Bài giảng kỹ thuật thi công - Chương 2 doc

31 893 3
Bài giảng kỹ thuật thi công - Chương 2 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 2 CÔNG TÁC BÊTÔNG VÀ BÊTÔNG CỐT THÉP ************************ I. KHÁI NIỆM (01 tiết . Tiết thứ 27) 1. Đặc điểm của bêtông và bêtông cốt thép. + Bêtông là loại đá nhân tạo, được tạo thành bởi hỗn hợp của ximăng và cốt liệu (cát, đá dăm hoặc sỏi), khi trộn với nước tạo thành hồ xi măng bao quanh cốt liệu và gắn kết các hạt cốt liệu lại với nhau; sau khi đông cứng nó tạo thành một loại vật liệu đồng nhất có khả năng chịu nén tốt nhưng chịu kéo kém. + Cốt thép là một hợp kim có khả năng chịu nén và chịu kéo đều tốt. + Bêtông cốt thép là loại vật liệu kết hợp hai loại vật liệu trên.Sự làm việc chung giữa bêtông và cốt thép làm cho BTCT trở thành loại vật liệu hỗn hợp phát huy được các ưu điểm và hạn chế được một số nhược điểm của hai loại vật liệu thành phần. Sự làm việc chung này được giải thích như sau: - Bê tông và cốt thép có hệ số giãn dài tương đương nhau (hệ số giãn dài của bê tông là 10.10 -6 - 14.10 -6 , cốt thép là 12.10 -6 ) nên khi nhiệt độ thay đổi, không vì giãn nở khác nhau mà phá vỡ s ự liên kết giữa chúng. - Khi bê tông đông kết nó bám chặt vào cốt thép nên khi làm việc, bê tông và cốt thép không trượt tương đối với nhau. Vì vậy khả năng chịu kéo của cốt thép có tác dụng chống nứt cho bê tông. - Cốt thép chịu lửa kém trong khi bê tông dẫn nhiệt kém nên bê tông bảo vệ cốt thép không bị nung nóng nhanh khi nhiệt độ tăng. - Khi bêtông chưa có khe nứt lớn, nó bảo vệ cốt thép trước các yếu tố xâm thực của môi trường. 2. Ưu nhược điểm của bêtông và bêtông cốt thép. 2.1. Ưu điểm: + Có cường độ cao, chịu được phụ tải lớn, biến dạng nhỏ; đồng thời có thể tạo được các kết cấu có cường độ theo yêu cầu bằng cách thay đổi thành phần cấp phối vật liệu trong hỗn hợp vữa. + Có khả năng sử dụng các vật liệu địa phương (cát, đá, sỏi ) với số lượng lớn và giá thành rẻ, tiết kiệm được thép. + Khả năng chống các tác nhân xâm thực của môi trường cao. + Có thể tạo được các kết cấu có hình dạng và kích thước linh động theo yêu cầu + Chịu lửa tốt, dẫn nhiệt kém, sử dụng bền và ít tốn công bảo dưỡng trong sử dụng. 2.2. Nhược điểm: + Trọng lượng bản thân lớn. + Sau khi đổ bê tông phải tốn thời gian bảo dưỡng. + Tốn vật liệu làm ván khuôn nên vốn đầu tư ban đầu lớn. + Sửa chữa và gia cố phức tạp, không tận thu được khi công trình bị hư hỏng. + Thi công bêtông toàn khối phức tạp và chịu ảnh hưởng của thời tiết, việc kiểm tra chất lượng khó khăn. II. CÔNG TÁC VÁN KHUÔN (7 tiết . Tiết thứ 28,29,30,31,32,33,34) 1. Phân loại ván khuôn (1 tiết . Tiết thứ 28) + Ván khuôn là khuôn mẫu tạm thời được gia công bằng gỗ, kim loại hay các loại vật liệu khác, nhằm tạo hình dáng cho kết cấu bêtông, giữ nước và vữa bêtông khỏi chảy khi đổ và đầm bêtông, bảo vệ bê tông khi còn ướt, hạn chế nước bốc hơi nhanh. Trong khuôn, hỗn hợp bêtông cứng dần. Sau khi bêtông đạt tới cường độ cho phép, ván khuôn được tháo ra để đem đi đúc kết cấu khác. + Thông thường ván khuôn được chống đỡ ở một độ cao nhất định nhờ hệ thống đà giáo. + Ván khuôn có 3 thành phần chính là: ván mặt, sư ờ n cứng và các phụ kiện liên kết. - Ván mặt là phần tiếp xúc trực tiếp với bê tông, quyết định hình dáng kích thước và chất lượng bề mặt kết cấu. - Sườn cứng liên kết với ván mặt để tăng độ cứng cho ván khuôn. - Các phụ kiện liên kết: dùng để liên kết các tấm ván khuôn với nhau và liên kết ván khuôn với hệ thống đà chống. 1.1- Phân loại theo vật liệu: * Ván khuôn gỗ: thường được làm bằng gỗ xẻ thuộc nhóm 7 hoặc 8, gỗ dán chịu nước hay gỗ ép bền nước. Ưu điểm của loại này là dễ chế tạo, giá thành hạ nhưng không được bền lâu. * Ván khuôn tre: tre được đan thành các tấm cót để làm ván khuôn. Loại này chế tạo lâu, chóng hỏng; sử dụng để giải quyết khó khăn khi thiếu gỗ. * Ván khuôn kim loại: ván mặt được gia công từ thép tấm hoặc nhôm cứng. Sườn được làm bằng thép bản hoặc thép hình. Loại này có độ luân chuyển cao nhưng giá thành đắt. * Ván khuôn cao su hoặc chất dẻo: đó là những túi hơi bằng cao su hoặc những tấm ván khuôn được chế tạo bằng nhựa. 1.2- Phân loại theo sử dụng: * Ván khuôn cố định: gồm những tấm ván đóng thành khuôn theo hình dáng, kích thước từng bộ phận kết cấu của công trình để đổ bê tông; sau khi bêtông đông cứng thì tháo ra thành ván. Khi dùng cho bộ phận kết cấu khác phải gia công lại. Loại ván khuôn này tốn gỗ vì phải cắt vụn để thích hợp với các chi tiết của kết cấu công trình. * Ván khuôn luân lưu: là loại ván khuôn được chế tạo thành các tấm hoặc các bộ tiêu chuẩn. Khi đem đến công trình công nhân chỉ việc lắp dựng và liên kết với nhau bằng các phụ kiện thành hình dáng chuẩn xác để làm khuôn đổ bê tông. Khi tháo dỡ, ván khuôn giữ nguyên hình dáng đem đi thi công ở công trình khác. Loại này sử dụng được nhiều lần. * Ván khuôn di động: là loại ván khuôn không tháo rời từng bộ phận sau mỗi chu kỳ hoạt động mà để nguyên di chuyển sang vị trí sử dụng của chu kỳ tiếp theo. Căn cứ vào phương chuyển động, người ta chia ra ván khuôn di động theo phương ngang và ván khuôn di động theo phương đứng. + Ván khuôn di động theo phương ngang: được di chuyển theo từng chu kỳ theo phương ngang. Thường để sử dụng thi công các công trình chạy dài như đường hầm, mương dẫn nước Toàn bộ hệ ván khuôn này được bố trí trên hệ thống ray hay bánh xe, được dịch chuyển bằng tời hoặc kích. + Ván khuôn di động theo phương đứng: gồm có hai loại: - Ván khuôn trượt: Toàn bộ ván khuôn được di chuyển lên cao một cách liên tục và đồng đều trong quá trình đổ bêtông. Loại này thường được dùng để thi công các công trình cao như ống khói, xilô, đài nước, nhà cao tầng - Ván khuôn leo: toàn bộ ván khuôn hay một đoạn ván khuôn được nâng lên theo từng chu kỳ, tuỳ thuộc vào thời gian kể từ khi đổ bêtông đến khi bêtông đủ cường độ cho phép tháo ván khuôn để đưa lên đợt trên. Loại này được dùng thi công các bức tường nhà cao tầng, đập nước, tường chắn đất * Ván khuôn ốp mặt: là loại ván khuôn được để lại làm bề mặt của kết cấu, có thể chịu được các tải trọng trong thi công và tải trọng nén uốn của kết cấu. Loại ván khuôn này thường được làm bằng BTCT hoặc kim loại, dùng ở những công trình đặc biệt như công trình cách nhiệt, chống phóng xạ 2. Những yêu cầu kỹ thuật đối với ván khuôn (1 tiết . Tiết thứ 29) 2.1 Yêu cầu về gia công và kết cấu ván khuôn: Hình 2-1 Ván khuôn móng cột 1. Ván thành 2. Nẹp đứng 3. Thanh gánh 4. Dây neo 5. Cọc cữ a. Yêu cầu về vật liệu: + Sử dụng gỗ làm ván khuôn thì dùng gỗ nhóm 7 hoặc 8 còn tốt, có độ ẩm thích hợp (18% - 23% khi ở trên khô, 23% - 45% khi ở dưới nước), dày ít nhất là 2cm và bề rộng mỗi tấm không quá 20cm. + Đà chống bằng gỗ: sử dụng gỗ nhóm 6 trở xuống, khi cột chống cao thì sử dụng gỗ nhóm 5. Có thể dùng tre, tràm, dương làm cột chống + Ván khuôn và đà giáo bằng kim loại nên sử dụng sao cho phù hợp với khả năng luân chuyển nhiều lần. b. Yêu cầu về cấu tạo: + Ván khuôn đà giáo phải có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bêtông, không làm ảnh hưởng kết cấu bêtông khi tháo ván khuôn. + Ghép ván khuôn phải kín khít để không làm mất nước ximăng khi đổ và đầm bêtông, đồng thời bảo vệ được bêtông mới đổ dưới tác động của thời tiết. + Bề mặt ván khuôn phải tạo được mặt bêtông theo thiết kế, và cần được chống dính. + Khi sử dụng ván khuôn cũ phải cạo sạch lớp bêtông cũ bám vào ván khuôn. c. Yêu cầu về độ bền, cứng: + Ván khuôn đà giáo phải vững chắc, an toàn khi sử dụng, không bị biến dạng khi đổ đầm bêtông, phải bền, cứng, ổn định, không cong, vênh. + Kích thước ván khuôn đà giáo cho các kết cấu lớn phải được tính toán cẩn thận. + Ván khuôn vòm và dầm với khẩu độ lớn hơn 4m phải được bó trí có độ vồng thi công. Trị số độ vồng được xác định theo công thức: f = 3 L/1000 trong đó L là khẩu độ của vòm hoặc dầm. 2.2. Yêu cầu về lắp dựng: + Ván khuôn đà giáo phải được gia công lắp dựng đảm bảo đúng hình dáng, kích thước và vị trí của kết cấu theo qui định của thiết kế. Sai lệch phải nhỏ hơn hoặc bằng trị số cho phép theo tiêu chuẩn. + Sự giảm kích thước mặt cắt ngang của ván khuôn so với kích thước thiết kế phải đảm bảo: - Với kết cấu chịu uốn: . Chiều rộng: không được quá 5%, . Chiều cao: không được phép giảm. - Với kết cấu chịu kéo nén: Diện tích mặt cắt ngang không quá 5%. 3. Cấu tạo và lắp dựng ván khuôn gỗ cho một số kết cấu (2 tiết . Tiết thứ 30,31) 3.1. Ván khuôn móng: a - Ván khuôn móng cột: Móng cột BTCT đổ tại chỗ thường có dạng giật cấp, ván khuôn mỗi cấp gồm 4 mảng ghép lại với nhau thành một hộp không đáy theo kích thước từng bậc. Hộp dưới đặt trên lớ p bêtông lót, dùng các đà nẹp và cọc chống để cố định xuống bêtông lót. Hộp trên được đặt chồng lên hộp dưới bởi hai thanh gánh ở hai bên gác lên thành ván khuôn bậc dưới. Hộp bậc trên thường được giữ ổn định b ở i các dây neo cấu t ạo bằng thép f4-6. Phương pháp lắp đặt: + Căng dây xác định tim cột trên mặt bằng (theo cả hai phương); + Xác định và định vị vị trí tim cột trên hộp ván khuôn của bậc dưới cùng; + Đưa hộp ván khuôn bậc dưới cùng xuống móng rồi điều chỉnh sao cho vị trí tim cột trên hộ p trùng với quả dọi thả từ vị trí tim cột xác định theo dây căng. + Dùng các thanh nẹp và cọc cữ cố định hộp ván khuôn. b - Ván khuôn móng băng: Móng băng thường có hai loại tiết diện là tiết diện đơn giản (HCN hoặc hình thang) và tiết dện phức tạp (thường có hình chữ T ngược). * Móng băng có tiết diện đơn giản: khi chiều cao móng h ≤ 500, ván thành gồm hai mảng ván khuôn luân lưu định hình, chân ván khuôn được cố định bằng thanh văng một đầu tỳ vào nẹp ngang ở chân ván khuôn, đầu kia tỳ vào cọc đóng xuống đất. Mép trên thành ván khuôn cố định bằng thanh chống xiên. Khi chiều cao móng h<200, cố định thành móng bằng cọc đóng xuống nền đất. Hình 2-2 : Ván khuôn móng băng tiết diện đơn giản 1.Ván thành; 2.Nẹp đứng; 3. Thanh chống xiên 4. Thanh văng; 5. Cọc giữ * Móng băng có tiết diện phức tạp: Ván khuôn thành móng (ở cánh) được cấu tạo như ván khuôn móng băng có tiết diện đơn giản. Ván khuôn phần dầm được cố định bằng gông kẹ p , thanh cữ tạm thời. Giữ chân của ván khuôn thành bằng cọc chống tạm. Khi đổ bêtông đến độ cao chân ván thành thì tháo bỏ thanh chống tạm, đặt chân ván trực tiếp lên bêtông. Hình 2-3 : Ván khuôn móng băng tiết diện phức tạp 1.Ván thành; 2.Cọc chống tạm; 3. Thanh văng 4. Gông; 5. Cọc giữ; 6. Thanh chống xiên Phương pháp lắp đặt: + Xác định đường trục trên đáy hố móng, + Đóng cọc cữ hoặc lắ p thanh định vị để xác định vị trí hai mép móng (vị trí ván khuôn); Hình 2-5. Ván khuôn cột 1. VK cột; 2. Nẹp liên kết; 3. Gông; 4.Cửa để đón dầm 5. Cửa làm vệ sinh;6. Gỗ định vị cột; 7. Đệm gỗ (đặt s ẵ n ở k ế t cấu). + Lắp ván khuôn theo những vị trí đã xác định; + Cố định ván khuôn bằng gông mặt, văng tạm, thanh chống. **Lưu ý: Khi thi công móng có tiết diện hình thang thì đáy nhỏ của hình thang có chiều dài bằng chiều dài của cạnh cột tương ứng cộng thêm 100 (mỗi bên rộng thêm 50mm) để đặt ván khuôn cột. 3.2. Ván khuôn cột: Với cột có tiết diện vuông hay HCN, ván khuôn gồm 2 tấm khuôn (hoặc mảng) trong và 2 tấm khuôn (hoặc mảng) ngoài. Các tấm ván khuôn liên kết với nhau bằng gông. Gông có thể được làm bằng gỗ hoặc thép. Các gông này cũng chịu áp lực ngang của bêtông, khoảng cách các gông khoảng 0,4-0,6m. Chân ván khuôn cột có chừa một cửa để dọn vệ sinh (tại tấm ngoài). Với cột cao trên 2,5m thì bố trí thêm cửa đổ bê tông ở đoạn giữa cột. Đầu cột nối với dầm phải đóng các nẹp đứng, nẹ p ngang và chừa cửa để gác ván khuôn dầm. Để giữ ổn định cho ván khuôn cột có thể dùng thanh chống xiên hoặc dây neo. Khi cột cao hơn 6m thì dùng hệ giàn giáo để giữ ổn định. Phương pháp lắp đặt: + Xác định tim ngang và dọc của cột, vạch mặt cắt cột lên mặt nền hoặc sàn. + Ghim khung cố định chân cột v ớ i những đệm gỗ (đã đặt sẵn trong khối móng hoặc mặt sàn) Hình 2-4. M ặt c ắ t ngang ván khuôn cột 1. Tấm (mảng) trong 2. Tấm (mảng) ngoài 3. Gông để làm cữ dựng ván khuôn cột. + Lắp các tấm ván khuôn thành hộp. Nếu dựng lắp bằng thủ công thì ghép 3 mặt (gồm 2 tấm trong và 1 tấm ngoài), tại hiện trường dựng hộp khuôn 3 mặt theo khung cố định đã ghim. Khi chưa lắp cốt thép cột thì phải thì chờ lắp xong mới lắp tiếp tấm khuôn còn lại. Sau đó dùng gông liên kết chặt các mảng ván khuôn lại với nhau. Nếu lắp dựng bằng cơ giới thì lắp hộp khuôn cả 4 mặ t và tiến hành gông cứng hộp khuôn, rồi dùng cần trục nâng hộp khuôn lên cao hơn cốt thép cột, sau đó từ từ hạ hộp khuôn xuống đúng với khung định vị. + Kiểm tra vị trí và độ thẳng đứng của ván khuôn cột (bằng dây dọi). + Dùng thanh chống xiên hoặc dây neo để giữ cho ván khuôn cột thẳng đứng và ổn định. 3.3. Ván khuôn dầm: Ván khuôn dầm có dạng hộp dài, được ghép bởi 2 mảng ván thành và 1 mảng ván đáy, ván đáy đặt lọt giữa hai ván thành. Chiều dày ván đáy từ 3-4cm, ván thành từ 2-3cm. Ván thành được chống giữ bằng gông mặt, thanh chống xiên bên ngoài, thanh văng tạm bên trong và nẹp giữ chân ván thành. Nếu chiều cao dầm lớn thì còn dùng các dây neo để chống phình ván khi đổ bêtông. Với dầm chính nếu có các dầm phụ gác lên thì quanh cửa đón dầm phụ phải được gia cường bằng các thanh nẹp. Hệ ván khuôn dầm được đặt trên hệ thống đà chống. Để đảm bảo cây chống ổn định, không bị lún; phải đặt cây chống trên những tấm ván lót dày 4-5cm, những tấm ván này phải đặt trên nền phẳng ổn định. Giữa ván lót (hoặc sàn) và chân cây chống có nêm điều chỉnh để điều chỉnh độ cao. Phương pháp lắp đặt: + Xác định tim dầm (dầm chính trước, dầm phụ sau). + Rải ván lót chân cột. + Đặt cây chống chữ T: Đặt 2 cây chống sát tường (hay sát cột) trước và cố định 2 cột chống này. Đặt thêm một số cột chống chính theo đường tim dầm, đặt nêm và định vị tam thời các cột chống. + Đặt ván đáy dầm trên cột chống chữ T và cố định hai đầu bằng giằng. + Đặt tiếp cột chống chữ T cho đủ theo thiết kế. + Đặt các tấm ván khuôn thành, đón g đinh liên kết v ớ i ván đá y dầm. Cố định mé p trên ván Hình 2-6. Ván khuôn dầm liền sàn 1. Ván đáy 2. Ván thành 3. Ván diềm. 4. Ván sàn 5. Đà đỡ sàn 6. Nẹp đỡ đà. 7. Nẹp liên kết ván thành 8. Nẹp đứng đỡ nẹp (6) 9. Cây chống chữ T thành bằng thanh chống xiên, gông, + Kiểm tra tim dầm và điều chỉnh nêm để đáy dầm đúng cao độ. 3.4. Ván khuôn sàn: Ván khuôn sàn bằng gỗ thường gồm những tấm ván khuôn có kích thước rộng 0.4-0.8m, dài t ừ 1.5-2.5m và dày khoảng 20-25mm đặt trực tiếp lên những dầm đỡ. Để dễ tháo ván khuôn sàn, theo chu vi sàn đặt ván diềm ngăn cách tấm ván khuôn thành dầm và ván khuôn sàn. 4. Kiểm tra và nghiệm thu ván khuôn (0,5 tiết . Tiết thứ 32) 4.1. Kiểm tra khi gia công từng tấm ván khuôn rời: + Giữa các tấm gỗ ghép không có kẽ hở. + Độ cứng của tấm phải đảm bảo yêu cầu. + Mặt ván khuôn tiếp xúc với bêtông phải bằng phẳng, láng. + Không bị cong vênh, nứt tách. 4.2. Kiểm tra khi đã lắp đặt: + Kiểm tra các kẽ hở giữa các tấm (mảng) ván khuôn. + Kiểm tra tim cốt và vị trí của kết cấu. + Kiểm tra kích thước mặt trong của cấu kiện theo thiết kế. + Kiểm tra mặt phẳng của ván khuôn. + Kiểm tra khoảng cách giữa mặt ván khuôn và cốt thép. + Kiểm tra độ vững chắc và độ ổn định của hệ thống chống đỡ ván khuôn. + Kiểm tra hệ thống giàn giáo thi công, kỹ thuật an toàn lao động, trình tự thi công đảm bảo dễ dàng và thuận tiện. 5. Những sai phạm thường gặp trong công tác ván khuôn (0,5 tiết . Tiết thứ 32) + Ván khuôn gia công và lắp đặt không đúng tim cốt. + Ván khuôn bị xô lệch, biến dạng trong quá trình thi công + Ván khuôn không đảm bảo hình dạng, kích thước. 6. Tháo dỡ ván khuôn. (1 tiết . Tiết thứ 33) 1. Ván đáy 2. Ván thành 3. Văng tạm. 4. Nẹp liên kết ván thành 5. Chống xiên 6. Nẹp dọc. 7. Cây chống chữ T 8. Đinh đỉa Hình 2-6. Ván khuôn dầm độc lậ p 6.1. Thời gian tháo dỡ ván khuôn: Việc tháo dỡ ván khuôn được tiến hành sau khi bêtông đạt cường độ cần thiết tương ứng: + Với ván khuôn thành đứng không chịu lực được tháo dỡ khi cường độ bêtông đảm bảo các góc và bề mặt không bị sứt mẻ hay sụt lở, tức là khi R bt ³ 25 kG/cm 2 (trong vòng từ 1-3 ngày tuỳ theo mác bêtông, loại ximăng và mùa khí hậu). + Với ván khuôn chịu lực như ván đáy dầm sàn, cột chống ván đáy chỉ được phép tháo d ỡ khi bêtông đạt cường độ tối thiểu cho phép (ghi ở bảng sau). + Các kết cấu ô văng, công xôn, sênô chỉ được tháo dỡ ván đáy và cột chống khi bêtông đạt mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật. (Giá trị trong bảng áp dụng khi chưa chất tải) 6.2. Yêu cầu kỹ thuật khi tháo dỡ ván khuôn: a. Trình tự tháo dỡ: + Khi tháo ván khuôn cần nghiên cứu sự truyền lực trong hệ ván khuôn để tháo dỡ được an toàn. Thông thường tháo dỡ ván khuôn theo nguyên tắc cái nào lắp trước thì tháo sau, lắ p sau thì tháo trước. Ván khuôn không chịu lực tháo trước, ván khuôn chịu lực tháo sau. + Tháo dỡ cột chống dầm sàn theo trình tự sao cho không làm thay đổi tính chất chịu lực của kết cấu. + Khi tháo dỡ ván khuôn mái vòm, các phễu chứa nước trước hết tháo các trụ chống ở giữa, sau đó tháo dần các trụ chống ở xung quanh theo hướng từ trung tâm ra ngoài. + Tháo dỡ ván khuôn dầm sàn nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau: giữ lại toàn bộ ván khuôn và cột chống của sàn nằm kề dưới sàn sắp đổ bêtông. Với sàn dưới nữa cho phép tháo dỡ nhưng cũng nên giữ lại các cột chống an toàn cách nhau 3m trong các dầm có nhịp lớn hơn 4m. b. Kỹ thuật khi tháo dỡ ván khuôn: + Khi tháo phải có biện pháp tránh va chạm hoặc gây chấn động mạnh làm hỏng mặt ngoài hoặc sứt mẻ góc cạnh bêtông. + Để dễ tháo dỡ những bộ phận đặt tạm thời trong bêtông để tạo thành những lỗ hổng như: chốt gỗ, ống tre thì phải có biện pháp chống dính khi đổ bêtông như bôi dầu thực vật hoặc xoay một vài lần trước khi bêtông đông cứng. + Trước khi tháo dỡ đà giáo chống đỡ các ván khuôn chịu lực thì phải tháo dỡ ván khuôn ở mặt bên và kiểm tra chất lượng của bêtông, nếu chất lượng bêtông quá xấu như nứt nẻ, rỗ mặt, nhiều lỗ hổng thì chỉ được tháo dỡ khi bêtông được xử lý và củng cố vững chắc. + Khi tháo dỡ ván khuôn đà giáo không được thả rơi tự do mà phải hạ từng bộ phận một, bộ phận còn lại phải ổn định. + Ván khuôn đà giáo tháo dỡ xong phải cạo sạch vữa, nhổ hết đinh, sữa chữa, phân loại và xế p vào nơi qui định. 7. An toàn trong công tác ván khuôn. (1 tiết . Tiết thứ 34) 7.1. An toàn khi chế tạo ván khuôn: Loại kết cấu Cường độ bêtông tối thiểu cần đạt để tháo ván khuôn (%R 28 ) Thời gian bêtông đạt cường độ để tháo ván khuôn (ngày) Bản, dầm, vòm có khẩu độ <2m 50 7 Bản, dầm, vòm có khẩu độ 2-8m 70 10 Bản, dầm, vòm có khẩu độ >8m 90 23 + Không nên bố trí phân xưởng chế tạo ván khuôn cạnh các phân xưởng hàn, rèn và những kho nhiên liệu dễ cháy. Thường xuyên quét dọn, phòng cháy nghiêm ngặt, mạng điện phù hợp và đảm bảo an toàn chống cháy. + Đề phòng tai nạn khi cưa xẻ gỗ. + Các dụng cụ gia công như chàng, đục phải để gọn gàng, không để lẫ với vỏ bào, rác bẩn ở lối đi lại gây nguy hiểm tiềm tàng. 7.2. An toàn khi lắp dựng ván khuôn: + Khi lắp dựng giàn giáo cần san phẳng và đầm chặt đất nền để chống lún và bảo đảm thoát nước tốt, cột hoặc khung giàn giáo phải thẳng đứng, giằng giữ theo yêu cầu của thiết kế, chân cột phải có ván chống lún, chống trượt, cấm kê chân cột bằng gạch đá hay mẫu gỗ vụn. + Ván lát sàn công tác phải đủ độ dày tối thiểu là 3cm, không mục mọt, nứt gãy, các tấm phải khít và bằng phẳng, khe hở giữa các tấm ván £ 1cm. Khi dùng ván rời đặt theo phương dọc của các tấm ván, chúng phải đủ dài để gác trực tiếp lên hai đầu đà đỡ, mỗi đầu ván phải vươn ra ngoài một đoạn ³20cm và được buộc hay đóng đinh chắc chắn vào thanh đà đỡ, có nẹp bên dưới để ván không bị trượ t. + Để đề phòng bị ngã và dụng cụ rơi từ trên cao xuống, khi lắp những tấm ván ở độ cao 8m tr ở lên so với mặt đất, phải có sàn công tác bề rộng ít nhất là 0,7m và có lan can bảo vệ chắc chắn. Ván khuôn sàn đã lắp đặt phải có lan can bao quanh toàn bộ chu vi. + Khi lắp ván khuôn tấm lớn theo nhiều tầng thì ván khuôn tầng trên chỉ được lắp đặt sau khi ván khuôn tầng dưới đã được cố định chắc chắn. + Khi lắp đặt ván khuôn cột, dầm ở chiều cao dưới 5,5m có thể dùng thang di động phía trên sàn công tác với kích thước tối thiểu là 0,7m x 0,7m, có lan can bảo vệ. Nếu lắp đặt ở độ cao trên 5,5m phải dùng giàn giáo chắc chắn. + Cấm tựa thang nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang lớn hơn 70 0 và nhỏ hơn 45 0 , trường hợ p đặt ngoài qui định này phải có người giữ thang và chân thang được chèn giữ chắc chắn. Tổng chiều dài thang tựa không quá 5m. + Công nhân phải được trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc trên cao như giày vải, dây an toàn, túi đựng dụng cụ 7.3. An toàn khi sử dụng ván khuôn: + Tiến hành lập biên bản nghiệm thu sau khi lắp dựng xong giàn giáo. Trong quá trình sử dụng phải liên tục kiểm tra tình trạng an toàn của giàn giáo. + Tải trọng đặt trên sàn công tác không được vượt quá tải trọng tính toán , không để vật liệu, thiết bị và người tập trung một chỗ . Trường hợp phải đặt các thiết bị cẩu chuyển trên sàn công tác thì phải tính toán, kiểm tra khả năng chịu lực của các bộ phận kết cấu chịu lực trong phạm vi ảnh hưởng và có biện pháp gia cố. + Khi giàn giáo cao >6m phải có ít nhất 2 tầng sàn, sàn thao tác bên trên và sàn bảo vệ p hía dưới, cấm không được làm việc đồng thời trên 2 sàn mà không có lưới bảo vệ giữa 2 sàn. + Hết ca làm việc phải thu dọn những vật liệu thừa, đồ nghề, dụng cụ trên sàn công tác. 7.4. An toàn khi tháo dỡ ván khuôn: + Chỉ tiến hành tháo dỡ khi bêtông đã đảm bảo cường độ đủ chịu tải trọng bản thân và các tải trọng tĩnh gây ra. Khi tháo dỡ đà giáo, ván khuôn của các kết cấu bêtông cốt thép phức tạp nh ư dầm, vòm khẩu độ trên 6m phải tuân theo một trình tự nghiêm ngặt. + Đề phòng ván khuôn nặng rơi từ trên cao xuống gây tai nạn, làm hỏng ván và gãy các giàn giáo. + Không được tháo dỡ ván khuôn ở nhiều tầng khác nhau trên cùng một trục thẳng đứng, trong khi tháo dỡ ván khuôn cấm người không phận sự đi lại ở phía dưới, các tấm ván khuôn dỡ ra phải chuyển ngay xuống đất, không xếp đống trên giàn giáo. Không lao ván khuôn từ trên cao xuống dù dưới đất không có người, không để ván khuôn rơi vào đường dây điện. + Ván khuôn đư ợ c tháo ra p hải đư ợ c p hân loại, xế p đốn g g ọn g àn g , khôn g t r ở n g ại cho g iao thông. Tránh dẫm phải đinh t r ồi ra ở ván khuôn. III. CÔNG TÁC CỐT THÉP. (7 tiết . Tiết thứ 35,36,37,38,39,40,41) 1. Thép dùng trong bêtông (1.5 tiết . Tiết thứ 35,36) 1.1. Tác dụng của cốt thép trong bêtông cốt thép: + Tác dụng chịu lực chính của cốt thép trong BTCT là chịu kéo. + Ngoài ra, trong một số trường hợp, cốt thép được đặt theo cấu tạo để liên kết các phần bêtông lại với nhau. 1.2. Thép dùng trong bê tông: Thép dùng trong các kết cấu bêtông cốt thép có nhiều loại khác nhau. Có nhiều cách để phan loại thép: * Theo công nghệ chế tạo: cốt thép được phân làm 2 nhóm: thép cán nóng và thép cán nguội; * Theo hình thức đóng kiện vận chuyển có: + Thép dạng cuộn có D ≤ 10mm đối với thép cán nóng và D ≤ 8mm đối với thép kéo nguội. + Thép dạng thanh có D ≥ 10mm, chiều dài mỗi thanh từ 6-12m (thông thường là 11,7m/1 thanh). * Theo hình dạng tiết diện có: + Thép tròn: Có đk từ 4-40mm, được lưu thông trên thị trường dưới 2 dạng thép cuộn và thép thanh. + Thép hình: gồm có các loại tiết diện: thép góc L, thép chữ I, chữ U, chữ C. * Theo hình thức bên ngoài: có loại thép tròn trơn và thép tròn có gờ. Theo tiêu chuẩn của Liên Xô (cũ), thép thanh chia thành 4 nhóm: + Thép nhóm A I là thép tròn trơn cán nóng; + Thép nhóm A II là thép tròn có gờ xoắn ốc, cán nóng; + Thép nhóm A III là thép tròn có gờ xương cá, cán nóng; + Thép nhóm A IV là thép tròn có gờ xương cá, cán nguội. Để phân biệt nhóm cốt thép, ta có thể xem bề ngoài (trơn hoặc có gờ) hay xem màu sơn ở đoạn đầu thanh thép. * Theo độ bền của thép: dựa theo cường độ tính toán ta có: + Thép nhóm A I có R a = 2100 kG/cm 2 ; + Thép nhóm A II có R a = 2700 kG/cm 2 ; + Thép nhóm A III có R a = 3600 kG/cm 2 ; * Căn cứ theo chức năng và trạng thái làm việc của thép trong kết cấu, cốt thép còn phân biệt ra thép chịu lực, thép cấu tạo, thép phân bố. 1.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với cốt thép: + Cốt thép sử dụng phải phù hợp với qui định của thiết kế về loại thép, số hiệu, đường kính Khi thay thế loại, số hiệu của cốt thép này bởi loại, số hiệu cốt thép khác thì phải dựa vào cường độ tính toán trong tài liệu thiết kế và cường độ cốt thép thực tế để thay đổi phù hợp. Khi thay đổi đ k nhưng cùng số hiệu thì phạm vi thay đổi đk không quá 2mm đối với cốt thép có D = 8-16mm và không quá 4mm đối với cốt thép có D>16mm. + Trước khi sử dụng, cốt thép phải được thí nghiệm kéo, uốn, mối hàn Nếu cốt thép không rõ số hiệu thì phải qua thí nghiệm xác định các giới hạn bền, giới hạn chảy của thép mới được s ử dụng. + Trước khi gia công và trước khi đổ bêtông, cốt thép phải đảm bảo bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ; không có vảy sắt và các lớp gỉ. + Các thanh thép bị b ẹ p hay giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không [...]... AII AIII AI AII AIII Đk (mm) 8 - 40 10 - 80 8 - 40 8 - 40 10 - 80 8 - 40 10 - 32 8 - 40 6 - 28 10 - 28 6 - 28 20 - 40 20 - 80 20 - 40 20 - 32 20 - 32 20 - 32 Mối hàn phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Mặt ngoài mối hàn phải nhẵn, hoặc có vảy nhỏ đều, không cháy, không đứt quãng, không thu hẹp cục bộ và không có bọt + Đảm bảo chiều dài và chiều cao đường hàn theo yêu cầu của thi t kế 3 Lắp dựng cốt thép... ở bảng sau đây: Bảng 2. 8: Thời gian tưới nước dưỡng hộ bêtông theo TCVN 5 529 - 1991 Vùng khí hậu bảo dưỡng bêtông Vùng A Vùng B Vùng C Trong đó: Tên mùa Tháng RthBD (%R28) Hè Đông Khô Mưa Khô Mưa 4-9 10 - 3 2- 7 8-1 12 - 4 5 - 11 5 0-5 5 4 5-5 0 5 5-6 0 3 5-4 0 70 30 TCTBD (ngày đêm) 3 4 4 2 6 1 RthBD - Cường độ bảo dưỡng tới hạn TCTBD - Thời gian bảo dưỡng cần thi t Vùng A: Từ Diễn Châu - Nghệ An trở ra Vùng... kỹ thuật của thi t bị dùng để trộn Trường hợp không có các thông số kỹ thuật thì thời gian ít nhất để trộn đều một mẻ bêtông có thể tham khảo bảng 2. 3 Bảng 2. 3: Thời gian trộn hỗn hợp bêtông (phút) Dung tích máy trộn (lít) Độ sụt bêtông < 500 500 - 1000 > 1000 < 10 10 - 50 2 1,5 2, 5 2 3 2, 5 > 50 1,0 1,5 2 Theo kinh nghiệm: để bêtông đạt được các tính chất cần thi t thường cho máy trộn quay khoảng 20 ... băng - Mặt đường và đường băng, nền 0 -2 0 2 0-4 0 3 5 -2 5 nhà, kết cấu khối lớn không và ít cốt thép - Kết cấu khối lớn có tiết diện lớn và 2 0-4 0 4 0-6 0 2 5-1 5 trung bình - Kết cấu bêtông cốt thép có mật độ 5 0-8 0 8 0-1 20 1 2- 1 0 thép dày đặt, tường mỏng cột dầm bản tiết diện bé - Các kết cấu đổ bằng bêtông bản 12 0 -2 00 b) Cân đong vật liệu: Để đảm bảo liều lượng pha trộn của bêtông; ximăng, cát, đá dăm, sỏi và... tính chất của công trình cà hàm lượng cốt thép, phương pháp vận chuyển, điều kiện thời tiết và phương pháp đầm (độ sụt tham khảo bảng 2. 1) Bảng 2. 1: Độ sụt và độ cứng của hỗn hợp bêtông tại vị trí đổ Độ sụt (mm) Loại và tính chất của kết cấu Chỉ số độ cứng Đầm máy Đầm tay - Lớp lót dưới móng hoặc nền nhà, 0-1 0 5 0-4 0 nền đường và nền đường băng - Mặt đường và đường băng, nền 0 -2 0 2 0-4 0 3 5 -2 5 nhà, kết... tiện cho việc thi công, trên công trường việc cân đong vật liệu tiến hành như sau: - Ximăng, phụ gia: theo khối lượng (kg) - Cốt liệu: cát, đa, sỏi: theo thể tích (đong bằng các loại hộc có thể tích 50; 150; 20 0 lít) - Nước tính bằng lít (đo bằng thùng xô) Sai số cho phép khi cân, đong không vượt quá các trị số ghi trong bảng 2. 2 Bảng 2. 2 - Loại vật liệu Sai số cho phép % theo khối lượng - Ximăng và... bản gây ra hư hỏng: - Do những hoạt động của chiến tranh, các công trình có thể bị hư hỏng toàn bộ hoặc từng phần - Do các tai biến của thi n nhiên như gió bão, động đất - Do sử dụng không đúng chức năng của thi t kế, công trình bị vượt tải - Do đục nhiều lỗ ở những bức tường chịu lực trong quá trình sử dụng - Do những sai sót trong quá trình thi t kế và thi công Muốn sử dụng công trình ta phải tiến... số thành phẩm, K1 = 0,6 5-0 , 72, thường lấy K1 = 0,67 K2: hệ số sử dụng thời gian cho máy, K2 = 0, 9-0 ,95 Thời gian chu kỳ làm việc của một cối trộn phụ thuộc vào dung tích của máy, độ sụt của vữa, chu kỳ làm việc của máy trộn bao gồm: - Đổ cốt liệu và ximăng vào cối - Quay cối để trộn - Quay nghiêng cối để trút vữa bêtông ra - Trút hỗn hợp vữa - Quay trở về vị trí cũ + Cách trộn: - Thể tích vật liệu đưa... nước công nhận Khi sử dụng phụ gia cần tuân theo các chỉ dẫn của nhà sản xuất 2 Thi công bêtông (8 tiết Tiết thứ 43 ¸ 50) 2. 1 Công tác chuẩn bị trước khi thi công bêtông: (0.5 tiết Tiết thứ 43) a) Chuẩn bị vật liệu: Trước khi tiến hành đổ bêtông, vật liệu cần được chuẩn bị tốt, đủ số lượng và đảm bảo chất lượng, số lượng vật liệu chưa có tại chổ phải có kế hoạch cung ứng kịp thời để đảm bảo thi công. .. Bảng 2. 9 Sai lệch cho phép của kết cấu đổ tại chỗ Tên sai lệch Trị số cho phép (mm) 1 Độ lệch của các mặt phẳng và các đường cắt nhau của các mặt phẳng đó so với đường thẳng đứng hoặc so với độ nghiêng thi t kế: 5 a Trên 1m chiều cao kết cấu b Trên toàn bộ chiều cao thi t kế 20 - Móng 15 - Tường đổ cốp pha cố định và cột đổ liền với sàn 10 - Kết cấu khung cột 1/500 chiều cao - Các kết cấu thi công . trung bình 2 0-4 0 4 0-6 0 2 5-1 5 - Kết cấu bêtông cốt thép có mật độ thép dày đặt, tường mỏng cột dầm b ản tiết diện bé 5 0-8 0 8 0-1 20 1 2- 1 0 - Các kết cấu đổ b ằng bêtông bản 12 0 -2 00 - Loại vật. hàn A I A II A III 20 - 40 20 - 80 20 - 40 6 Hàn các thanh thép với tấm lót hình máng bằng các đường hàn đắp A I A II A III 20 - 32 20 - 32 20 - 32 a. Vận chuyển cốt thép:. Đầm tay - Lớp lót dưới móng hoặc nền nhà, nền đư ờ ng và nền đư ờ ng băng 0-1 0 5 0-4 0 - Mặt đường và đường băng, nền nhà, kết cấu khối lớn không và ít cốt thép 0 -2 0 2 0-4 0 3 5 -2 5 - Kết cấu

Ngày đăng: 23/07/2014, 20:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan