. Chọn ra một số giao dòch trước và sau thời điểm khoá sổ kế toán, kiểm tra việc chia cắt niên độ kế toán. 3.6 Bổ sung thêm bất cứ bước công việc nào được yêu cầu bởi chiến lược kiểm toán hoặc do kết quả của các thủ tục kiểm toán nêu trên hoặc do KTV xét thấy cần thiết vào cuối chương trình này. 4. Kiểm tra tiền đang chuyển: 4.1 Đối chiếu tổng số tiền trên bảng kê chi tiết các khoản đang với số dư trên bảng cân đối và kiểm tra việc kết toán các tài khoản tiền đang chuyển với chứng từ ngân hàng của tháng tiếp theo của năm sau. 4.2 Thu thập các bằng chứng có liên quan. Chương trình kiểm toán Trang 5 4.3 Bổ sung thêm bất cứ bước công việc nào được yêu cầu bởi chiến lược kiểm toán hoặc do kết quả của các thủ tục kiểm toán nêu trên hoặc do KTV xét thấy cần thiết vào cuối chương trình này. 5. Kết luận: 5.1 Hoàn thiện giấy tờ làm việc (tham chiếu) và giải quyết các vấn đề còn tồn tại (nếu có). 5.2 Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề cần được đề cập trong thư quản lý (nếu có). 5.3 Lập trang tổng hợp những dữ liệu trọng yếu về khoản mục và nêu những nhận xét cần được đề cập trong MAP. Chương trình kiểm toán Trang 6 CÁC KHOẢN PHẢI THU chương trình kiểm toán này dành cho các tài khoản : TK131 “Phải thu khách hàng”, TK136 “Phải thu nội bộ”, TK1388 “Phải thu khác”, TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”. CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN Ngày thực hiện Người thực hiện Tha m chiếu 1. Kiểm tra phân tích 1.1 Thu thập danh sách các khoản phải thu, đối chiếu với sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp và BCTC tại thời điểm khoá sổ kế toán. 1.2 Phân tích sự biến động các khoản phải thu giữa kỳ này và kỳ trước để đánh giá mức độ thanh toán. 1.3 Phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng / các khoản phải thu, đánh giá khả năng thu hồi của các công nợ và quy đònh của Nhà Nước cho phép. Lưu ý: Đối với phần hành này các tài khoản 131 sẽ liên quan đến các giao dòch bán hàng với khách hàng do vậy nó sẽ liên quan chặt chẽ đến khoản mục doanh thu. Đối với tài khoản 136 – Phải thu nội bộ sẽ liên quan cả hai loại giao dòch về vốn và giao dòch bán hàng thông qua nội bộ trong công ty, Tổng công ty hay tập đoàn. 2. Kiểm tra chi tiết: 2.1 Xác đònh số dư của các khoản phải thu bằng các bước :  Kiểm tra cách trình bày, danh mục chi tiết các tài khoản khách hàng đảm bảo không có những Chương trình kiểm toán Trang 7 điểm bất thường. Kiểm tra đối với các khách hàng có số dư Có.  Kiểm tra các biên bản đối chiếu công nợ tại thời khoá sổ (nếu có).  Gửi các yêu cầu xác nhận về các khoản phải thu tới những người mua hàng thường xuyên, có giá trò lớn và các khách hàng có số dư vượt quá … VNĐ, chưa có biên vản đối chiếu công nợ, các khoản tồn đọng lâu ngày chưa xử lý.  Tóm tắt các kết quả xác nhận : + Tính tổng số các khoản phải thu đã được xác nhận và so sánh với tổng số các khoản phải thu. + Xem xét các khoản chênh lệch lớn với sổ kế toán chi tiết và tìm lời giải thích . + Đưa ra kết luận thích hợp về mặt phạm vi của việc kiểm toán. + Đối với trường hợp không trả lời sử dụng các thủ tục thay thế như kiểm tra việc thanh toán sau ngày khaóa sổ hay việc ký nhận mua hàng trên hóa đơn 2.2 Kiểm tra chọn mẫu một số khách hàng, đối với các chứng từ hiện có của doanh nghiệp, kiểm tra bút toán hạch toán. 2.3 Đối với các khoản phải thu khác có số dư, số phát sinh lớn, nghiệp vụ bất thường, tồn động lâu ngày cần kiểm tra bút toán hạch toán và chứng từ. 2.4 Kiểm tra việc chia cắt niên độ trong việc hạch toán các khaỏn phải thu (tùy theo tài liệu hiện hữu). Chương trình kiểm toán Trang 8 2.5 Kiểm tra việc lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi bằng cách : − Thu thập danh sách các khoản nợ được phân tích theo thời gian so sánh và danh sách các khoản nợ của khách hàng đã lập dự phòng. Giải thích sự chậm trể bằng cách hỏi ban lãnh đạo khách hàng và kiểm tra xem có hợp lý không nếu ghi nhận dự phòng. − Đánh giá cơ sở của các dự phòng được lập trên các khoản phải thu khó đòi hay có tranh chấp, xem xét nó phù hợp với quy đònh hiện hành không. Đảm bảo việc hạch toán chính xác đầy đủ các khoản dự phòng. − Tìm kiếm các khoản công nợ chưa hạch toán vào dự phòng phải thu khó đòi như kiểm tra các khoản phải thu có số dư kéo dài (tại nhiều năm) − Xem xét các sự kiện sau ngày khoá sổ kế toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin tới khả năng thanh toán của công nợ. Từ đó có thể kết luận khả năng thu hồi của các khoản công nợ. 2.6 Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ: Xem xét việc hạch toán trong kỳ với tỷ giá như thế nào? Có phù hợp không? Số dư cuối kỳ có đảm bảo được đánh giá lại theo tỷ giá quy đònh không? Qua đó có thể xác đònh chênh lệch tỷ giá phát sinh và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư . 2.7 Đối với các khoản công nợ nội bộ cần chú ý bản chất cuả các giao dòch này. Nếu là giao dòch về vốn cần có xác nhận thích hợp và bằng chứng về sự hiện hữu. 2.8 Bổ sung thêm bất cứ bước công việc nào được Chương trình kiểm toán Trang 9 yêu cầu bởi chiến lược kiểm toán hoặc do kết quả của các thủ tục kiểm toán nêu trên hoặc do KTV xét thấy cần thiết vào cuối chương trình này. 3. Kết luận: 3.1 hoàn thiện giấy tờ làm việc (tham chiếu) và giải quyết những vấn đề còa tồn tại (nếu có) 3.2 Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề cần được đề cập trong thư quản lý (nếu có). 3.3 Lập trang tổng hợp những dữ liệu trọng yếu về khoản mục và nêu những nhận xét cần được đề cập trong MAP. [...]... để có những thông tin cần thiết để xét đoán 7.2.4 Chi phí bán hàng − Đối chiếu kết quả kiểm tra phần khấu hao TSCĐ phân bổ cho chi phí bán hàng, tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, công cụ, dụng cụ, vật liệu, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ đã hạch toán vào chi phí bán hàng, đối chiếu các khoản chi phí phải trả đã hạch toán vào tài khoản chi phí bán hàng với số liệu trong giấy làm việc phần chi phí phải trả,... doanh nghiệp và kết quả kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu, xác đònh số vốn phải chòu nghóa vụ thuế và kiểm tra cơ sở tính toán số thu sử dụng vốn đơn vò phải nộp ( vốn ngân sách chòu thuế, thuế suất) − Căn cứ vào thông báo nộp thuế đất và tiền thuê đất của cơ quan thuế đòa phương, kiểm tra các hợp đồng thuê và việc hạch toán tiền thuế sử dụng đất và tiền thuê đất của doanh nghiệp − Căn cứ vào sổ chi tiết... lượng hàng tồn kho ghi sổ và giá hàng nhập kho cuối năm, giá trò ghi sổ với số lượng hàng tồn kho theo kết qủa kiểm kê và giá trò hàng nhập kho, xuất bán cuối năm - Ước tính giá trò thực hiện thuần bằng cách dùng giá bán tại thời điểm khoá sổ trừ đi chi phí ước tính để hoàn thiện và bán các mặt hàng đã được kiểm tra(ước tính chi phí cần thiết để hoàn tất sản phẩmvà chi phí bán hàng) - So sánh giá trò... giá trò hàng tồn kho với các niên độ kế toán trước và kế hoạch hoặc đònh mức dự trữ (nếu có) 1.2 So sánh tỷ suất dự phòng giảm giá hàng tồn kho với các niên độ kế toán trước và kế hoạch (nếu có) 1.3 Xem xét sự biến động của hàng mua, hàng xuất qua các tháng và tìm hiểu nguyên nhân nếu có đột biến 2 Kiểm tra chi tiết: Nguyên vật liệu, công cụ lao động, thành phẩm và hàng hoá 2.1 Chứng kiến vào cuộc... khoản mục hàng tồn kho đã quá hạn, hư hỏng chậm luân chuyển hoặc hàng thừa 2.1.4 Đảm bảo rằng các khoản mục bò loại ra khỏi danh mục hàng tồn kho (hàng không có giá trò, hàng giữ hộ người khác…) đã dược loại ra trong quá trình kiểm kê, được cộng và ghi sổ một cách chính xác, mô tả đặc điểm và lý do khiến chúng bò loại ra 2.1.5 Thực hiện việc xác nhận đối với các mặt hàng do người khác hoặc khách hàng giữ,... việc tính toán, phân bổ chi phí bán hàngvà chi phí quản lý doanh nghiệp cho hàng còn lại và hàng đã bán ra, trong chi phí phân bổ cho hàng bán ra thì việc phân bổ cho các đối tượng cụ thể có đúng đắn và hợp lý không Kiểm toán viên xem xét phương pháp tính, tiêu chuẩn phân bổ có nhất quán và hợp lý không, cũng có thể làm lại một vài phép tính để kiểm tra so sánh và đối chiếu… − Tính tỷ lệ % chi phí... thuê đất của doanh nghiệp − Căn cứ vào sổ chi tiết theo dõi việc tính toán và thanh toán lương, tiền thưởng và các khoản phải nộp kháccủa CBCNV trong đơn vò (Nếu phần tiền lương làm rồi thì thôi) − Mỗi năm các doanh nghiệp phải nộp thuế môn bài một lần, số thuế môn bài phải nộp trong năm tùy thuộc vào hạng doanh nghiệp và mặt hàng kinh doanh Việc kiểm toán thuế môn bài chỉ cần kiểm tra thông báo về... ý: Đối chiếu các khoản giảm giá hàng bán với các quy chế quản lý của doanh nghiệp, nếu không có quy chế giảm giá hàng bán thì phải ghi rõ Mọi khoản hàng bán bò trả lại đều phải có văn bản của người mua ghi rõ số lượng, đơn giá và trò giá hàng bán bò trả lại, xác đònh lý do trả lại hàng kèm theo chứng từ nhập kho số hàng bò trả lại hoặc chứng từ khác chứng minh cho số hàng bò trả lại - Kiểm tra việc... cho các tài khoản: TK 151 Hàng mua đang đi đường”, TK 152, 153 “Nguyên vật liệu chính”, TK 155,156 “Thành phẩm, hàng hoá”, TK 157 hàng gửi đi bán”, và dự phòng giảm giá hàng tồn kho THỦ TỤC KIỂM TOÁN I Người thực hiện Ngày Tha m chiếu Tổng quát Tìm hiểu khái quát về phương pháp xác đònh số lượng hàng tồn kho cuối kỳ(như kê khai thường xuyên, kiểm kê thực tế) và xác đònh giá hàng tồn kho (như giá đích... (nếu giá trò hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong BCTC và nếu thời điểm được chỉ đònh làm kiểm toán trước thời điểm khoá sổ) Chương trình kiểm toán Trang 14 Lưu ý : 2.1.1 Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy đònh về kiểm kê hàng tồn kho hay không 2.1.2 Trong khi xem xét việc kiểm kê của khách hàng, chú ý tập trung vào những khoản mục có giá trò lớn 2.1.3 Thông qua việc phỏng vấn và quan sát, . Tiền mặt và tiền gởi ngân hàng Chương trình kiểm toán Trang 1 TIỀN MẶT VÀ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG Chương trình kiểm toán dành cho các tài khoản: Tiền mặt( TK 111), Tiền gửi ngân hàng (TK. vào cuối chương trình này. 3. Kiểm tra tiền gửi ngân hàng: 3.1 Thu thập các xác nhận số dư TGNH (sổ phụ ngân hàng hoặc xác nhận của ngân hàng) nếu không có thì gửi thư yêu cầu Ngân hàng. về các tài khoản tiền để đảm bảo không có số dư âm hay số dư lớn bất thường trong quỹ hay trên tài khoản tiền gửi … 1.2 Thu thập số dư các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trên sổ kế toán

Ngày đăng: 24/07/2014, 01:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan