THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG SẢN part 6 ppt

12 316 0
THỰC TẾ TỐT NGHIỆP TẠI CỘNG ĐỒNG SẢN part 6 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

59 FORCEPS LẤY THAI MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ có khả năng: 1. Mô tả được các bộ phận của forceps 2. Liệt kê được tác dụng của forceps 3. Phân tích được chỉ định và điều kiện đặt forceps 4. Thực hành được đúng kỹ thuật làm Forceps lấy thai trên mô hình. 1. Mô tả Forceps Tarnier 1.1. Bộ phận kẹp - Cành trái là cành được cầm bằng tay trái, cành trái có một chốt để khớp với cành phải - Cành phải được cầm bằng tay phải, cành phải có một khuyết để khớp với cành trái Mỗi cành Forceps đều có chiều cong đầu, chiều cong chậu và gồm: - Thìa Forceps cong và dài, rỗng ở giữa (mắt thìa) - Cán (chuối) - Đoạn khớp ở giữa. 1.2. Bộ phận Kéo gầm: - 2 cần để nối bộ phận cặp với bộ phận Kéo (râu tôm) - Bộ phận Kéo chính thức. 2. Tác dụng của Forceps - Tác dụng chính: Kẹp và Kéo. - Tác dụng phụ: quay, cúi, nghiêng ngửa. 2.1. Kẹp và kết 2.1.1. Cách kẹp đối xứng Hai thìa của forceps ôm lấy 2 bướu đỉnh của thai nhi và hướng theo đường kính chăm cầm. Một bờ thìa ở trước vành tai, một bờ thìa ở sau đuối mắt, cửa sổ thìa t ương ứng với xương đỉnh và xương gò má, gốc thìa ở về phía xương chẩm, đầu thìa ở trên cầm. 2.1.2. Kẹp không đối xứng 60 Một thìa ở trên xương trán, một thìa ở xương chũm (kiểu trán - chùm đặt trong kiểu thế chăm chậu trái ngang và chăm chậu phải ngang). 2.1.3. Kẹp trong ngôi mặt Kẹp theo kiểu đối xứng hướng theo đường kính chăm cầm, khác với kẹp forceps trong ngôi chỏm là đầu thìa ở về phía xương chẩm, gốc của thìa ở về phía mỏm cằm. Cặp trong ngôi ngược: Đặt forceps hướng theo đường kính chẩm cằm. Ki ểu này ngày nay không đặt Kéo: Kéo tốt là kéo theo đúng cơ chế đẻ nghĩa là đúng trục xuống, trục sổ của ngôi thai, Kéo đều tay, từ từ, Kéo bằng sức của các cơ cẳng tay để có thể hãm lại khi cần. 2.2. Tác dụng quay, cúi, nghiêng ngửa: ít làm. Nguyên tắc cơ bản của quay là phải quay xung quanh trục của thìa forceps cùng với đầu thai nhi để tránh gây thương tổn cho mẹ và thai. 3. Điều kiện làm Forceps. - Thai phả i sống - Ngôi phải lọt trung bình hoặc thấp - Phải là ngôi có thể đẻ được đường dưới. - Khung chậu và thai nhi phải tương xứng. - Cổ tử cung phải mở hết. - Ối đã vỡ hoặc bấm ối 4. Chỉ định Forceps 4.1. Về phía mẹ - Chuyển dạ kéo dài, cơn co tử cung yếu, mẹ mệt, thời gian sổ thai > 1 giờ - Cuộc đẻ bị ngừng trệ vì: + Khung chậu giới hạn + Hẹp eo giữa và eo dưới - Doạ vỡ tử cung: ngôi đã lọt - Tử cung có sẹo mổ cũ. - Thai phụ bị kích động, kêu la vật vã. 4.2. Các bệnh lý của mẹ Người mẹ có những bệnh tránh phải rặn hoặc tránh để xảy ra tai biến: Các bệnh tim: hẹp, hở hai lá, suy tim. 61 - Các bệnh phổi: lao phổi tiến triển, tâm phế mãn, viêm phổi, hen phế quản. - Các bệnh thận: viêm thận mãn, cao huyết áp. - Nhiễm độc thai nghén, sản giật, tiền sản giật. - Xơ gan, viêm gan virus. - Các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: thương hàn, sốt rét - Các bệnh thần kinh: động kinh, tâm thần phân liệt. - Rau bong non. Các bệnh nội tiết: basedow, đái tháo đường. 4.3. Về phía con - Suy thai nhịp chậm. - Thai non tháng, thai yếu, thai nhỏ. - Đầu có bướu thanh huy ết. - Ngôi không cúi và không ngửa tốt. - Ngôi không quay được. - Thai to. 5. Kĩ thuật đặt 5.1. Chuẩn bị. - Chuẩn bị sản phụ: + Vệ sinh + Hồi sức mẹ và thai + Theo dõi thai - Chuẩn bị thầy thuốc: vô khuẩn - Chuẩn bị dụng cụ: bộ forceps, bộ dụng cụ đỡ đẻ, bộ dụng cụ cắt khâu tầng sinh môn, bông băng, cồn iod loãng, găng tay, máy hút nhớt làm lưu thông đườ ng hô hấp tất cả phải vô khuẩn 5.2. Kĩ thuật Thì l: Kiểm tra lần cuối trước khi đặt về ngôi, thế, kiểu thế chỉ định và điều kiện đặt forceps. Thì 2: Đặt Forceps - Đặt cành đầu tiên (cành sau): nghĩa là cành ở hõm xương cùng. Dùng 4 ngón tay cho vào âm đạo, tìm mốc là tai thai nhi. Hướng cho thìa Forceps vào vị trí định đặt, tốt nhất là hướng cho thìa Forceps theo đường kính chăm cầm (tránh kẹp vào cổ tử 62 cung). Thìa Forceps ôm lấy bướu đỉnh và tai thai nhi. Có 3 cách cầm Forceps: + Cầm theo kiểu cầm dao găm. + Cầm theo kiểu cầm bút. + Cầm theo kiểu cầm acse trong chơi đàn vĩ cầm - Đặt cành 2 (cành trước) Dùng 2 hoặc 4 ngón tay hướng cành 2 vào vị tả sao cho khớp được với cành 1 nếu không khớp được phải sửa cành 2, không được sửa cành 1 Đối với ngôi lọt theo đường kính chéo trái, ta đặt cành trái trước, ngôi lọt theo đường kính chéo phải ta đặt cành phải tr ước. Thì 3: Kiểm tra lại cách đặt Thì 4: Khớp và Kéo: Khớp 2 cành, lắp vít. Kéo: theo trục của cơ chế đẻ, bằng sức của 2 cẳng tay cho thai sổ từ từ. Khi ngôi thai ngang âm môn thì dừng lại chuyển sang thì 5 Thì 5: Tháo vít và tháo cành, lấy cành phải ra trước vuốt thìa theo chiều cong của đầu. Chú ý: Sau khi sổ thai và sổ rau cần kiểm tra xem có sang chấn đường sinh dục không. Sau sổ rau cần kiểm soát tử cung để kiểm tra sự vẹn toàn của tử cung. TỰ LƯƠNG GIÁ 1. Câu hỏi lượng giá 1. Anh, chị hãy nêu các điều kiện để đặt forceps: A. Ngôi chỏm, thai nhi phải đẻ được bằng đường dưới B. Khung chậu và thai nhi phải tương xứng C. Ối vỡ nếu không phải bấm ối D E 2. Anh, chị hãy liệt kê các chỉ định đặt forceps thuộc về thai nhi: Thai to Đầu thai nhi có bướu thanh huyết to ………………………………… ………………………………… 63 3. Anh, chị hãy trả lời các câu hỏi trong tình huống sau Tình huống 1: Chị Nguyễn Thị H. đã được theo dõi chuyển dạ đẻ tại khoa - được 5 giờ. Khám ở giờ thứ 6, thai đủ tháng ngôi chỏm, thế trái kiểu thế trái trước. Thăm âm đạo, cổ tử cung mở hết, ngôi chỏm độ lọt chúc, thai ước nặng 2800g, ối đã vỡ, khung chậu bình thường, mạch 87 l/ phút, huyết áp 170/90 mmHg. Theo anh chị để đặt được Forceps trên bệnh nhân này cần chờ thêm điều kiện nào? A……………………………………. 4. Anh, chị hãy chọn câu trả lời đúng cho tình huống sau: Câu hỏi A B C D Tình huống 2 Chị Nguyễn Thị L đã được theo dõi chuyển dạ_đẻ tại khoa được 5 giờ. Khám ở giờ thứ 6, thai đủ tháng ngôi chỏm, thế trái kiểu thế trái trước, thăm âm đạo, cổ tử cung mở gần hết ngôi chỏm độ lọt chặt, thai ước nặng 2800g, ối đã vỡ, khung chậu bình thường, mạch 87 l/ phút, huyết áp 150/90 mmHg, albumin niệu 1g/1, phù to 2 chân. Anh (chị) giúp sản phụ sinh con bằng phương pháp nào? A. Đỡ đẻ thường B. Forceps xép lấy thai C.Giác hút lấy thai D. Mổ lấy thai Tình huống 3 Chị Nguyễn Thị B đã được theo dõi chuyển dạ đẻ tại khoa sản. Khám hiện tại thai đủ tháng ngôi chỏm, thế trái kiểu thế trái trước, thăm âm đạo. cổ tử cung mở hết, ngôi chỏm, lọt thấp, thai ước 2800g, tim thai 100 l/p, ối đã vỡ, khung chậu bình thường, mạch 87 1/ phút, huyết áp 120/80 mmHg, anh (chị) giúp sản phụ sinh con bằng phương pháp nào? A. Hường dẫn sản phụ rặn và đỡ đẻ B. Cắt tầng sinh môn cho thai sổ C. Giác hút lấy thai D. Forceps Tình huống 4 Bác sỹ khám Sản phụ A thấy: thai 40 tuần, ngôi đầu. cơn co tử cung tốt, tim thai đều rõ 145 l/phút. Thai ước 2000gr. Thăm âm đạo. cổ tử cung mở hết, ngôi lọt thấp, sản phụ mót rặn. Cách xử trí đúng nhất của bác sỹ là: A. Hường dẫn sản phụ rặn và đỡ đẻ thường B. Chủ động cắt tầng sinh môn khi tầng sinh môn giãn trắng, rỏi đỡ đẻ C Forceps D. Giác hút hỗ trợ Tình huống 5 Sản phụ Nguyễn Thị X được theo dõi chuyển dạ đẻ tại khoa sản bệnh viện tỉnh B. Khi thăm khám thấy: thai 40 tuần, cơn co tử cung tốt, tim thai đều rõ 140 1/phút, thăm âm đạo thấy cổ tử cung mở hết, ngôi chỏm thế trái, độ lọt chúc, ối đã vỡ. Kèm theo mẹ nhiễm độc thai nghén thể trung bình. Những điều kiện sau, điều kiện nào chưa ph ải là điều kiện của Forceps: A. Ngôi chỏm B. Độ lọt chúc 64 C. Ối đã vỡ D. Cổ tử cung mở hết Tình huống 6 Sản phụ Nguyễn Thị Y được theo dõi chuyển dạ đẻ tai khoa sản bệnh viện tỉnh B. Khi thăm khám thấy: thai 36 tuần, cơn co tử cung tốt, tim thai đều rõ 140 1/phút, thăm âm đạo thấy cổ tử cung mở hết, ngôi chỏm thế trái, ngôi lọt thấp, ối đã vỡ và được chỉ định đặt forceps, kỹ thuật Kéo cần thiết phải tuân thủ theo nguyên tắc: A. Kéo mạnh dứ t khoát B. Kéo từ từ, liên tục, bằng sức kéo của cẳng tay, kéo theo cơ chế đẻ C. Kéo vừa bằng sức kéo của cẳng tay vừa phải phối hợp với sức rặn của sản phụ D. Kéo bằng sức mạnh của toàn cơ thể THỰC HÀNH: Bảng kiểm lượng giá kỹ thuật đặt forceps trên mô hình Điểm đạt STT Các nội dung 0 1 2 1 Chào hỏi, giải thích (trên mô hình) 2 Khám lại sản phụ, ngôi thai, tim thai 3 Chuẩn bị dụng cụ làm Forceps 4 Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ 5 chuẩn bị dụng cự hồi sức 6 Đặt cành trái 7 Đặt cành phải 8 Khớp 2 cành 9 Kéo đúng kỹ thuật 10 Tháo các cành và đỡ đẻ 11 Kiểm tra sau đặt Tổng điểm Đánh giá điểm theo qui chế, cách cho điểm qui về điểm 10. Cách cho điểm Cách đánh giá 0: Không làm, làm sai 1: Làm được có sự hường dẫn 2: Tự làm được 90% điểm chuẩn (> 1 8 điểm) tương ứng loại giỏi 9-10 điểm 70-80% điểm chuẩn (16-17 điểm) tương ứng loại khá: 7- 8 điểm 50-69% điểm chuẩn (10-15 điểm) tương ứng loại trung bình: 5-6 điểm < 50 % đềm chuẩn(<10 điểm) tương ứng loại kém: 0-4 điểm 2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá Sinh viên tự đọc tài liệu, thảo luận kỹ để nắm chắc chỉ định, chống chỉ định, điều kiện, chuẩn bị và kỹ thuật đặt forceps. Sinh viên tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng của mình bằng cách làm bài tập ở phần cuối của bài, tự chuẩn bị, tập đặt forceps trên mô hình theo hướng dẫn có trong tài liệu học t ập, tự chuẩn bị cho đặt forceps theo bảng 65 kiểm lượng giá. Trong khi thực hành trên mô hình, khi tự lượng giá bạn sẽ tìm ra những điểm yếu, những kỹ năng còn thiếu để kịp thời bổ sung trong suốt đợt đi thực địa, nhờ sự hướng dẫn của giảng viên và cán bộ của khoa. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học - Tự nghiên cứu tài liệu - Thả o luận trước dưới sự hướng dẫn của giảng viên - Thăm khám sản phụ xác định chỉ định, chống chỉ định, tìm điều kiện đặt forceps ở các trường hợp có chỉ định đặt forceps - Chuẩn bị dụng cụ và thực hành trên mô hình - Chuẩn bị dụng cụ đặt forceps và phụ đặt forceps trên sản phụ - Kiểm tra vị trí của thìa forceps trên đầu sơ sinh để chẩ n đoán hồi cứu kỹ thuật đặt, tiên lượng, điều trị và theo dõi trẻ sơ sinh. - Kiểm tra đường sinh dục và khâu phục hồi nếu có cắt hoặc chấn thương. - Tư vấn cho sản phụ cách chăm sóc sau đẻ 2. Vận dụng thực tế Sinh viên tiếp cận với bệnh nhân có chỉ định đặt forceps lấy thai, khám xác định các điều kiện, chỉ định. Quan sát cán bộ y t ế cơ sở thực hiện thủ thuật có so sánh với bảng kiểm dạy học, rút kinh nghiệm. Thực hiện chuẩn bị, phụ forceps lấy thai cho cán bộ y tế cơ sở, những ca thuận lợi có thể làm thủ thuật dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế 3. Tài liệu đọc thêm Bài giảng sản phụ khoa tập I và tập II- Bộ môn sản Trường ĐHY Khoa Thái Nguyên 4. Tài li ệu tham khảo - Bộ Y Tế. Chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - Thủ thuật sản phụ khoa - Nhà xuất bản Y học -2000 - Điều dưỡng sản phụ khoa - Nhà xuất bản y học 1999 - Trường ĐH Y Khoa Huế. Dự án đào tạo Y khoa về sức khỏe sinh sản. Bảng hướng dẫn học tập các kỹ năng lâm sàng giảng dạy tại c ơ sở thực địa 66 NGHIỆM PHÁP LỌT NGÔI CHỎM MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ có khả năng. 1. Trình bày được các chỉ định làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm. 2. Liệt kê được các chông chỉ định làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm 3. Liệt kê được các điều kiện làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm 4. Thực hành được đúng các bước làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm 1. Chỉ định 1.1. Khung chậu giới hạn thai nhi binh thường - Khung chậu giới hạn, sờ thấy mỏm nhô, đo được đường kính nhô - hậu vệ: 8,5 - 10,5 cm. Các đường kính khác ở giới hạn bình thường. Hình trám Michaehs cân đối. Chiều cao cơ thể > 145cm, nặng ≥ 45kg - Thai nhi: có trọng lượng theo ước tính 2800 - 3200g 1.2. Khung chậu bình thường thai hơi to - Đo các đường kính ngoài giới hạn bình thường - Không sờ được mỏm nhô - Eo trên, eo giữa và eo dưới bình thườ ng - Cao ≥ 155cm, nặng ≥ 55kg - Trọng lượng thai nhi từ 3300g - ≤ 3500g 2. Chống chỉ định - Có các dấu hiệu doạ vỡ tử cung - Có các bất thường ở tiểu khung, bất thường về vị trí rau bám. + Rau tiền đạo + Có khối u tiền đạo - Tim thai không tốt - Sản phụ đang mắc bệnh, các chỉ số mạch, huyết áp và công thức máu ở giới hạn không bình thường. - Thai già tháng, suy thai mạ n tính, có bệnh lý 3. Kiểm tra điều kiện làm nghiệm pháp - Phải là ngôi chỏm - Làm tại nơi có điều kiện phẫu thuật - Làm khi đã có chuyển dạ thực sự, khi cổ tử cung mở từ 4cm trở lên Người có 67 kinh nghiệm theo dõi. Có điều kiện theo dõi sát, kịp thời phát hiện những bất thường. Có máy theo dõi cơn co tử cung và tim thai tự động. Nếu không có máy, phải theo dõi sát, liên tục 15 - 20 phút một lần, ghi chép và vẽ biểu đồ chuyển dạ. Bảng kiểm dạy học Các bước làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm STT Các bước tiến hành Ý nghĩa Tiêu chuẩn phải đạt 1 Giải thích bệnh nhân Chuẩn bị về tâm lý Bệnh nhân yên tâm hợp tác 2 Kiểm tra đối chiếu - Đúng chỉ định - Đủ điều kiện - Có phương án sẵn sàng mổ cấp cứu khi nghiệm pháp thất bại Đảm bảo hiệu nghiệm pháp có kết quả cao Để điều chỉnh kịp thời và xử lý nhanh 3 - Bấm ối - Bấm ối ngoài cơn co - Cho nước ối chảy ra chậm - Kiểm tra nước ối - Kiểm tra ngôi, phần phụ sau bấm ối - Kiểm tra tim thai - Kiểm tra tình trạng cổ tử cung. Khởi động nghiệm pháp, tránh biến chứng, phát hiện kịp thời biến chứng Làm đúng kỹ thuật, đánh giá chính xác 4 Điều chỉnh cơn co phù hợp với độ mở và tình trạng cổ tử cung - Cổ tử cung dầy, cứng, mở chậm, cơn co tăng + Cho spasfon, dolacgan - Cơn co thưa yếu: + Dung dịch dextrose 5% + 5 UI oxytocin truyền tĩnh mạch x giọt/ phút khởi đầu Để điều chỉnh kịp thời, giúp nghiệm pháp có kết quả Đánh giá chính xác, xừ lý phù hợp 5 Theo dõi sát: - Tình trạng thai - Tích trạng mẹ - Độ mở cổ tử cung - Độ lọt ngôi Để đều chỉnh kịp thời, đề phòng tai biến Đánh giá chính xác 6 Nhận định kết quả - Tiên lượng tốt: sau 3 - 4 giờ, cổ tử cung mở hết, ngôi lọt - Tiên lượng không tốt: cơn co rối loạn, cổ tử cung không mở, ngôi không lọt - Thời gian tối đa làm nghiệm pháp không quá 6 giờ Để có thái độ xử trí kịp thời, tránh sai sót và biến chứng Nhận định chính xác. kịp thời 7 Ra phương án xử trí cuối cùng - Cho đẻ đường dưới nếu nghiệm pháp có kết quả - Mổ lấy tha nếu nghiệm pháp thất bại Để giải quyết cuộc đẻ được tốt tránh tai biến cho mẹ và con Ra phương án chính xác, kịp thời TỰ LƯỢNG GIÁ 68 1. Câu hỏi lượng giá 1. Anh, chị hãy liệt kê 2 chỉ định làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm A…………………………………… B…………………………………… 2. Anh, chị hãy liệt kê 5 chông chỉ định làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm A. Có dấu hiệu doạ vỡ tử cung B. Có dấu hiệu suy thai C…………………………………… D…………………………………… E…………………………………… 3. Anh, chị hãy liệt kê 5 điều kiện làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm A. Là ngôi chỏm B. Làm tại nơi có điều kiện phẫu thuật C…………………………………… D…………………………………… E…………………………………… 4. Tình huống: Anh, chị hãy chọn ph ương án xử trí theo anh, chị là tốt nhất cho các tình huống sau Câu hỏi A B C D 1. Sản phụ A, 28 tuổi, thai so tuổi thai 39 tuần, sức khoẻ bình thường, các đường kính khung chậu bình thường. trọng lượng thai ước tính 3400g. Ngôi chỏm, đầu cao lỏng. Chuyển dạ giờ thứ 8, cổ tử cung mở 4cm, cơn co tử cung 30-35”/ 4- 5ph, đầu ối phồng. tim thai 140 1ần/ph. Xử trí đúng nhất là A. Tiếp tục theo dõi chuyển dạ. B. Truyền oxytocin. C. Bấm ối và truyền oxytocin D. Bấm ối và làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm. 2. Sản phụ B. 35 tuổi, khoẻ mạnh, con so, các đường kính khung chậu bình thường, trọng lượng thai ước tính 3200g, ngôi chỏm, đầu cao lỏng, tim thai 140 lần/ph. Chuyển dạ cổ tử cung 5cm, cơn co tử cung 35”/ 4 - 5ph, rỉ ối. Hướng xử trí đúng nhất là A. Theo dõi tiếp chuyển dạ. B Xé rộng ối và truyền oxytocin C Xé rộng đầu ối và làm nghiệm pháp lọt. D. Chỉ định mổ lấy thai. 3. Sản phụ C, 28 tuổi, đang tuyền oxytocin làm nghiệm pháp lọt ngôi chỏm. Cổ tử cung và ngôi thai tiến triển tốt, nhưng cơn co tăng [...]... thức thực hiện và các bước xử trí, tìm ra kết luận 3 Tài liệu đọc thêm Bài giảng sản phụ khoa tập I và tập II Bộ môn sản Trường ĐHY Khoa Thái Nguyên 69 4 Tài liệu tham khảo - Bộ Y Tế Chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Thủ thuật sản phụ khoa - Nhà xuất bản Y học -2000 - Điều dưỡng sản phụ khoa - Nhà xuất bản y học 1999 - Trường ĐHYKhoa Huế Dự án đào tạo Y khoa về sức khỏe sinh sản. .. những kỹ năng còn thiếu để kịp thời bổ sung trong suốt đợt đi thực tế, nhờ sự hướng dẫn của giảng viên và cán bộ của khoa HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1 Phương pháp học - Tự nghiên cứu tài liệu - Thảo luận trước dưới sự hướng dẫn của giảng viên - Thực hành trên sản phụ tại phòng đẻ dưới sự hướng dẫn của giảng viên - Thăm khám sản phụ xác định chỉ định, chống chỉ định, điều kiện làm... sự hướng dẫn của giảng viên - Thăm khám sản phụ xác định chỉ định, chống chỉ định, điều kiện làm nghiệm pháp - Chuẩn bị dụng cụ bấm ối - Theo dõi sau khi làm nghiệm pháp - Đánh giá kết quả 2 Vận dụng thực tế Sinh viên theo dõi chuyển dạ, tự phát hiện các trường hợp bất thường như khung chậu giới hạn, thai trung bình, hoặc khung chậu bình thường nhưng thai hơi to Khám xác định các dấu hiệu bất thường... Nhà xuất bản Y học -2000 - Điều dưỡng sản phụ khoa - Nhà xuất bản y học 1999 - Trường ĐHYKhoa Huế Dự án đào tạo Y khoa về sức khỏe sinh sản - Bảng hướng dẫn học tập các kỹ năng lâm sàng giảng dạy tại cơ sở thực địa 70 ...và tim thai nhanh 168 lần/ph Hướng xử trí đúng nhất là A Ngừng làm nghiệm pháp và mổ lấy thai B Ngừng truyền oxytocin theo dõi thêm C Ngừng truyền oxytocin, giảm co bóp tử cung hơi sức thai D Chỉ định mổ lấy thai cấp cứu . chúc 64 C. Ối đã vỡ D. Cổ tử cung mở hết Tình huống 6 Sản phụ Nguyễn Thị Y được theo dõi chuyển dạ đẻ tai khoa sản bệnh viện tỉnh B. Khi thăm khám thấy: thai 36 tuần, cơn co tử cung tốt, . dưỡng sản phụ khoa - Nhà xuất bản y học 1999 - Trường ĐH Y Khoa Huế. Dự án đào tạo Y khoa về sức khỏe sinh sản. Bảng hướng dẫn học tập các kỹ năng lâm sàng giảng dạy tại c ơ sở thực địa 66 NGHIỆM. cho sản phụ cách chăm sóc sau đẻ 2. Vận dụng thực tế Sinh viên tiếp cận với bệnh nhân có chỉ định đặt forceps lấy thai, khám xác định các điều kiện, chỉ định. Quan sát cán bộ y t ế cơ sở thực

Ngày đăng: 24/07/2014, 00:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan